1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khủng hoảng nợ công và tác động của nó đến thị trường tài chính tiền tệ

73 390 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Nghĩa vụ nợ Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước:  Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, phí của Chính phủ đối với các khoản vay về để cânđối ngân sách : Chỉ số này xác định quy mô nợ của Chính

Trang 1

Trang 2

MỤC LỤC 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN 1: NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG 1

I Nợ công: 1

1 Định nghĩa: 1

2 Nguyên nhân nợ công: 1

3 Phân loại nợ công: 2

4 Những tác động của nợ công 3

5 Chỉ tiêu xác định tình trạng nợ công và ngưỡng an toàn nợ công: 4

6 Ngưỡng an toàn của nợ công: 8

II Khủng hoảng nợ công: 9

1 Thế nào là khủng hoảng nợ công? 9

2 Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng khủng hoảng nợ công: 10

3 Tác động của khủng hoảng nợ công đến tài chính tiền tệ: 10

PHẦN 2: KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG & TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Ở 3 NƯỚC ĐIỂN HÌNH LÀ HY LẠP, IRELAND VÀ ITALIA 13

I Nợ công của Hy Lạp và tác động đến tình hình TCTT 13

1 Thực trạng nợ công Hy Lạp 13

2 Nguyên nhân khủng hoảng nợ công Hy Lạp 17

3 Tác động của nợ công đến tình hình tài chính tiền tệ: 22

II Khủng hoảng nợ công Ireland và tác động đến tình hình TCTT: 29

1 Thực trạng khủng hoảng nợ công Ireland: 29

2 Nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công: 30

3 Tác động của nợ công đến tình hình tài chính tiền tệ: 31

III Khủng hoảng nợ công Ý và tác động đến tình hình TCTT: 36

1 Thực trạng khủng hoảng nợ công Ý: 36

2 Nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công: 39

3 Tác động của nợ công đến tình hình tài chính tiền tệ: 41

III Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quản lý nợ công: 45

PHẦN 3: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP 49

I Thực trạng nợ công Việt Nam 49

II Các giải pháp để Việt Nam không rơi vào khủng hoảng nợ công: 57

1 Nhóm giải pháp liên quan đến điều hành chung trong nền kinh tế: 57

2 Nhóm giải pháp liên quan đến việc vay và sử dụng nợ công hiệu quả 60

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Khủng hoảng tài chính đang diễn ra ngày càng liên tục với cường độ mạnh vàdiễn biến phức tạp gây ra những hậu quả rất nặng nề đối với cả quốc gia côngnghiệp phát triển lẫn các nước đang phát triển Bên cạnh khủng hoảng tài chính,ngày nay người ta còn đề cập nhiều và nghiên cứu một cách nghiêm túc hơn mộtloại khủng hoảng mới “Khủng hoảng nợ công” Tình trạng nợ công gia tăng liên tục

ở cả các nước phát triển vượt quá sự tăng trưởng của nền kinh tế (GDP) gây ra tìnhtrạng mất kiểm soát trong khả năng chi trả của quốc gia Điển hình là cuộc khủnghoảng nợ công ở Iceland, Argentina, và gần đây nhất là một số nước trong khu vực

EU như Hy Lạp và Ireland Chính điều đó đã đánh lên hồi trống báo động cho cácnước trên toàn thế giới phải suy nghĩ chín chắn về tình trạng nợ công của chínhquốc gia mình Chính vì vậy, nghiên cứu “khủng hoảng nợ công và tác động của nóđến thị trường tài chính tiền tệ” là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện naykhông chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực và trên toàn thế giới

Đây là đề tài khá rộng và có tính bao quát cao Do đó, với kiến thức hạn hẹpcủa Nhóm 5_K22, chúng em trình bày một số hiểu biết khái quát về những vấn đềsau:

Phần 1: Nợ công và khủng hoảng nợ công.

Phần 2: Khủng hoảng nợ công và tác động của nó đến tình hình tài chính tiền tệ ở 3

nước điển hình là Hy Lạp, Ireland và Italia

Phần 3: Thực trạng nợ công ở Việt Nam và giải pháp.

Trong suốt quá trình làm việc có nhiều sự tranh luận đồng thời nâng cao kiếnthức chung của cả nhóm Tuy nhiên, có những hạn chế khách quan mà nhóm khó cóthể kiểm soát hoàn toàn nên chắc sẽ có nhiều sai sót Mong thầy và các bạn nghiêncứu và góp ý để bài tiểu luận thêm phần hoàn thiện và góp chút kiến thức cho hànhtrang tri thức của các bạn đồng hành

Trang 4

PHẦN 1: NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG

I Nợ công:

1 Định nghĩa:

Trước khi định nghĩa nợ công, ta hãy định nghĩa khu vực công Khu vực côngbao gồm khu vực nhà nước (gồm cả trung ương và địa phương) và doanh nghiệpquốc doanh Doanh nghiệp quốc doanh là doanh nghiệp mà nhà nước chi phối hoặcchiếm tỷ lệ cổ phần chi phối và do đó thường vì áp lực chính trị phải chịu tráchnhiệm về nợ nần của chúng Từ định nghĩa khu vực công như trên theo ngân hàngthế giới định nghĩa về nợ công gồm bốn nhóm sau:

Nợ của chính phủ trung ương và các bộ, ban ngành trung ương

Nợ của các cấp chính quyền địa phương

Nợ của Ngân hàng trung ương

Nợ của các tổ chức độc lập mà chính phủ sở hữu trên 50% vốn, hoặc việcquyết lập ngân sách phải được sự phê duyệt của chính phủ hoặc chính phủ là ngườichịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổ chức đó vỡ nợ

Còn theo luật quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/06/2009, nợ côngđược hiểu bao gồm ba nhóm là nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợchính quyền địa phương Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vaytrong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danhChính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyềnphát hành theo quy định của pháp luật Nợ Chính phủ không bao gồm khoản nợ doNgân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trongtừng thời kỳ Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chứctài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh Nợ chínhquyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành.Như vậy, khái niệm về nợ công theo quy định của pháp luật Việt Nam được đánhgiá là hẹp hơn so với thông lệ quốc tế được định nghĩa như trên

2 Nguyên nhân nợ công:

Nguyên nhân đầu tiên là chính phủ đương nhiệm chi (chi tiêu về quốc phòng,

an ninh nội địa, hưu trí, thất nghiệp, giáo dục, y tế, cầu đường, hành chánh… luôn

cả các ngân sách “mật” dùng cho tình báo, quốc phòng, ngoại giao ) nhiều hơn thu(các nguồn thu nhập chính như các loại thuế trực thâu và gián thâu (thuế lươngbổng, thuế tài sản, thuế nhà đất, thuế tiêu thụ, thuế xe…) và tiền gom góp của các

Trang 5

quỹ xã hội như quỹ hưu trí, quỹ sức khỏe, quỹ thất nghiệp…, cộng thêm các phụthu cho ngân sách quốc gia) trong thời gian nắm quyền cai trị nước

Nguyên nhân thứ hai là số nợ chồng chất của quá khứ do các chính phủ cũ

để lại, cộng thêm lãi mẹ và lãi con, vẫn còn đó chưa trả hết

Nguyên nhân thứ ba, là một số luật lệ “cho phép” chính phủ đương nhiệmvay thêm một số nợ mới một cách hợp pháp

Nguyên nhân thứ tư là đến một thời gian và mức độ nào đó thì chính phủđương nhiệm chỉ vay nợ mới để trả nợ cũ, thậm chí có khi chỉ trả lại được ít vốn màphần lớn chỉ trả được tiền lời, vì lãi mẹ đẻ thêm lãi con

3 Phân loại nợ công:

Phân theo nguồn vay bao gồm: vay trong nước; vay nước ngoài.

Vay trong nước: Chính phủ vay thông qua phát hành công cụ nợ Uỷ bannhân dân cấp tỉnh vay để đầu tư phát triển kinh tế xã hội thông qua phát hành,

uỷ quyền phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn tàichính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

Vay nước ngoài là khoản vay ngắn hạn, trung - dài hạn phải trả lãi hoặckhông phải trả lãi do Nhà nước, Chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức kháccủa Việt Nam vay của chính phủ nước ngoài, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chínhquốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài

Phân theo chủ thể đi vay bao gồm: Chính phủ; chính quyền địa phương;

doanh nghiệp và các tổ chức tài chính, tín dụng được Chính phủ bảo lãnh

Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nướcngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủhoặc các khoản vay khác do Bộ tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền pháthành theo quy định của pháp luật Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ doNgân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệtrong từng thời kỳ

Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tàichính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh

Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) kýkết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành

Phân theo loại hình vay bao gồm: vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay

ODA); vay ưu đãi; vay thương mại

Vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là khoản vay nhân danh Nhànước, Chính phủ Việt Nam từ nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, tổ chức tài

Trang 6

không hoàn lại (thành tố ưu đãi) đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràngbuộc, 25% đối với khoản vay không ràng buộc.

Vay ưu đãi là khoản vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mạinhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA

Vay thương mại là khoản vay theo điều kiện thị trường

Phân theo thời hạn vay bao gồm: vay ngắn hạn; vay trung – dài hạn;

Khoản vay ngắn hạn là khoản vay có kỳ hạn dưới một năm

Khoản vay trung - dài hạn là khoản vay có kỳ hạn từ một năm trở lên

Phân theo loại lãi suất bao gồm: lãi suất cố định; lãi suất thả nổi.

Phân theo chủ nợ và nhóm chủ nợ: chủ nợ chính thức; chủ nợ tư nhân.

