1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Khủng hoảng nợ công và tác động của nó đến thị trường tài chính tiền tệ

36 523 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 2,64 MB

Nội dung

Khủng hoảng nợ công và tác động của nó đến thị trường tài chính tiền tệ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

NGHIÊN CỨU CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG

TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh Doanh Quốc Tế

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Lan

Hà Nội, 16 tháng 12 năm 2016

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

I Một số khái niệm và vấn đề liên quan đến nợ công 2

1 Những Khái Niệm 2

a) Nợ công 2

b) Khủng hoảng nợ công 3

c) Những đặc trưng cơ bản của nợ công 4

d) Phân loại nợ công 5

e) Ngưỡng an toàn của nợ công 6

2 Nhận diện khủng hoảng nợ công 8

3 Tác động của nợ công 10

a) Suy giảm khả năng tăng trưởng kinh tế 10

b) Giảm khả năng huy động vốn của chính phủ 11

c) Gặp những bất ổn về tài chính 11

II Các cuộc khủng hoảng nợ công tiêu biểu trên thế giới 14

1 Cuộc khủng hoảng nợ công các nước châu Mỹ Latinh 14

2 Cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu 16

3 Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới 18

a) Thâm hụt ngân sách lớn 18

b) Sử dụng nguồn vốn không hiệu quả 19

c) Thiếu sự minh bạch trong các hoạt động tài chính 21

d) Các tác nhân khác 22

III Tác động của nợ công đến nền kinh tế Việt Nam, bài học rút ra cho Việt Nam và kèm theo đó là những giải pháp cho Việt Nam 23

1 Tình hình nợ công ở Việt Nam 23

2 Các yếu tố tạo nên nợ công ở Việt Nam 26

a) Mức thâm hụt ngân sách lớn 26

Trang 3

b) Đầu tư công lớn, dàn trải và kém hiệu quả 27

c) Mô hình phát triển còn dựa nhiều vào đầu tư công và nợ công 27

d) Rủi ro từ khối DNNN 28

e) Khả năng quản lý bộc lộ nhiều điểm yếu kém 28

3 Tác động của nợ công đến nền kinh tế việt nam 29

a) Tác động tích cực của nợ công đến nền kinh tế Việt Nam 29

b) Tác động tiêu cực của nợ công đến nền kinh tế Việt Nam 29

4 Bài học và giải pháp cho Việt Nam 31

KẾT LUẬN 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 4

MỞ ĐẦU

Khủng hoảng tài chính đang diễn ra ngày càng liên tục với cường độmạnh và diễn biến phức tạp gây ra những hậu quả rất nặng nề đối với cảquốc gia công nghiệp phát triển lẫn các nước đang phát triển Bên cạnhkhủng hoảng tài chính, ngày nay người ta còn đề cập nhiều và nghiên cứumột cách nghiêm túc hơn một loại khủng hoảng mới “Khủng hoảng nợcông” Tình trạng nợ công gia tăng liên tục ở cả các nước phát triển vượt quá

sự tăng trưởng của nền kinh tế (GDP) gây ra tình trạng mất kiểm soát trongkhả năng chi trả của quốc gia Điển hình là cuộc khủng hoảng nợ công ởchâu Mỹ Latinh và gần đây nhất là một số nước trong khu vực EU như HyLạp và Ireland Chính điều đó đã đánh lên hồi trống báo động cho các nướctrên toàn thế giới phải suy nghĩ chín chắn về tình trạng nợ công của chínhquốc gia mình Chính vì vậy, nghiên cứu “khủng hoảng nợ công và tác độngcủa nó đến thị trường tài chính tiền tệ” là việc làm hết sức cần thiết và cấpbách hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực và trên toàn thếgiới

Trang 5

I Một số khái niệm và vấn đề liên quan đến nợ công

Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nênnói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểmnào đó Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xemkhoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội(GDP)

Nợ chính phủ thường được phân loại như sau:

Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợnước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước)

Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm)

Nợ của chính phủ bảo lãnh là những khoản nợ trong nước và nướcngoài của khu vực tư nhân do chính phủ bảo lãnh

Theo Việt Nam

Trang 6

Theo luật quản lí nợ công của Việt Nam được ban hành năm 2009 thì

nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chínhquyền địa phương

Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước,nước ngoài được ký kết, phát hành nhân danh nhà nước, nhân danh chínhphủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài Chính ký kết, phát hành, ủy quyềnphát

hành theo quy định của pháp luật Nợ chính phủ không bao gồm cáckhoản nợ do ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chínhsách tiền tệ trong từng thời kì

Nợ được chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chứckinh tế trong và ngoài nước mà chính phủ đứng ra bảo lãnh

Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương phát hành, kí kết hoặc ủy quyền phát hành

Tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nợ công, nhưng về cơ bản nợcông là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trungương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các hoạt động kinh tế và bùđắp sự thiếu hụt ngân sách

b) Khủng hoảng nợ công

Thuật ngữ khủng hoảng nợ công là thuật ngữ được sử dụng khá phổbiến trong lĩnh vực tài chính tiền tệ Có rất nhiều các nghiên cứu, các họcthuyết đưa ra nhằm tìm hiểu quá trình hình thành của một cuộc khủng hoảng

nợ công cũng như cách thức dự báo và ngăn chặn nó Tuy nhiên, cho đếnnay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về khủng hoảng nợ công

