7. Bố cục của luận văn:
2.2.3 Dòng tiền dự án theo quan điểm tổng đầu tư và các chỉ tiêu hiệu quả:
Bảng 2.8: Tính lãi, lỗ các năm hoạt động của dự án
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Khoản mục 0 Năm 1 … Năm 7 … Năm 11 … Năm 40
1 Doanh thu 316.181 … 316.181 … 316.181 … 316.181
2 Chi phí (trừ khấu hao) 20.069 … 20.069 … 20.069 … 20.069
3 Khấu hao 104.057 … 104.057 … 68.579 … 0
4 Thu nhập trước lãi vay 192.416 … 192.416 … 227.894 … 296.474
5 Lãi vay 103.670 … 51.835 … 17.278 0
6 Lợi nhuận trước thuế 88.746 … 140.581 … 210.616 … 296.474
7 Thuế 0 … 7.029 … 10.531 74.118
8 Lãi ròng 88.385 … 133.209 … 199.742 … 222.084
Bảng 2.9: Dòng tiền của dự án theo quan điểm tổng đầu tƣ đƣợc thể hiện
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Đầu tư Doanh thu Chi phí Dòng tiền ròng
trước thuế Thuế thu nhập Dòng tiền sau thuế
0 -2.202.889(*) 1 316.181 20.069 296.112 0 296.474 … … … … .. … 4 316.181 20.069 296.112 0 296.474 5 316.181 20.069 296.112 6.147 289.965 6 316.181 20.069 296.112 6.579 289.553 7 316.181 20.069 296.112 7.011 289.101 8 316.181 20.069 296.112 7.443 288.669 9 316.181 20.069 296.112 7.875 288.237 10 316.181 20.069 296.112 8.307 287.805 11 316.181 20.069 296.112 10.513 285.599 12 316.181 20.069 296.112 10.945 285.167 13 316.181 20.069 296.112 11.377 284.735 14 316.181 20.069 296.112 22.753 273.358 15 316.181 20.069 296.112 22.753 273.358 16 316.181 20.069 296.112 56.883 239.228 … … … … … … 20 316.181 20.069 296.112 56.883 239.228 21 316.181 20.069 296.112 74.028 222.084 … … …. … …. 40 316.181 20.069 296.112 74.028 222.084
(*) Dòng tiền đầu tư được chiết khấu về năm cuối của giai đoạn đầu tư như sau:
Bảng 2.10: Chiết khấu dòng tiền đầu tƣ về năm cuối giai đoạn đầu tƣ
Đơn vị tính: triệu đồng STT Năm Nội dung 2010 2011 2012 1 2 3
1 Chi phí đầu tư xây dựng (chưa kể lãi
vay trong giai đoạn xây dựng) 565.147 691.760 469.455
2 Hệ số tương lai hoá giá trị tiền tệ
(1+rq)n-t 1,419 1,263 1,124
3 Dòng tiền tương lai hoá -801.886 -873.487 -527.527
4 Cộng dồn dòng tiền tương lai hoá -801.886 -1.675.372 -2.202.899
Dự án được đầu tư từ nguồn vốn tự có (Vốn chủ sở hữu) và nguồn vốn vay của ngân hàng. Để có thể tính toán so sánh được giá trị hiện tại các luồng thu nhập của dự án trước hết cần phải xác định tỷ suất chiết khấu dòng tiền của dự án hay nói cách khác là xác định chi phí sử dụng vốn của dự án. Do dự án sử dụng nhiều nguồn tài trợ khác nhau, các nguồn tài trợ có chi phí sử dụng vốn khác nhau vì vậy lãi suất chiết khấu của dự án được xác định căn cứ vào lãi suất trung bình của các nguồn vốn.
Với vốn chủ sở hữu: Ở đây ta coi toàn bộ vốn tự có của doanh nghiệp như nguồn vốn nội sinh của Công ty. Chi phí sử dụng vốn cho phần vốn này cần phải được xác định sao cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần không bị sụt giảm (nói cách khác là để đảm bảo duy trì giá cổ phần trên thị trường). Dùng phương pháp theo ROE bình quân của các công ty thủy điện trong ngành trong 3 năm gần nhất 2007,2008 và 2009 để tính chi phí vốn chủ sở hữu.
rs = ROE bình quân ngành thủy điện
ROE bình quân ngành thủy điện trong 3 năm gần nhất là 16,76% được tính toán như sau:
Bảng 2.11: Tính lợi suất đòi hỏi của ngành thủy điện
Tên công ty Năm 2007 Năm 2008 Năm2009
CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh - VSH 12,70% 18,00% 17,00% CTCP Thủy điện Thác Mơ - TMP 2,02% 6,00% 21,00% CTCP Thủy điện Thác Bà - TBC 11,30% 22,00% 16,00% CTCP Thủy Điện Cần Đơn - SJD 20,11% 10,00% 27,00% CTCP Thủy điện Ry Ninh II - RHC 22,61% 18,00% 19,00% CTCP Thủy điện Nà Lơi - NLC 24,95% 25,00% 28,00%
CTCP Thủy điện Nậm Mu - HJS 5,34% 12,00% 14,00%
ROE toàn ngành thủy điện 99% 111% 142%
ROE bình quân hàng năm 14,14% 15,86% 20,28%
ROE bình quân ngành trong 3 năm (12,38%+13,88%+17,75%)/3=16,76%
(Nguồn từ: http://www.cophieu68.com)
Xác định WACC theo quan điểm tổng đầu tƣ:
Dựa theo phân tích các vấn đề kinh tế và kinh doanh của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành và Tiến sĩ Đinh Tuấn Minh trong bài viết Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay – một số phân tích và khuyến nghị chính sách được đăng trên trang www.neu.edu.vn. Các nhà kinh tế này đã căn cứ vào dự báo của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) - thuộc Trường Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam đến năm 2025 được xây dựng dựa trên mô hình VIPAG –General equilibrium model for vietnamese economy. Kinh tế vĩ mô Việt Nam sẽ được kỳ vọng ổn định hơn khi chính phủ chuyển sang các chính sách chú trọng tăng trưởng bền vững. Lạm phát sẽ duy trì ở mức thấp dưới 5% từ năm 2012 trở đi và có khả năng chỉ ở mức 2,5% vào năm 2025 (Phụ lục số 07 về kịch bản lý tưởng cho sự phát triên kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn).
