Đây là đề tài khá rộng và có tính bao quát, trong giới hạn tiểu luận này,nhóm học viên lớp Cao học 19A Tài chính Ngân hàng chỉ xin trình bày hiểu biếtkhái quát về các vấn đề sau: Chương
Trang 1KHOA SAU ĐẠI HỌC
-o0o -TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Đề tài :
Khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp
Giáo viên hướng dẫn : TS Mai Thu Hiền
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Chi (STT 10)
Trần Kim Chung (STT 12) Phạm Thu Giang (STT 18) Phạm Thu Hòa (STT 28) Đặng Thị Thu Hương (STT 32) Nguyễn Huyền Linh (STT 41) Nguyễn Thị Thùy Linh (STT 42)
Hà Nội, tháng 6-2013
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG 4
1.1 TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG 4
1.1.1 Khái niệm nợ công 4
1.1.2 Bản chất kinh tế của nợ công 5
1.2 KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG 8
1.2.1 Khái niệm 8
1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công 9
1.2.3 Hậu quả của khủng hoảng nợ công 10
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TẠI HY LẠP 12
2.1 DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TẠI HY LẠP 12
2.1.1 Giai đoạn trước khi khủng hoảng bùng nổ 12
2.1.2 Diễn biến khủng hoảng nợ công Hy Lạp 14
2.2 NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ 18
2.2.1 Các nhân tố trong nước 18
2.2.2 Các nhân tố quốc tế 20
2.2.3 Các nhân tố khác 22
2.3 TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG HY LẠP 24 2.3.1 Đối với chính Hy Lạp 24
2.3.2 Đối với ệ thống ngân hàng khu vực Châu Âu và thế giới 25
CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 30
3.1 THỰC TRẠNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM 30
3.1.1 Thu và chi ngân sách nhà nước 30
Trang 33.1.2 Thâm hụt ngân sách và nợ công 34
3.2 GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ CÔNG 38
3.2.1 Công khai minh bạch thông tin về ngân sách nhà nước và nợ công 38
3.2.2 Tăng nguồn thu ngân sách và cắt giảm chi tiêu công 41
3.2.3 Nâng cao hiệu quả kinh tế 42
3.2.4 Phát triển thị trường nợ trong nước 44
KẾT LUẬN 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 4MỤC LỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ
Hình 1: Biểu đồ về tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Hy Lạp (1999-2009) 12
Hình 2: Tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp (2002-2010) 13
Hình 3: Tổng nợ chính phủ so với GDP (%) 13
Hình 4: Thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ của một số quốc gia Châu Âu 2009 15
Hình 5: Lợi suất trái phiếu 10 năm của Hy Lạp so với trái phiếu cùng loại của Đức 16
Hình 6: Lãi suất trái phiếu Chính phủ Hy Lạp từ tháng 9/2009 đến 2/2010 17
Hình 7: Ước tính những khoản vay của một số nước tới Hy Lạp (đến 12/2010) 26
Hình 8: Các nguồn thu trong NSNN của Việt Nam (2003 – 2012) 30
Hình 9: Doanh thu thuế tại Việt Nam và một số quốc gia châu Á (%GDP) 31
Hình 10: Cơ cấu nguồn thu NSNN 2003-2012 phân theo từng khu vực (% tổng thu) .32
Hình 11: Cơ cấu chi cân đối NSNN 2003-2012 (% GDP)) 33
Hình 12: Chi tiêu công tại Việt Nam và một số quốc gia châu Á 2001-2011 (% GDP) 34
Bảng 2: Thâm hụt ngân sách Việt Nam 2001-2011 (% GDP) 35
Bảng 3: Cơ cấu nguồn bù đắp bội chi NSNN 2003-2011 (tỉ đồng) 36
Hình 12: Cấu trúc nợ Việt Nam tính đến cuối năm 2011 (% GDP) 36
Bảng 4: Nợ công Việt Nam theo định nghĩa Việt Nam và định nghĩa quốc tế (số liệu gần nhất) 37
