7. Bố cục của luận văn:
2.2.2 Kế hoạch vận hành và chi phí hàng năm:
2 Var X E X E X E X E X
Phương sai là 1 số đo cho biết kết quả mà ta thu được sai khác với giá trị mong đợi như thế nào.
Độ lệch chuẩn (Standard deviation) của một biến ngẫu nhiên X:
Độ lệch chuẩn của một biến ngẫu nhiên đo lường độ dao động của biến ngẫu nhiên xung quanh giá trị kỳ vọng của nó.
2
Var X E X
Nói lên giá trị kết quả mà ta thu được sai khác với giá trị trung bình là bao nhiêu.
1.2.5.4 Một số phân bố xác suất, đặc trưng hình học và cách chọn phân bố xác suất cho một biến ngẫu nhiên
STT Tên phân bố Công thức
1 Phân bố chuẩn (Normal distribution) 2 2 2 2 1 x e x f
2 Phân bố tam giác
(triangular distribution) khac voi 0 max x voi max max x min voi min min x likeliest likeliest x h likeliest likeliest x h x f
3 Phân bố chuẩn lôga (lognormal distribution) log 2 1 x x f
1.2.5.4 Các tiêu chuẩn ra quyết định đầu tư trong môi trường rủi ro.
Tiêu chuẩn tối đa hoá kỳ vọng lợi nhuận (The maximum expected return criterion MECR): Theo tiêu chuẩn này, khi ước lượng được xác suất và dòng tiền của các phương án, ta tính được kỳ vọng tiền tệ và chọn phương án có kỳ vọng tiền tệ cao nhất.
Phương án này có thể được áp dụng nhưng có hạn chế vì nó vẫn chưa phản ánh mức độ rủi ro.
Tiêu chuẩn tối đa hoá lợi ích (Maximum Expected Utility Criterion - MEUC): Để có thể dùng được tiêu chuẩn này thì tất cả các đại lượng được đo lường bằng đơn vị tiền tệ phải đổi sang đơn vị lợi ích của người ra quyết định. Sau đó, ta tính giá trị kỳ vọng của các phương án tương tự như cách tính kỳ vọng tiền tệ và chọn phương án có kỳ vọng lợi ích cao nhất.
Tiêu chuẩn này đã tính đến yếu tố rủi ro trong thái độ của người ra quyết định đối với rủi ro thông qua việc ước lượng giá trị tiền tệ bằng đơn vị lợi ích. Tuy nhiên, nhược điểm của tiêu chuẩn này là rất khó xác định được chính xác mối quan hệ giữa lợi ích và giá trị tiền tệ của người ra quyết định, khó xác định đúng hàm lợi ích của người ra quyết định. Hơn nữa, khi quyết
định là của một tập thể người với thái độ đối với rủi ro khác nhau thì ta khó áp dụng được tiêu chuẩn này.
1.2.5.4 Các quy tắc để phân tích rủi ro khi áp dụng lý thuyết xác suất.
Quy tắc kỳ vọng – phương sai (Mean – Variance rule), còn được gọi là quy tắc E-V. Quy tắc này có thể được định nghĩa như sau: Dự án A sẽ được ưu tiên hơn dự án B nếu thoả mãn một trong 2 điều kiện sau:
- Kỳ vọng lợi nhuận của A lớn hơn hoặc bằng kỳ vọng lợi nhuận của B và phương sai của A nhỏ hơn phương sai của B, hoặc
- Kỳ vọng lợi nhuận của A lớn hơn kỳ vọng lợi nhuận của B và phương sai của A nhỏ hơn hoặc bằng phương sai của B.
Như vậy kỳ vọng được tạo ra như một chỉ số về khả năng sinh lời của dự án và phương sai dùng như một chỉ số về rủi ro của dự án.
Quy tắc kỳ vọng – hệ số CV (Mean – Coefficient of Variation), còn gọi là quy tắc E-C: trong trường hợp kỳ vọng lợi nhuận của A lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) kỳ vọng lợi nhuận của B và phương sai của A lớn hơn (nhỏ hơn) phương sai của B thì ta dùng tiêu chuẩn hệ số CV (Coefficient of Variation) để đo lường rủi ro:
E
CV
Hệ số CV cho biết mức độ rủi ro ứng với một đơn vị lợi nhuận thu được từ dự án.
1.2.4.3. Mô phỏng tính toán Monte Carlo áp dụng phân tích rủi ro
Phương pháp mô phỏng: Là quá trình thiết lập một môi trường và tạo ra các kết qủa tương tự với một môi trường và kết quả của một quá trình thực tế nào đó.
