Những hạn chế và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 44)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân:

2.3.2.1. Những hạn chế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngân hàng còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục như sau:

Một là, việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ cho vay có lúc bị bỏ qua, nhất là trong khâu thẩm định tín dụng. Trong tín dụng ngắn hạn, thời gian và thời cơ kinh doanh là một yếu tố quan trọng đối với cả doanh nghiệp và Ngân hàng do vậy cán bộ tín dụng đôi khi bỏ qua một số bước trong phân tích tín dụng, dẫn đến tiềm ẩn các rủi ro cho Ngân hàng.

Hai là, tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn và tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn năm 2010 tuy ở mức thấp nhưng vẫn tăng so với năm 2009, do vậy ngân hàng cần có biện pháp kiểm soát và xử lý kịp thời.

Ba là, tốc độ tăng của nợ quá hạn ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ tín dụng ngắn hạn, điều này chứng tỏ có sự hạn chế trong công tác quản lý tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cần lưu tâm.

2.3.2.2. Nguyên nhân những hạn chế.

a. Nguyên nhân khách quan.

- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng: Hiện nay có rất nhiều Ngân hàng Thương mại Cổ phần mới thành lập và Ngân hàng 100% vốn nước ngoài xuất hiện tại Việt Nam tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ nhằm lôi kéo thu hút khách hàng.

- Môi trường pháp lý không thuận lợi: Hệ thống văn bản pháp lý chưa chặt chẽ và đồng bộ, nhiều khi còn quá chồng chéo và mâu thuẫn khiến cho việc thực hiện là rất khó khăn. Môi trường pháp luật tuy có nhiều cải đổi nhưng vẫn tạo nhiều khe hở cho khách hàng dẫn đến việc thu nợ gặp nhiều khó khăn.

- Môi trường thông tin, trong đó tính minh bạch, chính xác, rõ ràng của các thông tin và độ tin cậy của nguồn thông tin còn rất nhiều hạn chế. Việc tìm kiếm thông tin cực kỳ khó khăn và tình trạng thông tin không cân xứng vẫn là một tồn tại chưa thể khắc phục được.

- Môi trường kinh tế biến động khó lường, nhất là từ tháng 9 năm 2010, chỉ số CPI đã bắt đầu tăng cao và kéo dài suốt quý IV/2010 làm lạm phát cả năm tăng lên tới mức 11,75%, giá xăng dầu, giá điện tăng và hệ quả tất yếu là giá cả của tất cả các hàng hóa, dịch vụ đều tăng dẫn đến những ảnh hưởng xấu

nghiệp và do đó ảnh hưởng rất lớn đến các khoản tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung, của ngân hàng BIDV nói riêng.

b. Nguyên nhân từ phía khách hàng.

- Do hạn chế về vốn: Để tiến hành bất kỳ hoạt động gì thì việc đầu tiên là cần phải có vốn. Tuy nhiên vốn tài trợ cho các dự án đầu tư lại chủ yếu là vốn vay ngân hàng. Mặt khác khách hàng của ngân hàng phần lớn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính còn yếu khi thua lỗ không có Nhà nước bảo hộ nên vấn đề vốn còn phụ thuộc lớn vào ngân hàng, mà khả năng quản lý vốn lại chưa tốt nên rất dễ dẫn tới rủi ro.

- Năng lực quản lý còn nhiều hạn chế: Phần lớn các chủ doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa được học qua các lớp đào tạo về quản lý kinh doanh, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm của người lãnh đạo. Vì vây, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường thiếu chủ động và sáng tạo. Với những doanh nghiệp nào mà năng lực quản lý vốn, quản lý nhân sự… không tốt thì rất dễ bị loại bỏ. Và nếu ngân hàng không thẩm định một cách kỹ càng thì rủi ro cho ngân hàng là điều không thể tránh khỏi.

- Việc thực hiện công tác hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp còn thiếu nghiêm túc, các số liệu trong báo cáo tài chính chưa chính xác và không đáng tin cậy đã gây khó khăn cho công tác thẩm định của ngân hàng.

- Hạn chế trong khả năng lập dự án kinh doanh có hiệu quả, có tính thuyết phục với ngân hàng do chưa có kinh nghiệm trong việc lập dự án, phương án sản xuất kinh doanh và trình độ, năng lực còn yếu kém nên các dự án, phương án do doanh nghiệp lập và đưa ra thường không đầy đủ, rõ ràng và thiếu tính chính xác về các yếu tố cấu thành chi phí, tính thị trường của các dự án kinh doanh… nên làm mất nhiều thời gian để bổ sung, phê duyệt dự án, gây ảnh hưởng đến công tác thẩm định, kiểm tra và đưa ra quyết định của ngân hàng.

- Một vài doanh nghiệp trước đây hoạt động tốt, nay có biểu hiện suy giảm, do vậy quan hệ tín dụng bị hạn chế, nhất là tín dụng ngắn hạn.

- Rủi ro đạo đức từ phía khách hàng: Thái độ trả nợ của khách hàng đôi khi là không tích cực. Có nhiều doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng song không tích cực trả nợ, có thái độ chần chừ không trung thực trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân hàng gây cản trở và thiệt hại đối với hoạt động của Ngân hàng.

c. Nguyên nhân từ phía ngân hàng.

- Công tác thẩm định giá trị tài sản bảo đảm và thẩm định khách hàng còn chưa tốt gây phát sinh các khoản nợ khó đòi, và việc thu hồi và xử lý bằng tài sản bảo đảm còn chậm chạp, gặp nhiều khó khăn.

- Tình trạng thiếu thông tin xảy ra do năng lực của cán bộ tín dụng hạn chế, hoặc do việc thu thập thông tin khó khăn dẫn đến tình trạng thông tin không cân xứng, cán bộ tín dụng không nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên rủi ro gặp phải là rất lớn

- Ngân hàng đã chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo góp phần nâng cao chất lượng cán bộ nhưng một bộ phận cán bộ chưa phát huy hết năng lực, nhiều lúc còn thụ động trong công việc.

- Công tác kiểm tra kiểm soát còn chưa tốt. Cho vay là một hoạt động có nhiều rủi ro. Công tác kiểm tra , kiểm soát là rất quan trọng đối với hoạt động này. Thực hiện tốt công tác này không chỉ giúp sớm nhận ra các sai sót và xử lý kịp thời, hạn chế bớt tổn thất cho cả Ngân hàng và khách hàng mà còn có ý nghĩa dự báo, ngăn ngừa tổn thất nâng cao chất lượng tín dụng. Thời gian qua, công tác kiểm tra, kiểm soát còn chưa tốt, còn có những khoản vay xấu mà không được phát hiện kịp thời, để rơi vào tình trạng nợ quá hạn nợ khó đòi.

- Công tác dự báo còn hạn chế cộng với sự điều hành của cấp trên nhiều lúc còn “giật cục” nên trong điều hành tại chi nhánh nhiều thời điểm còn lúng túng.

cứu thực trạng, khái quát hoạt động kinh doanh và đi sâu phân tích chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Từ đó thấy được những kết quả mà ngân hàng đã đạt được trong 3 năm qua, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó để ngân hàng kịp thời có những giải pháp khắc phục.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w