LỜI MỞ ĐẦU Phân tích tài chính dự án là một nội dung kinh tế quan trọng trong quá trình soạn thảo dự án; phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính thông q
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học: TS Quách Mạnh Hào
Đà Lạt – 2012
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG 2
1 Tính cấp thiết của đề tài : 6
2 Tình hình nghiên cứu : 8
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 10
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Dự kiến những đóng góp mới của luận văn: 11
7 Bố cục của luận văn: 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 12 1.1 Mục đích, vai trò và yêu cầu của phân tích tài chính dự án đầu tư 12
1.1.1 Mục đích của phân tích tài chính 12
1.1.2 Vai trò của phân tích tài chính 13
1.1.3 Yêu cầu của phân tích tài chính: 14
1.2 Nội dung phân tích tài chính dự án đầu tư 14
1.2.1 Dự tính tổng mức đầu tư và nguồn vốn huy động của dự án 15
1.2.2 Các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án đầu tư 26
1.2.3 Phương pháp tính toán, phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư 34
1.2.4 Cơ sở lý luận phân tích rủi ro dự án đầu tư 35
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 2 47 2.1 Giới thiệu tổng quan dự án nhà máy thủy điện Đồng Nai 2 : 47
2.1.1 Chủ đầu tư dự án: 47
2.1.2 Giới thiệu khái quát về dự án 47
2.1.3 Mục tiêu đầu tư: 47
2.1.4 Quy mô, công suất của dự án: 48
2.1.5 Tình hình kinh tế - xã hội khu vực đầu tư dự án : 49
2.2 Phân tích kinh tế tổng đầu tư 49
2.2.1 Tổng hợp dự toán vốn đầu tư và kế hoạch phân bổ vốn vay: 49
2.2.2 Kế hoạch vận hành và chi phí hàng năm: 50
2.2.3 Dòng tiền dự án theo quan điểm tổng đầu tư và các chỉ tiêu hiệu quả: 53
Trang 42.3 Phân tích hiệu quả tài chính dự án nhà máy thủy điện Đồng Nai: 58
2.3.1 Các phương án huy động vốn: 58
2.3.2 Kế hoạch vay trả: 59
2.3.3 Chi phí vận hành và khấu hao 59
2.3.4 Tính giá thành sản xuất điện 61
2.3.5 Dòng tiền theo quan điểm vốn chủ sở hữu: 61
2.3.6 Cân đối khả năng trả nợ: 63
2.3.7 Các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án đầu tư thủy điện Đồng Nai 2: 63
2.4 Phân tích rủi ro dự án đầu tư Nhà máy thủy điện Đồng nai 2 65
2.4.1 Nhận dạng và phân loại rủi ro của dự án đầu tư nhà máy: 65
2.4.2 Phân tích độ nhạy: 65
2.5 Phân tích tình huống 71
2.6 Phân tích mô phỏng: 72
2.6.1 Nhận dạng các yếu tố rủi ro và tìm phân bố xác suất 72
2.6.2 Thiết lập mô hình tính toán và kết quả mô phỏng 74
2.7 Đánh giá công tác phân tích tài chính dự án đầu tư Đồng Nai 2 77
2.7.1 Những kết quả đạt được: 77
2.7.2 Những tồn tại và nguyên nhân: 77
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 3.1 Nhận xét, đánh giá, kết luận chung 80
3.1.1 Nhận xét, đánh giá chung: 80
3.1.2 Những hạn chế tại trong công tác phân tích tài chính dự án đầu tư của Chủ đầu tư: 80 3.1.3 Những mặt được và hạn chế trong công tác phân tích tài chính dự án đầu tư của Cơ quan tài trợ vốn: 82
3.2 Kiến nghị, đề xuất đối với Chủ đầu tư: 83
3.3 Kiến nghị, đề xuất đối với cơ quan tài trợ: 84
3.4 Một số giải pháp nâng cao công tác phân tích tài chính dự án đầu tư: 85
KẾT LUẬN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 TÀI LIỆU KHÁC 92
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
LNG - Khí hóa lỏng - Liquefied natural gas
EVN - Điện lực Việt Nam - Electricity Vietnam
BOO - Xây dựng, Sở hữu, Kinh doanh (Build - Operate – Operate)
NPV - Hiện giá thuần - Net Present Value
IRR - Tỷ suất sinh lời nội bộ - Internal Rate of Return
WACC - Chi phí sử dụng vốn bình quân – Weighted Average Cost of Capital ROE - Tỷ suất sinh lợi trên vốn tự có – Return on Equity
B/C - Tỷ số lợi ích – chi phí -Benefit – Cost Ratio
TIPV - Quan điểm tổng đầu tư - Total Investment Point of View
EPV - Quan điểm của chủ đầu tư - Equity Investment Point of View
PBP -Thời gian hoàn vốn không chiết khấu – Payback Period
BEP – Điểm hòa vốn - Break Even Point
O&M - Chi phí vận hành và bảo dưỡng - Operations & Management
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Ngân lưu tóm tắt theo các quan điểm đầu tư……… 24
Bảng 2.1 Các thông số thiết kế chính……….47
Bảng 2.2 Số liệu phân tích……… 47
Bảng 2.3 Tổng mức đầu tư dự án……… 48
Bảng 2.4 Tiến độ thực hiện đầu tư dự án……… 49
Bảng 2.5 Tiến độ đầu tư dự án theo nguồn vốn ………49
Bảng 2.6 Kế hoạch vận hành ……….49
Bảng 2.7 Chi phí hàng năm (không kể khấu hao và lãi vay) ………50
Bảng 2.8: Tính lãi, lỗ các năm hoạt động của dự án ……… 52
Bảng 2.9: Dòng tiền của dự án theo quan điểm tổng đầu tư được thể hiện: 52
Bảng 2.10: Chiết khấu dòng tiền đầu tư về năm cuối giai đoạn đầu tư …….53
Bảng 2.11: Tính lợi suất đòi hỏi của ngành thủy điện ………54
Bảng 2.12: Tính WACC của dự án ………55
Bảng 2.13: Tiến độ vay vốn ……… 57
Bảng 2.14: Kế hoạch trả vay ……… 58
Bảng 2.15: Kế hoạch khấu hao ……….59
Bảng 2.16: Tính giá thành sản xuất điện ……… 60
Bảng 2.17: Tính dòng tiền tương lai hóa vốn chủ sở hữu ……….60
Bảng 2.18: Tính dòng tiền dự án theo quan điểm chủ sở hữu ……… 61
Bảng 2.19: Cân đối khả năng trả nợ ……… 62
Bảng 2.20: Chỉ tiêu NPV ……… 62
Bảng 2.21: Chỉ tiêu IRR ………63
Bảng 2.22: Chỉ tiêu B/C ………63
Bảng 2.23: Chỉ tiêu hoàn vốn có chiết khấu ……… 63
Bảng 2.24 Ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu lên NPV, IRR và BC …………65
Trang 7Bảng 2.25 Ảnh hưởng của điện năng phát lên NPV, IRR và BC ………….65
Bảng 2.26 Ảnh hưởng của chí phí O&M lên NPV, IRR và BC ………… 66
Bảng 2.27: Ảnh hưởng giá bán điện (doanh thu) lên NPV và IRR và B/C …66 Bảng 2.28: Tính NPV khi vốn đầu tư và điện năng tăng, giảm đến 10% … 67 Bảng 2.29: Tính IRR khi vốn đầu tư và điện năng tăng, giảm đến 10% ……67 Bảng 2.30: Tính NPV khi vốn đầu tư và giá bán điện tăng, giảm đến 10% 68 Bảng 2.31: Tính IRR khi vốn đầu tư và giá bán điện tăng, giảm đến 10% 68 Bảng 2.32: Phân tích tình huống ……… 70
Trang 8DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Đồ thị biểu thị NPV khi các yếu tố biến động ……… 69
Hình 2.2: Đồ thị biểu thị IRR khi các yếu tố biến động……….69
Hình 2.3: Đồ thị biểu thị B/C khi các yếu tố biến động ………69
Hình 2.4: Biểu đồ kết quả mô phòng Monte Carlo NPV ……….73
Hình 2.5: Biểu đồ độ nhạy các yếu tố qua mô phỏng Monte Carlo ……… 75
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
Phân tích tài chính dự án là một nội dung kinh tế quan trọng trong quá trình soạn thảo dự án; phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi của
dự án về mặt tài chính thông qua việc:
+ Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư (xác định quy mô, cơ cấu các loại vốn, các nguồn tài trợ cho dự án)
+ Dự tính các khoản chi phí, lợi ích và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án Có nghĩa là xem xét những chi phí sẽ phải thực hiện kể từ khi soạn thảo cho đến khi kết thúc dự
án, xem xét những lợi ích mà đơn vị thực hiện dự án sẽ thu được do thực hiện
dự án Trên cơ sở đó xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự
án
+ Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của sự án đầu tư thể hiện : An toàn về nguồn vốn huy động, an toàn về khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng nợ và an toàn cho các kết quả tính toán hay nói một cách khác là xem xét tính chắc chắn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự
án khi các yếu tố khách quan tác động theo hướng không có lợi
Kết quả của quá trình phân tích này là căn cứ để chủ đầu tư quyết định có nên đầu tư hay không vì mục tiêu của các tổ chức và cá nhân đầu tư là việc lựa chọn đầu tư vào đâu, vào dự án nào để đem lại lợi nhuận thích đáng nhất Bên cạnh đó, đối với các cơ quan tài trợ vốn cho dự án, thì việc phân tích tài chính dự án là căn cứ quan trọng để quyết định tài trợ vốn cho dự án
Dự án chỉ có khả năng trả nợ khi dự án được đánh giá là khả thi về mặt tài chính Có nghĩa là dự án phải đạt được hiệu quả tài chính và có độ an toàn cao
về mặt tài chính Ngoài ra, phân tích tài chính còn là cơ sở để tiến hành phân
Trang 10tích kinh tế - xã hội ; đó là việc điều chỉnh để phản ánh những chi phí cũng như những lợi ích mà nền kinh tế và xã hội phải bỏ ra hay thu được
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành điện Việt Nam do nhu cầu điện năng ngày càng cao nên được xếp hạng thứ 4 về mức độ hấp dẫn đầu tư sau viễn thông, ngân hàng và dầu khí Tỷ suất hoàn vốn nhanh và mức độ đa dạng hóa đầu tư rộng là những yếu
tố hấp dẫn đối với cả nhà đầu tư trong nước và ngoài nước Ngành điện được coi là cổ phiếu phòng thủ do tính chất ổn định ít chịu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế Với nhu cầu điện năng hàng năm tăng tới 16%-17%, điện đang là lĩnh vực cung không đáp ứng đủ cầu
Ở Việt Nam, năng lượng chủ yếu bao gồm : nhiệt điện than, nhiệt điện dầu, nhiệt điện khí, thủy điện còn nguồn điện từ năng lượng tái tạo và hạt nhân còn chiếm tỷ trọng nhỏ hoặc chưa phát triển Trong đó, thủy điện chiếm
tỷ trọng khá lớn (38%-40%) Theo thống kê, tiềm năng thủy điện trên tất cả các hệ thống sông của Việt Nam khoảng 123 tỷ kwh/năm tương đương với khoảng 31.000 Mw Hiện nay các công trình thủy điện đã khai thác với công suất khoảng 9.200 Mw và theo Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII ) thì sẽ ưu tiên phát triển các nguồn thủy điện, nhất là các dự án lợi ích tổng hợp: Chống lũ, cấp nước, sản xuất điện; đưa tổng công suất các nguồn thủy điện lên 17.400 Mw vào năm 2020 Định hướng đến năm 2020: Tổng công suất các nhà máy điện khoảng 75.000 Mw, trong đó: Thủy điện chiếm 23,1%; thủy điện tích năng 2,4%; nhiệt điện than 48,0%; nhiệt điện khí 16,5% (trong đó sử dụng LNG 2,6%); điện từ năng lượng tái tạo 5,6%; điện hạt nhân 1,3% và nhập khẩu điện 3,1% Điện năng sản xuất và nhập khẩu khoảng 330 tỷ kwh, trong đó: Thủy điện chiếm 19,6%; nhiệt điện than 46,8%;
Trang 11nhiệt điện khí 24,0% (trong đó sử dụng LNG 4,0%); điện tái tạo 4,5%: điện hạt nhân 2,1% và nhập khẩu điện 3,0%
Do đặc điểm vị trí địa lý, Lâm Đồng có 7 hệ thống sông lớn chảy trong địa bàn là sông Đa Dâng, Đa Nhim, Krông Nô, Đạ Huoai, La Ngà, Đồng Nai, Lũy Ngoài những con sông chính nêu trên, Lâm Đồng còn có hàng ngàn con suối nhỏ phân bổ khắp trên toàn tỉnh Với những thuận lợi đó, cộng với lượng mưa khá lớn so với khu vực lân cận (lượng mưa trung bình nhiều năm lên tới khoảng 2.800 mm), tạo cho tỉnh Lâm Đồng có tiềm năng dồi dào để phát triển thủy điện Thực tế những năm qua, lợi thế này đã được tỉnh khai thác tương đối tốt và sẽ còn được phát huy trong thời gian 10 - 15 năm tới
Theo phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trên địa bàn tỉnh của 3 hệ thống sông lớn như: Đa Nhim, Đồng Nai và La Ngà, có khoảng 10
dự án thủy điện lớn, với tổng công suất lắp máy khoảng 2.000 Mw, tổng sản lượng điện khoảng 6 tỷ kwh Trong đó, chỉ riêng hệ thống sông Đồng Nai: có
06 công trình thủy điện với tổng công suất 981 Mw, trong đó: Đồng Nai 2 (70 Mw), Đồng Nai 3 (180 Mw), Đồng Nai 4 (340 Mw), Đồng Nai 5 (150 Mw), Đồng Nai 6 (135 Mw) và Đồng Nai 6A (106 Mw)
Trong những năm qua, sản lượng điện được sản xuất đạt 4,2 tỷ Kwh/năm, doanh thu từ bán điện khoảng 2.476 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 200 tỷ đồng mỗi năm
Căn cứ Quyết định 1462/QĐ-TTg ngày 23 tháng 08 năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm
2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, về năng lượng cần tập trung : Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình thủy điện trên sông Đồng Nai, phát triển hệ thống thủy điện vừa và nhỏ theo quy hoạch; khai thác năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, )
Trang 12Thời gian tới, trên cơ sở quy hoạch nêu trên và quy hoạch thủy điện của tỉnh đến năm 2015, tổng công suất điện trên địa bàn toàn tỉnh vào khoảng 1.800 Mw, sản lượng điện sản xuất dự kiến khoảng trên 7,7 tỷ kwh/năm, doanh thu bán điện khoảng 4.700 tỷ đồng, ước tính đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 380 tỷ đồng mỗi năm
Ngoài hiệu quả về kinh tế, các dự án thủy điện còn có tác động tích cực, duy trì sự cân bằng về môi trường sinh thái; tăng cường nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp; tạo điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái Đồng thời, các công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, điện,…
từ các dự án thủy điện được đầu tư cũng góp phần phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng dự án
Mặt khác, khi xây dựng các dự án thủy điện sẽ tạo thêm các hồ chứa, góp phần quan trọng trong việc trữ và điều hòa nước phục vụ nhu cầu tưới tiêu, đặc biệt là các tháng mùa khô
Như vậy, việc đầu tư dự án Thủy điện Đồng Nai 2 nói riêng và các dự
án thủy điện nói chung trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030; phù hợp với điều kiện thiên nhiên, đặc điểm địa lý; phù hợp với quy hoạch phát triển điện năng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Lâm Đồng
2 Tình hình nghiên cứu
a Thu thập nguồn số liệu để phân tích tài chính dự án – Báo cáo có bổ sung dự án đầu tư công trình Nhà máy thủy điện Đồng Nai 2 (được gửi cho cơ quan thẩm định tài trợ vốn) Các số liệu của EVN, một số nhà máy thủy điện trong nước
b Các giáo trình, tài liệu về phân tích dự án đầu tư như: Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư;Giáo trình Lập dự án đầu tư, Hoạch định ngân sách
Trang 13vốn đầu tư; Tài chính doanh nghiệp căn bản; Giáo trình quản lý dự án…của các trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh…
c Đồ án tốt nghiệp Phân tích tài chính có tính đến rủi ro dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, Khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Phân tích kinh tế- Tài chính dự án đầu tư thủy điện thượng KonTum, Nghiên cứu khoa học
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu:
a Tổng hợp các nền tảng lý thuyết về dự án đầu tư trong ngành năng lượng và xây dựng các phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế tài chính dự
án nhà máy thủy điện
b Tính toán phân tích hiệu quả kinh tế tổng đầu tư và hiệu quả tài chính (trên quan điểm chủ đầu tư – đánh giá kỹ thuật thẩm định tài chính dự