Hình 13: Tổng nợ công Việt Nam từ năm 2001 đến nay (% GDP) 37
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Khủng hoảng tài chính đang diễn ra ngày càng liên tục với cường độmạnh và diễn biến phức tạp gây ra những hậu quả nặng nề đối với các quốc giacông nghiệp phát triển lẫn các nước đang phát triển Bên cạnh khủng hoảng tàichính, ngày nay chúng ta còn đề cập nhiều và nghiên cứu một cách nghiêm túchơn đến “Khủng hoảng nợ công” Gần đây nhất, cuộc khủng hoảng nợ côngChâu Âu xuất phát từ Hy Lạp đã tốn khá nhiều giấy mực của các nhà phân tích
Sự hiện hữu của “bóng ma” khủng hoảng nợ đã và đang làm đau đầu cácnhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu Chính điều đó đã đánh lên hồi chuông báođộng cho tất cả các nước trên thế giới phải suy nghĩ chin chắn về tình trạng nợcông của chính quốc gia mình Thiết nghĩ, việc nghiên cứu “Khủng hoảng nợcông tại Hy Lạp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” là việc hết sức cần thiết
và cấp bách hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực và trên thếgiới
Đây là đề tài khá rộng và có tính bao quát, trong giới hạn tiểu luận này,nhóm học viên lớp Cao học 19A Tài chính Ngân hàng chỉ xin trình bày hiểu biếtkhái quát về các vấn đề sau:
Chương I: Tổng quan về nợ công và khủng hoảng nợ công - Tóm tắt cơ
sở lý thuyết cho việc nghiên cứu về khủng hoảng nợ công
Chương II: Phân tích khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp – phân tích diễn
biến cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp và tác động của nó đến nền kinh tế
Chương III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam – Trình bày thực trạng
nợ công tại Việt Nam và rút ra các giải pháp hoàn thiện
Bài nghiên cứu còn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự góp ý
Trang 6CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG
1.1 TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG
1.1.1 Khái niệm nợ công
Khái niệm nợ công được đề cập khá đa dạng trong hoạt động quản lý nợcủa mỗi quốc gia Tuy nhiên, việc thống nhất để đưa ra một khái niệm chuẩn về
nợ công còn tùy thuộc vào thực tiễn hoạt động quản lý nợ của mỗi nước Dovậy, hiện nay có khá nhiều cách hiểu và nhiều định nghĩa khác nhau về nợ công
Cụ thể:
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)
Nợ công theo nghĩa rộng là nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm cácnghĩa vụ của chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương, ngân hàngtrung ương và các tổ chức độc lập (nguồn vốn hoạt động do ngân sách nhà nướcquyết định hay trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước và trong trường hợp vỡ nợ,nhà nước phải trả nợ thay) Theo nghĩa hẹp, nợ công bao gồm nghĩa vụ trả nợcủa chính quyền trung ương, các cấp chính quyền địa phương và nợ của các tổchức độc lập được chính phủ bảo lãnh thanh toán
Qua khái niệm trên, IMF đã chia khu vực công ra thành khu vực công tàichính và khu vực công phi tài chính Tuy nhiên, đôi lúc trên thực tế chỉ có sốliệu nợ của khu vực công phi tài chính và nợ của khu vực công tài chính màđược chính phủ bảo lãnh mới được tính vào nợ công Điều này làm cho tổng số
nợ của khu vực công như định nghĩa của IMF sẽ không đầy đủ do loại trừ nợcủa ngân hàng trung ương và những khoản nợ không được bảo lãnh của các địnhchế tài chính tiền gửi và phi tiền gửi thuộc khu vực công
Theo Ngân hàng thế giới (WB)