Theo IMF, khủng hoảng nợ là việc một quốc gia không có khả năngchi trả các khoản nợ của mình hay bị vỡ nợ Tuy nhiên định nghĩa này chỉđúng trong những năm 1980, thời kì mà nhiều quốc gia không thể thanh toánđược các khoản vay ngân hàng của họ Đến những năm 1990, khi mà thịtrường trái phiếu chính phủ nổi lên thì định nghĩa này không còn hoàn toànchính xác

Dựa trên nhiều nghiên cứu của IMF, hai nhà kinh tế Andrea Pescatory

và Amadou N.R.Sy đã tổng hợp ra các hình thức chủ yếu của khủng hoảng

nợ Khủng hoảng nợ xảy ra khi :

Một quốc gia vỡ nợ Định nghĩa này được các tổ chức tín dụng tậptrung xây dựng dựa vào khả năng không chi trả được nợ với các dấu hiệunhư: Có sự chậm trễ trong việc thanh toán lãi hoặc gốc, ngay cả khi việcthanh toán chậm được thanh toán trong thời gian ân hạn, không có khả năngchi trả khi việc thanh toán nợ hàng năm theo lịch trình không được thực hiện

Trang 7

vào ngày đáo hạn, hoặc khi đề nghị hoán đổi khoản nợ mới bao hàm nhữngđiều kiện kém thuận lợi hơn so với việc phát hành ban đầu…

Khoản nợ xấu hơn Có thể là:

Khoản nợ xấu về gốc hoặc lãi về nghĩa vụ bên ngoài đối với các chủ

nợ thương mại (ngân hàng hoặc người nắm giữ trái phiếu) lớn hơn 5% tổng

dư nợ thương mại

Có thỏa thuận gia hạn hoặc cơ cấu lại nợ với các chủ nợ thương mạiđược liệt kê trong báo cáo tài chính phát triển của ngân hàng thế giới

Các khoản vay quy mô lớn từ IMF, một quốc gia đang trải qua khủnghoảng nợ nếu: Quốc gia đó được xếp vào trường hợp vỡ nợ như trong địnhnghĩa của Andrea Pescatory và Amadou N.R.Sy Hoặc nhận được mộtkhoản cho vay lớn (có điều kiện) vượt quá 100% hạn mức ấn định trước từIMF

Trong các định nghĩa này thì định nghĩa thứ 3 là định nghĩa được sửdụng phổ biến nhất trên thế giới Nhìn chung, khủng hoảng nợ là tình trạngmột quốc gia không thể chi trả được các khoản nợ của mình, phải đề nghịthương thảo lại về các thỏa thuận vay nợ, hoàn trả gốc và/hoặc lãi và phảinhận một khoản tài trợ chính thức có quy mô lớn từ IMF

c) Những đặc trưng cơ bản của nợ công

Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước.Khác với các khoản nợ thông thường, nợ công được xác định là một khoản

nợ mà Nhà nước (bao gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) có tráchnhiệm trả khoản nợ ấy Trách nhiệm trả nợ của Nhà nước được thể hiện dướihai góc độ trực tiếp và gián tiếp Trực tiếp được hiểu là cơ quan nhà nước cóthẩm quyền sẽ là người vay và do đó, cơ quan nhà nước ấy sẽ chịu tráchnhiệm trả nợ khoản vay (ví dụ: Chính phủ Việt Nam hoặc chính quyền địaphương) Gián tiếp là trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyềnđứng ra bảo lãnh để một chủ thể trong nước vay nợ, trong trường hợp bênvay không trả được nợ thì trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về cơ quan đứng rabảo lãnh (ví dụ: Chính phủ bảo lãnh để Ngân hàng Phát triển Việt Nam vayvốn nước ngoài)

Nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơquan nhà nước có thẩm quyền Việc quản lý nợ công đòi hỏi quy trình chặtchẽ nhằm đảm bảo hai mục đích: một là, đảm bảo khả năng trả nợ của đơn vị

sử dụng vốn vay và cao hơn nữa là đảm bảo cán cân thanh toán vĩ mô và anninh tài chính quốc gia; hai là, để đạt được những mục tiêu của quá trình sửdụng vốn Bên cạnh đó, việc quản lý nợ công một cách chặt chẽ còn có ýnghĩa quan trọng về mặt chính trị và xã hội Theo quy định của pháp luật

Trang 8

Việt Nam, nguyên tắc quản lý nợ công là Nhà nước quản lý thống nhất, toàndiện nợ công từ việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ đểđảm bảo hai mục tiêu cơ bản như đã nêu trên

Mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là pháttriển kinh tế – xã hội vì lợi ích chung Nợ công được huy động và sử dụngkhông phải để thỏa mãn những lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào,

mà vì lợi ích chung của đất nước Xuất phát từ bản chất của Nhà nước làthiết chế để phục vụ lợi ích chung của xã hội, Nhà nước là của dân, do dân

và vì dân nên đương nhiên các khoản nợ công được quyết định phải dựa trênlợi ích của nhân dân, mà cụ thể là để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước

và phải coi đó là điều kiện quan trọng nhất

d) Phân loại nợ công

Phân theo nguồn vay bao gồm: vay trong nước; vay nước ngoài

Vay trong nước: Chính phủ vay thông qua phát hành công cụ nợ Uỷban nhân dân cấp tỉnh vay để đầu tư phát triển kinh tế xã hội thông qua pháthành, uỷ quyền phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ cácnguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