án này của cơ quan tài trợ vốn) dự án nhà máy nhà máy Thỷ điện Đồng Nai 2 trên cơ sở phương án kỹ thuật, phương án thi công đã chọn
Trang 14c Tính toán phân tích các tình huống và tác động của các yếu tố khách quan đến dự án nhà máy Thủy điện Đồng Nai 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng công trình Thủy điện Đồng Nai 2 – tại tỉnh Lâm Đồng - do Công ty Cổ phần Thủy Điện Trung Nam (Trungnam Power) đầu tư Từ đó, trên cơ sở thực tiễn kết hợp lý luận đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả
công tác phân tích tài chính dự án đầu tư hiện nay
Luận văn tập trung vào nghiên cứu hiệu quả tài chính của dự án trong thời gian vận hành từ năm 2013 đến năm 2052 và xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu tài chính trong điều kiện thị trường có biến động nhằm xác định hành lang an toàn về hiệu quả đầu tư
5 Phương pháp nghiên cứu
a Thu thập dữ liệu:
- Tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến dự án và đơn vị chủ đầu tư dự án thông qua các tài liệu thuộc giai đoạn đầu tư dự án Tham khảo các dự án có quy mô, công suất tương tự nhằm đưa ra các dự tính về doanh thu và chi phí của dự án trong thời gian vận hành của dự án Tham khảo quá trình thẩm định dự án để cho vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Lâm Đồng
- Thu thập các Quy định của Nhà nước về các định mức kinh tế kỹ thuật cho phép; Quyết định của Bộ Công nghiệp này Quy định tạm thời nội dung tính toán phân tích kinh tế, tài chính đầu tư và khung giá mua bán điện các dự án nguồn điện; chiến lược phát triển ngành điện của Việt Nam trong thời gian tới…
b Phân tích dữ liệu:
Trang 15- Dựa vào những lý luận về phân tích tài chính dự án đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, tài chính Sử dụng các chỉ tiêu định lượng về hiệu quả tài chính trong thời gian đầu tư dự án và những năm đi vào sản xuất và tiêu thụ điện Trên cơ sở đó, đánh giá tính hiệu quả của việc đầu tư dự án và thấy được ưu, nhược điểm của công tác phân tích tài chính tài chính dự án hiện nay Đồng thời đề xuất một
số giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính dự án đầu tư
- Trong quá trình xử lý dữ liệu, sử dụng phần mềm tính toán Exell và các phần mềm hỗ trợ khác để mô phỏng các yếu tố khách quan tác động đến tài chính dự án
6 Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Qua quá trình nghiên cứu, phân tích tài chính dự án đầu tư Nhà máy thủy điện Đồng Nai 2, sẽ đưa ra những đề xuất, kiến nghị cho chủ đầu tư, cơ quan tài trợ vốn cho dự án và một số khuyến nghị cho sự phát triển thủy điện tại địa phương
Phối cảnh Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 2
7 Bố cục của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính dự án đầu tư
Chương 2: Phân tích tài chính dự án đầu tư thủy điện Đồng Nai 2
Chương 3: Kết luận, kiến nghị
Trang 16CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ 1.1 Mục đích, vai trò và yêu cầu của phân tích tài chính dự án đầu tư
1.1.1 Mục đích của phân tích tài chính
Phân tích tài chính là một nội dung kinh tế quan trọng trong quá trình soạn thảo dự án; Phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính thông qua việc:
Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư (xác định quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, các nguồn tài trợ cho dự án)
Dự tính các khoản chi phí, lợi ích và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án Có nghĩa là xem xét những chi phí sẽ phải thực hiện kể từ khi soạn thảo cho đến khi kết thúc dự
án, xem xét những lợi ích mà đơn vị thực hiện dự án sẽ thu được do thực hiện
dự án Trên cơ sở đó xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự
án
Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư Độ an toàn
về mặt tài chính được thể hiện:
- An toàn về nguồn vốn huy động;
- An toàn về khả năng thành toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ;
- An toàn cho các kết quả tính toán hay nói một cách khác là xem xét tính chắc chắn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án khi các yếu tố khách quan tác động theo hướng không có lợi
Trang 171.1.2 Vai trò của phân tích tài chính
Phân tích tài chính có vai trò quan trọng không chỉ đối với chủ đầu tư
mà còn cả đối với các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của Nhà nước, các cơ quan tài trợ vốn cho dự án
1.1.2.1 Đối với chủ đầu tư
Phân tích tài chính cung cấp các thông tin cần thiết để chủ đầu tư đưa
ra quyết định có nên đầu tư không vì mục tiêu của các tổ chức và các cá nhân đầu tư là việc lựa chọn đầu tư vào đâu để đem lại lợi nhuận thích đáng nhất Ngay cả đối với các tổ chức kinh doanh phi lợi nhuận, phân tích tài chính cũng là một trong các nội dung được quan tâm Các tổ chức này cũng muốn chọn những giải pháp thuận lợi dựa trên cơ sở chi phí tài chính rẻ nhất nhằm đạt được mục tiêu cơ bản của mình
1.1.2.2 Đối với các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của Nhà nước
Phân tích tài chính là một trong những căn cứ để các cơ quan này xem xét cho phép đầu tư đối với các dự án sử dụng nguồn vốn Nhà nước
1.1.2.3 Đối với cơ quan tài trợ vốn cho dự án
Phân tích tài chính là căn cứ quan trọng để quyết định tài trợ vốn cho
dự án Dự án chỉ có khả năng trả nợ khi dự án đó được đánh giá là khả thi về mặt tài chính Có nghĩa là dự án đó phải đạt được hiệu quả tài chính và có độ
an toàn cao về mặt tài chính
1.1.2.4 Phân tích tài chính là cơ sở tiến hành phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội
Cả hai nội dung phân tích trên đều phải dựa trên việc so sánh các lợi ích thu được và các khoản chi phí phải bỏ ra Song phân tích tài chính chỉ tính
Trang 18đến những chi phí và những lợi ích sát thực đối với các cá nhân và tổ chức đầu tư Còn phân tích kinh tế - xã hội, các khoản chi phí và lợi ích được xem xét trên giác độ nền kinh tế, xã hội Do đó dựa trên những chi phí và lợi ích trong phân tích tài chính tiến hành điều chỉnh để phản ánh những chi phí cũng như những lợi ích mà nền kinh tế và xã hội phải bỏ ra hay thu được
1.1.3 Yêu cầu của phân tích tài chính
Để thực hiện được mục đích và phát huy được vai trò của phân tích tài chính, yêu cầu đặt ra trong phân tích tài chính là:
Nguồn số liệu sử dụng phân tích tài chính phải đầy đủ và đảm bảo độ tin cậy cao đáp ứng mục tiêu phân tích
Phải sử dụng phương pháp phân tích phù hợp và hệ thống các chỉ tiêu
để phản ánh đầy đủ các khía cạnh tài chính của dự án
Phải đưa ra được nhiều phương án để từ đó lựa chọn phương án tối
ưu
Kết quả của quá trình phân tích này là căn cứ để chủ đầu tư quyết định
có nên đầu tư hay không ? Bởi mối quan tâm chủ yếu của các tổ chức và cá nhân đầu tư là đầu tư vào dự án đã cho có mang lại lợi nhuận thích đáng hoặc
có đem lại nhiều lợi nhuận hơn so với việc đầu tư vào các dự án khác hay không
Ngoài ra phân tích tài chính còn là cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế
xã hội
1.2 Nội dung phân tích tài chính dự án đầu tƣ:
Trang 191.2.1 trình tự phân tích tài chính dự án đầu tư