Chủ nợ chính thức (bao gồm chủ nợ song phương là các Chính phủ hoặc cơquan đại diện cho Chính phủ và các chủ nợ đa phương là các tổ chức tàichính quốc tế đa phương);

Chủ nợ tư nhân (bao gồm các ngân hàng thương mại; người sở hữu tráiphiếu; các chủ nợ tư nhân khác không thuộc chính phủ hoặc không đại diệncho chính phủ);

Phân theo công cụ nợ bao gồm: thỏa thuận vay; tín phiếu; trái phiếu; công

trái và các công cụ nợ khác

4 Những tác động của nợ công.

Nợ công vừa có nhiều tác động tích cực nhưng cũng có một số tác động tiêu cực.Nhận biết những tác động tích cực và tiêu cực nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chếmặt tiêu cực là điều hết sức cần thiết trong xây dựng và thực hiện về quản lý nợcông

* Tác động tích cực

Nợ công làm gia tăng nguồn lực cho Nhà nước, từ đó tăng cường nguồn vốn

để phát triển cơ sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tư đồng bộ của Nhà nước.Nhữngnước rong giai đoạn tăng tốc phát triển nền kinh tế thị trường, trong đó cơ sở hạ tầng

là yếu tố có tính chất quyết định Muốn phát triển cơ sở hạ tầng nhanh chóng vàđồng bộ, vốn là yếu tố quan trọng nhất Với chính sách huy động nợ công hợp lý,nhu cầu về vốn sẽ từng bước được giải quyết để đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó gia tăngnăng lực sản xuất cho nền kinh tế

Huy động nợ công góp phần tận dụng được nguồn tài chính nhàn rỗi trongdân cư Một bộ phận dân cư trong xã hội có các khoản tiết kiệm, thông qua việc Nhànước vay nợ mà những khoản tiền nhàn rỗi này được đưa vào sử dụng, đem lại hiệu

Trang 7

Nợ công sẽ tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức tài chínhquốc tế Tài trợ quốc tế là một trong những hoạt động kinh tế – ngoại giao quantrọng của các nước phát triển muốn gây ảnh hưởng đến các quốc gia nghèo, cũngnhư muốn hợp tác kinh tế song phương Nếu biết tận dụng tốt những cơ hội này, thì

sẽ có thêm nhiều nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Khi nợ công liên tục tăng cao, nÒn kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm theo báo cáocủa các tổ chức chuyên đi đánh giá tín nhiệm các công ty và quốc gia khác, niềm tincủa người dân và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nền kinh tế dễ trở thành mục tiêutấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế Thí dụ, đối với Hy Lạp, khi tổ chức xếphạng tín dụng Standard & Poor's hạ bậc tín nhiệm đối với trái phiếu chính phủ củaA-ten, các quỹ đầu tư lớn lập tức bán ra loại trái phiếu này, đồng thời từ chối muavào trong các đợt phát hành tiếp theo Nếu chính phủ muốn huy động tiền từ thịtrường tài chính sẽ phải chấp nhận chi phí vốn cao hơn và sau đó, rơi vào vòng xoáy: tiếp tục bị tụt bậc tín nhiệm Việc đưa ra xếp hạng tín nhiệm trong thời điểm nhạycảm, dễ tổn thương của nền kinh tế có nguy cơ làm cho cuộc khủng hoảng thêmtrầm trọng, có tác dụng như một "cú huých", đẩy nền kinh tế lún sâu thêm vào khókhăn, bế tắc

Nợ công sẽ gây áp lực lên chính sách tiền tệ, đặc biệt là từ các khoản tài trợngoài nước Nếu kỷ luật tài chính của Nhà nước lỏng lẻo, nợ công sẽ tỏ ra kém hiệuquả và tình trạng tham nhũng, lãng phí sẽ tràn lan nếu thiếu cơ chế giám sát chặt chẽviệc sử dụng và quản lý nợ công

5 Chỉ tiêu xác định tình trạng nợ công và ngưỡng an toàn nợ công:

Hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia đượcquy định tại Điều 7 Nghị định số 79/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/7/2010 vềnghiệp vụ quản lý nợ công Các chỉ tiêu giám sát về nợ công, nợ nước ngoài củaquốc gia bao gồm

a Nợ công so với GDP:

Chỉ số này phản ánh quy mô nợ công so với thu nhập của toàn bộ nền kinh tế vàđược tính tại thời điểm 31/12 hàng năm

b) Chỉ số này được tính như sau:

Tỷ lệ nợ công so với = Tổng dư nợ công tại thời điểmx 100%

Trang 8

GDP luỹ kế đến 31/12

b Nợ Chính phủ so với GDP:

Chỉ số này phản ánh quy mô nợ Chính phủ so với thu nhập của toàn bộ nền kinh

tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm

c Nợ vay thương mại nước ngoài của Chính phủ so với GDP:

Chỉ số này phản ánh quy mô nợ vay thương mại nước ngoài Chính phủ so vớithu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm

Tỷ lệ nợ vay thương mại

nước ngoài của Chính phủ so

d Nợ được Chính phủ bảo lãnh so với GDP:

Chỉ số này phản ánh quy mô nợ được Chính phủ bảo lãnh so với thu nhập củatoàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm

Tỷ lệ nợ được Chính phủ bảo

Tổng dư nợ được Chính phủbảo lãnh tại thời điểm 31/12

x 100%

GDP luỹ kế đến 31/12

e Nghĩa vụ nợ Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước:

 Nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi, phí) của Chính phủ đối với các khoản vay về để cânđối ngân sách :

Chỉ số này xác định quy mô nợ của Chính phủ đối với các khoản vay về đểcân đối ngân sách đến hạn hàng năm so với khả năng trả nợ của Chính phủ bằngnguồn thu ngân sách nhà nước và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm

Tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ của

Chính phủ đối với các khoản

vay về để cân đối ngân sách

so với thu ngân sách nhà nước

=

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đốivới các khoản vay về để cân đốingân sách luỹ kế đến 31/12

x 100%Thu ngân sách nhà nước luỹ kế

Trang 9

Tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ của

Chính phủ đối với các khoản

vay về cho vay lại so với thu

ngân sách nhà nước

=

Nghĩa vụ trả nợ của Chínhphủ đối với các khoản chovay lại luỹ kế đến 31/12

x 100%

Thu ngân sách nhà nướcluỹ kế đến 31/12

f Nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước:

Tỷ lệ này xác định quy mô của nghĩa vụ nợ dự phòng phát sinh từ khoản vay,phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh so với nguồn thu ngân sách nhà nước

và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm

b) Chỉ số này được tính như sau:

Tỷ lệ nghĩa vụ nợ dự phòng

của Chính phủ so với thu

Nghĩa vụ nợ dự phòng củaChính phủ luỹ kế đến 31/12

x 100%

Thu ngân sách nhà nướcluỹ kế đến 31/12

g Nợ chính quyền địa phương so với GDP:

Chỉ số này phản ánh quy mô nợ của tất cả Chính quyền địa phương so với thunhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm

b) Chỉ số này được tính như sau:

Tỷ lệ nợ của địa phương so với

Tổng dư nợ của tất cả các địaphương tại thời điểm 31/12 x 100%GDP luỹ kế đến 31/12

 Phương pháp xác định chỉ tiêu giám sát nợ nước ngoài

h Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP:

Chỉ số này phản ánh tương quan giá trị dư nợ nước ngoài của quốc gia so vớithu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm

Tỷ lệ nợ nước ngoài của quốc

Tổng dư nợ nước ngoài củaquốc gia tại thời điểm 31/12 x 100%GDP luỹ kế đến 31/12

i Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài (gốc, lãi, phí) của quốc gia hàng năm so với kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ:

Chỉ số này phản ánh khả năng hoàn trả nợ nước ngoài từ nguồn thu xuất khẩuhàng hoá và dịch vụ, qua đó phản ánh tính thanh khoản của nợ nước ngoài và đượctính tại thời điểm 31/12 hàng năm

Trả nợ nước ngoài của quốc

gia so với XK HH&DV =

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoàicủa quốc gia luỹ kế đến

Trang 10

hoá và dịch vụ luỹ kế đến31/12

j Dự trữ ngoại hối nhà nước so với nợ nước ngoài ngắn hạn:

Chỉ số này phản ánh khả năng sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước để trả cáckhoản nợ nước ngoài ngắn hạn và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm

Dự trữ ngoại hối nhà nước so

với nợ nước ngoài ngắn hạn =

Dự trữ ngoại hối nhà nước tạithời điểm 31/12

x 100%

Dư nợ nước ngoài ngắn hạntại thời điểm 31/12

 Chỉ tiêu giám sát nợ quá hạn

k Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các khoản nợ cho vay lại của Chính phủ:

Chỉ số này phản ánh quy mô của các khoản nợ quá hạn trong tổng số dư nợ chovay lại của Chính phủ tại thời điểm 31/12 hàng năm

Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các

khoản nợ cho vay lại của

Tổng dư nợ của các khoản nợ quá hạn đối với cáckhoản nợ cho vay lại của Chính phủ tại thời điểm31/12

Tổng dư nợ cho vay lại của Chính phủ tại thờiđiểm 31/12

l Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ:

Chỉ số này phản ánh quy mô của các khoản nợ quá hạn trong tổng số dư nợ củacác khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ tại thời điểm 31/12 hàng năm

Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các

khoản vay có bảo lãnh của

Chính phủ

=

Tổng dư nợ các khoản nợ quá hạn đối với cáckhoản vay có bảo lãnh của Chính phủ tại thờiđiểm 31/12

