- Với đối tác kinh doanh: một món quà tặng được đối tác đón nhận có thể đem về cho bạn nhiều “cái lợi” trong kinh doanh mà ngay chính bạn cũng không thể ngờ tới.. Và với bạn bè, những
Trang 1I TÌM HIỂU VỀ QUÀ TẶNG
1 Khái niệm quà tặng?
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông, “quà” được hiểu một cách khái quát là vật biếu, tặng để tỏ lòng quan tâm quý mến
Quà tặng là vật dẫn đưa tình cảm Bất cứ món quà nào cũng biểu thị ý nghĩa riêng của người tặng, hoặc lời cảm tạ, lời chúc phúc, hoặc là tấm lòng hiếu thảo hay tình yêu
2 Mục đích của việc tặng quà?
Tặng quà được xem như một cách thể hiện sự yêu mến, kính trọng lẫn nhau và để xác định duy trì các mối quan hệ xã hội lâu dài
Trong kinh doanh, tặng quà là cách giúp xây dựng thành công những mối quan hệ tốt đẹp :
- Với các đồng nghiệp: tạo môi trường làm việc thân thiện, thoải mái Dù chỉ là một món quà nhỏ nhưng nếu được tặng đúng vào những dịp quan trọng như: sinh nhật, ngày lễ, tết hay cưới hỏi,… cũng sẽ thể hiện được sự quan tâm, thiện chí cũng như sự thân thiết, gắn bó lâu dài giữa đồng nghiệp với nhau; hay sự tôn trọng và biết
ơn đối với cấp trên
- Với đối tác kinh doanh: một món quà tặng được đối tác đón nhận có thể đem
về cho bạn nhiều “cái lợi” trong kinh doanh mà ngay chính bạn cũng không thể ngờ tới Ngoài ra, nó còn thể hiện sự tôn trọng, mong muốn duy trì các mối quan hệ hợp tác lâu dài
Trong gia đình, việc tặng quà thể hiện tình cảm giữa các thành viên trong gia đình Người ta tặng quà cho bố mẹ nhân ngày sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới; tặng ông bà dịp lễ, tết, cho anh chị em, con cháu trong gia đình để thể hiện tình cảm yêu thương, sự đoàn kết, gắn bó sâu sắc với nhau Món quà tuy nhỏ nhưng chứa đựng cả tấm lòng cũng như tình cảm chân thành và sâu sắc nhất Và dường như việc tặng quà
đã trở thành nét văn hóa truyền thống trong các gia đình người Việt
Và với bạn bè, những món quà nhỏ bé được trao tặng đúng lúc cũng sẽ mang một giá trị to lớn, một ý nghĩa sâu sắc cũng như sẽ mang niềm vui bất ngờ đến với người nhận quà; giúp bạn bè gắn bó, hiểu và thông cảm lẫn nhau, giúp tình bạn thêm thắm thiết, đẹp đẽ và trong sáng hơn
Trang 23 Một số loại quà tặng
Nhu cầu tặng quà cho nhau để thể hiện tình cảm, thiện chí đã xuất hiện từ rất lâu cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người Và trong một vài năm gần đây thì thị trường quà tặng đã dần khẳng định được vị thế tất yếu trong nền kinh
tế nước ta Quà tặng tổ chức đều được hiểu là vật được tặng, biếu nhằm các mục đích khác nhau của mỗi tổ chức với các đặc điểm: chất lượng cao, khối lượng lớn, kiểu dáng đẹp, phù hợp, sáng tạo, thể hiên được lôgô, hình ảnh của tổ chức tặng quà Quà tặng trong giao tiếp kinh doanh có thể kể đến những loại sau:
VĂN PHÒNG PHẨM (bút cao cấp, các sản phẩm trưng bày trên bàn làm việc của doanh nhân như đồ chặn giấy, pha lê nghệ thuật…)
Một trong những chi tiết thể hiện diện mạo, phong cách và đẳng cấp của doanh nhân thành đạt không thể thiếu được là chiếc bút cao cấp gắn liền với thương hiệu nổi tiếng
Không chỉ đơn thuần mang tính năng phục vụ công việc văn phòng, các vật dụng trên bàn làm việc của doanh nhân còn cần sự sang trọng, các sản phẩm này còn
hỗ trợ bạn trong việc tạo nên hình ảnh đẹp trong mắt mọi người và đối tác
QUÀ LƯU NIỆM (Tranh ảnh, Thủ công mỹ nghệ)
Sản phẩm của Quà tặng Mỹ nghệ Việt bao gồm:
Huy hiệu cài áo, Huy chương, Kỷ niệm chương
Biểu trưng, Biểu tượng,
Chặn giấy, bút cao cấp, Sổ da, Vớ da
Dây đeo thẻ, Dây đeo điện thoại
Quà tặng để bàn, Hộp đựng name card
Bộ ấm trà, Cốc sứ, Cốc thủy tinh, Cốc pha lê
Cúp giải thưởng, Cúp thương hiệu, Huy chương giải thưởng