6 Tính toán và đánh giá các chỉ tiêu
1.2.2 Dự tính tổng mức đầu tư và nguồn vốn huy động của dự án
1.2.2.1 Dự tính tổng mức đầu tư
2.2.2.1 Nội dung của tổng mức đầu tư:
Tổng mức đầu tư của dự án là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư Tổng mức đầu tư là cơ sở
để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình
Theo tính chất của các khoản chi phí: Tổng mức đầu tư có thể được chia ra như sau:
* Chi phí cố định (vốn cố định) gồm:
- Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; chi phí san lấp
Trang 20mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục
vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công
- Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt và thử nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế và các loại chi phí liên quan
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất…; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng; chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư
- Chi phí quản lý dự án bao gồm: các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: chi phí khảo sát xây dựng; chi phí lập báo cáo đầu tư (nếu có), chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế
- kỹ thuật, chi phí thiết kế xây dựng công trình, chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình…
- Chi phí khác: gồm các chi phí cần thiết không thuộc các chi phí trên Các khoản chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các khoản chi phí khác tuy không trực tiếp tạo ra tài sản cố định nhưng là các khoản chi phí gián tiếp hoặc có liên quan đến việc tạo ra và vận hành khai thác các tài sản đó để đạt được mục tiêu đầu tư Các khoản chi phí này thường được thu hồi đều trong một số năm đầu khi dự án đi vào hoạt động
* Vốn lưu động ban đầu: Gồm các chi phí để tạo ra các tài sản lưu
động ban đầu (cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh hay trong vòng 1 năm)
Trang 21đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động theo các điều kiện kinh tế kỹ thuật
đã dự tính:
- Tài sản lưu động sản xuất (vốn sản xuất) gồm những tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất (nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ…đang dự trữ trong kho) và tài sản trong sản xuất ( giá trị những sản phẩm dở dang)
- Tài sản lưu động lưu thông (vốn lưu thông) gồm: tài sản dự trữ cho quá trình lưu thông (thành phẩm hàng hóa dự trữ trong kho hay đang gửi bán)
và tài sản trong quá trình lưu thông ( vốn bằng tiền, các khoản phải thu)
* Vốn dự phòng: gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát
sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho các yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án
3.2.2.1 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư:
Đây là nội dung quan trọng đầu tiên cần xem xét khi tiến hành phân tích tài chính dự án Tính toán chính xác tổng mức đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định tính khả thi của dự án Nếu vốn đầu tư dự tính quá thấp dự án không thực hiện được, ngược lại dự tính quá cao không phản ánh chính xác được hiệu quả tài chính của dự án
1.2.2.2 Xác định các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về mặt số lượng và tiến độ
Các nguồn tài trợ cho dự án có thể do ngân sách cấp phát, ngân hàng cho vay, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh góp, vốn tự
có hoặc vốn huy động từ các nguồn khác
Để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư của dự án, vừa để tránh ứ đọng vốn, nên các nguồn tài trợ cần được xem xét không chỉ về mặt số lượng mà về
cả thời điểm nhận được tài trợ Các nguồn vốn dự kiến này phải được đảm bảo chắc chắn Sự đảm bảo này thể hiện ở tính pháp lý và cơ sở thực tế của
Trang 22các nguồn huy động Nếu là vốn góp cổ phần hặc liên doanh phải có sự cam kết về tiến độ và số lượng vốn góp của các cổ đông hoặc các bên liên doanh Nếu là vốn tự có thì phải có bản giải trình về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở 3 năm trước đây và hiện tại chứng tỏ rằng cơ sở đã, đang và sẽ tiếp tục hoạt động có hiệu quả, có tích lũy và do đó đảm bảo có vốn để thực hiện dự án
Tiếp đó phải so sánh nhu cầu về vốn với khả năng đảm bảo vốn cho dự
án từ các nguồn về số lượng và tiến độ thông qua bảng cân đối vốn đầu tư Nếu khả năng huy động vốn lớn hơn hoặc bằng nhu cầu vốn sử dụng thì dự án được chấp nhận Nếu khả năng nhỏ hơn nhu cầu thì phải giảm quy mô của dự
án, xem xét lại khía cạnh kỹ thuật để đảm bảo tính đồng bộ trong việc giảm qui mô của dự án
Sau khi xác định được các nguồn tại trợ cho dự án cần xác định cơ cấu nguồn vốn của dự án Có nghĩa là tính toán tỷ trọng vốn của từng nguồn huy động chiếm trong tổng mức đầu tư Trên cơ sở nhu cầu vốn, tiến độ thực hiện các công việc đầu tư và cơ cầu nguồn vốn, lập tiến độ huy động vốn hàng năm đối với từng nguồn cụ thể Tiến độ huy động vốn phải tính tới lượng tiền
tệ thực cần huy động hàng năm trong trường hợp có biến động giá cả hoặc lạm phát
1.2.2.3 Lập báo cáo tài chính dự kiến hàng năm và xác định dòng tiền
Sau khi xác định được tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và tiến độ huy động vốn, bước tiếp theo của quá trình phân tích là tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án Việc tính các chỉ tiêu này được thực hiện thông qua việc lập các báo cáo tài chính dự tính cho từng năm hoặc từng giai đoạn của đời dự án Các báo cáo tài chính giúp cho chủ đầu tư thấy được tình hình hoạt động tài chính của dự án và nó là nguồn số liệu giúp cho việc tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án
Trang 23Trước hết phải dự tính doanh thu từ hoạt động của dự án: Doanh thu từ hoạt động của dự án bao gồm doanh thu do bán sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế liệu, phế phẩm và từ dịch vụ cung cấp cho bên ngoài Doanh thu của
dự án được dự tính cho từng năm hoạt động Để lập được bảng dự tính doanh thu phải dựa vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng năm của dự án để xác định
Bảng kế hoạch sản xuất (dịch vụ) của dự án được lập trên cơ sở công suất khả thi và mức sản xuất dự kiến của dự án đã được xác định trong phần thiết kế kỹ thuật
Bảng kế hoạch tiêu thụ hàng năm của dự án dựa trên sản lượng sản xuất hàng năm, địa điểm tiêu thụ và giá bán/ một đơn vị sản phẩm (dịch vụ) của dự án
Tiếp đó, phải dự tính chi phí sản xuất (dịch vụ): Chỉ tiêu này cũng được tính cho từng năm trong suốt cả đời dự án Việc dự tính chi phí sản xuất (dịch vụ) dựa trên kế hoạch sản xuất hàng năm, kế hoạch khấu hao và kế hoạch trả nợ của dự án
Khấu hao là một yếu tố của chi phí sản xuất Bởi vậy mức khấu hao có ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến mức thuế thu nhập phải nộp hàng năm của doanh nghiệp Nếu khấu hao tăng, lợi nhuận giảm và do đó thuế thu nhập doanh nghiệp giảm và ngược lại Vì vậy, việc xác định chính xác mức khấu hao có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính dự án đầu tư Mức khấu hao được xác định hàng năm lại phụ thuộc vào phương pháp tính khấu hao Các phương pháp khấu hao tài sản cố định thường được áp dụng đó là:
