Những tồn tại và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động phân tích tài chính dự án đầu tư nhà máy thủy điện trường hợp Nhà máy thủy điện Đồng Nai 2 Lâm Đồng (Trang 81)

7. Bố cục của luận văn:

2.7.2 Những tồn tại và nguyên nhân:

- Chủ đầu tự đã dự tính thực hiện trả lãi và gốc ngân hàng chưa đúng với thực tế. Hiện nay các ngân hàng đều thực hiện việc thu lãi và gốc với số tiền đều hàng năm. Trong dự án nhà máy thủy điện Đồng Nai 2, chủ đầu tư đã tính toán việc thanh toán chi trả các khoản nợ gốc và lãi vay mang tính chủ quan, không đúng với quy định hiện hành của các Ngân hàng.

- Trong tính toán các chi phí của dự án, Chủ đầu tư chưa tính đủ các chi phí như: Chi phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, chi phí thuê đất hàng năm. Như đã đề cập ở phần đánh giá phân tích dự án theo quan điểm tổng đầu tư thì chủ đầu tư đã tính thiếu các chi phí này với tổng số tiền là 7.707 triệu đồng/năm.

- Việc trích khấu hao trong quá trình lập dự án chưa đảm bảo đúng quy định hiện hành. Theo quy định hiện hành, thời gian khấu hao của máy móc, thiết bị công trình thủy điện là 20 năm, thời gian khấu hao của các chi phí đầu tư khác là 15 năm. Tuy nhiên, chủ đầu tư tính toán cho cả khấu hao máy móc, thiết bị và chi phí đầu tư khác là 15 năm. Việc tính toán không đúng này sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền ròng khi tính các chỉ tiêu tài chính của dự án.

- Tỷ suất chiết khấu để tính chiết khấu dòng tiền chưa phù hợp. Cụ thể, Chủ đầu tư đã tạm tính lợi suất 12% trên vốn chủ sở hữu. Việc sử dụng suất chiết khấu này chưa phù hợp với tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của ngành sản xuất thủy điện những năm liền kề (do Doanh nghiệp đầu tư mới thành lập nên không thể xác định được tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của vốn chủ sở hữu). Nếu so với lợi suất trên vốn chủ sở hữu của các công ty trong ngành điện 3 năm gần nhất thì lợi suất mà Chủ đầu tư tạm tính là thấp hơn so với lợi suất ngành thủy điện (16,76%).

- Việc xác định công suất phát điện của nhà máy thủy điện có công suất >75 Mw của chủ đầu tư là chưa thực tế. Theo thống kê của công suất phát điện thương phẩm của nhà máy Thủy điện Sông Hinh có công suất tương tự

thì sản lượng điện thương phẩm thực tế (năm 2007: 398,547 x106

Kwh; năm 2008: 498,072 x106 Kwh; năm 2009: 470,424 x106 Kwh –nguồn theo Kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty Cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh) cao hơn nhiều so với tính toán, xác định của Chủ đầu tư là 367,23 x106

Kwh/năm. Đặc biệt, đối với trường hợp nhà máy thủy điện Đồng Nai 2, được đầu tư, xây dựng tại nơi thuận lợi về khí hậu, về nguồn nước cung cấp cho thủy điện. Với địa bàn huyện Di Linh, Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng, có lượng mưa khá lớn trong năm, khoảng 6 tháng mùa mưa. Bên cạnh đó, được thừa hưởng, tận dụng nước trung bình năm là 77,1 m3/s, hệ số tận dụng nước của nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3 lên tới 97% (theo phương án thiết kế cơ sở của chủ đầu tư tính toán). Như vậy, việc xác định công suất phát điện thương phẩm chưa phù hợp và thấp so với thực tế sẽ ảnh hưởng lớn đến đánh giá, phân tích hoạt động tài chính của dự án (điều này đã được đề cập trong phân tích tài chính dự án về độ nhạy của sản lượng điện thương phẩm ảnh hưởng đến giá trị NPV, IRR và B/C của dự án).

b. Nguyên nhân:

- Nguyên nhân chủ yếu từ những tồn tại trên, có thể nhận thấy đó là Chủ đầu tư đã thực hiện lập dự án đầu tư nhưng chưa nắm bắt, thu thập đầy đủ các thông tin về thị trường điện Việt Nam nói chung và thủy điện nói riêng.

- Do chưa nắm bắt đầy đủ các quy định của Nhà nước về chế độ khấu hao tài sản cố định và các khoản chi phí phải chi trả khi thực hiện dự án đầu tư công trình thủy điện.

- Chuyên gia thực hiện phân tích tài chính dự án chưa vận dụng tốt các kỹ thuật, cơ sở khoa học về thẩm định tài chính dự án đầu tư.

CHƢƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Nhận xét, đánh giá, kết luận chung

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động phân tích tài chính dự án đầu tư nhà máy thủy điện trường hợp Nhà máy thủy điện Đồng Nai 2 Lâm Đồng (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)