Hoa đất, đồ mỹ nghệ để trưng bày
THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG (rượu, champagne, bánh kẹo…)
Mời đối tác ăn uống ở một nhà hàng sang trọng cũng là một món quà thể hiện lòng hiếu khách và sự tôn trọng đối với khách hàng từ đó tạo mối quan hệ thân thiết hoà đồng
Trang 3Thường được lựa chọn khi đối tượng nhận quà là phụ nữ Tuy nhiên, khi tặng hoa cũng cần tìm hiểu ý nghĩa của các loài hoa để món quà trở nên phù hợp hơn
II VĂN HÓA TẶNG QUÀ TRONG GIAO TIẾP KINH DOANH
1 Văn hóa tặng quà
a/ Khái niệm “tặng quà”:
Tặng quà là một trong những cách giao tiếp của con người mà trong đó người tặng quà mang một vật phẩm thuộc sở hữu của mình chuyển qua cho người được nhận quà, đồng thời chuyển quyền sở hữu cho người nhận quà
Ngày nay, tặng quà không chỉ đơn thuần theo nghĩa thuần túy như trên mà trong món quà còn mang ý nghĩa là thông điệp tình cảm, là tấm lòng mà người tặng quà muốn gửi gắm vào Vì vậy, tặng quà là cả một nét văn hóa, nghệ thuật vì không phải bởi bản thân món quà mà là vì nghệ thuật tặng quà khéo léo, tinh tế và đầy tri thức văn hoá của bạn
b/ Các dịp để tặng quà:
Tặng quà là một phần trong văn hoá của người Việt Nam Việc tặng quà đã trở thành một thói quen, một lễ nghi không thể thiếu được trong đời sống thường ngày Người Việt Nam chúng ta thường tặng quà vào những dịp lễ trong năm như:
Các dịp lễ: Tết Nguyên Đán (Âm lịch), Ngày Quốc tế Phụ Nữ 08/03, Giáng sinh, Tết Trung Thu,…
Một số ngày về sau cũng là dịp để tặng quà do du nhập văn hóa phương Tây như: Ngày của Mẹ ( ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 5), Ngày của Cha ( ngày chủ nhật thứ hai của tháng thứ 6), Ngày Lễ Tình nhân ( Valentine 14/02), Ngày Valentine Trắng (14/03: ngày của người nam sẽ đáp trả tình cảm cho người nữ)…
Một số ngày để đánh dấu một sự kiện nào đó: tân gia, tất niên, thôi nôi, sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, kỷ niệm một sự kiện trọng đại của gia đình hay của công ty, đặt móng khởi công, nhận được danh hiệu thi đua (do UBNDTP tặng, do báo chí bình chọn,…), tặng quà cho đối tác đánh dấu mối quan hệ làm ăn…
Trang 4Tặng quà những khi “đột xuất” trong cuộc sống: ốm bệnh, tai nạn xe cộ, tang gia… Những món quà này thường mang tính chất phục hồi sức khỏe cho người bệnh
và an ủi gia quyến…
2 Văn hóa tặng quà trong giao tiếp kinh doanh tại Việt Nam
Ngày nay người ta có thể mạnh dạn nói rằng xã hội đang dần hình thành một
“văn hóa tặng quà” trong giới kinh doanh hiện đại Biết tặng quà đúng cách thì món quà sẽ góp phần giúp bạn xây dựng và duy trì mối liên hệ lâu dài Còn như tặng quà không đúng cách thì lắm khi lại có thể gây tổn hại cho mối quan hệ mà bạn đã dày công vun đắp
Những quan niệm về quà tặng cũng ngày càng thoáng hơn và các đối tác luôn
cố gắng tặng cho nhau những món quà thật độc đáo và có ý nghĩa Giá trị món quà tặng giờ đây đã không còn được đo bằng số tiền người ta bỏ ra để mua nó, bởi vì có những món quà hoàn toàn không phải là vật chất Nếu trước đây món quà càng đắt tiền và hữu dụng càng được đánh giá cao, thì nay người ta lại chú ý nhiều hơn đến chính thủ tục trao tặng: ai tặng, họ sử dụng những lời lẽ như thế nào, bầu không khí nào (vui tươi hay nghiêm trọng), trao quà lúc nào là phù hợp… đúng như câu nói:
“Của cho không bằng cách cho” là vậy
Nghệ thuật tặng quà trong giao tiếp kinh doanh
Trong kinh doanh,
tặng quà không đơn thuần là
phép lịch sự Nó chính là
nghệ thuật giao tiếp thương
mại góp phần thúc đẩy kinh
doanh thành công
Có lẽ định nghĩa hợp
lý nhất của chữ thành công
ở đây là khi người nhận vẫn
còn nhớ đến bạn và công ty
của bạn thật lâu sau khi đã
nhận được món quà!
