1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Slide bài giảng môn giao tiếp kinh doanh văn hoá giao tiếp và giao tiếp trong kinh doanh của người Đức và người Ý

38 3,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 2,7 MB

Nội dung

Slide bài giảng môn giao tiếp kinh doanh Chủ đề: văn hoá giao tiếp và giao tiếp trong kinh doanh của người đức và ý

Trang 1

Phần 1: NƯỚC ĐỨC

I GIỚI THIỆU CHUNG

Nước Đức Quốc danh chính thức hiện nay

là Cộng hoà liên bang Đức

Trang 2

Vị trí

Nước Đức nằm trong Trung Âu, Đức có biên giới với Đan Mạch, Ba Lan, Séc, Áo, Thụy Sĩ, Pháp, Bỉ, Hà Lan

Trang 4

2 Văn hóa giao tiếp nói chung

-Người Đức thường được coi là có kỷ cương và

ý chí trong công việc và trong cuộc sống, chặt chẽ trong chi tiêu và lạnh lùng trong giao

tiếp

Trang 5

- Xưng hô

Học hàm học vị từ “Tiến sỹ” trở lên thường

được gọi cùng với tên Những học hàm học vị thấp hơn không được nhắc đến (cử nhân, thạc sỹ) Tên họ ghép cũng được xưng đầy đủ

Chức vụ chính thức hay tước hiệu danh dự

cũng được xưng :thưa bà thị trưởng…nhưng không xưng như vậy đối với vợ hoặc chồng

của họ

Trang 6

- Chào hỏi

Trong cuộc sống thường ngày, khi gặp nhau, người đến sau chào trước hoặc người trông

thấy người khác trước lên tiếng chào trước

Khi gặp nhau, những người đã quen biết nhau chào nhau trước Sau đó, người cấp bậc thấp hơn giới thiệu những người cùng đi, rồi người

có cấp bậc cao hơn giới thiệu thành phần

đoàn của mình Sau khi tất cả đã làm quen với nhau thì mới bắt tay, cái bắt tay ngắn, nhẹ

nhàng và khi bắt tay nhìn thẳng vào nhau

Trang 7

- Lời khen

Sử dụng lời khen hoàn toàn không thừa,

nhưng chú ý đừng để quá thô thiển Trong công việc cũng như trong cuộc sống thường nhật, càng tránh được việc đề cập cụ thể về diện mạo, trang phục… trong lời khen bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu Nếu muốn tán

dương một chút thì tốt nhất chỉ nên đề cập tới những thành tích của họ, ưu điểm tính cách của họ, tinh thần hợp tác của họ…

Trang 8

Coi trọng phụ nữ

Thông lệ “Ladies First” chỉ áp dụng trong

cuộc sống thường nhật Trong quan hệ làm ăn thì thông lệ là cấp dưới nể vì cấp trên Ngày nay, cả nam lẫn nữ đều có thể là người mở

cửa cho người khác hay giúp người khác mặc

áo choàng, chỉ không ai được từ chối nhận cử chỉ đó

Trang 9

Đi cùng xe

Nếu được đối tác mời đi cùng trong xe - do đối tác lái - thì tuyệt đối không được ngồi ở hàng ghế sau Nếu đi taxi, vị khách danh dự được dành cho ngồi ở hàng ghế sau, phía tay phải Người nào trả tiền taxi thì ngồi ở phía trước hay ở sau người lái xe