Vay nước ngoài là khoản vay ngắn hạn, trung - dài hạn phải trả lãihoặc không phải trả lãi do Nhà nước, Chính phủ, doanh nghiệp và tổ chứckhác của Việt Nam vay của chính phủ nước ngoài, vùng lãnh thổ, tổ chức tàichính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài

Phân theo chủ thể đi vay bao gồm: Chính phủ; chính quyền địa phương; doanh nghiệp và các tổ chức tài chính, tín dụng được Chính phủ bảo lãnh

Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước,nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chínhphủ hoặc các khoản vay khác do Bộ tài chính ký kết, phát hành, ủy quyềnphát hành theo quy định của pháp luật Nợ chính phủ không bao gồm khoản

nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sáchtiền tệ trong từng thời kỳ

Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chứctài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh

Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấptỉnh) ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành

Trang 9

Phân theo loại hình vay bao gồm: vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA); vay ưu đãi; vay thương mại

Vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là khoản vay nhân danhNhà nước, Chính phủ Việt Nam từ nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, tổchức tài trợ song phương, tổ chức liên quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ

có yếu tố không hoàn lại (thành tố ưu đãi) đạt ít nhất 35% đối với khoản vay

có ràng buộc, 25% đối với khoản vay không ràng buộc

Vay ưu đãi là khoản vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thươngmại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA

Vay thương mại là khoản vay theo điều kiện thị trường

Phân theo thời hạn vay bao gồm: vay ngắn hạn; vay trung – dài hạn

Khoản vay ngắn hạn là khoản vay có kỳ hạn dưới một năm

Khoản vay trung - dài hạn là khoản vay có kỳ hạn từ một năm trở lên

Phân theo loại lãi suất bao gồm: lãi suất cố định; lãi suất thả nổi

Phân theo chủ nợ và nhóm chủ nợ: chủ nợ chính thức; chủ nợ tư nhân

Chủ nợ chính thức (bao gồm chủ nợ song phương là các Chính phủhoặc cơ quan đại diện cho Chính phủ và các chủ nợ đa phương là các tổchức tài chính quốc tế đa phương);

Chủ nợ tư nhân (bao gồm các ngân hàng thương mại; người sở hữutrái phiếu; các chủ nợ tư nhân khác không thuộc chính phủ hoặc không đạidiện cho chính phủ);

Phân theo công cụ nợ bao gồm: thỏa thuận vay; tín phiếu; trái phiếu; công trái và các công cụ nợ khác

Trang 10

e) Ngưỡng an toàn của nợ công

Theo IMF

Theo đó, nợ quốc gia không vượt quá 40% GDP hoặc không vượt quá150% kim ngạch xuất khẩu được xem là nằm trong giới hạn trung bình Đểnằm trong giới hạn an toàn thì nợ quốc gia không được phép vượt quá 30%GDP hoặc 100% kim ngạch xuất khẩu

Trả nợ quốc gia hàng năm không vượt quá 20% kim ngạch xuất khẩu

và trả nợ chính phủ hàng năm không vượt quá 30% thu ngân sách là ở mức

độ trung bình Đối với mức độ an toàn thì trả nợ quốc gia hàng năm khôngquá 15% kim ngạch xuất khẩu và trả nợ chính phủ hàng năm không quá 25%thu ngân sách

Tuy nhiên chỉ dựa vào chỉ số nợ công/GDP không thể xác định đượcmột cách toàn diện mức độ an toàn hay rủi ro của nợ công mà cần phải xemxét nợ công một cách toàn diện trong mối liên hệ với hệ thống các chỉ tiêukinh tế vĩ mô của nền kinh tế quốc dân, nhất là: tốc độ và chất lượng tăngtrưởng kinh tế, năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn (qua tiêuchí ICOR), tỉ lệ thâm hụt ngân sách, mức tiết kiệm nội địa và mức đầu tưtoàn xã hội Bên cạnh đó, những tiêu chí như: cơ cấu nợ công, tỷ trọng cácloại nợ, cơ cấu lãi suất, thời gian trả nợ… cũng cần được phân tích kỹ lưỡngkhi đánh giá tính bền vững nợ công Điển hình như nợ công khoảng 100%

đủ để một nước như Hy Lạp rơi vào tình trạng phá sản, trong khi đó nợ cônglên tới hơn 200% như Nhật Bản vẫn được coi là an toàn, hay trường hợp củaArgentina, một quốc gia dù có mức nợ công dưới 60% và ngân sách tàichính khá tốt, nhưng vẫn xảy ra khủng hoảng nợ

Ngoài ra, cũng cần phải tính đến độ nhạy với các cú sốc.Bởi mức nợcho dù có nhỏ hơn ngưỡng, nhưng vẫn có những cú sốc không dự báo được