Với một dự án có thời gian hoạt động 40 năm, việc dự báo lạm phát là không dễ, vì vậy tác giả lấy tỉ lệ lạm phát tạm tính bình quân trong 40 năm tới theo kịch bản nêu trên là 3% cho suốt thời gian hoạt động của dự án.
Việc tính toán WACC của dự án theo bảng sau:
Bảng 2.12: Tính WACC của dự án Chỉ tiêu Nguồn vốn Tỷ trọng Tỷ suất vốn (lãi vay) Thuế Lãi sau thuế Lạm phát Lãi danh nghĩa WACC Vốn chủ sở hữu 28,99% 16,76% 0,00% 16,76% 3,00% 20,26% 5,87% Vốn vay Ngân hàng ĐTPT 50,00% 6,90% 25,00% 5,18% 3,00% 8,33% 4,17% Vốn vay Ngân hàng TMCP ĐTPT 21,01% 10,50% 25,00% 7,88% 3,00% 11,11% 2,33% Cộng 100,00% 12,37%
Tính các chỉ tiêu hiệu quả bằng Excel với WACC theo quan điểm tổng đầu tư ta được:
NPV: 40.538triệu đồng IRR: 12,624%
B/C: 1,016
Nhận xét, đánh giá công tác thẩm định quan điểm tổng đầu tƣ:
- Trong tính toán các chi phí của dự án, Ngân hàng chưa tính đủ các chi phí như: Chi phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, chi phí thuê đất hàng năm. Các khoản chi phí này được tính toán cụ thể là 7.345 triệu đồng/năm đối với chi trả dịch vụ rừng cho suốt vòng đời của dự án. Chi phí thuê đất hàng năm là 362 triệu đồng/năm.
- Khi tính các chỉ tiêu đánh giá tài chính dự án, chưa tiến hành quy dòng tiền đầu tư hàng năm về năm đầu tiên (hoặc đưa về năm cuối của thời kỳ đầu tư). Tác giả quy dòng tiền đầu tư vào năm cuối kỳ kết thúc đầu tư. Ngân hàng đã xác định dòng tiền ra là chi phí đầu tư ban đầu, không chiết khấu về
năm cuối cùng của thời gian xây dựng. Trong khi đó dòng tiền của các năm đi vào hoạt động thì được chiết khấu về năm đầu khi dự án đị vào hoạt động. Cụ thể: tổng vốn đầu tư là 1.726.362 triệu đồng (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay trong từng năm xây dựng). Việc không thực hiện chiết khấu vốn đầu tư các năm về năm cuối thời gian đầu tư để tính toán các chỉ tiêu tài chính dự án là thiếu chính xác và không có cơ sở khoa học. Nếu tính quy dòng tiền đầu tư hàng năm về năm cuối của thời kỳ đầu tư thì giá trị sẽ là 2.202.899 triệu đồng, chênh lệch dòng tiền sẽ là -476.537 triệu đồng.
- Tỷ suất chiết khấu dự án (WACC) để tính chiết khấu dòng tiền chưa chính xác về phương pháp xác định. Khi tính toán các chỉ tiêu kinh tế, Ngân hàng lấy lãi suất Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư phát triển Việt Nam là 10,5%/năm làm suất sinh lời đòi hỏi của chủ đầu tư. Mặt khác, không loại trừ lá chắn thuế của vốn vay cũng như không xử lý vấn đề lạm phát. Tác giả xác định tỷ suất sinh lời đòi hỏi của chủ đầu tư căn cứ vào ROE trung bình của ngành thủy điện 3 năm gần nhất là 16,76% và tính lá chắn thuế của lãi vốn vay đồng thời xét đến yếu tố lạm phát trong suốt thời gian hoạt động của dự án (theo tính toán thì WACC của dự án là 12,37%).
- Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án được tính toán với WACC = 12,37% cho kết quả NPV = 40.567 triệu đồng >0; IRR = 12,624% > tỷ suất chiết khấu dự án (WACC) và tỉ số B/C=1,016>1. Với kết quả này, dự án có hiệu quả về tài chính và nhà tài trợ xem xét và tài trợ vốn cho dự án.
- Bên cạnh đó, có thể thấy tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn đầu tư chiếm tỉ trọng 28,99%=531.299/(385.118+916.416+351.299) là quá thấp (nếu so với vốn đi vay chỉ chiếm 40,82%). Với tỉ trọng vốn tự có trên tổng vốn đầu tư như trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Do chi phí trả lãi vay hàng năm khá lớn.
Tóm lại, với việc thu thập và dự tính các yếu tố để phân tích tài chính của dự án chư đảm bảo đầy đủ, thiếu chính xác dẫn đến các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính của dự án không có được tin cậy cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn dữ liệu đầu ra của các chỉ tiêu đánh giá dự án. Để việc phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính dự án, cần xác định lại các thông tin một cách tin cậy nhất.