Phương pháp mô phỏng Monte Carlo áp dụng phân tích rủi ro dự án: là phương pháp thiết lập thủ tục và sử dụng các tổ hợp các biến ngẫu nhiên của
các yếu tố rủi ro có phân bố xác suất để xác định phân bố xác suất của các chỉ tiêu hiệu quả.
Mô phỏng Monte Carlo giúp ta xác định được giá trị và phân bố xác suất của các chỉ tiêu hiệu quả dự án.
• Bước 1: Thiết lập mô hình bảng tính • Bước 2: Định nghĩa biến rủi ro
- Xác định phạm vi giá trị cho các biến số được lựa chọn – biến rủi ro - Xác định phân phối xác suất:
+ Phân phối chuẩn (normal) + Phân phối đều (uniform)
+ Phân phối tam giác (triangular) + Phân phối bậc thang (step)
• Bước 3: Định nghĩa biến kết quả
• Bước 4: Xác định số lần chạy mô phỏng
• Bước 5: Chạy mô phỏng mãi cho đến khi quá trình mô phỏng thỏa mãn một tiêu chuẩn dừng
• Bước 6: Phân tích các kết quả mô phỏng • Bước 7: In ấn các báo cáo
Mô phỏng Monte Carlo có những ưu điểm và khuyết điểm sau: Ưu điểm:
- Cung cấp kết quả trong điều kiện xác suất. - Xem xét những nguồn rủi ro khác nhau. - Có thể mô hình các chuỗi quyết định Nhược điểm:
- Đòi hỏi nhiều chi phí và thời gian - Phải có xác suất của các biến đầu vào
- Phụ thuộc vào mô hình mô phỏng mà nó không dễ hiểu đối với việc ra quyết định của nhà quản trị.
Thủ tục tính toán
Các yếu tố rủi ro và phân bố xác suất Các yếu tố phi rủi ro
Chọn một tổ hợp: 1 giá trị từ mỗi yếu tố
Lưu kết quả
Hết số lần lặp
Tìm phân bố xác suất và vẽ biểu đồ Sai
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 2
2.1 Giới thiệu tổng quan dự án nhà máy thủy điện Đồng Nai 2
2.1.1 Chủ đầu tư dự án
Công ty Cổ phần thủy điện Trung Nam.
- Địa chỉ trụ sở chính: Thôn 3, xã Tân Thượng, Huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
- Ngành nghề kinh doanh: Đầu tư xây dựng các dự án thủy điện. Sản xuất và kinh doanh điện. Nhận thầu xây lắp các công trình thủy lợi, thủy điện, công trình đường dây, trạm biến thế, các công trình xây dựng dân dụng, xây dựng giao thông. Khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng. Kinh doanh, sản xuất, chế biến và nuôi trồng thủy sản. kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái.
2.1.2 Giới thiệu khái quát về dự án
- Loại hình dự án: đầu tư trực tiếp.
- Địa điểm đầu tư: công trình đầu mối thuộc xã Tân Thượng – huyện Di Linh, phạm vi của dự án ảnh hưởng đến 8 xã thuộc 2 huyện Di Linh và Lâm Hà - tỉnh Lâm Đồng.
- Thời gian xây dựng: 03 năm.
- Đời sống của dự án là : 40 năm (kể từ khi đi vào hoạt động)
- Hình thức đầu tư: Xây dựng mới Nhà máy Thuỷ điện theo hình thức BOO.
- Sản phẩm của dự án: Năng lượng điện.
2.1.3 Mục tiêu đầu tư
Công trình Nhà máy thủy điện Đồng Nai 2 xây dựng với mục tiêu khai thác tiềm năng thủy điện tại khu vực thượng lưu sông Đồng Nai, cấp điện lên lưới điện Quốc gia, nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải điện ngày càng tăng, đồng thời kết hợp với việc tận dụng tổng hợp tài nguyên nước như điều tiết lượng nước nhà máy điện hạ lưu, hạ thấp mực nước lũ tại hạ lưu, giúp cải thiện môi
trường tự nhiên và môi trường sinh thái trong khu vực ; góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực, đáp ứng nhu cầu điện cho người sử dụng...