Tổng dư nợ được Chính phủ bảo lãnh tại thờiđiểm 31/12

m Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các khoản nợ nước ngoài tự vay tự trả:

Chỉ số này phản ánh quy mô của các khoản nợ quá hạn trong tổng số dư nợ củacác khoản vay nước ngoài tự vay tự trả (gồm cả khoản vay ngắn, trung và dài hạn)tại thời điểm 31/12 hàng năm

Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các

khoản nợ nước ngoài tự vay

Tổng dư nợ các khoản nợ quá hạn đối với cáckhoản nợ nuớc ngoài tự vay tự trả tại thời điểm31/12

Tổng dư nợ của các khoản vay nước ngoài tựvay tự trả tại thời điểm 31/12

Trang 11

6 Ngưỡng an toàn của nợ công:

Thông thường người ta sử dụng chỉ tiêu nợ công so với tổng sản phẩm quốcdân (GDP) để xác định tình trạng nợ công của một quốc gia từ đó đưa ra một con số

về ngưỡng an toàn của nợ công như

Theo công trình nghiên cứu năm 2010 của Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốcgia Mỹ (NBER), được khảo sát trên 44 quốc gia, cho ra kết quả: khi tỷ lệ nợ/GDPvượt ngưỡng 90% thì nó tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế và làm giảm đi 4%trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó Đặc biệt, đối với các nền kinh tế mới nổinhư Việt Nam thì ngưỡng nợ/GDP là 60%, tỷ lệ nợ vượt quá ngưỡng này sẽ làmgiảm tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng 2%

Tuy nhiên vẫn có một số ý kiến không tình lấy một con số cụ thể của chỉ tiêu nợcông so với tổng sản phẩm quốc dân để đo lường ngưỡng an toàn:

Theo nhà báo người Đức David Froje, bài học lớn nhất mà thế giới rút ra từ cuộckhủng hoảng nợ công tại châu Âu, là bất kỳ nền kinh tế nào, nếu lơ là quản lý, đều

có thể sụp đổ vì nợ nần: “Tình hình châu Âu rất khác biệt, mọi quốc gia trên thế giớiđều khác biệt không thể dập khuôn các mô hình phát triển Vấn đề rút ra ở đây làkhông nên tiêu quá nhiều, nhưng bao nhiêu là quá nhiều thì mỗi trường hợp mộtkhác Nhớ lại cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á xảy ra năm 1997 khi Thái Lanchỉ có khoản nợ khoảng 15% GDP Do đó, nói rằng không chi tiêu nhiều là tránh xađược khủng hoảng là không đúng Trong lịch sử, nước Đức cũng từng phải tiêu rấtnhiều, vấn đề là phải luôn ý thức và kiểm soát mức nợ phù hợp với nền kinh tế củamình”

Theo TS Benedict Bingham, đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam nêuquan điểm: cần phải xem các nước có nền kinh tế tương tự có ngưỡng nợ thế nào, vàphải tính đến cả rủi ro về lòng tin Quan trọng hơn là phải hiểu được phạm vi, quy

mô và chất lượng nợ thực chất như thế nào, bao nhiêu phần trăm để thúc đẩy tăngtrưởng ngắn hạn, dài hạn… Điều đó đòi hỏi thông tin phải phong phú và chi tiết hơnnữa

Theo TS Alex Warren-Rodríguez, Kinh tế trưởng của Chương trình phát triểnLiên Hiệp Quốc (UNDP) cũng lưu ý khi xây dựng luật, quản lý chiến lược tài khóakhông nên dựa quá nhiều vào ngưỡng nợ Bởi rất nhiều nước khó khăn về tài khóakhi nợ ở mức độ thấp, vì thế ngưỡng nợ thấp cũng không đảm bảo là sẽ tránh đượckhủng hoảng về tài khóa Theo ông, cơ cấu nợ mới là yếu tố quan trọng Nếu nợnước ngoài cao và nợ ngắn hạn cao thì rủi ro về mặt cơ cấu nợ càng cao

TS Vũ Quang Việt, chuyên viên của LHQ về lĩnh vực thông tin kinh tế nói vềbài học này: “Vay vốn để phát triển là rất lợi ích Vấn đề đặt ra là sử dụng nó nhưthế nào, có hiệu quả hay không Phải xem món nợ đó có gây nóng cho nền kinh tế,chẳng hạn như tạo ra lạm phát, tạo ra những vấn đề khác hay không Phải suy xétvay mượn ở chỗ nào và làm như thế nào có lợi nhất

Trang 12

Ngoài ra, cũng cần phải tính đến độ nhạy với các cú sốc Bởi mức nợ cho dù cónhỏ hơn ngưỡng, nhưng vẫn có những cú sốc không dự báo được Ví dụ lạm phát cóthể cao hay tỷ giá có thay đổi thì có thể làm thay đổi hoàn toàn dự báo Một điều rấtthen chốt là cần phải có thông tin chính xác để đưa ra quyết định đúng và tạo niềmtin cho thị trường.

Một điều nữa cần lưu ý chính là những khoản nợ ngầm, các khoản nợ ngân hàng,

nợ doanh nghiệp của Nhà nước vay mà Chính phủ phải bảo lãnh Đây là những yếu

tố tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nền kinh tế

Kết luận của các chuyên gia trên rằng nếu chỉ dựa vào chỉ số nợ công/GDPkhông thể xác định được một cách toàn diện mức độ an toàn hay rủi ro của nợ côngthì chưa thật chính xác mà cần phải xem xét nợ công một cách toàn diện trong mốiliên hệ với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế quốc dân, nhất là: tốc

độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụngvốn (qua tiêu chí ICOR), tỉ lệ thâm hụt ngân sách, mức tiết kiệm nội địa và mức đầu

tư toàn xã hội Bên cạnh đó, những tiêu chí như: cơ cấu nợ công, tỷ trọng các loại

nợ, cơ cấu lãi suất, thời gian trả nợ… cũng cần được phân tích kỹ lưỡng khi đánhgiá tính bền vững nợ công Điển hình như nợ công khoảng 100% đủ để một nướcnhư Hy Lạp rơi vào tình trạng phá sản, trong khi đó nợ công lên tới hơn 200% nhưNhật Bản vẫn được coi là an toàn, hay trường hợp của Argentina, một quốc gia dù

có mức nợ công dưới 60% và ngân sách tài chính khá tốt, nhưng vẫn xảy ra khủnghoảng nợ

II Khủng hoảng nợ công:

Từ sự tìm hiểu về nợ công ,chúng ta tiếp tục tìm hiểu về vấn đề làm đau đầunhiều nhà kinh tế hàng đầu đó là khủng hoảng kinh tế do nợ công gây ra

1 Thế nào là khủng hoảng nợ công?

Cuộc khủng hoảng nợ công là khi chính phủ quốc gia nào đó không thể trả nợđúng hạn, cả nợ gốc và nợ lãi, nên phải tuyên bố phá sản quốc gia hoặc cầu cứu sựtrợ giúp quốc tế

Ví dụ như Arghentina tuyên bố vỡ nợ năm 2001

23/4/2010 Hy Lạp cầu cứu EU và IMF

2 Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng khủng hoảng nợ công:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ nần, ở mỗi nước và tuỳ từng thời kỳ lại cócác nguyên nhân khác nhau, song tình trạng nợ công hiện nay ở nhiều nước đều cóchung một số nguyên nhân cơ bản sau:

Đầu tiên phải kể đến, việc gia tăng mạnh chi tiêu từ ngân sách nhà nước, lương

và chi phí hoạt động của bộ máy nhà nước ở các cấp có xu hướng ngày càng phình

to, các chương trình kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng,đầu tư phát triển có sở hạ tầng không ngừng tăng …, đặc biệt, hậu quả to lớn của

Trang 13

cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu vừa qua đã buộc nhiều nước phải chirất nhiều để khắc phục

Chính phủ không minh bạch các số liệu, chính phủ cố gắng vẽ nên bức tranhsáng, màu hồng về tình trạng ngân sách của quốc gia Thêm vào đó là sự kiểm soátchi tiêu và quản lý nợ của Nhà nước yếu kém, không chặt chẽ, thậm chí bị buônglỏng, cộng thêm với tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư và chi tiêu, cùng với

tệ tham nhũng phát triển ở nhiều nước (điển hình Hy Lạp)

Các nguồn thu (chủ yếu từ thuế) tăng không kịp với nhu cầu chi, thậm chí một

số loại thuế chịu áp lực phải cắt giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như thuếquan và phí hải quan của hầu hết các nước phải cắt giảm hoặc loại bỏ phù hợp vớicác quy định của WTO và các thoả thuận thương mại khác mà các quốc gia tham giavào Trong khi đó, vấn đề quản lý các nguồn thu, nhất là từ thuế, gặp không ít khókhăn ở nhiều nước do tình trạng trốn thuế, tệ tham nhũng, hối lộ, kiểm soát khôngchặt và xử lý không nghiêm của các cơ quan chức năng

Tâm lý ảo tưởng về sức mạnh, uy tín quốc gia dẫn đến tình trạng vay nợ trànlan, đầu tư quá trớn, thiếu tính toán với suy nghĩ dù gì đi chăng nữa chính phủ cũng

dư sức bù đắp thâm hụt ngân sách bằng nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào và cả vay

nợ nữa (điển hình Argentina)