Trang 5Có ba yếu tố quan trọng để việc tặng quà thúc đẩy kinh doanh thành công: tặng đúng mục đích, đúng thời điểm và quà tặng phải có giá trị
- Tặng đúng mục đích:
Quà tặng mang tính chất xúc tiến kinh doanh như khuyến mại cho khách hàng tin dùng sản phẩm của công ty sẽ khác với quà tặng cảm ơn hay chúc mừng mang tính chất cá nhân tới một đối tác cụ thể Là doanh nhân, trước khi tặng quà bạn cần phải xác định rõ ràng mục đích quà tặng với đối tác
Nếu tặng quà để thể hiện sự hợp tác chân thành, mong muốn duy trì mối quan
hệ lâu dài, nó phải thể hiện được qua cả cách thức chọn và trao quà tặng
Ở một số nước tặng quà là một cử chỉ văn minh Nhưng một số nước khác đây lại được coi như một món hối lộ Ở nhiều công ty cấm việc nhận quà cáp, trong những trường hợp như thế này, bạn nên tôn trọng và không nên tặng biếu quà để khiến người bạn mình phải gửi trả lại, sẽ gây ra sự khó xử cho cả hai bên
- Tặng đúng thời điểm:
Không phải bất cứ lúc nào bạn tặng quà, đối tác cũng sẽ nhận Tùy vào từng điều kiện cụ thể và phụ thuộc vào văn hóa ứng xử trong giao tiếp khác nhau, bạn nên tìm hiểu để tặng quà đúng thời điểm Ví dụ như người Nhật chỉ nhận quà sau khi đã kết thúc buổi gặp mặt hoặc kí kết xong một hợp đồng nhưng ngược lại, các đối tác đến từ Brazil thường rất vui khi nhận được những món quà tặng thân thiện trước khi vào bàn họp…
- Quà tặng phải có giá trị:
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc tặng quà Tuy nhiên, giá trị ở đây không đơn thuần chỉ có nghĩa là đắt tiền mà phải thể hiện được giá trị tinh thần sâu sắc
a/ Tặng quà cho các đối tượng bên trong doanh nghiệp
Từ dưới lên: đối tượng trao quà là nhân viên
- Đối với đồng nghiệp: quà tặng nằm nhiều ở giá trị tinh thần, không cầu kỳ,
không trau chuốt, chứa đựng phần lớn tình cảm của bạn bè tác nghiệp dành cho nhau, khi thì một món “quà quê”(đặc sản quê nhà), khi thì đặc sản một nơi nào đó khi đi công tác về, khi thì hộp bánh lót lòng những chiều làm việc căng thẳng… Đồng nghiệp- đồng nghiệp với nhau thì việc trao quà cũng dễ dàng và dịp trao quà cũng
Trang 6thoải mái, có khi không cần lý do hay không nhất thiết phải là một dịp nào đó đặc biệt, những món quà cũng có thể được trao cho nhau để thắt chặt thêm tình đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công việc sau này
Các đồng nghiệp tặng quà nhau một cách trong sáng, dựa trên tình cảm quý mến chứ không vụ lợi Tặng quà vào các dịp sinh nhật, tân gia, thăng chức hay nhân thể vừa đi du lịch xa về
Ví dụ nhân viên mới muốn tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp trong công ty, hoặc họ mong muốn một môi trường làm việc gắn kết, thoải mái, vui vẻ, hỗ trợ cần thiết khi khó khăn, tặng một món quà như là “màn chào sân”, hoặc mời cả phòng đi
ăn uống một bữa
- Đối với các nhà quản trị các cấp (sếp): quà tặng cần có sự chuẩn bị và phải
phù hợp với dịp cụ thể, trị giá món quà cũng khá tương đối, cần chỉnh chu từ cách gói quà, cách trao quà và lời lẽ khi tặng quà Tùy vào thành ý của người trao và tránh
bị hiểu nhầm thành ý, đồng thời cũng không gây khó cho người nhận