Nợ công là nợ của khu vực công bao gồm các nghĩa vụ nợ của: (1) Chínhphủ trung ương và các bộ; (2) Các cấp chính quyền địa phương; (3) Các thể chếđộc lập nhưng nguồn vốn hoạt động của nó do Ngân sách nhà nước quyết định
Trang 7(trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước) và trong trượng hợp vỡ nợ nhà nước phảitrả nợ thay cho thể chế đó; (4) Nợ của Ngân hàng trung ương Khái niệm nợcông theo định nghĩa của WB được coi là thước đo toàn diện nhất
Khái niệm theo Luật quản lý nợ công Chính phủ ban hành tháng 2 năm 2009
“Nợ công được hiểu bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và
nợ chính quyền địa phương” Trong đó:
- Nợ Chính phủ: Là các khoản nợ được ký kết, phát hành nhân danh Nhànước hoặc Chính phủ, các khoản nợ do Bộ Tài chính ký kết, phát hành hoặc ủyquyền phát hành; nhưng không bao gồm các khoản nợ do NHNN Việt Nam pháthành nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ
- Nợ được Chính phủ bảo lãnh: Là các khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chứckinh tế vay trong nước và nước ngoài được Nhà nước, Chính phủ đứng ra bảolãnh
- Nợ của chính quyền địa phương: Là các khoản nợ do Ủy ban nhân dân cấptỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký kết phát hành hoặc ủy quyền phát hành
Vì vậy, theo Luật quản lý nợ công của Việt Nam phạm vi nợ công của nước
ta hiện nay hẹp hơn so với các tổ chức quốc tế Nợ công không bao gồm nợ củadoanh nghiệp nhà nước, nợ của NHTW Chính vì vậy, các số liệu thống kê về nợcông do Chính phủ Việt Nam công bố thường có sự khác biệt so với số liệuthông kê của các tổ chức quốc tế
1.1.2 Bản chất kinh tế của nợ công
Nợ công xuất phát từ thâm hụt ngân sách
Xét về bản chất kinh tế, nợ công xuất phát từ thâm hụt ngân sách, hay tổng chi tiêucủa chính phủ nhiều hơn tổng các nguồn thu của mình Để làm giảm mức thâm hụtngày, chính phủ phải tăng nguồn thu ngân sách, hoặc cắt giảm chi tiêu Cắt giảm chitiêu không phải là một việc dễ dàng trong ngắn hạn, khi những kế hoạch chi tiêu
Trang 8của chính phủ đã được hoạch định cụ thể Chính vì thế, chính phủ chỉ có thể tìmcách gia tăng nguồn thu của mình.
Có hai cách để gia tăng nguồn thu chính phủ Thứ nhất, chính phủ có thể tăngthuế, vốn là nguồn thu trực tiếp và lớn nhất của mình Tuy nhiên, tăng thuế có thể
có ảnh hưởng tiêu cực, đó là làm giảm tiêu dùng, giảm động lực lao động và sảnxuất dẫn đến suy thoái kinh tế Thứ hai, chính phủ có thể tăng nguồn thu thông quavay nợ, cả vay trong nước và vay quốc tế Để làm được việc này, chính phủ sẽ yêucầu Ngân hàng trung ương bán cổ phiếu cho giới đầu tư tư nhân trong nước và quốc
tế Các khoản vay này sẽ làm gia tăng nợ công Như vậy có thể thấy nợ công là hệquả trực tiếp của thâm hụt ngân sách
Tác động của nợ công với nền kinh tế
Để phân tích nợ công cần phải xem xét tác động của nó đối với quốc gia trên cả haikhía cạnh: tác động tích cực và tác động tiêu cực
Tác động tích cực
Thứ nhất, nợ công đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, đảm bảo an sinh xã hội Những
khoản vay nước ngoài sẽ là nguồn tài trợ bổ sung chủ yếu cho đầu tư phát triển kinh
tế - xã hội của các nước trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển mà không làmthoái lui đầu tư tư nhân khi chính phủ đầu tư lớn
Thứ hai, nợ công góp phần huy động vốn cho bù đắp bội chi NSNN Trong khi việc