Chính phủ không kịp thời khống chế hành vi cho vay thiếu trách nhiệm củamột số ngân hàng khi nền kinh tế tăng trưởng nóng và nhà đất tạo thành bong bóng.Mặt khác Chính phủ đã lựa chọn bao cấp các ngân hàng này khi họ bị thua lỗ (điểnhình Ireland)

Tỷ lệ tiết kiệm trong nước thấp đồng nghĩa với việc thâm hụt ngân sách củaquốc gia sẽ khó có thể bù đắp bằng các nguồn vốn nội địa và phải đi vay vốn từnước ngoài

3 Tác động của khủng hoảng nợ công đến tài chính tiền tệ: (ở đây xem xét đại diện là nợ chính phủ)

Khủng hoảng nợ công tác động đến nền kinh tế thông qua các chỉ số sau:

Cán cân ngân sách thâm hụt

Giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng

TP ↑

Phát hànhTrái Phiếu

CÁN CÂN NGÂN SÁCH THÂM HỤT

Đầu tư gián tiếp(chứng khoán)

Đầu tư

↓ Chi tiêu

↑ ThuếThất

nghiệp ↑

GDP ↓Nợ/GDP

Trang 14

Khủng hoảng nợ công, cán cân ngân sách thâm hụt, Chính phủ cần huy động đểtrả nợ buộc phải vay của công chúng bằng cách phát hành trái phiếu, vay mượn ởngân hàng trung ương hoặc cầu viện cứu trợ từ các nước khác, từ các tổ chức quốc

tế như IMF hoặc tăng thuế để bù đắp thâm hụt ngân sách bên cạnh đó phải thựchiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” để giảm chi tiêu Việc phát hành thêm tráiphiếu chính phủ thì giá trái phiếu chính phủ giảm, lãi suất trái phiếu tăng vì chínhphủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động được người mua

Khi cán cân ngân sách thâm hụt, ngân hàng trung ương sẽ tài trợ thâm hụt bằngcách phát hành thêm tiền làm tăng khối cung tiền gây ra áp lực lạm phát

Bên cạnh đó, việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế sẽ làm giảm đầu tư trực tiếp, kìmhãm kinh tế, làm chậm tốc độ tăng trưởng (thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP giảmsút  chỉ số nợ/GDP tăng) Việc giảm chi tiêu, giảm đầu tư sẽ dẫn đến tình trạngviệc làm giảm, thất nghiệp gia tăng

Mặt khác, cán cân ngân sách thâm hụt đã gây ra sự mất lòng tin của người dân

và của nhà đầu tư mới đối với các nền kinh tế quốc gia khiến đồng tiền quốc gia sụtgiá Điều đó có thể dẫn tới một đợt tháo chạy với quy mô lớn trên thị trường tráiphiếu và cổ phiếu làm giá chứng khoán bị sụt giảm

b Tác động chính trị - xã hội

Bên cạnh những tác động về mặt kinh tế, mỗi quốc gia với khủng hoảng nợcông có thể: thay đổi quy trình quản lý nhà nước do phải thay đổi chính sách tàichính quốc gia để trang trải các khoản nợ; tổn hại đến hệ số tín nhiệm quốc gia;nguy cơ suy giảm chủ quyền, giảm sự độc lập về chính trị hoặc khả năng lãnh đạođất nước…Các quốc gia còn phải chịu sức ép từ phía chủ nợ và các tổ chức tài chínhquốc tế về việc phải thắt chặt chi tiêu, tăng thuế, giảm trợ cấp xã hội và xa hơn lànhững yêu cầu về cải cách thể chế, thay đổi bộ máy quản lý, thay đổi các địnhhướng kinh tế… Ngoài ra, cũng sẽ làm giảm vị thế của quốc gia trong các mối quan

hệ song phương, đa phương với các đối tác là chủ nợ

c Tác động đến thương mại quốc tế

Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu kéo theo một loạt hệ quả tất yếu : tốc độphục hồi kinh tế thế giới chậm lại, phải chứng kiến tình hình thất nghiệp và lạm pháttăng cao, đồng tiền mất giá, tăng trưởng GDP giảm sút, làm cho thu nhập thực tếngười dân và cầu tiêu dùng với hàng nhập khẩu giảm mạnh

d Tác động đến tỉ giá hối đoái

Tình trạng khủng hoảng nợ công trầm trọng ở các quốc gia châu Âu đãlàm cho đồng tiền chung châu Âu bị mất giá Vào thời điểm tháng 5/2010, tỷ giáEuro/USD có lúcxuống tới 1,22 USD/Euro, thấp nhất trong vòng 4 năm trở lạiđây.Trong nửa năm đầu năm 2010, Euro đã mất giá khoảng 16% so với USD, từmức 1 Eurođổi được 1,44 USD Tính đến thời điểm tháng 11 năm 2011, đồng Eurogiảm1,9%, xuống còn 1,3367 USD So với một số ngoại tệ mạnh khác, Euro cũng

Trang 15

rớtgiá thê thảm EUR giảm 1,1% so với France Thụy Sỹ, còn 1,333 France;giảm2,1% so với Yên Nhật, còn 111,16 Yên

e Tác động nguồn vốn FDI toàn cầu

Khủng hoảng nợ công có thể tạo ra tác động trái chiều hoàn toàn với luồng vốnFDI trên phạm vi toàn cầu Như trong khủng hoảng nợ công Châu Âu thì những quốcgia có trình độ phát triển tương đương với các nước thuộc EU sẽ hưởng lợi do nguồnvốn FDI dịch chuyển từ châu Âu sang các quốc gia này khi nhà đầu tư muốn tránhthuế thu nhập doanh nghiệp đang có xu hướng tăng cao tại các quốc gia châu Âu.Ngược lại, các nước đang phát triển lại hoàn toàn không được hưởng lợi từ việc dịchchuyển luồng vốn FDI khỏi châu Âu do sự chênh lệch quá lớn về trình độ công nghệ,trong khi luồng vốn từ các nhà đầu tư châu Âu vào các quốc gia này giảm sút do cuộckhủng hoảng nợ

Trang 16

PHẦN 2: KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG & TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Ở 3 NƯỚC ĐIỂN HÌNH LÀ HY LẠP,

IRELAND VÀ ITALIA

I Nợ công của Hy Lạp và tác động đến tình hình TCTT

1 Thực trạng nợ công Hy Lạp.

Hy Lạp là nước có mức nợ công thuộc loại nhiều nhất tại châu Âu so với quy

mô nền kinh tế và được ví như "một con bệnh đang trong thời kỳ nguy kịch" Suốtmột thời gian qua, cụm từ nợ công Hy Lạp đóng đinh trên mặt các tờ báo, xuất hiệnhàng ngày trong các bản tin thời sự trên truyền hình và trở thành nỗi ám ảnh đối vớicác nhà lãnh đạo Châu ÂU, Mỹ Đến nay, lối thoát cho Hy Lạp vẫn đang được EU

và Qũy tiền tệ quốc tế tích cực tìm kiếm nhưng kết cục còn rất mong manh Là quốc

gia phát triển thuộc khối OECD (các nước có nền kinh tế phát triển) với nền kinh tế

có GDP đứng thứ 27 trên thế giới (315 tỷ USD), có dân số hơn 11 triệu người, thunhập trung bình đầu người đạt mức cao 30.035 USD, sở hữu đội tàu thương mại lớnbậc nhất thế giới nên việc Hy Lạp sa lầy khủng hoảng nợ công là vấn đề đáng quantâm cho tất cả các chính phủ trên thế giới nhằm tránh đi theo vết xe đổ của nướcnày

a.Tỷ lệ nợ công trên GDP.

Uy tín của Chính phủ Hy Lạp bị suy giảm nặng nề do Hy Lạp vay nợ rất nhiềutrên các thị trường tài chính để đảm bảo thanh khoản cho bội chi ngân sách Theoquy định, tỷ lệ nợ công tối đa đối với một quốc gia thành viên của khối sử dụngđồng euro là 60% GDP trong khi thâm hụt ngân sách hàng năm không được vượtquá 3% Tuy nhiên, năm 2009, tổng số nợ công của Hy Lạp lên tới 300 tỷ euro,chiếm 124 % GDP, thâm hụt ngân sách lên tới hai con số, trong khi tăng trưởngkinh tế vẫn tiếp tục âm Đến năm 2011, Hy Lạp năm trong nhóm 10 nước có nợcông cao nhất thế giới, nợ chính phủ ở mức 489 tỷ USD, chiếm 168,2% GDP Đểche giấu việc chi tiêu quá tay trong nhiều năm của mình, Chính phủ Hy Lạp đã thựchiện báo cáo số liệu không nhất quán và sai lệch, đưa ra nhiều khoản mục bấtthường trong ngân sách,không minh bạch hóa chi tiêu ngân sách, dẫn đến mất lòngtin cho các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài

Trang 17

10 nước có nợ công nặng nhất thế giới năm 2011.

Vì vậy, thanh khoản của Hy Lạp sụt giảm: Nợ còn hạn của Hy Lạp lên tới gần

400 tỷ đô la Mỹ, trong đó riêng nợ đến hạn năm 2010 đã lên tới 73 tỷ đô la Mỹ Lãi

Trang 18

suất Hy Lạp phải trả cho các khoản vay nợ lên tới mức kỷ lục cao, trên 9% đối vớicác khoản vay có kỳ hạn Dù Hy Lạp có thực hiện được kế hoạch điều chỉnh kéo dài

3 năm, nợ của Hy Lạp đến năm 2013 vẫn lên mức 170% GDP, mức cao này được

dự báo là vẫn duy trì tới 2016

Đến năm 2010, báo cáo của OECD cho thấy nợ công của Hy Lạp đã lên tớicon số 330 tỷ Euro, tương đương với 147.8% GDP Các chuyên gia kinh tế dự đoán

dù Hy Lạp có thực hiện được kế hoạch thắt lưng buộc bụng kéo dài 3 năm, nợ của

Hy Lạp đến năm 2012 vẫn tăng lên mức 172% GDP

b Nợ nước ngoài so với GDP của Hy Lạp.