Trang 10

Cách ứng xử qua

điện thoại

Người gọi đến thường

phải chào và xưng

danh, tự giới thiệu về

mình Người được gọi

điện thoại thường ít

nhất nên xưng tên,

không khi nào được sử

dụng ngôi thứ ba để trả

lời,Khi gọi điện thoại từ

các máy điện thoại

công cộng không nên

nói tên cụ thể, đề

phòng bị nghe trộm

Trao danh thiếp

Khách là người đầu tiên trao danh thiếp Nếu

trao cho nhóm người thì người có cấp bậc cao

nhất được trao đầu tiên Nếu không biết thứ tự cấp bậc của chủ nhà thì trao danh thiếp cho tất

cả, bắt đầu từ người ở bên cạnh mình Phải xem danh thiếp trước khi cất đi

Trang 11

Khu vực riêng tư

 Trong văn phòng, ở

hành lang hay khi gặp

nhau nên chú ý giữ

khoảng cách Khoảng

cách 60 cm được coi là

khu vực dành cho bạn

bè thân thiết Khi trao

đổi về công chuyện làm

ăn nên đứng cách nhau

Người Đức quan niệm rằng người lịch

sự bao giờ cũng đến đúng giờ Cả các sếp cũng vậy Nếu chủ ý đến muộn để thể

hiện cấp bậc của mình thì sẽ phản tác dụng

Trang 12

Làm quen

Khi làm quen chú ý nhấn mạnh những tương đồng để tạo bầu không khí thân thiện, không nên đề cập đến những chủ đề chính trị hay

tôn giáo Những nhận xét nên mang tính tích cực, không nên chỉ trích hay phê trách, không nên lôi kéo hay để bị sa đà vào cuộc tranh

luận về vấn đề to tát

Trang 13

III Văn hóa giao tiếp kinh doanh của người Đức

A Khi đến các buổi họp

 Lời chào hỏi mang tính chất trang trọng.

 Bạn nên sử dụng các chức danh để biểu lộ sự kính trọng Chỉ khi người đối diện yêu cầu bạn gọi họ bằng tên

 Thông thường thì khi đến các buổi đông người tham

dự thì bạn phải đợi chủ toạ giới thiệu bạn với cả

phòng.

 Khi bước vào nơi họp bạn sẽ phải bắt tay với từng người một, kể cả với trẻ con đấy

Trang 14

B.Khi đến dự các buổi tiệc

Khi bạn được mời tham dự:

 Luôn luôn đến đúng giờ

 Nếu đến trễ 15 phút phải thông báo ngay qua điện thoại

và giải thích lý do

 Sau buổi tiệc 1 ngày bạn nên gửi thư cám ơn đến người chủ toạ vì sự tiếp đãi ân cần của họ

Trang 15

C.Khi đàm phán và kí hợp đồng

Ngoại thương trở thành thành phần tất yếu mang tính sống còn trong nền kinh tế Đức Người Đức cũng có bề dày hàng trăm năm kinh nghiệm, kỹ năng về đàm phán quốc tế

Trang 16

Trước khi đàm phán với đối tác Đức cần có sự chuẩn bị thật kỹ về mọi mặt, và đưa ra nhiều phương án lựa chọn

Các doanh nghiệp Đức rất thận trọng Người Đức thích các kế hoạch và quan hệ đối tác dài hạn Nếu đối tác Đức tin và hiểu bạn, họ sẽ hợp tác và cùng phát triển, kể cả khi bạn gặp khó khăn

Trang 17

Người Đức nói chung không thích mặc cả Vì vậy, hãy

bắt đầu đàm phán ở một điểm chỉ hơi cách xa mục tiêu dự định của bạn Bạn có thể cho mình có một không gian

đàm phán nào đó nhưng không nên để quá nhiều vì đối tác của bạn đã nghiên cứu khoảng giá trị thực của thoả thuận rồi

Trang 18

được và thời gian mà công ty bạn đã hoạt động.

 Họ rất phân biệt đối xử theo chức vụ của đối tác, vì thế bạn nên để họ nhận ra chức vụ của bạn so với họ.