Ví dụ: tặng quà mà trị giá quá lớn, khiến người nhận cũng sẽ thấy “nặng” và suy nghĩ về món quà, đôi khi hiểu nhầm thành ý của người trao quà Đã gọi là quà tặng thì ít nhiều đã có những giá trị về mặt tinh thần nhất định, cần tìm hiểu sở thích của các sếp để có một món quà thật ý nghĩa và vừa túi tiền của nhân viên Bên cạnh
đó, phải cân nhắc trị giá của các món quà nếu cùng lúc tặng cho nhiều sếp, thì chí ít, trị giá cũng khá tương đồng hoặc tăng dần theo các cấp quản trị
Ví dụ: tặng quà để tỏ lòng biết ơn, thương mến sếp: thông thường, việc tặng
quà diễn ra khi nhân viên cấp dưới muốn bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng Đây là một hành động thông thường và mang tính xã giao trong các ngày kỷ niệm, cảm ơn vì
đã giúp đỡ hay thậm chí nhờ cậy giúp đỡ trong tương lai Truyền thống tặng quà sếp bắt nguồn từ ý muốn thể hiện sự trân trọng hay cảm kích công lao của cấp trên hay chỉ đơn giản là để thay cho một lời cảm ơn chân thành vì một lần được sếp giúp đỡ, chỉ bảo trong công việc
Khi trao quà, nhân viên cầm bằng hai tay và cúi mình xuống, và thường nói đó
là món quà nhỏ, kể cả là món quà rất đắt đi chăng nữa, quan trọng là truyền đạt thiện
ý của nhân viên
Trang 7Tặng quà cho sếp để tỏ lòng biết ơn khác quà tặng với mục đích “nịnh sếp”
Tặng quà thường được coi là một cử chỉ văn minh
Nhưng việc nhân viên cấp dưới tặng quà cho cấp trên
của mình, trong một số trường hợp, thường bị hiểu
nhầm là hối lộ Chính vì lẽ đó, việc tặng quà thường
được cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước khi tặng để tránh
gây ra hiểu lầm
Nếu không phải tặng quà vì lợi ích riêng tư, “mưu
cầu lên chức, tăng lương, thưởng ” thì món quà quá đắt giá cũng dễ khiến sếp hiểu nhầm mục đích tặng của nhân viên Có người tặng bánh trung thu mà nhân bánh là thỏi vàng, kim cương,… Điều này nếu không muốn nói là có “ý đồ” hay “hối lộ” thì cũng đã làm mất đi nét đẹp và ý nghĩa của “văn hóa tặng quà”
Trong số các phương án, thường thì tặng quà tập thể được xem là cách tốt
nhất Bằng cách này, sẽ không ai phải sợ bị coi là đánh lẻ mà lại giúp thắt chặt thêm tình cảm giữa những đồng nghiệp với nhau trong công ty và với cả sếp
Nhân viên thường chú ý đến sở thích của Sếp:
Ví dụ nếu sếp thích thể thao, nhân viên có thể tặng sếp một cây vợt tennis hoặc một khóa học chơi goft Nếu sếp thường sưu tập đồng hồ, nhân viên có thể mua biếu sếp một chiếc đồng hồ cổ cực độc mà sếp chưa có chẳng hạn Cân nhắc kỹ càng, đừng tặng những món quà người ta không thể sử dụng, điều đó dễ gây bực mình cho người nhận quà
Nên tránh những món quà có nguy cơ rủi ro cao Ví dụ một số người có dị ứng với mùi hương nhất định hoặc họ đang thực hiện chế độ ăn kiêng, cho nên những món quà tưởng là như quý như nước hoa, thực phẩm quý hiếm…lại hóa ra vô dụng Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn là tìm hiểu trước thông tin về người được tặng, hoặc lựa chọn những món quà “trung tính” không kén đối tượng
Từ trên xuống: đối tượng trao quà là nhà quản trị các cấp
+ Tặng quà cho nhân viên:
Quà tặng cho nhân viên thường chỉ là món đồ tượng trưng và mang ý nghĩa động viên để thắt chặt thêm lòng trung thành của họ đối với công ty