Nợ nước ngoài so với GDP của Hy Lạp.

n v : USD, %

Đơn vị: USD, % ị: USD, %

Năm Nợ nước ngoài % thay đổi

nợ nước ngoài 60% GDP Phần lớn thâm hụt trên tài khoản vãng lai phải bù đắpbằng nguồn vốn đầu tư gián tiếp chứ không phải vốn đầu tư trực tiếp, nghĩa là HyLạp gần như hoàn toàn kỳ vọng vào bong bóng giá cổ phiếu và các khoản vay nước

Trang 19

ngoài để thu hút ngoại tệ bù đắp cho tài khoản vãng lai Một khi bong bóng cổ phiếu

vỡ và không thể vay thêm tiền, Hy Lạp đứng trước rủi ro vỡ nợ lớn

c Tình trạng thâm hụt ngân sách.

Thâm hụt ngân sách của Hy Lạp năm 2009 là 15,4%, đây là thời điểm bắt đầucho cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp Năm 2010 giảm còn 10,3% vẫn cao hơn

so với mức từng dự toán trước đây là 8,1% trên GDP Mặc dù tình hình nợ nần của

Hy Lạp trong năm 2010 có chuyển biến khả quan hơn so với năm 2009, nhưng con

số trên vẫn xác nhận Hy Lạp lại một lần nữa trượt mục tiêu giảm thâm hụt ngânsách Báo cáo ngân sách năm 2011 là 9,1%, trong khi giới hạn bội chi ngân sách chophép trong khu vực euro chỉ là 3% GDP

Tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP của Hy Lạp

Trang 20

Nguồn: Morgan Stanley

2 Nguyên nhân khủng hoảng nợ công Hy Lạp

Sự phụ thuộc quá nhiều của Hy Lạp vào nguồn tài trợ nước ngoài đã khiếncho nền kinh tế nước này trở nên dễ tổn thương trước những thay đổi trong niềm tincủa giới đầu tư Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ vào mùa thu năm

2008 khiến nhiều quốc gia gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản, trong đó có cảmột vài quốc gia Trung và Đông Âu Mặc dù vậy, chính phủ Hy Lạp bước đầu chothấy những ứng phó khá tốt với cuộc khủng hoảng và đã có thể tiếp tục tiếp cậnnhững nguồn vốn mới từ thị trường quốc tế Tuy nhiên, suy thoái toàn cầu bắt nguồn

từ khủng hoảng tài chính vẫn tạo căng thẳng cho ngân sách của nhiều chính phủ,trong đó Hy Lạp không phải là ngoại lệ, do nhu cầu chi tiêu tăng lên trong khinguồn thu từ thuế lại giảm đi Và cũng từ đây, bi kịch nợ công của Hy Lạp bắt đầuđược vén màn

a Chi tiêu tăng cao trong khi nguồn thu chính phủ lại yếu

Từ năm 2001 đến năm 2007, tăng trưởng GDP của Hy Lạp vẫn được ca ngợivới tốc độ tăng trung bình hàng năm là 4,3% so với mức trung bình của khu vựcEurozone là 3,1% Tuy nhiên, trong 6 năm này, trong khi chi tiêu chính phủ tăng87% thì thu chính phủ chỉ tăng 31%, khiến cho ngân sách thâm hụt vượt quá mứccho phép 3% GDP của EU Theo nhận định của nhiều nhà quan sát thì bộ máy côngquyền cồng kềnh và thiếu hiệu quả ở Hy Lạp chính là nhân tố chính đằng sau sựthâm hụt của quốc gia này

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), vào năm 2004, chi tiêucho quản lý công trong tổng số chi tiêu công ở Hy Lạp đã cao hơn nhiều so với cácnước thành viên OECD khác, mà không có bằng chứng nào cho thấy chất lượng hay

số lượng dịch vụ ở nước này cao hơn hẳn Dân số già đi - dự đoán tỷ lệ số ngườitrên 64 tuổi sẽ tăng từ 19% năm 2007 lên 32% năm 2060 - cũng là một trong nhữnggánh nặng cho chi tiêu công và hệ thống lương hưu vào loại hào phóng bậc nhất khuvực châu Âu của quốc gia này (người về hưu được hưởng một khoản tiền tươngđương với 70-80% mức lương của mình chưa kể những lợi ích từ những cơ chế hỗtrợ khác với đủ 35 năm cống hiến so với mức 40 năm ở các quốc gia châu Âu khác)

Trang 21

Ước tính tổng số tiền chi trả cho lương hưu khu vực công của Hy Lạp sẽ tăng từ11,5% GDP vào năm 2005 lên 24% vào năm 2050.

Bên cạnh đó, việc gia nhập Eurozone năm 2001 là cơ hội lớn để Hy Lạp cóthể tiếp cận với thị trường vốn quốc tế bởi việc sử dụng một đồng tiền được nhữngnền kinh tế lớn như Đức và Pháp bảo đảm cùng với sự quản lý chính sách tiền tệ củaNgân hàng Trung ương châu Âu (ECB), các quốc gia thành viên nói chung và HyLạp nói riêng nghiễm nhiên có được hình ảnh ổn định cao và chắc chắn trong mắtcác nhà đầu tư Dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước ngoài với mức lãi suất thấp, tronggần một thập kỷ qua, chính phủ Hy Lạp liên tục bán trái phiếu để thu về hàng trăm

tỷ đôla Số tiền này lẽ ra có thể giúp kinh tế Hy Lạp tiến rất xa nếu chính phủ có kếhoạch chi tiêu hợp lý Nhưng điều này không xảy ra, các đời chính phủ Hy Lạp đãchi tiêu quá tay (phần lớn cho cơ sở hạ tầng) mà hầu như không quan tâm đến các

kế hoạch trả nợ, trong đó có thể kể đến như thế vận hội Olympic 2004 - kỳ thế vậnhội hoành tráng nhất và cũng tốn kém nhất trong lịch sử nhưng chính phủ lại khôngcho phép sự xuất hiện của bất kỳ một biển hiệu quảng cáo nào trên đường phố

Không thể phủ nhận rằng để có vốn tiến hành công nghiệp hoá và hiện đạihoá, việc vay nợ nước ngoài là cần thiết Nhiều quốc gia có những bước phát triểnkinh tế đáng nể như Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc đều phải vay nợ nướcngoài Tuy nhiên, chính phủ các quốc gia đó chỉ vay tiền để đầu tư vào hạ tầng cơ sởthiết yếu nhất để phục vụ phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo Tiền vay được

họ quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả Hạ tầng cơ sở ở những quốc gia nàymột khi đã được xây dựng thì chất lượng rất tốt, được quy hoạch với tầm nhìn dàihạn chứ không phải ngay lập tức hay một thời gian ngắn sau đã phải làm lại, cải tiếnhay mở rộng Có lẽ cơ hội được tiếp cận dễ dàng nguồn tín dụng rẻ từ khi gia nhậpEurozone đã khiến cho chính phủ Hy Lạp chi tiêu quá tay mà quên mất những nghĩa

vụ nợ phải trả trong tương lai Đây là bài học rõ ràng cho những quốc gia đang pháttriển nóng theo đuổi những con số đẹp về chỉ tiêu tăng trưởng, nếu cứ tiếp tục đi vay

và sử dụng tiền vay như Hy Lạp đã làm trong thập kỷ vừa qua, chắc chắn di sản cóthể để lại cho tương lai sẽ là một món nợ khổng lồ

Bên cạnh việc chi tiêu quá mức, nguồn thu giảm sút cũng là một nhân tố dẫntới tình trạng thâm hụt ngân sách của Hy Lạp, mà theo nhiều nhà kinh tế, nguyên

Trang 22

nhân thứ nhất kể đến là việc trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm ở quốc gia này lànhân tố chính đứng đằng sau Theo một số nghiên cứu thì nền kinh tế không chínhthức ở Hy Lạp chiếm tới 25 - 30% GDP của quốc gia này Về mặt lý thuyết và cảtrên thực tiễn thì, ngoài đặc tính của một nền kinh tế đang phát triển và mới chuyểnđổi, hệ thống luật lệ quá nhiều, quá phức tạp, không rõ ràng, được lý giải khôngthống nhất và nhất quán của các cơ quan quản lý được cho là nguyên nhân trước hếtcủa tình trạng ngầm phổ biến và qui mô lớn trong hoạt động kinh tế Hy Lạp cũngkhông nằm ngoài quy luật này Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, hệ thống thuế vớinhiều mức thuế cao và bộ luật phức tạp cùng với sự điều tiết dư thừa và thiếu hiệuquả của cơ quan quản lý là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn thuế và kinh tếngầm phát triển ở Hy Lạp Thứ hai kể đến là tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới phảivay nợ nước ngoài cho chi tiêu công Thập niên 90 tỷ lệ tiết kiệm trong nước bìnhquân của Hy Lạp chỉ ở mức 11%, thấp hơn nhiều so với mức 20% của các nước như

Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha và đang có xu hướng sụt giảm nhanh chóng Do vậy,đầu tư trong nước phụ thuộc khá nhiều vào các dòng vốn đến từ bên ngoài Lợi tứctrái phiếu liên tục giảm nhờ vào việc gia nhập liên minh châu Âu EU (năm 1981) vàlàn sóng bán tháo trái phiếu từ dân chúng cho thấy Hy Lạp đã để vuột khỏi tay mộtkênh huy động vốn sẵn có buộc chính phủ Hy Lạp tăng cường vay nợ tài trợ cho chitiêu công

Chi tiêu chính phủ cao, trốn thuế và tham nhũng được xem là những nguyênnhân chính dẫn đến sự tích lũy nợ của Hy Lạp trong suốt thập kỷ qua

b Sự thiếu tính minh bạch và niềm tin của các nhà đầu tư

Trong thời đại hội nhập, thì minh bạch luôn là một đòi hỏi lớn của các nhà đầu

tư Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp do chính phủ không minh bạch các số liệu, cốgắng vẽ nên bức tranh sáng, màu hồng về tình trạng ngân sách về những chính sáchsắp ban hành để khắc phục những khó khăn về ngân sách hay vấn đề kinh tế vĩ mô

do vậy, đã làm mất niềm tin của các nhà đầu tư mà quốc gia này đã tạo dựng đượcvới tư cách là một thành viên của Eurozone và nhanh chóng xuất hiện các làn sóngrút vốn ồ ạt khỏi các ngân hàng của Hy Lạp, đẩy quốc gia này vào tình trạng khókhăn trong việc huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế

Trang 23

Bắt đầu từ cuối năm 2009, niềm tin của các nhà đầu tư vào chính phủ Hy Lạpbắt đầu bị lung lay khi vào tháng 10, chính phủ mới do Thủ tướng GeorgePapandreou lãnh đạo đưa ra con số ước tính thâm hụt ngân sách mới cho năm 2009

là 12,7% GDP, gần gấp đôi con số ước tính hiện tại lúc đó là 6,7% Lập tức công bốnày đã khiến cho trái phiếu chính phủ Hy Lạp bị ba tổ chức định mức tín dụng lớncủa thế giới đánh tụt hạng Tới cuối tháng 11, thì những lo ngại về tình trạng vỡ nợcủa Dubai World lại dấy lên những quan ngại về khả năng xảy ra tình trạng vỡ nợquốc gia hàng loạt của các chính phủ dưới sức ép của khủng hoảng tài chính, trong

đó Hy Lạp với những khoản nợ nước ngoài lớn đã trở thành mối quan tâm đặc biệtcủa các nhà đầu tư Những nghi ngờ về việc chính phủ Hy Lạp đã làm sai lệch sốliệu thống kê và cố tình che giấu mức độ nợ thật sự nhờ vào các công cụ tài chínhphức tạp đã khiến các nhà đầu tư giảm sút lòng tin nặng nề vào quốc gia này Trướckhủng hoảng, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Hy Lạp cao hơn từ 10 đến 40điểm cơ sở so với trái phiếu cùng kỳ hạn của Đức thì khi khủng hoảng nợ nổ ra,khoảng cách này tăng lên tới 400 điểm cơ sở vào tháng 01/2010, mức kỷ lục bấygiờ

Bất chấp những lo ngại ngày càng tăng xung quanh nền kinh tế Hy Lạp, chínhphủ nước này vẫn tiếp tục thành công trong việc bán ra 8 tỷ euro (tương đương 10,6

tỷ đô la Mỹ) trái phiếu vào cuối tháng 01/2010, 5 tỷ euro (6,7 tỷ đô la Mỹ) vào cuốitháng 3 và 1,56 tỷ euro (2,07 tỷ đô la Mỹ) vào giữa tháng 4, tất nhiên với mức lãisuất rất cao Tuy nhiên số tiền này vẫn chưa đủ, Hy Lạp vẫn cần phải vay mượnthêm khoảng 54 tỷ euro (71,8 tỷ đô la Mỹ) để chi trả cho các khoản nợ và lãi phảitrả đến hạn của mình và người ta bắt đầu lo ngại về khả năng của chính phủ trongviệc xoay xở với số tiền này

Sự nghi ngờ của giới đầu tư lên đến đỉnh điểm lần nữa vào tháng 4/2010 khi

Cơ quan Thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) công bố ước tính về thâm hụtngân sách của Hy Lạp Với con số 10,3% GDP, ước tính của Eurostat cao hơn hẳn

so với con số ước tính được chính phủ Hy Lạp đưa ra trước đó vào tháng 10/2009.Điều này lặp lại một câu hỏi về khả năng trả nợ của Hy Lạp với 8,5 tỷ euro (11,1 tỷ

đô la Mỹ) đến hạn vào giữa tháng 5/2010

Trang 24

Đến ngày 23/4/2010, chính phủ Hy Lạp đã phải chính thức kêu gọi hỗ trợ tàichính từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và các quốc gia thành viên Eurozone khác Saucuộc họp diễn ra ở Brussels tối 2/5, Bộ trưởng Tài chính các nước Eurozone đãquyết định khởi động cơ chế hỗ trợ tài chính dành cho Hy Lạp Theo đó, Hy Lạp sẽđược hỗ trợ 110 tỷ euro trong vòng 3 năm với mức lãi suất bình quân ưu đãi là 5%,trong đó các nước thuộc Eurozone bỏ ra 80 tỷ euro và 30 tỷ còn lại sẽ do IMF đảmnhận Đổi lại, Hy Lạp phải cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 11%GDP và xuống dưới mức quy định 3% của EU vào năm 2013.

c Việc không tuân thủ chặt chẽ các quy định trong liên minh tiền tệ.

Thật vậy, theo Hiệp ước Maastricht, để tham gia vào khu vực đồng tiền chung,các quốc gia thành viên phải đáp ứng nhiều chuẩn mực, trong đó có quy định mứcbội chi của ngân sách phải nhỏ hơn hoặc bằng 3% GDP, có xem xét trường hợp mứcthâm hụt đang trong xu hướng được cải thiện hoặc mức thâm hụt lớn hơn 3% nhưngmang tính tạm thời, không đáng kể, không là mức bội chi cơ cấu; nợ chính phủ nhỏhơn hoặc bằng 60% GDP, có xem xét các trường hợp đang điều chỉnh

Theo quy định này, Hy Lạp chưa đủ điều kiện tham gia khu vực đồng tiềnchung châu Âu vào tháng 5-1998 Nhưng hai năm sau, ngày 1-1-2001, mặc dù vẫnchưa đủ chuẩn, Hy Lạp cũng được chấp thuận gia nhập vào khu vực đồng tiềnchung, sau khi cố công làm đẹp các chỉ số kinh tế của mình để có thể tiếp cận cácnguồn tín dụng lãi suất thấp Có nhiều lý giải cho vấn đề này có thể kể ra như: HyLạp đã không ghi khoản tiền phải chi trả cho lương hưu như phân tích ở trên; giấukhông ghi chi phí về việc mua vũ khí quốc phòng; không ghi vào nợ công khi nhànước phải gánh những khoản nợ tư vì nhận bảo lãnh; ghi khoản tiền nhà nướcchuyển cho doanh nghiệp quốc doanh để bù lỗ là tăng đầu tư mua cổ phần, thay vì làchi bù lỗ, nhằm làm giảm thiếu hụt ngân sách; ghi thuế thu không theo thực thu vàtheo dự báo Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót nếu không khẳng định một phần lỗi trongviệc gian lận thống kê này là từ việc thiếu thực thi chặt chẽ các quy định trong Hiệpước Bình ổn và Tăng trưởng của EU xuất phát từ những mục tiêu chính trị của khối

Ðể vào Eurozone, các quốc gia thành viên phải tuân theo những quy định chặt chẽnhư thâm hụt ngân sách không được vượt quá 3% GDP và nợ không được vượt quá60% GDP, nếu vi phạm mà không thực hiện các biện pháp khắc phục do Ủy ban

Trang 25

Châu Âu (EC) và Hội đồng Liên minh Châu Âu đưa ra thì các quốc gia vi phạm sẽchịu một khoản phạt tương đương với 0,5% GDP Trên thực tế, sau khi sử dụngđồng Euro, ngày càng nhiều thành viên thấy khó khăn trong việc tuân thủ các giớihạn mà Hiệp định đặt ra Kể từ năm 2003, đã có hơn 30 trường hợp có mức thâmhụt vượt mức cho phép, EU đã có những chỉ trích và buộc các quốc gia này thắt chặttài chính, hoặc ít nhất là cam kết làm vậy nhưng chưa bao giờ áp đặt một lệnh trừngphạt tài chính nào lên các quốc gia thành viên vi phạm Vào thời điểm Hy Lạp gianhập Eurozone, đã có những bằng chứng cho thấy quốc gia này đưa ra những số liệukhông trung thực, ECB cũng tỏ ra quan ngại về tình hình nợ của Hy Lạp đã vượt xatrần quy định của Eurozone, nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu đã không phản đối Vì

lý do chính trị, họ đã cho Hy Lạp tham gia đồng Euro Đến năm 2004, bằng chứng

về việc Hy Lạp công bố số liệu kinh tế giả mạo đã được Eurostat thu thập đủ, nhưngcác quan chức của châu Âu vẫn tuyên bố rằng, việc trục xuất Hy Lạp khỏi Eurozonekhông phải là lựa chọn của họ và cho Hy Lạp thời gian để sửa chữa Đến năm 2007,