Ví dụ lạm phát có thể cao hay tỷ giá có thay đổi thì có thể làm thay đổi hoàntoàn dự báo Một điều rất then chốt là cần phải có thông tin chính xác để đưa

ra quyết định đúng và tạo niềm tin cho thị trường

Một điều nữa cần lưu ý chính là những khoản nợ ngầm, các khoản nợngân hàng, nợ doanh nghiệp của Nhà nước vay mà Chính phủ phải bảo lãnh.Đây là những yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nền kinh tế

Trang 11

VD: Một số nhà phân tích, khi phân tích nợ công của Nhật Bản đã chothấy có sự khác biệt khá lớn giữa nợ công của nước này với nợ công của HyLạp, thể hiện ở chỗ, 95% trái phiếu chính phủ của Nhật Bản do người dânnước này nắm giữ, trong khi 70% nợ chính phủ Hy Lạp do người nước ngoàinắm giữ Bên cạnh đó, Nhật còn tự chủ về tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệcủa Nhật cũng ở mức rất cao (theo con số mà Bộ Tài chính Nhật Bản công

bố ngày 12-5, tính đến cuối tháng 4-2010, dự trữ quốc gia của Nhật là1,046.873 tỉ USD)

Ta cần mở rộng cách thức suy nghĩ và hiểu về nợ, biết quản trị nợ vàphân tích nợ một cách cẩn trọng, chú ý đúng mức đến khoản nợ đó đượchình thành như thế nào, bằng cách nào, thực trạng nền kinh tế ra sao và khảnăng trả nợ thế nào Nợ không phải là xấu, nhưng cần phải tính toán đếnhai yếu tố: hiệu quả từ những đồng vốn vay và hệ quả lâu dài nếu không giảiquyết được dứt điểm vấn đề nợ chẳng hạn như tạo ra lạm phát, gây nóng chonền kinh tế

2 Nhận diện khủng hoảng nợ công

Theo quan điểm của Reinhart và Rogoff (Growth in a Time of Debt –

2010 ) dựa trên những thu thập từ 44 nền kinh tế mới nổi và phát triển tronghai thế kỉ Reinhart và Rogoff đã đưa ra định nghĩa ngưỡng nợ nguy hiểm.Ngưỡng nợ nguy hiểm được hiểu là khi quốc giá có khối lượng nợ ( tính trênphần trăm GDP) vượt qua ngưỡng này thì nền kinh tế tế quốc giá đó gặpvấn đề trong việc thanh toán các khoản nợ, sẽ đứng trước nguy cơ khunghoảng nợ công đồng thời gặp nhiều rủi ro bất ổn vĩ mô Ngưỡng nợ được hainhà kinh tế tính toán và chỉ ra rằng : Tổng số nợ trên GDP bằng 90% Hainhà khoa học cũng chỉ ra rằng đối với những nền kinh tế đang phát triển, nếutrong tổng số nợ công, số nợ nước ngoài chiếm hơn 60% thì nền kinh tế rơivào ngưỡng nợ nguy hiểm

Một nghiên cứu khác của Caner, Grennes và Koehler-Geib (2011) tiếptục đi sâu phân tích thêm về ngưỡng nợ nguy hiểm Nghiên cứu này sử dụng

số liệu nhiều hơn so với nghiên cứu của Reinhart và Rogoff, bao gồm các sốliệu về nợ công, tăng trưởng, độ mở của nền kinh tế, lạm phát và GDP trongthời kỳ trước của 101 quốc gia (75 đang phát triển và 26 đã phát triển) tronggiai đoạn 1980-2008, đồng thời sử dụng mô hình kinh tế lượng Kết quả chothấy ngưỡng nợ nguy hiểm trung bình cho tất cả các quốc gia đã được lấy sốliệu là 77% GDP, vượt qua ngưưỡng này tăng trưởng kinh tế bắt đầu suygiảm Bên cạnh đó, áp dụng tương tự mô hình cho nhóm các quốc gia đangphát triển thì con số này là 64% GDP

Trang 12

Kumar và Woo (2010) cũng thực hiện một nghiên cứu tương tự, với

số liệu của 38 nền kinh tế tiến bộ và mới nổi với dân số trên 5 triệu người,kéo dài trong 4 thập kỷ và cũng sử dụng 21 mô hình kinh tế lượng Giốngnhư Reinhart và Rogoff, các tác giả cũng chỉ tìm thấy một mối quan hệ đốinghịch giữa nợ công và tăng trưởng nếu như nợ công vượt quá 90% GDP.Các tác giả cũng tìm ra rằng: đối với các nền kinh tế mới nổi, tác động của

nợ công lớn 10 hơn so với các nền kinh tế tiến bộ Cụ thể, nếu quy mô nợcông tăng thêm 10% GDP, tăng trưởng kinh tế sẽ suy giảm từ 0,15% đến0,2% tại các nền kinh tế tiến bộ, trong khi con số này tại các nền kinh tế mớinổi là từ 0,3% đến 0,4% Ngoài ra, mức nợ ban đầu cao cũng sẽ tạo nênnhiều rủi ro hơn Đối với các quốc gia mà nợ công đã vượt quá 90% GDP,một mức gia tăng nợ công thêm 10% GDP sẽ đi kèm với tăng trưởng giảm0,19%; còn nếu mức nợ ban đầu chỉ từ 30% đến 60% GDP thì con số nàychỉ là 0,11% Ngoài ra, Kumar và Woo cũng mở rộng mô hình của mìnhnhằm xác định những kênh khác mà hệ quả từ nợ công có thể chuyển đến.Kết luận cho thấy rằng nợ công cao sẽ làm giảm đầu tư, làm chậm tốc độtăng trong lượng vốn tư bản cho mỗi lao động, dẫn đến hệ quả là suy giảmnăng suất