Trang 19

Cách giao tiếp của người Đức rất xem trọng sự trịnh

trọng

 Muốn có được các mối quan hệ tốt thì bạn buộc phải

"cứng nhắc" tuyệt đối theo khuôn nghi thức của họ

 Họ rất hoài nghi vào các lời hứa hay cách dùng cảm xúc khi họ nói chuyện với bạn

Trang 20

 Họ luôn tin tưởng vào cách giao tiếp bằng hình thức viết như email hay thư từ Vì theo như trên, họ rất hay nghi

ngờ, điều này sẽ giúp họ yên tâm để dự phòng làm bằng chứng hay có thể đưa ra các quyết định thay đổi

Trang 21

E Khi đến các buổi họp mang tính kinh tế

 Sắp xếp các cuộc hẹn thường có tính bắt buộc ở Đức, và nên sắp xếp trước 1 hay 2 tuần.

 Khi viết thư phải gửi đến nguời có chức vụ cao nhất ở phòng ban, có nhắc đến tên và chức vụ của họ.

 Nếu bạn muốn gửi thư về việc lên lịch cuộc hẹn thì hãy viết bằng tiếng Đức nhé.

 Đúng hẹn là một điều tuyệt đối phải tuân thủ Nếu có nguy cơ đến trễ hay phải dời lại cuộc hẹn thì phải thông báo ngay lập tức thật rõ ràng Đừng để nước đến chân mới thông báo nếu bạn không muốn huỷ hoại việc kinh doanh của mình.

Trang 22

 Các cuộc hẹn diễn ra trong không khí hình thức rất

nhiều

 Các cuộc gặp đầu tiên chủ yếu là để giới thiệu về nhau

Họ có thể chấp nhận gặp đồng nghiệp người Đức của bạn thay thế nếu họ cảm thấy bạn đáng tin cậy

 Giờ giấc cuộc hẹn phải khớp với lịch thông báo, giờ bắt đầu và giờ kết thúc phải thật sát

Trang 23

 Tiếp xúc ánh mắt trong suốt cuộc họp là điều cần tuân thủ.

 Không phải bạn không thể sử dụng tiếng Anh của mình nói chuyện với họ nhưng bạn nên có thông dịch viên để tránh bất

cứ sự hiểu sai nào.

 Cuối buổi họp, nếu họ muốn biểu đạt sự đồng tình thì bạn sẽ thường bắt gặp họ gõ các khớp ngón tay lên mặt bàn.

 Người lớn tuổi hay địa vị cao nhất sẽ bước vào phòng trước.

 Nếu nam và nữ có chức vụ ngang nhau thì nam sẽ vào phòng trước.

Trang 24

F Cách ăn mặc khi đi làm

 Cách ăn mặc đối với họ chỉ cần trang trọng theo nghĩa kinh doanh, không cần cầu kỳ và có thể hơi quy cũ

 Nam giới nên mặc bộ trang phục có màu sậm

 Nữ có thể mặc bộ trang phục công sở hay đầm theo kiểu truyền thống

 Đừng mang quá nhiều trang sức hay trang điểm lòe loẹt

Trang 25

Phần 2: Italia

quốc danh hiện tại là Cộng hoà Ý 

Trang 26

Vị trí:

nằm ở Bán đảo Ý phía Nam Châu Âu, và trên hai hòn đảo lớn nhất tại Địa Trung

Hải, Sicilia và Sardegna Ý có biên giới với

Pháp, Thuỵ Sĩ, Áo và Slovenia Các quốc gia độc lập San Marino và Thành Vatican là

những lãnh thổ nằm gọn bên trong bán đảo Ý, còn Campion d'Italia lại là một vùng đất của Ý nằm trong lãnh thổ Thuỵ Sĩ

Trang 28

II Văn hóa giao tiếp nói chung

Người Ý sẽ không ngần ngại chào đón

người mà họ biết bằng cách ôm hôn Trong hầu hết các tình huống, họ ra hiệu bằng

tay rất tự nhiên để nhấn mạnh một điểm

hay một cảm xúc nào đó Trong khi các cử chỉ nồng nhiệt bằng tay là rất phổ biến với người Ý, họ không muốn thấy người từ một nền văn hoá khác làm như vậy Khi bạn

biết rõ một người bạn Ý thì việc đáp lại

bằng việc ôm hôn sẽ được coi là thân

thiện

Trang 29

Họ có thói quen bắt tay và nắm khuỷu tay khi giao tiếp Họ có thể biểu lộ thái độ, tình cảm qua các cử chỉ, điệu bộ nhưng ít khi xưng hô bằng tên thân mật