EC tuyên bố Hy Lạp đã có những biện pháp khắc phục phù hợp, và thâm hụt củaquốc gia này sẽ chỉ còn 2,6% GDP vào năm 2006 và 2,4% vào năm 2007 Ủy bancũng đưa ra kết luận rằng “Cơ quan Thống kê của Hy Lạp đã cải thiện quy trình làmviệc của mình” và chất lượng số liệu thống kê của họ đã tốt hơn Tuy nhiên, đếnnăm 2009, thì một lần nữa câu hỏi về sự gian lận số liệu của quốc gia này lại đượclật lại và khủng hoảng nợ đã bùng nổ

3 Tác động của nợ công đến tình hình tài chính tiền tệ:

a Giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng:

Từ năm 1998 đến năm 2011 Trái phiếu Chính phủ Hy Lạp có lãi trung bình5,21%, đạt mức cao lịch sử 11,39% trong tháng 12 năm 2010 và một mức thấp kỷlục 3,23% trong tháng 9 năm 2005 Lãi suất trái phiếu của Hy Lạp thời gian gần đâytăng cao vì khủng hoảng nợ công ( vào tháng 11/2012 lãi suất trái phiếu đã ở mức17,88%), cán cân ngân sách thâm hụt, do đó chính phủ cần huy động vốn để trả nợbuộc phải phát hành trái phíếu Việc phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá tráiphiếu chính phủ giảm, thể hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thìmới huy động được người mua

Trang 26

Vào tháng 04/2010, các tổ chức định mức tín nhiệm như S&P, Moody’s vàFitch Rating đã hạ bậc trái phiếu chính phủ Hy Lạp xuống mức rủi ro cao, trướcnguy cơ mất khả năng thanh khoản S&P ước tính trong trường hợp Hy Lạp mất khảnăng thanh toán, nhà đầu tư có thể mất 30-50% giá trị khoản đầu tư Ngay lập tứcsau đó lợi tức trái phiếu chính phủ Hy Lạp đã tăng mạnh Điều này đã khiến chochính phủ Hy Lạp gặp nhiều khó khăn hơn trong việc huy động vốn trên thị trườngtài chính quốc tế để tái cấu trúc các khoản vay.

Nguồn: http://www.bloomberg.com

Trang 27

Nguồn: http://www.datosmacro.com/en/bonds

b Cắt giảm chi tiêu:

Các biện pháp bao gồm cắt giảm chi tiêu quốc phòng năm 2011 và 2012; Cáckhoản tiền thưởng trên toàn khu vực công; giảm an sinh xã hội và 10 % kinh phíhoạt động của chính phủ mỗi năm, tiền lương cho giám đốc các ngành dịch vụ côngcộng Ông tuyên bố sẽ làm giảm thâm hụt công cộng của Hy Lạp từ 12% hiện nayxuống dưới 3% vào năm 2013

Ông cũng kêu gọi các khoản thuế lên đến 90 % trên tiền thưởng lớn cho cácngân hàng tư nhân; đóng cửa một phần ba của cơ quan du lịch của Hy Lạp ở nướcngoài, và loại trừ các chi phí sinh hoạt gia tăng cho công nhân khu vực công vớimức lương của hơn euro 2.000 ( 3.000 USD )

Các biện pháp khác bao gồm việc thực hiện thuế thu hồi vốn và tiếp tục đánhthuế thừa kế và thuế tài sản bị bãi bỏ bởi chính phủ trước đó.Nhiều biện pháp sẽ đauđớn, Thủ tướng thừa nhận, nhưng ông đã hứa rằng các khu vực yếu thế của xã hội sẽđược bảo vệ

Ông Papandreou cam kết rằng nợ của Hy Lạp,đã tăng đến chóng mặt là 300 tỷ

Trang 28

thâm hụt chi tiêu , hiện dự kiến ở 12,7 % sản lượng kinh tế cho năm 2009, còn 3 %vào cuối năm 2013, khi đảng Xã hội của ông hoàn thành bốn năm đầu tiên củanhiệm kỳ.

c Đầu tư trực tiếp FDI:

Chính phủ Hy Lạp hiện đang thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng, nhưgiảm chi tiêu, tăng thuế và hạ lương Đây là một phần trong cam kết giảm thâm hụtngân sách của Chính phủ Hy Lạp để nhận được sự trợ giúp từ EU và IMF Vì thựchiện chính sách giảm chi tiêu, tăng thuế nên dẫn đến tình hình đầu tư FDI vào HyLạp giảm mạnh

Như mô tả trong đồ thị I, trong thời gian 2006-2008 FDI vào Hy Lạp đã liêntục duy trì mức độ cao hơn so với giai đoạn năm 2003 - 2005, mặc dù biến động Cónhiều yếu tố, chẳng hạn như cải thiện cơ sở hạ tầng, đã đóng một vai trò quan trọngtrong sự gia tăng đáng kể khối lượng FDI

Trong năm 2009, tổng luồng vốn vào Hy Lạp đạt 3.835 tỷ Euro, và luồng vốnròng vượt quá 1.7 tỷ Euro So với năm 2008, dòng chảy FDI vào Hy Lạp sụt giảm36.9% do hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ công Năm 2010, luồng vốn vào HyLạp tiếp tục giảm chỉ đạt 2.72 tỷ EUR, vốn ròng giảm mạnh còn 281 triệu EUR.Năm 2011, luồng vốn này đã được cải thiện đôi chút, với tổng vốn vào đạt 3.27 tỷEUR, và luồng vốn ròng tăng lên 1.311 tỷ EUR

Trang 29

d Xếp hạng tín dụng:

Ngày 15/6/2010, Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s đã hạ 4 bậc xếp hạngtín dụng của Hy Lạp xuống mức không đầu tư và cảnh báo, việc Hy Lạp giảm thâmhụt ngân sách sẽ tạo ra nhiều hậu quả xấu về kinh tế

Trong tuyên bố xếp hạng tín dụng, Moody’s đã nhiều lần nhắc đến những rủi

ro đối với tăng trưởng kinh tế bởi những biện pháp thắt chặt ngân sách liên quan đếngói giải cứu 134,5 tỷ USD do Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)dành cho Hy Lạp

Trong khi đó, theo hệ thống xếp hạng của Standard & Poor’s, Hy Lạp đã ởmức không an toàn Standard & Poor’s ngày 27/2/12 cũng đã hạ tín nhiệm nợ côngcủa Hy Lạp xuống mức "CC" về dài hạn và "C" về ngắn hạn, mức "vỡ nợ một phần"(SD) sau khi quốc gia này bắt đầu kế hoạch hoán đổi trái phiếu nhằm giảm nhẹ gánhnặng nợ nần hôm 23/2/2012

Dù gói giải cứu của EU và IMF chặn đứng rủi ro vỡ nợ do mất thanh khoảntrong ngắn hạn Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bất ổn xung quanh tăng trưởng kinh tếbởi ảnh hưởng từ những biện pháp thắt chặt chi tiêu, đặc biệt ở thời điểm yếu tố hỗtrợ đã giảm sút nhiều”, Moody’s tuyên bố Tháng 3/2011, Cơ quan xếp hạng tíndụng Moody hạ xếp hạng nợ của Hy Lạp xuống mức B1 từ mức Ba1 và cho biết sẽ

có thể hạ thêm bởi xét đến rủi ro đối với chương trình thực hiện mục tiêu chính sáchtài khóa của Hy Lạp và khó cải tổ hệ thống y tế cũng như các công ty nhà nước

e Tốc độ tăng trưởng GDP giảm.

Hy Lạp đã quản lý để đạt được một nền kinh tế phát triển nhanh chóng sau khithực hiện chính sách ổn định kinh tế trong những năm gần đây, ít nhất, trước cuộckhủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 Từ năm 1998 đến năm 2009, GDP tăngdần qua các năm và đạt mức cao nhất vào tháng 12 năm 2009 với 347.042 tỉ $.Sang năm 2010, khi khủng hoảng nợ công xảy ra làm cho các nhà đầu tư longại về khả năng trả nợ của Hy Lạp và họ ồ ạt rút vốn ra khỏi thị trường Hy Lạpnên GDP giảm xuống còn 326.483 tỉ USD GDP của Hy Lạp giảm dần trong 2011

và dự báo giảm còn 298.734 tỷ USD

Trang 30

Từ năm 2003- 2007, GDP của Hy Lạp tăng trưởng hàng năm, cao nhất vàonăm 2006 Từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổvào 2008, GDP của Hy Lạpgiảm dần và cộng với khủng hoảng nợ công, tốc độ tăng trưởng GDP giảm kỷ lục ởmức -6,91 % trong năm 2011.

f Thất nghiệp gia tăng:

Khi nền kinh tế toàn cầu mới thoát khỏi khủng hoảng, bắt đầu có dấu hiệuphục hồi do kết quả của các gói kích thích kinh tế mà chính phủ các nước đã chi ratrong những năm gần đây, thì việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế sẽ làm giảm đầu tư,

Trang 31

kìm hãm sự phục hồi kinh tế, làm chậm tốc độ tăng trưởng sẽ dẫn đến tình trạngviệc làm giảm, thất nghiệp gia tăng

g Lạm phát tăng:

Ngày 14/6/2010, phái đoàn các nhà kiểm toán Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trungương châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo Hy Lạp cần cảnhgiác trước nguy cơ lạm phát tăng cao và suy thoái lâu dài Tỷ lệ lạm phát Hy Lạptăng dần từ năm 2008 đến 2011, và tháng 1 năm 2011 là 5.2% Trong năm 2012, HyLạp đã giảm dần lạm phát từ 2.4% đầu năm xuống 1.6% vào tháng 11/2012