- Phương pháp khấu hao đều hay còn gọi là khấu hao tuyến tính;
- Phương pháp khấu hao giảm dần theo giá trị còn lại;
- Phương pháp khấu hao theo tổng sô các số thứ tự năm;
- Phương pháp khấu hao theo hệ số vốn chìm;
Trang 24- Phương pháp khấu hao theo đơn vị sản lượng;
- Phương pháp khấu hao theo mức độ cạn kiệt tài nguyên
Trong việc lựa chọn phương pháp khấu hao, chủ đầu tư thường quan tâm đến phương pháp tính khấu hao nào mà tiền nộp thuế càng nộp về sau càng nhiều càng tốt vì với số tiền thuế nộp chậm và nộp ít ở các năm đầu có thể dùng nó vào kinh doanh sinh lời Muốn vậy phải chọn phương pháp tính khấu hao nhiều ở những năm đầu và càng về sau càng ít dần Do đó trong các phương pháp khấu hao trên các chủ đầu tư thích chọn phương pháp khấu hao giảm dần theo giá trị còn lại, phương pháp khấu hao theo tổng các số thứ tự năm Vì theo phương pháp này, chủ đầu tư vừa hạn chế thiệt hại rủi ro xảy ra
ở các năm sau, vừa tiết kiệm được thuế thu nhập nhiều hơn do đó lợi nhuận lớn hơn Tuy nhiên, việc áp dụng tính khấu hao theo phương pháp nào phải được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép nhằm vừa khuyến khích đầu tư, tạo thuận lợi cho việc tính thuế, đảm bảo cho chủ đầu tư thu hồi
đủ vốn để tái đầu tư khi tuổi thọ kinh tế của tài sản kết thúc, vừa tránh thất thu cho ngân sách
Trên cơ sở lựa chọn phương pháp khấu hao, tiến hành lập bảng kế hoạch khấu hao hàng năm
Lập bảng kế hoạch trả nợ dựa trên cơ sở kế hoạch vay nợ và các điều kiện tài trợ của từng nguồn vay Kế hoạch trả nợ dựa trên phương thức thanh toán của các nhà tài trợ áp dụng đối với các khoản vay, trong đó bao gồm các yếu tố cơ bản sau: Định kỳ thanh toán (thời gian ân hạn, thời gian trả nợ, thời gian của 1 kỳ thanh toán) và cách thức trả nợ (trả đều, trả không đều)
Trên cơ sở số liệu dự tính về tổng doanh thu, chi phí từng năm tiến hành dự tính mức lãi lỗ hàng năm của dự án Đây là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh hiệu quả tuyệt đối trong từng năm hoạt đông của đời dự án
2.2.2.3 Ước lượng dòng tiền của dự án
Trang 25Dòng tiền là bảng dự toán thu chi trong suốt thời gian tuổi thọ của dự
án, nó bao gồm những khoản thực thu (dòng tiền vào) và thực chi (dòng tiền ra) của dự án tính theo từng năm Quy ước ghi nhận dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án được xác định ở thời điểm cuối năm Nói chung, dòng tiền là toàn bộ các khoản thực thu và thực chi qua các năm trong suốt thời gian hoạt động của dự án Dòng tiền có thể chia rà thành:
Dòng tiền ra (outflows) – dòng tiền hình thành từ các khoản chi qua các năm cho dự án Thông thường, đòng tiền ra tập trung vào năm đầu của dự
án nên thường gọi là chi phí đầu tư ban đầu (initial outlay) những cũng không loại trừ khả năng chi đầu tư có thể dàn trải và phát sinh tiếp theo những năm sau Mặt khác, nên nhớ rằng dòng tiền ra không chỉ có bao gồm những chi phí liên quan đến đầu tư tài sản cố định mà kể cả chi đầu tư tài sản lưu động để dự
án có thể đi vào hoạt động
Dòng tiền vào (inflows) – dòng tiền hình thành từ các khoản thu qua các năm của dự án Dòng tiền vào bắt đầu hình thành khi dự án đi vào hoạt động và chấm dứt khi kết thúc dự án
Dòng tiền ròng (net cash flows) – dòng tiền hình thành từ chênh lệch hay nó chính là phần còn lại sau khi chúng ta lấy dòng tiền vào trừ cho dòng tiền ra
Dòng tiền tự do (free cash flows) – dòng tiền hình thành từ dòng tiền ròng sau khi trừ phần chi đầu tư tăng thêm tài sản, kể cả tài sản cố định lẫn tài sản lưu động Dòng tiền tự do là dòng tiền xác định sau cùng và sử dụng để xác định các chỉ tiêu đánh giá dự án
Khi ước lượng dòng tiền của dự án cần lưu ý phân tích xem cái gì có liên quan, cái gì không liên quan, hay nói các khác đi yếu tố nào được tính và yếu tố nào không được tính vào dòng tiền (đó là kỹ thuật ước lượng dòng tiền)
Trang 261 1.2.1 Kỹ thuật ước lượng dòng tiền dự án
Sử dụng dòng tiền thay vì lợi nhuận kế toán: Trong phân tích tài chính dự án, chúng ta sử dụng dòng tiền chứ không sử dụng lợi nhuận như là
cơ sở để đánh giá dự án Vì lợi nhuận không phản ánh chính xác thời điểm thu
và chi tiền của dự án, vì vậy không phản ánh một cách chính xác tổng lợi ích của dự án theo thời giá tiền tệ Lợi nhuận kế toán chỉ là một trong những yếu
tố dựa vào đó để ước lượng dòng tiền
Chỉ xét đến dòng tiền tăng thêm: Việc trong phân tích tài chính dự
án, chúng ta sử dụng dòng tiền chứ không phải dụng lợi nhuận kế toán là chưa
đủ mà chúng ta phải xem xét dòng tiền nào đích thực là chi phí và lợi ích của
dự án Cần lưu ý không có dự án vẫn có dòng tiền của công ty Do đó, khi xém xét dự án chúng ta chỉ xem xét sự khác biệt giữa dòng tiền của công ty khi có dự án và khi không có dự án Nói khác đi, trong phân tích dự án chúng
ta chỉ chú ý đến dòng tiền tăng thêm, tức chỉ xem xét chênh lệch giữa dòng tiền khi có và khi không có dự án Nói chung dòng tiền tăng thêm sẽ gồm có hai phần: chi phí tăng thêm (thể hiện ở dòng tiền ra) và lợi ích tăng thêm ( thể hiện ở dòng tiền vào) Nếu hiện giá lợi ích tăng thêm lớn hơn hiện giá chi phí tăng thêm thì dự án đáng được chấp nhận
Chú ý xử lý đúng các yếu tố liên quan khi ước lượng dòng tiền:
Ước lượng dòng tiền của dự án là việc rất phức tạp vì nhiều lẽ Thứ nhất, ước
lượng dòng tiền có nghĩa là nói về tương lai chuyện gì sẽ xảy ra và ảnh hưởng thế nào đến lợi ích và chi phí của dự án và hẳn nhiên nói về tương lai bao giờ
cũng khó ! Thứ hai, có quá nhiều yếu tố phát sinh và ảnh hưởng đến thu nhập
và chi phí khi thực hiện dự án làm cho việc ước lượng dòng tiền trở nên phức tạp và khó chính xác Về lý thuyết cũng như thực hành, khi ước lượng dòng tiền của dự án chúng ta cần chú ý đến những yếu tố quan trọng và thường phát sinh sau đây có ảnh hưởng đến dòng tiền dự án:
Trang 27- Chi phí cơ hội: Là những khoản thu nhập mà công ty phải mất đi do
sử dụng nguồn lực của công ty vào dự án Chi phí cơ hội không phải là một khoản thực chi nhưng vẫn được tính vào vì đó là một khoản thu nhập mà công
ty phải mất đi khi thực hiện dự án
- Chi phí chìm (sunk cost): Là những chi phí đã phát sinh trước khi có
quyết định thực hiện dự án Vì vậy, dù dự án có được thực hiện hay không thì chi phí này cũng đã xảy ra rồi Do đó, chi phí chìm không được tính vào dòng tiền dự án
- Chi phí lịch sử: Là chi phí cho những tài sản sẵn có của công ty, được
sử dụng cho dự án Chi phí này có được tính vào dòng tiền của dự án hay không là tùy theo chi phí cơ hội của tài sản, nếu chi phí cơ hội của tài sản bằng không thì không tính, nhưng nếu tài sản có chi phí cơ hội thì sẽ được tính vào dòng tiền của dự án như trường hợp chi phí cơ hội
- Vốn lưu động: Vốn lưu động là nhu cầu vốn dự án cần phải chi để tài
trợ cho nhu cầu tồn quỹ tiền mặt, các khoản thu, tồn kho sau khi trừ đi các khoản bù đắp từ các khoản phải trả Phần thay đổi vốn lưu động qua các nămđược tính vào dòng tiền của dự án Nếu vốn lưu động tăng lên thì tính cho dòng tiền ra, nếu vốn lưu động giảm xuống thì tính cho dòng tiền vào