Một nghiên cứu nữa của Presbitero (2010) dựa trên số liệu tổng nợcông tại 92 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trong khoảng thời gian

1990 - 2007 cũng nhằm tìm kiếm ngưỡng nợ nguy hiểm Nghiên cứu nàytìm ra hệ quả xấu đối với tăng trưởng nếu nợ công vào mức khoảng 90%GDP Vượt trên mức này, một hệ quả xấu hơn rất nhiều sẽ xảy ra với tăngtrưởng bởi quản lý kinh tế kinh tế nghèo nàn cũng như những thể chế tồi tệ.Presbitero kết luận rằng những quốc gia công nghiệp thành công hơn nhiều

so với các quốc gia đang phát triển trong việc vay mượn và sử dụng nhữngkhoảng tài chính trong nước và quốc tế mà không phải hứng chịu những rủi

ro có thể gây ra cho đầu tư bởi sự tháo vốn, xoay vòng chính sách hay lấn átđầu tư thường xuyên xảy ra với mức nợ công lớn Ngược lại, đối với cácquốc gia đang phát triển, hệ quả xấu từ vay nợ quá nhiều thường có xuhướng lấn át những lợi ích có thể đạt được từ những nguồn lực khác

Ngoài ra để nhận biết dấu hiệu khủng hoảng nợ công còn phải dựavào mức Hệ Số Tín Nhiệm Quốc Gia Hệ số tính nhiệm quốc gia phản ảnhkhả năng và sự sẵn sàng trả đúng hạn khoản tiền gốc và lãi trong tương laiđôi với danh mục nợ của một quốc gia Đây là một yếu tố cơ bản để các nhàđầu tư đánh giá mức độ sinh lời và rủi ro khi đầu tư vào một quốc gia nào

đó Như vậy nếu một quốc gia có Hệ số tính nhiệm quốc gia cao thì có khảnăng cao và sẵn sàng trả các khoản nợ trong tương lai hơn một quốc gia có

hệ số tính nhiêm thấp hơn Hiện nay có ba tổ chức có chỉ số tín nhiệm quốcgia uy tính nhất thế giới là S&P, Moody’s, Fitch Tuy có sự khác biệt về chỉ

Trang 13

số nhưng nhìn chung các mức đánh giá của các tổ chức này đều phản ánhđúng mức độ rủi ro đối với các khoản nợ của các quốc gia

3 Tác động của nợ công

a) Suy giảm khả năng tăng trưởng kinh tế

Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trongdài hạn một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho

sự tăng trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại vì những lý do sau:

Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăngcường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút

Một khoản nợ công cộng lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân:thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ(trái phiếu chính phủ) Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệmcủa dân cư đã chuyển thành nợ chính phủ dẫn đến lãi suất tăng và các doanhnghiệp hạn chế đầu tư

Nợ trong nước tuy được coi là ít tác động hơn vì trên góc độ nền kinh

tế là một tổng thể thì chính chủ chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuyvậy nếu nợ trong nước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợvay Thuế làm méo mó nền kinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội.Ngoài ra, còn có một số quan điểm cho rằng việc chính phủ sử dụng công cụ

nợ để điều tiết kinh tế vĩ mô sẽ không có hiệu suất cao vì có hiện tượngcrowding out (đầu tư cho chi tiêu của chính phủ tăng lên)

Trang 14

Chính phủ muốn tăng chi tiêu công cộng để kích cầu thì phát hành tráiphiếu chính phủ Phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu chínhphủ giảm, thể hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mớihuy động được người mua Lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nềnkinh tế cũng tăng Điều này tác động tiêu cực đến động cơ đầu tư của khuvực tư nhân, khiến họ giảm đầu tư Nó còn tác động tích cực đến động cơtiết kiệm của người tiêu dùng, dẫn tới giảm tiêu dùng Nó còn làm cho lãisuất trong nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền

từ nước ngoài đổ vào trong nước khiến cho tỷ giá hối đoái tăng làm giảmxuất khẩu ròng Tóm lại, phát hành trái phiếu tuy có làm tăng tổng cầu, songmức tăng không lớn vì có những tác động phụ làm giảm tổng cầu