Trang 32

II Khủng hoảng nợ công Ireland và tác động đến tình hình TCTT:

1 Thực trạng khủng hoảng nợ công Ireland:

Tại Ireland, dấu hiệu đầu tiên của cuộc khủng hoảng nợ công là một thị trườngbất động sản bong bóng Tính đến năm 2007, chỉ trong 10 năm, giá nhà tại Irelandtăng gần gấp 4 lần, thậm chí còn đắt hơn cả những thành phố vẫn được mệnh danh

là đắt đỏ trên thế giới như Los Angeles Khi bong bóng bất động sản vỡ tung đã kéotheo sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng Và khi chính phủ ra tay cứu trợ các ngânhàng thì nợ công trở thành gánh nặng cho ngân khố quốc gia

Tỷ lệ nợ công trên GDP:

Theo số liệu được Ireland công bố từ năm 2004 đến năm 2011 cho thấy, tỷ lệ nợcông trên GDP năm 2008 là 41.8% tăng gần 2 lần so với năm 2007 là 24.9% Quanăm 2009, tỷ lệ này tiếp tục tăng cao đến 64.8% và đến năm 2010 là 94.2% Đếnnăm 2011, tỷ lệ này lên đến 105.4%

Trang 33

Nguồn: CIA Word Factbook

Đáng chú ý là chỉ sau 6 tháng đầu năm 2012, Ireland đã nằm trong top 5 cácnước có tỷ lệ nợ công trên GDP cao nhất trong khu vực đồng Euro 108,5%( Theo sốliệu từ Cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu)

Tình trạng thâm hụt ngân sách:

Trong lịch sử từ năm 1995 đến 2011, thặng dư ngân sách của chính phủIreland ở mức trung bình là âm 2,9% GDP Vào cuối năm 2000 đạt mức thặng dưcao nhất là 4% GDP và thâm hụt ngân sách ở mức kỷ lục 30,9 % GDP cuối năm2010

Từ năm 2007 trở lại đây, người ta khó tìm thấy một ngày tươi sáng trên thị

Trang 34

cho tỷ lệ nợ xấu (đặc biệt là nợ của các công ty phát triển bất động sản) tăng đếnmức báo động Do đó, hệ thống ngân hàng bị đặt trước nguy cơ đổ vỡ khiến Chínhphủ phải ra tay can thiệp và kết quả là nợ công tăng cao.

Vào tháng 9/2010, Ireland đã bơm gần 23 tỷ euro vào Anglo Irish (một trongnăm ngân hàng lớn nhất Ireland được quốc hữu hóa vào năm 2009) Chính phủIreland đã bơm khoảng 50 tỷ euro cho hệ thống ngân hàng nhưng vẫn không thể cứuvãn được tình hình, đồng thời khiến cho thâm hụt ngân sách của nước này đạt đếnmức kỷ lục (chiếm tới 30,9% GDP đến cuối 2010 và 13,4% GDP cuối 2011).Ireland trở thành nước có thâm hụt ngân sách cao nhất khu vực đồng tiền chungChâu

Ireland hy vọng sẽ giảm mức thâm hụt ngân sách xuống còn 3% GDP theoHiệp ước Tăng trưởng và Ổn định của châu Âu

2 Nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công:

Tình trạng khủng hoảng nợ công của Ireland bắt nguồn từ việc chính phủ đãkhông kịp thời khống chế hành vi cho vay thiếu trách nhiệm của một số ngân hàng.Các ngân hàng nước này ngày càng phải gánh nhiều nợ xấu sau khi đã tăng cho vayquá mạnh trong thời kỳ kinh tế nước này tăng trưởng mạnh và bong bóng bất độngsản phình to Khi thị trường bất động sản nước này sụp đổ, nhiều phần trong cáckhoản cho vay bất động sản này trở thành nợ xấu và các ngân hàng đứng trước nguy

cơ sụp đổ

Đứng trước tình hình đó, Chính phủ Ireland buộc phải ra tay cứu lấy hệ thốngngân hàng Chính phủ Ireland đã tạo ra một định chế tài chính mới gọi là NAMA(National Asset Management Agency) vào năm 2009 để nhận hầu hết tất cả cáckhoản nợ xấu của các ngân hàng lớn của Ireland dưới hình thức các ngân hàng sẽbán lại các khoản nợ xấu cho chính phủ để đổi lấy trái phiếu chính phủ Như vậy,nói cách khác Chính phủ Ireland đã biến nợ xấu của các ngân hàng này, nhữngkhoản nợ tư nhân, thành tài sản tệ hại mà chính phủ phải quản lý, nghĩa là trở thànhtài sản công đang liên tục mất giá và lấy tiền của ngân sách để bù đắp cho các tổnthất của nó NAMA có trách nhiệm quản lý các tài sản này và cố gắng đem lại lợinhuận tốt nhất cho ngân sách.NAMA chỉ có thể làm được điều này khi thị trườngbất động sản hồi phục, nếu không, bản thân NAMA cũng cần sự cứu giúp để có thể

Trang 35

tồn tại và tiền cứu giúp lại sẽ phải đến từ ngân sách Như vậy, cách thức dùng tiềnchính phủ để duy trì các tài sản ngày càng xuống giá trong nền kinh tế và bơm vốn

để vực dậy khu vực ngân hàng của Ireland cũng sẽ buộc nước này phải liên tục đivay mượn và chấp nhận thâm hụt ngân sách cho đến khi họ không còn khả năng chitrả nữa, khi đó sẽ phải cầu viện từ nước ngoài

Vì vậy, khủng hoảng nợ của Ireland thực tế là do chính phủ phải đi cứu trợ cho

hệ thống ngân hàng nước này, khiến nợ xấu từ khu vực tư nhân tạo thành gánh nặng

nợ nần của chính phủ và cuối cùng chính phủ không đủ tiền trả nợ phải đi cầu viện

EU và IMF để có tiền tiếp tục cứu giúp hệ thống ngân hàng của mình

3 Tác động của nợ công đến tình hình tài chính tiền tệ:

Giá trái phiếu và lãi suất:

Ngày 11/11/2010, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Ireland đãtăng lên 8,929% đạt mức cao nhất kể từ khi châu Âu đưa vào lưu hành đồng eurovào năm 1999, đặt các thị trường trái phiếu châu Âu vào tình trạng căng thẳng cực

độ Lãi suất trái phiếu của Ireland tăng cao trong thời gian này là do giới đầu tưngày càng lo ngại về tình trạng nợ công của nước này Những gói cứu trợ mà EU vàIMF cam kết sẽ dành cho Ireland dường như không đủ sức phục hồi niềm tin cho thịtrường.Với mức lãi suất ngày càng cao, Ireland gần như không thể phát hành tráiphiếu mới Đến tháng 2/2011, lãi suất trái phiếu chính phủ của Ireland lên tới9.06%

Chi phí bảo lãnh cho trái phiếu của các nước này cũng tăng vọt Hợp đồng

Trang 36

lên tới mức 595 điểm phần trăm Như vậy, cứ 10 triệu Euro nợ dài hạn của Ireland

sẽ mất 595.000 Euro phí bảo lãnh Đây là tỷ lệ cao nhất so với các nước trong khuvực

Trái phiếu Ireland còn gặp khó khăn vì một trong những trung tâm thanh toánlớn nhất châu Âu là LCH.Clearnet gần đây liên tục tăng phí đánh vào giao dịch tráiphiếu của nước này, với lý do chi phí vay vốn của Ireland tăng Điều này càng khiếncác ngân hàng của Ireland càng phụ thuộc vào nguồn vốn từ Ngân hàng Trung ươngchâu Âu (ECB)

Cắt giảm chi tiêu:

Quốc hội Ireland tối ngày 7/12/2010 đã thông qua chính sách thắt lưng buộcbụng năm 2011 trong lúc chuẩn bị nhận viện trợ tài chính 85 tỉ euro từ Liên minhchâu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)

Theo Bộ trưởng Tài chính Ireland, nước này sẽ tăng thuế với tất cả ngườilao động và cắt giảm phúc lợi xã hội, nhằm tiết kiệm khoảng 6 tỷ euro vào năm2011

Như vậy, một cặp vợ chồng ba đứa con có mức thu nhập trung bình 75.000euro/năm đóng góp vào quỹ lương 4.500 euro/năm Trong khi đó, trợ cấp cho trẻ em

từ chính phủ sẽ giảm 40 euro/tháng, trợ cấp thất nghiệp giảm 8 euro/tuần Nhữngngười nhận lương hưu trên 12.000 euro/năm sẽ bị cắt giảm Thuế đánh trên xăngdầu tăng Tuy nhiên, thuế đối với phí du lịch giảm nhằm thu hút du khách Ngoài ra,viên chức công bị cắt giảm lương Thủ tướng bị giảm 14.000 euro/năm, các bộtrưởng sẽ bị cắt 10.000 euro/năm Tổng thống nước này cũng tự nguyện giảm lươngtrong năm 2011 xuống mức như người mới được bổ nhiệm, khoảng 250.000euro/năm

Đến 4/2012 Ireland lên kết hoạch cắt giảm chi tiêu 12,4 tỷ euro bằng các biệnpháp thắt lưng buộc bụng trong vòng 4 năm tới nhằm giảm thâm hụt tài chính, cóthể cách nhiệt khỏi cuộc khủng hoảng xảy ra tại Hy Lạp nhằm đưa thâm hụt ngânsách về giới hạn trần 3% GDP của EU vào năm 2014

Xếp hạng tín nhiệm bị hạ bậc:

Ngày đăng: 17/03/2015, 14:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w