Nhu cầu vốn lưu động = Tồn quỹ tiền mặt + Khoản phải
thu + Tồn kho – Khoản phải trả
Khi nhu cầu vốn lưu động tăng thì dự án cần một khoản chi tăng thêm, ngược lại khi nhu cầu vốn lưu động giảm xuống, dự án sẽ có một khoản tiền thu về:
∆ Nhu cầu vốn lưu động = ∆ Tiền mặt + ∆ Khoản phải thu +
∆ Tồn kho - ∆ Khoản phải trả
- Thuế thu nhập công ty: Thuế thu nhập công ty là một dòng tiền ra của
dự án, được xác định dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của dự án Thuế thu
Trang 28nhập công ty chịu sự tác động bởi phương pháp tính khấu hao và chính sách vay nợ của dự án, khấu hao và lãi vay sẽ tạo ra cho dự án một lá chắn thuế và làm giảm thuế phải nộp
- Các chi phí gián tiếp: Khi dự án được thực hiện có thể làm tăng chi
phí gián tiếp của công ty, vì vậy chi phí gián tiếp tăng thêm này cũng phải được tính toán xác định để đưa vào dòng tiền của dự án
Lưu ý trong trường hợp xem xét dự án của một công ty đang hoạt động thì lợi ích và chi phí của dự án đều được xác định trên cơ sở lợi ích và chi phí tăng thêm trong trường hợp có dự án so với trường hợp không có dự
án
Chú ý xử lý đúng vấn đề lạm phát: Lạm phát cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của một dự án Vì vậy, khi ước lượng dòng tiền dự án cần ước lượng tỷ lệ lạm phát kỳ vọng vì lạm phát cao có thể làm cho lợi ích mang lại
từ dự án trong tương lai không đủ bù đắp cho khoản đầu tư hôm nay Lạm phát sẽ làm tăng chi phí thực tế và thu nhập thực tế của dự án và đồng thời cũng làm tăng chi phí cơ hội của vốn
Không tính chi phí lãi vay và dòng tiền từ hoạt động tài trợ: Dự án
có thể được thực hiện một phần vốn chủ sở hữu, một phần từ vốn vay Tuy nhiên, khi ước lượng dòng tiền của dự án, chúng ta không đưa khoản vay hay trả nợ gốc và lãi vào dòng tiền dự án, vì chi phí của các khoản này đã được tính đến trong tỷ suất lợi nhuận yêu cầu sử dụng làm suất chiết khấu khi xem xét dự án Ngoài ra, việc tách biệt quyết định tài trợ ra khỏi quyết định đầu tư còn nhằm hiểu rõ thêm tính khả thi về tài chính của bản thân dự án, tức là dự
án có sinh lợi và đáng để đầu tư hay không là do bản thân của dòng tiền sinh
ra từ nội bộ dự án, chứ không phải do tác động của dòng tiền từ nguồn tài trợ bên ngoài
Trang 29Đứng trên những quan điểm đánh giá dự án khác nhau thì cách xử lý những khoản mục ngân lưu sẽ khác nhau và do đó giá trị ngân lưu cũng khác nhau Tùy theo mục tiêu đánh giá và ra quyết định liên quan đến nhu cầu đầu
tư và hoạt động của dự án mà chúng ta lựa chọn quan điểm xây dựng ngân lưu phù hợp Việc xây dựng ngân lưu dự án theo nhiều quan điểm khác nhau còn nhằm xem xét khả năng thỏa mãn cùng lúc các kì vọng của các bên có liên quan đối với dự án và tìm kiếm sự ủng hộ của họ nhằm thúc đẩy cho sự thành công của dự án trong tương lai
Bảng 1.1: Ngân lưu tóm tắt theo các quan điểm đầu tư
(TIPV)
Chủ sở hữu (EPV)
Kinh tế (Economic)
Ngân sách (Budget)
Tùy theo mức độ phức tạp của dự án, chúng ta có thể sử dụng hai phương pháp ước lượng dòng tiền: trực tiếp hoặc gián tiếp Phương pháp trực tiếp ước lượng dòng tiền căn cứ trực tiếp vào dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án Phương pháp gián tiếp ước lượng dòng tiền dựa vào lợi nhuận hoạt động của dự án
- Theo phương pháp trực tiếp, dòng tiền ròng hoạt động bằng dòng tiền vào tạo ra từ các hoạt động của dự án trừ đi dòng tiền ra cho hoạt động dự án
Trang 30- Theo phương pháp gián tiếp, dòng tiền ròng hoạt động bằng lợi nhuận sau thuế cộng với khấu hao, trừ chi đầu tư cho dự án và cộng hoặc trừ thay đổi nhu cầu vốn lưu động
Sau khi xác định được dòng tiền ròng của dự án chúng ta có thể sử dụng dòng tiền ròng này cùng với suất chiết khấu nhất định để xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
1.2.3 Các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án đầu tư
Chỉ tiêu nói chung là những thước đo, dùng để đánh giá một hiện trạng nào đó, là công cụ để phân tích định lượng Cũng như để phân tích hiệu quả
sử dụng vốn cần phải tính số vòng quay vốn, đánh giá (thẩm định) một dự án đầu tư người ta cũng phải dùng đến các chỉ tiêu cụ thể
Mỗi chỉ tiêu đều hữu ích, đều giúp ta những góc nhìn khác nhau về hiệu quả dự án Nói cách khác, có thể sử dụng tất cả các chỉ tiêu vào trong cùng một dự án Tuy nhiên, trong một số trường hợp phải so sánh các dự án có tính loại trừ nhau (thực hiện dự án này thì bỏ qua dự án kia), giữa các chỉ tiêu sẽ
có những mâu thuẫn, thậm chí trái ngược nhau Một số trường hợp khác, có những chỉ tiêu không thể nào áp dụng được!
Một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến việc ra quyết định đầu tư là suất chiết khấu của dự án Tất cả các chỉ tiêu đánh giá dự án, ngoại trừ chỉ tiêu thời gian hoàn vốn không chiết khấu, đều có liên quan và cần đến suất chiết khấu
Suất chiết khấu chính là chi phí cơ hội của vốn đầu tư, là cái giá mà công ty phải trả khi đầu tư vào dự án Suất chiết khấu chính là chi phí sử dụng vốn được xác định trên thị trường vốn và phụ thuộc vào rủi ro của dự án Một
dự án có thể được đầu tư bằng nhiều bộ phận vốn khác nhau, có tỷ trọng và
chi phí khác nhau
Quan điểm Tổng đầu tƣ:
Trang 31Nhà cho vay thẩm định dự án dựa trên dòng ngân lưu của tổng vốn đầu
tư, tức xem xét tới tổng dòng ngân lưu chi cho dự án (kể cả phần đóng thuế)
và tổng dòng ngân lưu thu về (kể cả phần trợ cấp, trợ giá) Quan điểm nhà cho vay còn được gọi là quan điểm tổng đầu tư Theo đó, các ngân hàng cho vay
sẽ xác định được tính khả thi về mặt tài chính của dự án, nhu cầu cần vay vốn cũng như khả năng trả nợ gốc và lãi vay của dự án Mục đích xem xét dự án là nhằm đánh giá sự an toàn của số vốn cho vay Nhưng tại sao nhà cho vay lại chỉ cần quan tâm đến dòng ngân lưu của tổng đầu tư? Đơn giản vì nhà cho vay được ưu tiên nhận trước dòng thu của dự án mà không có nghĩa vụ phải
“chia sẻ” với chủ sở hữu Ngay cả khi dự án gặp rủi ro thị trường , tổng dòng thu của dự án chỉ vừa bằng với số tiền cần trả (nợ gốc và lãi vay), nhà cho vay vẫn thu đủ phần mình, mọi rủi ro “dồn hết” lên vai chủ sở hữu
Suất chiết khấu sử dụng để tính NPV theo quan điểm nhà cho vay là chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC), vì tổng dòng ngân lưu bao gồm hai nguồn vốn : nợ vay và vốn chủ sở hữu
Suất chiết khấu được lựa chọn thường căn cứ vào :
- Chi phí cơ hội của vốn
- Tỷ lệ lạm phát
- Tỷ lệ rủi ro của các dự án Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền (WACC) sẽ được tính theo công thức như sau :
WACC = E% x re + D% x rd (1-T)
Trong đó:
- D% = D/(D+E) và E% = E/(D+E)
- E là vốn chủ sở hữu trong tổng vốn dầu tư
- D là vốn vay trong tổng vốn đầu tư
- re là suất sinh lời đòi hỏi của chủ đầu tư
Trang 32- rd là lãi suất vay vốn
- T - thuế thu nhập DN
Quan điểm chủ sở hữu:
Quan điểm chủ đầu tư, còn gọi là quan điểm chủ sở hữu hay quan điểm