Trang 30

 các cuộc tiếp xúc xã giao họ luôn chú ý tới giờ giấc và không ưa kéo dài, không nói

chuyện kinh doanh trong buổi gặp gỡ xã giao,

họ ăn bữa chính vào buổi trưa Chủ đề ưa

thích là sự kiện thế giới, bóng đá và gia đình

Họ tránh các chủ đề về Maphia, chính trị, tôn giáo, thuế má

Trang 31

-Trong bữa tiệc ở Ý, người ta không bao giờ dùng tay để ăn các loại trái cây tráng miệng ngoại trừ nho và sơri.

Trang 32

- Người Ý nổi tiếng về việc dùng tay để ra

điệu bộ, cử chỉ khi nói chuyện Đó là cách để

họ nhấn mạnh những cảm xúc hoặc những nội dung chính Không ai để tay trong túi trong khi đang trò chuyện Rất hiếm khi người Ý để những “khoảng lặng” trong khi trò chuyện,

nếu bạn cùng tham gia vào cuộc nói chuyện

có nghĩa là thể hiện sự quan tâm đến chủ đề được đưa ra thảo luận

Trang 33

III Văn hóa giao tiếp kinh doanh

Trang phục

Nước ltaly nồi tiếng về thời trang Toàn bộ

quan chức và đại đa số thương nhân ltaly ăn mặc lịch sử hợp thời trang khi tiếp khách

Không những vậy người ltaly thường còn ăn mặc chỉnh tề ở những nơi công cộng Thương nhân nước khác sang ltaly nên ăn mặc lịch sự

để thể hiện sự tôn trọng đối tác và để được đối tác ltaly đáp lại

Trang 34

b Ngôn ngữ và hội thoại

Ngôn ngữ trong thương mại quốc tế là tiếng Anh Tuy nhiên nếu đối tác nước ngoài biết

được một vài từ hoặc câu đơn giản tiếng ltalia như “come sta?” (ông/bà có khỏe không),

“grazie” (cảm ơn), “buonissimo” (rất tốt),

“arrivederci” (hẹn gặp lại) thì sẽ được đối tác ltaly rất vui và tạo được sự thoải mái trong

quan hệ

Trang 35

Nên kiên nhẫn khi nói chuyện với người

Italia vì họ thường nói rất hăng hái và thậm chí rất dài, mà nếu bị người nghe ngắt lời thì họ dễ cho là bất lịch sự Trong khi người ltaly nói, nếu người nghe không nhìn họ

liên tục thì họ sẽ cho là không quan tâm và thường nhắc “listen!” hoặc “do you

understand?”, điều này không có nghĩa là

họ tỏ ra bất nhã mà chỉ vì họ nói tiếng Anh theo cách dùng tiếng ltaly mà thôi

Trang 36

c Giờ giấc làm việc

Ngày làm việc của ltaly thường bắt đầu từ 9 giờ sáng và kết thúc lúc 5 giờ chiều Tuy

nhiên các đối tác thương mại thường sử dụng giờ giấc làm việc rất linh hoạt, sao cho thuận tiện cho cả hai bên và đạt được kết quả công việc cao nhất

Trang 37

D Khi đàm phán và kí hợp đồng

Thương nhân ltaly nói chung có tác phong cởi

mở, khi bắt đầu đàm phán thường muốn đi

đến thỏa thuận càng sớm càng tốt Trong

trường hợp thương nhân không phải là giám đốc điều hành của doanh nghiệp thì phải có giấy ủy quyền ký hợp đồng

Ngày đăng: 14/01/2014, 11:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w