Nếu coi việc nắm giữ trái phiếu chính phủ là một hình thức nắm giữtài sản thì khi chính phủ tăng phát hành trái phiếu sẽ đồng thời phải tăng lãisuất, người nắm giữ tài sản thấy mình trở nên giàu có hơn và tiêu dùng nhiềuhơn Tổng cầu nhận được tác động tích cực từ việc tăng chi tiêu chính phủ(nhờ phát hành công trái) và tăng tiêu dùng nói trên Tuy nhiên, tăng tiêudùng dẫn tới tăng lượng cầu tiền Điều này gây ra áp lực lạm phát, vì thế tácđộng tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng thực (bằng tốc độ tăng trưởng danhnghĩa trừ tỷ lệ lạm phát)

b) Giảm khả năng huy động vốn của chính phủ

Nếu rơi vào trạng thái khủng hoảng nợ công thì quốc gia và hệ thốngngân hàng quốc gia đó sẽ bị các tổ chức tài chính như Moody’s, Fitch, S&P

hạ mức độ tín nhiệm tín dụng Như vậy việc tiếp cận nguồn vốn để tái thiết

sẽ gặp nhiều khó khăn khi các nhà đầu tư cho rằng mức độ rủi ro của các tráiphiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc lớn và khả năng vỡ nợ cao Sẽ rất khó

để tấp cận với các nguồn vốn vay nước ngoài hoặc sẽ tiếp cận được với mứclãi suất cho vay cao đè nặng lên nền kinh tế

c) Gặp những bất ổn về tài chính

Hiện tượng thoái lưu đầu tư tư nhân

Nợ công lớn làm giảm tích lũy vốn tư nhân (private saving), dẫn đến

hiện tượng thoái lui vốn đầu tư tư tư nhân

Khi chính phủ tăng vay nợ, đặc biệt là vay trong nước, lúc này mức tíchlũy vốn tư nhân sẽ được thay thế bởi tích lũy nợ chính phủ Thay vì sở hữu

cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp hay gửi tiết kiệm ngân hàng, dân chúng lại

sở hữu trái phiếu chính phủ làm cho cung về vốn giảm trong khi cầu tíndụng của chính phủ lại tăng lên, từ đó đẩy lãi suất tăng, chi phí ñầu tư tăng

Trang 15

và có thể dẫn đến hiện tượng “thoái lui đầu tư” khu vực tư nhân

(crowding-out effect) Để làm rõ vấn đề này, chúng ta xét mối quan hệ cung- cầu trên

thị trường tín dụng

Tại Biểu Đồ 1: Trạng thái cân bằng đầu

tiên tạiđiểm E, tại đó lãi suất là i1 và tổng

khối lượng quỹ cho vay là L1 Khi Chính

phủ tăng vay nợ, cầu tín dụng của Chính phủ

(DG) tăng lên một lượng bằng ∆DG sẽ làm

ñường cầu tín dụng của nền kinh tế dịch

chuyển từ D1 đến D1 + ∆DG Kết quả là

điểm cân bằng mới của thị trường tại E’ Lãi

suất thị trường tăng đến i2 và lượng tiền

cung ứng tăng lên L2 Lãi suất trên thị

trường tăng sẽ làm giảm nhu cầu vốn vay

của các doanh nghiệp cho đầu tư Nó cũng làm giảm nhu cầu vay của các hộgia đình để đầu tư hoặc mua sắm các loại hàng hóa như ô tô, nhà cửa

Xoay xở với vấn đề thâm hụt ngân sách và nhu cầu chi trả cho các khoản

nợ công ngày càng tang cao, thị trường tài chính của các quốc gia Hy lạp,Italy, Tây Ban Nha đang đứng trước những cơn sốt khi lãi suất trái phiếuchính phủ của các quốc gia này liên tục tăng cao và đạt đến mức kỷ lục kể từkhi tham gia vào khu vực đồng tiền chung Euro Thời điểm tháng 8/2011, lãisuất trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha kỳ hạn 10 năm tăng lên tới 6,45%,tại Italy lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm cũng lên tới 6,18% gần bằng lãisuất trái phiếu Chính phủ Hy Lạp (TPCP kỳ hạn 10 năm với lãi suất hơn7,8%) tại thời điểm quốc gia này phải cầu cứu các khoản cứu trợ quốc tế bởinguy cơ vỡ nợ công

Giảm tiết kiệm quốc gia:

Thu nhập quốc gia (Y) được xác định tương đương với tổng sản lượngquốc dân (GDP) theo công thức: Y = C + S + T = C + I + G + NX = GDP(1)

Trong đó: Y: thu nhập quốc gia; C: Tiêu dùng tư nhân; S: tiết kiệm tưnhân; T: thuế trừ đi các khoản thanh toán; I: đầu tư nội địa, G: Chi tiêu củachính phủ, NX: Xuất khẩu ròng

Như vậy: S + (T-G) = I + NX (2) Hay: T- G = I + NX - S (3)

Phương trình (3) chỉ ra rằng, khi ngân sách nhà nước thâm hụt (T-G<0)tức I + NX < S, như vậy, những khả năng có thể xảy ra là: Tiết kiệm tư nhân(S) tăng, ñầu tư nội địa (I) giảm và xuất khẩudròng (NX) giảm Khi chínhphủ tăng vay nợ ñể bù ñắp thâm hụt, chúng ta lần lượt xem xét những khảnăng này có thể xảy ra và sự tác động của nó ñến tiết kiệm quốc gia:

Trang 16

(1) Tiết kiệm tư nhân tăng (S): Trong thực tế, một số nhà kinh tế học lậpluận rằng, tiết kiệm tư nhân sẽ tăng chính xác bằng lượng giảm của tiết kiệmcủa chính phủ Tuy nhiên trong trường hợp này, chúng ta tạm thời giả ñịnhtiết kiệm tư nhân tăng ít hơn phần tiết kiệm của chính phủ giảm, chính vìvậy mà tiết kiệm quốc gia giảm.