cổ đông, mục đích nhằm xem xét giá trị thu nhập ròng còn lại của dự án so với những gì họ có được trong trường hợp không thực hiện dự án Khác với quan điểm nhà cho vay, chủ sở hữu khi tính toán dòng ngân lưu phải cộng vốn vay ngân hàng vào dòng ngân lưu vào và trừ khoản trả lãi vay và nợ gốc
ở dòng ngân lưu ra
Nói cách khác, chủ đầu tư (chủ sở hữu) quan tâm đến dòng ngân lưu ròng còn lại cho mình sau khi đã thanh toán nợ vay
Suất chiết khấu sử dụng để tính NPV theo quan điểm chủ sở hữu là chi phí sử dụng vốn (suất sinh lời đòi hỏi) của chủ sở hữu, vì chỉ tính trên dòng ngân lưu của chủ sở hữu Lưu ý là, dòng ngân lưu của chủ sở hữu bằng (=) dòng ngân lưu tổng đầu tư trừ (-) dòng ngân lưu vay và trả nợ
1.2.3.1 Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Giá trị hiện tại ròng được dịch từ nhóm chữ Net Present Value, là một
chỉ tiêu cơ bản đế đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nó thể hiện giá trị tăng thêm mà dự án đem lại cho công ty Giá trị hiện tại ròng của dự án được xác định bằng tổng hiện giá dòng tiền tự do của dự án với suất chiết khấu thích hợp trừ đi chi phí đầu tư ban đầu cho dự án Công thức tính như sau:
0
n1
Trong đó: FCFt là dòng tiền tự do năm t, r là suất chiết khấu của dự
án, n là tuổi thọ của dự án, CF0 là chi phí đầu tư ban đầu cho dự án
Trang 33- Một dự án có NPV>0 có nghĩa là, với suất chiết khấu r xác định, hiện giá của dòng tiền thu nhập từ dự án lớn hơn chi phí đầu tư cho dự án Do
đó, công ty nên chấp nhận đầu tư dự án
- Một dự án có NPV>0 có nghĩa là, với suất chiết khấu r xác định, hiện giá của dòng tiền thu nhập từ dự án bằng với chi phí đầu tư cho dự án
Do đó, dự án tạo ra được cho công ty tỷ suất sinh lợi bằng suất chiết khấu r, cho nên, công ty cũng nên chấp nhận đầu tư dự án
- Một dự án có NPV<0 có nghĩa là, với suất chiết khấu r xác định, hiện giá của dòng tiền thu nhập từ dự án nhỏ hơn chi phí đầu tư cho dự án Do
đó, công ty nên từ chối đầu tư dự án
- Với cùng một suất chiết khấu r, dự án nào có NPV lớn chứng tỏ dự
án đó có hiệu qủa hơn vì nó tạo ra được nhiều giá trị hơn cho công ty Do đó, nếu có hai dự án loại trừ nhau, dự án nào có NPV lớn hơn sẽ được lựa chọn trong khi dự án kia bị từ chối
Sử dụng chỉ tiêu hiện giá ròng để phân tích và đánh giá dự án vừa có
ưu điểm vừa có nhược điểm Cụ thể:
Ưu điểm:
- Có tính đến thời giá của tiền tệ;
- Xem xét toàn bộ dòng tiền dự án;
- Đơn giản và có tính chất cộng: NPV(A+B) = NPV(A) +NPV(B);
- Có thể so sánh giữa các dự án có quy mô khác nhau
Nhược điểm: Việc tính toán xác định chỉ tiêu này phụ thuộc vào suất
chiết khấu, do đó, đòi hỏi phải quyết định suất chiết khấu phù hợp mới áp dụng được tiêu chuẩn này
1.2.3.2 Suất thu lợi nội bộ (IRR)
Suất sinh lợi nội bộ được dịch từ nhóm chữ Internal Rate of Return,
viết tắt là IRR Đó là một suất chiết khấu mà tại đó, làm cho NPV = 0 IRR
Trang 34cũng là một chỉ tiêu phổ biến, chỉ sau NPV, thường đi liền và có mối quan hệ với NPV Để xác định suất sinh lợi nội bộ,IRR, ta thiết lập phương trình:
0
n1
t
FCF
CF IRR
Theo công thức tính IRR, nếu IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn thì ở suất chiết khấu bằng chi phí sử dụng vốn NPV sẽ lớn hơn 0 Hay nói khác đi, tín hiệu IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn cũng đồng nghĩa với tín hiệu NPV>0 Do đó, chúng ta chấp nhận dự án có NPV>0 tức là chấp nhận dự án
có IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn và ngược lại
Chỉ tiêu IRR có những ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm: Chỉ tiêu IRR có tính đến thời giá tiền tệ, có thể tính IRR mà
không cần biết suất chiết khấu và có tính đến toàn bộ dòng tiền dự án kể cả trước và sau dự án hoàn vốn
Nhược điểm: Có thể một dự án có nhiều IRR bởi vì phương trình
NPV=0 có thể có nhiều nghiệm số Khi dòng tiền của dự án đổi dấu nhiều lần,
dự án có khả năng có nhiều IRR, vì vậy không biết chọn IRR nào
1.2.3.4 Tỷ số lợi ích – chi phí (Benefit – Cost Ratio)
Chỉ tiêu chỉ số khả lợi ích trên chi phí là thương số giữa hiện giá dòng ngân lưu vào với hiện giá dòng ngân lưu ra
n n
n n
k CF k
CF k
CF CF
k FCF k
FCF k
FCF C
B
) 1 /(
) 1 /(
) 1 /(
) 1 /(
) 1 /(
) 1 /(
2 1 1
0
2 2
1 1
Trang 35Trong đó CF0 là tổng chi phí đầu tư ban đầu cho dự án, còn FCFn là dòng tiền tự do vào năm t; CFn là dòng tiền ra, k là suất chiết khấu thích hợp
và n là số năm hay vòng đời hoạt động của dự án
Nguyên tắc ra quyết định dựa trên B/C là chấp nhận dự án khi B/C ≥1
và bác bỏ dự án khi B/C < 1 Riêng đối với những dự án loại trừ nhau, chọn
dự án nào có B/C ≥1 và B/Cmax
Ưu điểm: Cho biết hiệu quả của một đồng chi phí bỏ ra trong quá trình
thực hiện kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập tính bình quân cho cả đời dự án
Nhược điểm:
- Chỉ tiêu B/C còn phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu của dự án;
- Do chỉ tiêu này là chỉ tiêu đánh giá tương đối nên có thể loại bỏ những dự án có NPV lớn Bởi vì thông thường dự án có NPV lớn thì B/C nhỏ
Do đó khi đánh giá dự án bằng chỉ tiêu B/C nên kết hợp với chỉ tiêu NPV và các chỉ tiêu khác để lựa chọn đúng dự án Tuy nhiên, chỉ tiêu B/C lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào phương thức tính lợi nhuận và chi phí của người đánh giá Cho nên khi sử dụng chỉ tiêu B/C để lựa chọn dự án, phải biết rõ phương thức tính lợi nhuận và chi phí của người đánh giá dự án về phương diện tài chính
1.2.3.4 Thời gian hoàn vốn của dòng tiền chủ sở hữu
Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để dòng tiền tạo ra từ dự án đủ
bù đắp chi phí đầu tư ban đầu cho dự án Nói khác đi, thời gian hoàn vốn cho biết phải mất bao nhiêu năm để dòng tiền tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi phí đầu tư cho dự án Cơ sở để chấp nhận dự án dựa trên tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn là thời gian hoàn vốn phải thấp hơn hoặc bằng thời gian hoàn vốn yêu cầu hay còn gọi là ngưỡng thời gian hoàn vốn Thời gian hoàn vốn được
Trang 36xác định dựa vào dòng tiền tự do của dự án và có thể chia thành hai loại: Thời gian hoàn vốn không chiết khấu và thời gian hoàn vốn có chiết khấu
- Thời gian hoàn vốn không chiết khấu: Thời gian hoàn vốn không
chiết khấu được xác định một cách đơn giản dựa vào dòng tiền tự do của dự
án mà không tính đến yếu tố thời giá tiền tệ Để áp dụng phương pháp này, trước tiên cần tính số năm hay thời gian hoàn vốn của dự án Công thức tính thời gian hoàn vốn như sau:
NCF n
+ Chấp nhận đầu tư dự án nếu thời gian hoàn vốn nhỏ hơn hoặc bằng thời gian yêu cầu
+ Từ chối đầu tư dự án nếu thời gian hoàn vốn lớn hơn thời gian yêu cầu
Ưu điểm của chỉ tiêu hoàn vốn là đơn giản, nó thể hiện khả năng thanh khoản và rủi ro của dự án, nếu thời gian hoàn vốn ngắn cho thấy tính thanh khoản của dự án càng cao và rủi ro đối với vốn đầu tư của dự án càng thấp Nhược điểm của nó là không xem xét dòng ngân lưu sau thời gian hoàn vốn,
vì vậy sẽ gặp sai lầm khi lựa chọn và xếp hạng dự án theo tiêu chuẩn này Mặt khác, chỉ tiêu hoàn vốn không chiết khấu không quan tâm đến giá trị của tiền theo thời gian Cuối cùng, thời gian hoàn vốn yêu cầu mang tính chủ quan, không có cơ sở nào để xác định
