Việt Nam.
2.1.2.1 Tổ chức của các đơn vị kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam Cục kiểm tra sau thông quan:
Theo Quyết định số 1015/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ Tài chính, Cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành hải quan thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan; trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo quy định của pháp luật. Cục Kiểm tra sau thông quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Về Cơ cấu tổ chức thì Cục Kiểm tra sau thông quan có các phòng: 1. Phòng Tổng hợp.
2. Phòng Kiểm tra trị giá hải quan (gọi tắt là Phòng Kiểm tra 1).
3. Phòng Kiểm tra mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu (gọi tắt là Phòng Kiểm tra 2).
4. Phòng kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình gia công và sản xuất – xuất khẩu (gọi tắt là Phòng Kiểm tra 3).
5. Phòng Kiểm tra thực hiện chính sách thương mại (gọi tắt là Phòng Kiểm tra 4).
6. Phòng Kiểm tra sau thông quan phía Nam. 7. Phòng Thu thập, xử lý thông tin.
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định.
Biên chế của Cục Kiểm tra sau thông quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong tổng số biên chế được giao.
Chi cục kiểm tra sau thông quan:
Theo quyết định số 1166/ QĐ-TCHQ ngày 09/6/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thì chi cục kiểm tra sau thông quan là đơn vị trực thuộc cục Hải quan Tỉnh, liên tỉnh,Thành phố có chức năng giúp Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh trong việc quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kiểm tra sau thông quan và phúc tập hồ sơ hải quan; trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa XNK.
Cơ cấu tổ chức của chi cục kiểm tra sau thông gồm chi cục trưởng và một số chi cục phó. Chi cục kiểm tra sau thông quan được tổ chức theo hướng chuyên sâu kết hợp quản lý doanh nghiệp, địa bàn và gồm 3 mô hình:
- Chi cục kiểm tra sau thông quan loại 1 gồm 3 đến 5 đội công tác. - Chi cục kiểm tra sau thông quan loại 2 gồm 2 đội công tác.
- Chi cục kiểm tra sau thông quan loại 3 không chia thành các đội.
Mỗi đội công tác có đội trưởng và một hoặc một số đội phó.
2.1.2.2 Hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam thời gian qua.
Từ khi thực hiện, công tác KTSTQ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đóng góp nổi bật là việc phát hiện ra nhiều bất cập của chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện để kiến nghị các cơ quan
có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung như: quản lí ưu đãi đầu tư, thời điểm áp dụng tỉ giá, tiêu chuẩn xuất xứ hàng hoá, phí bản quyền...
Trong 5 năm xây dựng và hoạt động, lực lượng KTSTQ đã thực hiện tốt nhiệm vụ chống thất thu cho Ngân sách Nhà nước: thu về cho NSNN trên 400 tỷ đồng, trong đó thu từ mặt hàng lỏng, hàng rời 66,5 tỷ đồng, từ thép lá nhập khẩu khoảng 70 tỷ đồng, ôtô nhập khẩu khoảng 36,5 tỷ đồng, thiết bị điện khoảng 38 tỷ đồng…
KTSTQ giúp doanh nghiệp nắm chắc pháp luật, tạo điều kiện để DN được hưởng các ưu tiên, ưu đãi về quản lý hải quan: Đến nay lực lượng KTSTQ đã đánh giá được mức độ tuân thủ của khoảng 1000 doanh nghiệp, trong đó rất nhiều doanh nghiệp được đánh giá là chấp hành tốt pháp luật, sẽ là đối tượng được hưởng các ưu tiên của hải quan. Tuy là kiểm tra DN, nhưng hoạt động kiểm tra lại trước hết và chủ yếu là kiểm tra tại cơ quan hải quan. Khi phát hiện những vấn đề nghi vấn thì trước hết để DN tự kiểm tra lại, làm rõ và khắc phục. Chỉ khi đã tiến hành các giải pháp trên mà vấn đề vẫn chưa được giải quyết thì mới kiểm tra tại DN. Với quy trình đó, hầu như hoạt động KTSTQ không làm ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh bình thường của tuyệt đại đa số các DN. Thực tế 5 năm qua, trong số gần 2,7 vạn DN có hoạt động XNK và khoảng 1600 cuộc kiểm tra, lực lượng KTSTQ mới chỉ kiểm tra tại DN khoảng 100 trường hợp.
Ngoài hoạt động nghiệp vụ, lực lượng KTSTQ đã bước đầu xây dựng được lực lượng theo hướng chuyên nghiệp: hoàn chỉnh hệ thống tổ chức bộ máy từ TCHQ đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Một số đơn vị đã áp dụng tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000:2001; thực hiện tốt công tác đào tạo nghiệp vụ theo hướng chuyên sâu.
Công tác KTSTQ cũng góp phần quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động XNK thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế tạo đà cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Điều đó thể hiện rõ qua số
liệu về tổng giá trị hàng hóa XNK từ năm 2006 đến năm 2010. Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 12/2010 đạt 16,29 tỷ USD tăng 11,7%; trong đó xuất khẩu đạt gần 7,5 tỷ USD, tăng 12,9% và nhập khẩu là 8,79 tỷ USD, tăng 10,7% so với tháng 11/2010.
Hết năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt gần 157 tỷ USD, tăng 23,6% so với năm 2009. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 72,19 tỷ USD, tăng 26,4% và nhập khẩu là 84,8 tỷ USD, tăng 21,2%. Nhập siêu là 12,61 tỷ USD, bằng 17,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Biểu đồ 1: kim ngạch xuất nhập khẩu, cán cân thương mại của Việt Nam
giai đoạn 2006 – 2010
Trong tháng 12/2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,22 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khối này đạt 3,5 tỷ USD, tăng 6,3% và nhập khẩu là 3,72 tỷ USD, tăng 5,2%.
Hết năm 2010, tổng trị giá xuất nhập khẩu của khu vực FDI là 70,92 tỷ USD, tăng 41,5% so với năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 34,1 tỷ USD, tăng 41,2% và chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trị giá nhập khẩu của khu vực này là 36,97 tỷ USD, tăng 41,8%, chiếm 43,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Ngoài ra, công tác KTSTQ còn đóng góp tích cực vào việc chống thất thu thuế. Từ năm 2006 đến năm 2010, ngành Hải quan đã ra quyết định truy thu, xử phạt được 1.557,6 tỉ đồng, đã thu về cho ngân sách được 1.297,4 tỉ đồng. Các kết quả này, đã góp phần đáng kể vào việc chống gian lận thương mại, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lí