(2) Đầu tư nội địa giảm (I): Đầu tư nội địa giảm dẫn đến đầu ra là tổngvốn nội địa giảm Lượng vốn ít, lãi suất tăng, chi phí biên của sản phẩm trênmỗi đồng vốn sẽ cao hơn, năng suất lao động sụt giảm, từ đó làm giảm mứclương và thu nhập trung bình dẫn đến giảm tiết kiệm quốc gia

(3) Xuất khẩu ròng giảm (NX): Khi chính phủ tăng vay nợ, lãi suất trongnước tăng tương Xuất khẩu ròng giảm, đầu tư nước ngoài giảm có nghĩarằng người dân nội địa sẽ sở hữu ít vốn nước ngoài hơn Trong trường hợpnày, thu nhập người dân nội địa sẽ giảm, tiết kiệm quốc gia giảm Giảm xuấtkhẩu ròng cũng là một trong những nhân tố dẫn đến thâm hụt cán cânthương mại Đặc biệt, khi thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thươngmại cùng xảy ra sẽ dẫn đến hiện tượng “thâm hụt kép” gây tác động tiêu cựcđến sự phát triển nền kinh tế Xuất khẩu ròng giảm, đầu tư nước ngoài giảm

có nghĩa rằng người dân nội địa sẽ sở hữu ít vốn nước ngoài hơn Trongtrường hợp này, thu nhập người dân nội địa sẽ giảm, tiết kiệm quốc giagiảm Giảm xuất khẩu ròng cũng là một trong những nhân tố dẫn đến thâmhụt cán cân thương mại

Đặc biệt, khi thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thương mại cùngxảy ra sẽ dẫn đến hiện tượng “thâm hụt kép” gây tác động tiêu cực đến sựphát triển nền kinh tế

Nợ công làm méo mó các hoạt động kinh tế, gây tổn thất phúc lợi

xã hội:

Dù chính phủ lựa chọn phương án vay nợ trong nước hay vay nướcngoài thì đều có tác động làm méo mó các hoạt ñộng kinh tế, gây tổn thấtphúc lợi xã hội

Nếu vay nước ngoài, nguồn để trả nợ cả gốc và lãi chỉ có thể lấy từ cáckhoản thu thuế Người dân phải chịu một khoản thuế cao hơn trong tương lai

để trả lãi cho các đối tượng ngoài quốc gia sẽ làm giảm thu nhập, giảm tiêudùng từ đó giảm chất lượng cuộc sống Vay trong nước có thể được coi là

ít tác động hơn bởi lý do chính phủ nợ chính công dân nước mình và cũngchính họ là người được hưởng thụ các lợi ích do các khoản chi tiêu công tạo

ra Tuy nhiên, ngay cả khi một người bị ñánh thuế để trả lãi cho chính họ dođang sở hữu trái phiếu chính phủ thì vẫn có những tác động khiến cho cáchoạt động kinh tế của người đó bị bóp méo Dù cho Chính phủ dùng loạithuế nào (thuế thu nhập, thuế tiêu dùng, thuế tài sản…), đánh thuế dưới hình

Trang 17

thức nào (trực tiếp, gián tiếp) cũng sẽ dẫn đến những sai lệch trong các hoạtđộng kinh tế của một cá nhân như thay đổi hành vi tiết kiệm, tiêu dùng, từ

đó ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế vi mô, vĩ mô khác như: sản xuất,việc làm Bên cạnh đó, việc tăng thuế để trả lãi vô hình chung đã tạo ra sựphân phối lại thu nhập giữa những người nộp thuế và người sở hữu tráiphiếu chính phủ, theo đó người nộp thuế chắc chắn phải gánh chịu sự suygiảm về thu nhập, tiêu dùng hoặc tiết kiệm

II Các cuộc khủng hoảng nợ công tiêu biểu trên thế giới

1 Cuộc khủng hoảng nợ công các nước châu Mỹ Latinh

Khủng hoảng nợ bắt đầu ở Mỹ Latinh thập niên 80 Nhưng nguồn gốcmanh nha từ những năm 1970 Trong giai đoạn đó, các quốc gia lớn nhưBrazil, Argentina và Mexico phát triển khá mạnh, lấy nguồn vốn chủ yếu dovay nước ngoài quy mô lớn Nguồn vốn đó được sử dụng chủ yếu để nângcấp, phát triển công nghiệp trong nước và cải thiện cơ sở hạ tầng

Đến đầu thập niên 80, các nước Mỹ Latinh bắt đầu gặp khó khăntrong việc trả nợ vì nền kinh tế thế giới suy thoái những năm 1979, 1980 đãtác động tiêu cực đến tăng trưởng và xuất khẩu của các nước này Mộtnguyên nhân khác là các khoản vay bị sử dụng thiếu thận trọng và có liênquan đến tham nhũng Từ giữa năm 1975-1982, các khoản nợ công của cácnước Latinh đối với các tổ chức tài chính và ngân hàng thế giới tăng với tỷ

lệ gộp hàng năm lên đến trên 20%, khiến tổng nợ vay đã tăng từ 75 tỷ USDnăm 1975 lên đến hơn 315 tỷ USD năm 1983, trong đó, thanh toán lãi suất

và trả vốn gốc tăng mạnh, từ 12 tỷ USD năm 1975 lên 66 tỷ USD năm 1982(The berge 1999)