Trang 37- Thời gian hoàn vốn có chiết khấu:
Để khắc phục nhược điểm không quan tâm đến thời giá tiền tệ của chỉ tiêu thời gian hoàn vốn không chiết khấu, người ta có thể sử dụng phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu Thời gian hoàn vốn có chiết khấu được tính toán giống như công thức xác định thời gian hoàn vốn không chiết khấu, nhưng dựa trên dòng ngân lưu có chiết khấu
Do sử dụng dòng tiền chiết khấu nên cần có suất chiết khấu làm cơ sở tính hiện giá của dòng tiền Vì thế, nhà phân tích phải quyết định một tỷ suất lợi nhuận phù hợp để sử dụng làm suất chiết khấu
1.2.3.5 Chỉ tiêu hòa vốn (sản lượng hoặc doanh thu hoà vốn)
Phân tích độ nhạy thì hữu dụng trong việc xác định biến số chính yếu,
và doanh số thì luôn là một trong những biến số chính đó Phân tích hòa vốn thu nhập hoặc dòng tiền tập trung vào mối quan hệ giữa doanh số và khả năng sinh lợi hoặc dòng tiền Điểm hòa vốn NPV mở rộng khả năng phân tích dòng tiền và tập trung vào mối quan hệ giữa doanh số, dòng tiền, tỷ suất sinh lợi đòi hỏi và NPV
Để hiểu về hòa vốn, chúng ta cần nhớ rằng trong dạng phân tích này, mọi chi phí đều được chia thành biến phí hoặc định phí Biến phí là chí phí
mà tổng chi phí sẽ thay đổi cùng với số lượng sản phẩm hoặc là mức biến phí trên một sản phẩm không thay đổi khi sản lượng thay đổi
Điểm hòa vốn thu nhập hoặc điểm hòa vốn dòng tiền là mức doanh số cần thiết để bắt đầu tạo ra lợi nhuận hoặc dòng tiền bắt đầu dương Điểm hòa vốn trong số lượng sản phẩm tiêu thụ (BEPq) là:
BEPq = Định phí / (Giá bán – Biến phí)
Điểm hòa vốn về doanh số (BEP$) là
BEP$ = Định phí /(1- % biến phí/đơn vị sản phẩm)
Trang 38Công thức tính hòa vốn thu nhập và hòa vốn dòng tiền là như nhau, nhưng những con số được đưa vào có thể khác nhau Đặc biệt, định phí kế toán có thể khác định phí tiền mặt Khấu hao được tính là một định phí trong phân tích hòa vốn thu nhập nhưng nó không phải là một khoản tiền chi ra và
vì thế không được tính trong phân tích hòa vốn dòng tiền
1.2.4 Phương pháp tính toán, phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư
Bước 1: Lập các phương án huy động vốn, tính tổng đầu tư:
Các phương án huy động vốn sẽ có các thông số cơ bản như: Tỷ lệ vốn vay trong tổng đầu tư, nguồn vay, lãi suất vay, thời gian ân hạn, thời gian trả
nợ, lịch trình vay, đồng tiền vay, hình thức trả gốc và lãi và các điều kiện cho vay khác Sau khi có các số liệu đó, ta tính tỷ suất chiết khấu của phần vốn chủ sở hữu và tính tỷ suất chiết khấu có tính đến lạm phát sử dụng trong quá trình phân tích hiệu quả tài chính dự án
Dựa vào lịch trình nhu cầu phân bổ vốn đầu tư, ta lập lịch trình vay để đáp ứng nhu cầu phân bổ vốn đó Các phương án và số lượng vay từ các nguồn trong mỗi phương án phải được thể hiện trong lịch trình vay
Lãi vay trong quá trình xây dựng là một thành phần của tổng mức đầu
tư Vì vậy, sau khi có các phương án vay và lịch trình vay ta tính được lãi vay trong quá trình xây dựng và tổng vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư = tổng dự toán xây dựng công trình + lãi vay trong thời gian xây dựng + chi phí khác (dịch vụ tài chính, phát triển dự án, )
Lập bảng kế hoạch vay trả cho từng nguồn: trả gốc, trả lãi trong từng năm từ khi vay vốn đến khi trả hết nợ
Bước 2: Lập bảng chi phí vận hành và khấu hao:
Khi có vay vốn, chi phí vận hành có thêm thành phần trả lãi vận hành Khấu hao không đổi
Bước 3: Tính giá thành sản xuất điện:
Trang 39Mục đích của việc tính giá thành sản xuất điện trong phân tích dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện là để làm cơ sở căn cứ xác định tính hợp lý của giá bán lý thuyết (giá bán giả thiết dùng để hạch toán dòng thu)
Bước 4: Lập bảng dòng tiền chủ sở hữu, tính các chỉ tiêu hiệu quả : Sau khi tính được giá thành, ta có cơ sở của giá bán giả thiết, từ đó hoạch toán dòng thu của dự án nhà máy nhiệt điện Trong phần tính toán này
ta lấy năm 0 là năm bắt đầu bỏ vốn Sau khi tính toán dòng tiền của phần vốn chủ sở hữu, ta tính các chỉ tiêu: IRR, NPV quy về năm đầu bỏ vốn, thời gian hoàn vốn Tiếp đó ta tính các chỉ tiêu: IRR nếu năm 0 là năm đầu vận hành, NPV quy về năm đầu vận hành
Bước 5: Lập bảng cân đối khả năng trả nợ:
Sau khi tính các chỉ tiêu hiệu quả của dự án ta phải cân đối khả năng trả
nợ Nguồn trả nợ là phần trích lợi nhuận và khấu hao Nợ phải trả của từng năm là tổng của trả vốn và lãi hàng năm Cân đối nguồn trả nợ được tính gần đúng bằng tổng phần trả nợ của các năm trừ đi tổng nợ phải trả của các năm
1.2.5 Cơ sở lý luận phân tích rủi ro dự án đầu tư
1.2.5.1 Khái niệm, phân loại rủi ro dự án đầu tư, mục đích phân tích rủi ro
1.2.1.1 Khái niệm rủi ro
Rủi ro là khả năng xảy ra khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả được dự kiến khi lập kế hoạch Về lý thuyết, rủi ro có thể mang tính tích cực (khi kết quả thực tế tốt hơn dự kiến) hay tiêu cực (khi kết quả thực tế không tốt như dự kiến) Thông thường, mặt tiêu cực của rủi ro được các chủ đầu tư quan tâm nhiều hơn và muốn đo lường các rủi ro này Tuy nhiên, rủi ro là một khái niệm khách quan, chỉ có thể đo lường được một cách tương đối, có thể
đo thông qua mức độ tổn thất bằng tiền
Phân biệt khái niệm: rủi ro và sự không chắc chắn (bất định)
Trang 40- Rủi ro: đề cập đến tình trạng, trong đó xác suất có thể xảy ra các sự kiện làm ảnh hưởng đến của một quá trình ra quyết định Ví dụ: tung đồng xu
có hai mặt trong trò chơi sấp ngửa sẽ xảy ra hai sự kiện: mặt hình hoặc mặt
số, với xác suất tương ứng là 0,5 và 0,5
- Sự không chắc chắn (bất định): đề cập tới các tình trạng không thể gắn xác suất với sự xảy ra các sự kiện Sự thật xảy ra các xác suất không được người ra quyết định mà cũng chẳng được một người nào khác nhận biết
Khi lập dự án cần đưa ra các kết quả dự đoán trong tương lai, do vậy báo cáo dự án khả thi sẽ mang tính thuyết phục hơn khi có xem xét đến các yếu tố không chắc chắn (bất định) Để tính toán tác động của bất định, có thể gán một vài thông số khách quan, ví dụ như gán xác suất xảy ra một sự kiện nào đó vào các yếu tố bất định của dự án Lúc này, bài toán bất định sẽ trở thành bài toán rủi ro và có thể dùng phương pháp toán học để giải
2.2.1.1 Phân loại rủi ro trong đầu tư
- Phân loại theo bản chất của rủi ro:
+ Rủi ro tự nhiên: do các yếu tố của môi trường tự nhiên tác động (thiên tai, địch hoạ, )
+ Rủi ro công nghệ: sự cố máy móc, sự xuất hiện công nghệ mới, + Rủi ro do tổ chức: Đình công, tai nạn lao động, biển thủ, lừa đảo, + Rủi ro về kinh tế tài chính vi mô: Mất cân bằng tài chính trong doanh nghiệp, mất uy tín, mất bạn hàng, sụt giảm giá cổ phiếu, sự biến động của chu
kỳ kinh doanh, sự cạnh tranh của mặt hàng mới,
+ Rủi ro về kinh tế tài chính vĩ mô: lạm phát, biến động lãi suất, biến động tỷ giá hối đoái,
+ Rủi ro về chính trị xã hội: khủng hoảng chính trị, chiến tranh, khác biệt phong tục tập quán, sự phân biệt đối xử của các cơ quan công quyền, thay đổi luật pháp,