Nâng cao công tác thẩm định tài chính dự án

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 51)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

3.2.2. Nâng cao công tác thẩm định tài chính dự án

Công tác thẩm định dự án của ngân hàng đối với khách hàng là không thể thiếu được khi thực hiện một khoản vay. Cán bộ tín dụng không chỉ đóng vai trò là người phân tích đánh giá mà còn là người tư vấn dầy dạn kinh nghiệp để có thể đưa ra các lời khuyên hữu ích cho các dự án của khách hàng. Điều đó vừa đem lại lợi ích cho khách hàng vùa đảm bảo an toàn cho đồng vốn tín dụng ngân hàng. Do vậy, trong quy trình cho vay thì việc làm tốt công tác thẩm định tín dụng góp phần rất quan trọng tới chất lượng khoản tín dụng.

Việc thẩm định tín dụng mới chỉ dừng lại ở việc thẩm định tín dụng hiệu quả của dự án đầu tư hay phương án sản suất kinh doanh thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế. Một mảng khác rất quan trọng vẫn chưa được quan tâm đúng mức đó là thẩm định các chỉ tiêu định tính đối với ban giám đốc của doanh nghiệp vay vốn. Các chỉ tiêu thường là: năng lực trình độ, chuyên môn, khả năng quản lý, tổ chức điều hành, khả năng hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, phẩm chất đạo đức, phong uy tín.. của các thành viên trong ban giám đốc của doanh nghiệp. Để có thể đánh giá được chỉ tiêu này cán bộ tín dụng cần phải đi thực tế khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phỏng vấn trực tiếp các thành viên trong ban giám đốc, phỏng vấn các công nhân lao động, các bạn hàng, các đối tác, tìm thêm các nguồn thông tin bổ sung khác qua báo chí, các cảnh báo về việc thực các nhiệp vụ với nhà nước. Về doanh nghiệp từ đó các bộ phận tín dụng rút ra các nhận xét đúng đắn về ban giám đốc doanh nghiệp trở nên rất quan trọng vì nó

Do đó trong thời tới, ngoài việc nâng cao hơn nữa trình độ thẩm định của cán bộ thẩm định tín dụng thông qua việc bồi dưỡng nghiệp vụ, hoc hỏi kinh nghiệp thẩm định trong và ngoài nước. Ngân hàng cần phải dành sự quan tâm chú trọng nhiều hơn đến các chỉ tiêu định lượng và định tính. Sự hiệu quả của đồng vốn phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của Ban Giám đốc doanh nghiệp.

Trong công tác thu nợ thì điều quan trọng là phải có một phương phâp thu nợ khoa học, tránh dập khuôn cứng nhắc. Thông thường sự dập khuôn cứng nhắc gây thiệt hại cho cả hai bên và chỉ có thể giải quyết được bằng cách đưa ra toà án hay phát mại tài sản tín dụng. Khi xảy ra tình trạng thì doanh nghiệp sẽ rơi vào thế ( bi đát) và bế tắc, còn ngân hàng cũng không đảm bảo được việc thu hồi đầy đủ vốn cho vay. Do vậy, việc hợp tác khách hàng nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có lợi cho cả đôi bên. Nhất thiết phải thực hiện tuần tự từ biện pháp kinh tế, sau đó nếu biện pháp kinh tế không đạt kết quả thì mới áp dụng biện pháp phát mại, xử lý tài sản thế chấp hay tuyên bố phá sản doanh nghiệp, khởi kiện đưa ra toà. Đối với các trường hợp sử dụng vay sai mục đích( chủ yếu đối với kinh tế ngoài quốc doanh gây hậu quả nghiêm trọng và có nhiều khả năng không thu hồi được vốn thì ngay cả khi khoản vay chua đến hạn Ngân hàng vẫn có thể kiên quyết thực hiện các biến pháp thu hồi cho vay qua việc phát mại tài sản thế chấp, kê biên tài, khởi kiện ra toà.

Ngoài ra,việc thu hồi nợ nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào sự phù hợp giữa thời hạn cho vay và chu kỳ sản xuất kinh doanh. Sự phù hợp đó thể hiện ở chỗ khi nào thì doanh nghiệp phát sinh doanh thu và đó chính là nguồn trả nợ vay cho ngân hàng. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, nhân viên tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng cần phải có kế hoạch bồi dưỡng cho nghiệp cán bộ, nhân viên tín dụng nhằm đào tạo nên sự đồng bộ trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng đồng thời với các hình thức khen thưởng vật chất xứng đáng với kết quả mà cán bộ tín dụng đem lại

cho ngân hàng, áp dụng việc xử lý nghiêm minh đối với các cán bộ tín dụng không có tinh thần trách nhiệm với công việc để phát sinh thêm nhiều nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w