2.1.4 Quy mô, công suất của dự án
Bảng 2.1. Các thông số thiết kế chính
STT Nội dung Đơn vị Thông số
1 Mực nước dâng bình thường m 690
2 Mực nước chết m 675
3 Công suất lắp máy Nlm 75
4 Điện lượng trung bình năm 106 Kwh 370
5 Số giờ sử dụng công suất lắp máy Giờ 4750
(Nguồn : Báo cáo bổ sung công trình nhà máy thủy điện Đồng Nai 2)
Bảng 2.2 Số liệu phân tích
STT Thông số Cách tính Giá trị
1 Tỷ lệ điện thương phẩm tại thanh cái % điện sản xuất 99.25%
2 Chi phí vận hành và bảo dưỡng (O&M) %(Gxl + Gtb) 0.5
3 Thuế tài nguyên % doanh thu bán điện 2%
4 Khấu hao Năm
5 Thuế TNDN (15 năm đầu chịu thuế 10%. Trong đó : miễn giảm 4 năm đầu từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% cho 9 năm tiếp theo)
% thu nhập
6 Giá bán điện đồng/kwh 861
7 Đời sống kinh tế dự án Năm 40
8 Thời gian xây dựng Năm 3
2.1.5 Tình hình kinh tế - xã hội khu vực đầu tư dự án
Dự án thủy điện Đồng Nai 2 được xây dựng trên địa bàn 8 xã thuộc hai huyện Di Linh và Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng. Tình hình kinh tế - xã hội tại địa bàn rất khó khăn, thu ngân sách hàng năm thấp và chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp. Dân số bị ảnh hưởng từ dự án là 3,201 người gồm 4 dân tộc : Kinh, Hoa, K’ho và dân tộc thiểu số khác. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động tại địa phương, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển và đóng góp đáng kể vào thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.
2.2 Phân tích kinh tế tổng đầu tƣ
2.2.1 Tổng hợp dự toán vốn đầu tư và kế hoạch phân bổ vốn vay
Cơ sở để dự tính tổng mức đầu tư dựa vào các văn bản quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Cụ thể Tổng mức đầu tư được lập theo nội dung trong Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ; Cơ cấu tổng mức đầu tư lập theo hướng dẫn của Thông thư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng.
Bảng 2.3. Tổng mức đầu tƣ dự án Đơn vị tính: Triệu đồng
Hạng mục đầu tƣ Giá trị trƣớc thuế Thuế VAT Giá trị sau thuế - Chi phí xây dựng 852.989 85.299 938.288 - Chi phí thiết bị 354.787 9.941 364.728 - Chi phí quản lý dự án 12.875 - 12.875 - Chi phí tư vấn 77.801 7.581 85.382 - Chi phí khác 15.069 832 15.902
- Lãi vay thời gian XDCB 106.471 - 106.471 - Chi phí đền bù, tái định cư 266.681 - 266.681
- Dự phòng 146.160 11.534 157.694
Tổng mức vốn đầu tƣ 1.832.833 115.188 1.948.021
Bảng 2.4. Tiến độ thực hiện đầu tƣ dự án Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản mục Tổng số Tiến độ thực hiện đầu tƣ dự án
Năm 1 Năm 2 Năm 3
- Chi phí xây dựng 852.989 129.333 398.890 324.766 - Chi phí thiết bị 354.787 119.310 149.726 85.751 - Chi phí quản lý dự án, tư vấn,
chi phí khác
105.745 70.173 23.640 11.932
- Chi phí đền bù, tái định cư 266.681 210.855 55.826 - - Dự phòng 146.160 35.476 63.677 47.007 - Lãi vay thời gian XDCB 106.471 7.757 33.948 64.766
Tổng mức đầu tƣ 1.832.833 572.904 725.708 534.221
(Nguồn : Báo cáo bổ sung công trình nhà máy thủy điện Đồng Nai 2)
Bảng 2.5. Tiến độ đầu tƣ dự án theo nguồn vốn Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản mục Tổng số Tiến độ thực hiện đầu tƣ dự án
Năm 1 Năm 2 Năm 3
Nguồn vốn tự có 531.298 170.540 211.848 148.910 Nguồn vốn vay NH ĐTPT 385.118 115.912 151.005 118.201 Vốn vay NH TMCP ĐTPT 916.417 286.452 362.854 267.111
Tổng mức đầu tƣ 1.832.833 572.904 725.707 534.222
(Nguồn : Báo cáo bổ sung công trình nhà máy thủy điện Đồng Nai 2)
2.2.2 Kế hoạch vận hành và chi phí hàng năm
Bảng 2.6. Kế hoạch vận hành Năm Công suất thiết kế (MW) Công suất khả dụng (MW) Số giờ vận hành công suất đặt (h) Điện năng sản xuất (106kWh) Điện năng tự dùng và tổn thất (106kWh) Điện năng thƣơng phẩm (106kWh) 4 75 75 4.750 370 2,775 367,225 5 75 75 4.750 370 2,775 367,225 6 75 75 4.750 370 2,775 367,225 ... ... ... ... ... ... ... 42 75 75 4.750 370 2,775 367,225 43 75 75 4.750 370 2,775 367,225
- Số giờ vận hành công suất đặt được tính bình quân số giờ vận hành của nhà máy thủy điện có công suất > 30MW được quy định tại Quyết định Số 2014/QĐ-BCN ngày 13/6/2007 của Bộ Công nghiệp về Ban hành Quy định tạm thời nội dung tính toán phân tích kinh tế, tài chính đầu tư và khung giá mua bán điện các dự án nguồn điện. Theo đó số giờ vận hành thấp nhất là 4.000 giờ và cao nhất là 5.500 giờ. Chủ đầu tư tính số giờ vận hành bình quân theo quy định.