Trang 8Thời điểm tặng quà: dịp lễ tết, sinh nhật, tặng thưởng nhân viên xuất sắc hàng tháng…Quà tặng thích hợp: tặng thưởng vé du lịch, tổ chức tiệc, tặng quà lưu niệm Càng ngày, những người đứng đầu công ty càng nhận ra rằng, việc tao nên “văn hóa công sở” là rất quan trọng Điều gì có thể khiến các nhân viên hăng hái đến cơ quan mỗi sáng và ở lại làm muộn đến nỗi chẳng buồn về nhà Điều gì khiến các nhân viên thân ái với nhau, không chia bè kết phái, và cũng không tung ra những
“đòn” cạnh tranh thiếu lành mạnh? Đó là khi một công ty có được văn hóa công sở
“Ngoài những buổi hội họp vì công việc, chúng tôi luôn cố gắng tập hợp nhân viên trong một hoạt động chung nào đó nhân các ngày lễ ví dụ như các nam nhân viên cùng nhau đi chọn mua và tặng quà cho chị em nhân ngày 8.3,” anh Hoàng Vũ Giám đốc Công ty TNHH Thiên Nam tâm sự: “tôi cũng khuyến khích các nhân viên tặng quà sinh nhật cho nhau bằng cách tổ chức một lễ sinh nhật chung hàng tháng cho tất
cả những ai sinh nhật trong tháng đó Bằng cách này, mọi người sẽ thấy gắn bó với nhau hơn mà không quá khách sáo, cầu kỳ”
Hơn bất cứ điều gì, quà tặng làm nên không khí vui tươi cho một ngày lễ Thay
vì chỉ hội họp chung chung, một món quà dù “chẳng đáng mấy tiền” được nhận cũng
sẽ khiến cho từng nhân viên có được niềm vui nho nhỏ, cảm thấy mình không phải là
người “vô hình” trong tập thể Có công ty đã sáng kiến: gói kín những món quà có
giá trị từ nhỏ đến… rất nhỏ, càng hài hước càng tốt, rồi cho nhân viên lựa chọn ngẫu nhiên, vì vui là chính Cũng có nơi, thay vì mỗi năm chọn 1 ngày làm “ngày quà tặng” thì lại gọi ngày đó là “ngày kẹo ngọt” Mỗi nhân viên mang đến công ty 1 gói kẹo, đổ vào một chiếc hộp lớn, sau đó mỗi người được tự lấy cho mình một vốc kẹo
đủ màu sắc, đủ chủng loại Cách này có thể giúp cho những nhân viên “có hoàn cảnh kinh tế khó khăn” bớt “stress” nếu phải chuẩn bị quà tặng cho người khác
+ Tặng quà cho đối tượng cùng cấp:
Trưởng phòng, Giám đốc các phòng ban, cũng có thể tặng quà cho nhau Lời nói, hành động quan tâm lẫn nhau cũng được xem là một quà tặng quý Ví dụ: phòng kinh doanh, sản xuất, kế toán…tặng quà nhau nhằm thúc đẩy, hỗ trợ, bảo đảm hoạt động kinh doanh cùng phấn đấu đạt mục tiêu chung Tất cả đều rất cần sự gắn kết vì lợi ích chung để làm việc hiệu quả Ví dụ một giỏ trái cây hay một hộp sôcôla tặng cả
Trang 9phòng cùng chung vui cũng làm cho không khi thêm thân mật, vui vẻ, thoải mái làm việc
b/ Tặng quà cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp
Tặng quà cho khách hàng:
Quà tặng luôn được nhìn nhận như một cách dễ dàng để doanh nghiệp xây dựng sự công nhận và tín nhiệm trong lòng khách hàng Quà tặng cho khách hàng thường chỉ là món đồ tượng trưng và mang ý nghĩa động viên để thắt chặt thêm lòng trung thành của họ đối với công ty, nên việc chuẩn bị có thể không khó khăn lắm Quà tặng cho khách hàng vừa là lời cám ơn, vừa là một cách tiếp thị khéo léo cho thương hiệu của mình, hãy tìm kiếm những sản phẩm hấp dẫn cũng như hé lộ thông điệp tích cực về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn
Theo thống kê của Hiệp Hội Quốc Tế về Sản Phẩm Khuyến Mãi, năm 2006 các công ty đã chi hơn 18,8 tỷ USD vào việc tặng các món quà khuyến mãi có đóng logo nhãn hàng Tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp thất bại trong sáng tạo về nội dung hoặc nghèo nàn về mẫu thiết kế của quà tặng, và kết quả là hầu hết các món quà đều