Hầu hết các tổ chức tài chính và ngân hàng thế giới đều đã từ chốihoặc giảm cho vay các nước châu Mỹ Latinh khác Trong khi đó, các khoản

nợ vay của chính phủ các nước lại chủ yếu là ngắn hạn và các nước gặp khókhăn trong thanh toán nợ khi các tổ chức cho vay từ chối gia hạn các khoảnvay Hàng tỷ USD nhanh chóng đến hạn thanh toán và các dòng vốn bắt đầuthoái lui khỏi các quốc gia trong khu vực và các nước không còn có thể vaythêm

Cuộc khủng hoảng nợ tại đây bắt đầu vào tháng 8/1982 khi Mexicotuyên bố vỡ nợ Hệ quả kéo theo đó là các quốc gia khác như Argentina(1982, 1989), Bolivia (1980, 1986, 1989), Brazil (1983, 1986-1987) vàEcuador (1982, 1984) Cuộc khủng hoảng gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh

tế của mỗi quốc gia Trong suốt những năm đầu của khủng hoảng, tăng

Trang 18

trưởng GDP các nước trong khu vực chỉ còn hơn 2%, một con số khá thấp sovới những năm trước đây.

Để có tiền trả nợ, chính phủ đã cầu viện những tổ chức quốc tế nhưQuỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) Để đạt được thỏathuận, các nước phải chấp nhận thắt lưng buộc bụng, phá giá nội tệ hay tự dohóa thương mại để cải thiện nền tài chính Hậu quả tất yếu là kinh tế tăngtrưởng trì trệ, thu nhập bình quân đầu người giảm và chênh lệch giàu nghèongày càng tăng Đến tận đầu thập niên 90, khủng hoảng ở Mỹ Latinh mớilắng dịu

Cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực Mỹ Latinh có thể chia thành ba giaiđoạn Giai đoạn đầu tiên từ trước diễn ra khủng hoảng cho đến năm 1985.Trong giai đoạn này ,nhiều thay đổi vĩ mô đã được thực hiện với việc cácnhà kinh tế và hoạch định chính sách dự đoán rằng cuộc khủng hoảng sẽdiễn ra trong một khoảng thời gian ngắn ,cuộc khủng hoảng sẽ kết thúc ngaykhi các nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi ( họ thấy rằng đây là cuộc khủnghoảng thanh khoản hơn là một cuộc khủng hoảng trong khả năng thanh toán)(Cline ,1984)

Tại một số quốc gia, chính phủ thể hiện lập trường cứng rắn của mìnhtrong việc đối phó với cuộc khủng hoảng nợ, như trường hợp thủ tướng AlanGarcisa đưa ra quyết định giới hạn sự vay nợ của Peru dưới mức 10% doanhthu từ xuất khẩu Bên cạnh đó là những cố gắng thành lập một liên hiệp giữachủ nợ của khu vực này Điển hình là cuộc hội nghị diễn ra tại Cartagena,Chile vào năm 1984 ( Sau này gọi là sự đồng thuận Cartagena) Sau hội nghịnày ,các khoản nợ của Bolivia hay Venezuela vẫn phải tiếp tục thỏa hiệptrực tiếp với các ngân hàng của họ, còn Argentina vẫn tỏ thái độ cứng rắnkhông chịu thỏa hiệp Điều này có thể thấy rằng dù đã cố gắng nhưng khuvực này vẫn chưa có được sự đồng thuận nhất định trong khu vực, nhiềuquốc gia muốn tự mình giải quyết các khoản nợ của mình Chính sự bảo thủnày dẫn đến việc trong khi Mỹ dần dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng ngânhàng ,thì khu vực Mỹ Latinh lại càng lún sâu thêm vào khủng hoảng

Bắt đầu từ tháng 9 năm 1985 ,cuộc khủng hoảng bước vào giai đoạnhai, với sự khởi đầu của kế hoạch Baker lần thứ nhất (Baker Plan) tại Seoulnhằm đưa ra được những điều chỉnh trong việc tạo ra những điều luật chovay hiệu quả hơn cùng với những gói tín dụng đi kèm với nó Gói cứu trợnày vào thời điểm đó vẫn chưa đủ để giải quyết hoàn toàn khủng hoảng , vàhai năm tiếp theo ,được thay thế bằng kế hoạch Baker lần hai, đổi mới trongviệc tạo điều kiện cho các hoạt động mua lại hoặc trao đổi nợ và cho phépphát hành trái phiếu với lãi xuất thấp

Giai đoạn ba bắt đầu vào tháng 3 năm 1989 ( gần bảy năm sau kể từngày bắt đầu cuộc khủng hoảng ) với kế hoạch Brady (Brady Plan) ,bao gồm

Ngày đăng: 21/02/2017, 23:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w