- Điện năng tự dùng cho nhà máy và hao tổn tham khảo các thông số của những nhà máy thủy điện tương tự, theo tính toán là 0,75% điện năng sản xuất.
Bảng 2.7. Chi phí hàng năm (không kể khấu hao và lãi vay)
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chi phí O&M (chi phí vận hành và bảo dƣỡng) Thuế tài nguyên 2% Tiền thuê đất Chi trả tiền dịch vụ môi trƣờng rừng (20 đ/Kwh) Chi phí hàng năm 4 6.039 6.324 362 7.345 19.707 5 6.039 6.324 362 7.345 19.707 6 6.039 6.324 362 7.345 19.707 ... ... ... ... ... 42 6.039 6.324 362 7.345 19.707 43 6.039 6.324 362 7.345 19.707
- Theo quy định tại Quyết định số 2014/QĐ-BCN ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, chi phí O&M (chi phí vận hành và bảo dưỡng) được tính trên cơ sở thực tế của 2 thành phần cố định và biến đổi hoặc có thể tính theo % vốn đầu tư (giá trị vốn đầu tư ở đây là tổng giá trị vốn xây lắp + thiết bị). Đối với Nhà máy thuỷ điện có công suất lắp máy > 30MW được tính từ 0,5%-1% vốn đầu tư. Chủ đầu tư tính
theo tỷ lệ 0,5% vốn đầu tư là 6.039 triệu đồng = (531.298 + 385.118) x 0,5%
- Thuế tài nguyên: áp dụng tính thuế suất 2% theo quy định tại Thông tư số 45/2009/TT-BTC ngày 11/3/2009 của Bộ Tài chính và Nghị định số 05/2009/NĐ-CP ngày 19/01/2009 của Chính phủ, đơn giá tính thuế là 861 đồng/kwh (lấy theo giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng). Như vậy, thuế tài nguyên hàng năm là: 2% x 861 đồng/Kwh x (367,225 x 106
Kwh) = 6.324 triệu đồng/năm.
- Chủ đầu tư chưa tính vào chi phí hàng năm đối với chi phí chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với tỉnh Lâm Đồng và Sơn La và Nghị định số 99/2010/QĐ-TTg ngày 24/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Theo đó, mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng với các cơ sở sản xuất thủy điện là 20 đồng/Kwh điện thương phẩm. Như vậy, kể từ năm thứ 4, khi dự án đi vào hoạt động và có sản lượng điện thương phẩm thì chi phí tăng: 20 đồng/kwh x (367,225 x 106 Kwh) = 7.345 triệu đồng/năm.
- Tiền thuê đất hàng năm chưa được chủ đầu tư tính vào trong chi phí của dự án. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có diện tích là 315.800 m2 và đất cơ sở sản xuất kinh doanh 90.900 m2.
Căn cứ theo hợp đồng thuê đất thì chi phí hàng năm phải trả tiền thuê đất là 362.298.654 đồng/năm. Cụ thể:
733.700 m2 x 106,92 đồng/m2/năm = 78.447.204 đồng/năm 252.100 m2 x 396 đồng/m2/năm = 99.831.600 đồng/năm 315.800 m2 x 283,5 đồng/m2/năm = 89.529.300 đồng/năm 90.900 m2 x 1.039,5 đồng/m2/năm = 94.490.550 đồng/năm