bị bỏ đi Tất nhiên, tặng cho khách hàng một món quà đáng vứt đi không ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty, nhưng đó lại là cách dễ dàng nhất để phí phạm từng đồng tiền quý giá bỏ vào quảng cáo
Doanh nghiệp không cần thiết phải chi cả một gia tài, tuy nhiên không nên tặng những thứ có thể làm "rẻ rúng" thương hiệu của bạn "Ta không cần những thứ tầm thường hoặc dễ dàng bị hỏng vì đó không phải là thông điệp ta muốn gửi đến khách hàng"
Tìm những món đồ hữu dụng Những món đồ chơi đáng yêu nhưng vô dụng sẽ khiến khách hàng bối rối không biết nên làm gì với nó Dù là quà tặng nhưng cũng nên lựa chọn một cách tinh tế và khéo léo vì nếu người nhận quà cảm nhận được thành ý thực sự của chúng ta, họ sẽ nhớ lâu hơn và nghĩ nhiều hơn về doanh nghiệp cũng như thương hiệu và sản phẩm của chính công ty
Ví dụ: chọn đồ tặng có thể dễ dàng đựng trong túi xách và không bị cấm khi đi qua cửa kiểm tra trên sân bay Và cẩn trọng nghiên cứu về khách hàng đặc trưng của
bạn Ông Josh Frey, Giám Đốc Điều Hành của On Sale Promos, Washington D.C,
Trang 10một công ty chuyên phân phối quà tặng cho rằng một số giám đốc marketing sẽ chọn quà tặng cho khách mà không suy tính đến công dụng của quà tặng đối với khách hàng của họ
Tặng quà cho đối tác quan trọng: Khách hàng VIP
Khác với quà tặng dành cho khách hàng, đồ lưu niệm bình thường, loại chỉ cần
bỏ thêm chút công sức để biến thành món quà tặng mang dấu ấn của công ty, quà tặng cho các đối tác thuộc hàng VIP đòi hỏi một trí tưởng tượng phong phú và phải cần đến sự trợ giúp của những gian hàng đặc biệt hay những cửa hàng cao cấp Mọi việc còn phụ thuộc vào mức độ quan hệ giữa hai bên, cũng như phụ thuộc vào vị trí
xã hội của người nhận
Có thể kể ra những món quà không mang tính vật chất được dành cho “giới thượng lưu” như: thẻ hội viên của những câu lạc bộ danh tiếng, thẻ massage đá nóng một năm, thẻ miễn phí café không xác định thời hạn… Nói chung, theo nhận xét của
các chuyên gia, các món quà hạng VIP ngày càng thể hiện khuynh hướng pha trộn thêm nhiều yếu tố cảm xúc và liên quan đến các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn…
Tuy nhiên, việc tặng quà cho VIP không phải chỉ đơn giản là đưa ra một cái gì
đó thật đắt tiền, mà vấn đề nằm ở chỗ không phải lúc nào cũng biết được thói quen
và sở thích của đối tác, nếu họ không phải là người thân hay bạn bè Khi đó, nên chọn cách an toàn hơn cả là tuân thủ đúng theo các nguyên tắc của nghi thức kinh doanh, nghĩa là tặng những món quà có tính chất trang trí hay vật dụng liên quan đến công việc, đồ dùng văn phòng, hay có thể là các chai rượu quý Không nên mạo hiểm vượt qua giới hạn của ranh giới này, bởi vì khi đó món quà của bạn có thể bị hiểu là đang che giấu một ẩn ý gì đó phía sau
Nếu muốn món quà của mình thật sự làm người nhận thích thú, đồng thời đánh giá cao thái độ nghiêm túc trong mối quan hệ đối tác giữa hai bên, có thể cần đến sự trợ giúp của một vài kỹ năng hoạt động tình báo, nghĩa là tìm hiểu về đối tác (thị hiếu, phong cách, quan điểm…) thông qua một số nhân viên, đặc biệt là thư ký hay trợ lý của đối tác đó
Tất nhiên, việc dò hỏi như vậy không thể phát huy tác dụng trong mọi trường