tăng thuế và giảm chi tiêu đòi hỏi khoảng thời gian dài, cũng như phải thực hiệnđồng bộ nhiều chính sách, in tiền sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế, việc vay
nợ sẽ góp phần bù đắp kịp thời bội chi NSNN trong khi các nguồn khác chưa kịp đápứng
Thứ ba, Thông qua vay nợ tạo ra công cụ để điều hành chính sách tiền tệ và điều tiết
thị trường tài chính Chính phủ các nước sử dụng nhiều hình thức vay mượn khácnhau, trong đó việc phát hành trái phiếu Chính phủ đã góp phần quan trọng tạo thêmcông cụ để ổn định và điều hòa lưu thông tiền tệ
Trang 9Thứ tư, nợ công góp phần tích cực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế Đối với
những khoản nợ nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia vay nợ tiếp cận đượcnguồn vốn mà không làm giảm đầu tư hay tiêu dùng trong nước Hơn nữa, khi tiếpcận với các nguồn vốn bên ngoài đòi hỏi sự nỗ lực trong việc cải cách về thể chế,môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng… của các nước vay nợ Ngoài ra, các nướcvay nợ có thể tiếp cận đối với máy móc, thiết bị, chuyển giao công nghệ và các kỹnăng quản lý mới Điều này tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội nhiều hơn để hội nhậpsâu rộng vào nền kinh tế thế giới
Tác động tiêu cực
Nợ công tác động đến sự tăng trưởng kinh tế và ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
Nếu nợ công được thực hiện bằng nguồn vay nợ trong nước sẽ đẩy mặt bằng lãi suấtlên cao, kết quả làm tăng chi phí đầu tư, giảm nhu cầu đầu tư của nền kinh tế và cóthể dẫn đến “hiệu ứng thoái lui đầu tư” Vay nước ngoài, tác động thoái lui đầu tư cóthể được hạn chế do giảm bớt căng thẳng về lãi suất nhưng lại có thể gây ra sự bất ổn
về tỷ giá, từ đó, khiến cho hoạt động đầu tư bị sụt giảm, điều này tác động làm suygiảm kinh tế cùng với sự gia tăng lãi suất trong nước Bên cạnh đó, việc lệ thuộc quánhiều vào các khoản nợ nước ngoài cũng sẽ làm giảm vị thế chính trị của quốc gia,ảnh hưởng đến ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
Nợ công tác động làm tăng lãi suất, tạo áp lực gây ra lạm phát
Lạm phát được tạo ra bởi hai nguyên nhân chính: do tổng cầu tăng hoặc do chi phíđẩy Chính phủ tăng vay nợ bằng phát hành trái phiếu, một mặt làm tiêu dùng củachính phủ tăng lên, một mặt sẽ tạo áp lực đẩy lãi suất lên cao Khi tăng vay nợ trongnước, lãi suất tăng làm tăng chi phí đầu tư, tăng giá thành và giá bán sản phẩm Khichính phủ tăng vay nợ nước ngoài, một dòng ngoại tệ lớn sẽ chảy vào trong nước cóthể giảm sức ép cân đối ngoại tệ trong ngắn hạn Về mặt dài hạn, áp lực trả nợ cả gốc
và lãi bằng ngoại tệ sẽ đẩy cầu ngoại tệ tăng lên, đồng nội tệ giảm giá làm tăng chiphí đầu vào khi nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị… dẫn đến nguy cơ lạmphát
Trang 10Nợ công tác động đến tỷ giá và thâm hụt thương mại
Trong ngắn hạn, khi vay nợ nước ngoài khiến dòng ngoại tệ chảy vào trong nước sẽgây tăng giá đồng nội tệ.Khi nội tệ tăng giá so với ngoại tệ sẽ khuyến khích nhậpkhẩu và có nguy cơ làm giảm xuất khẩu ròng Trong trung và dài hạn, việc Chínhphủ phải cân đối nguồn ngoại tệ trả nợ gốc và lãi sẽ đẩy nhu cầu ngoại tệ tăng cao
Do đó, chi phí thanh toán nợ trở nên đắt đỏ hơn, càng làm tăng nguy cơ vỡ nợ nếunhư quy mô nợ vượt quá sức chịu đựng của NSNN Việc tăng chi tiêu chính phủ dẫntới thâm hụt NSNN và nhập siêu cùng một lúc được coi là tình trạng “thâm hụt kép”
Nợ công quá lớn tiềm ẩn gây ra cuộc khủng hoảng nợ.
Khi nợ công quá cao tức là chính phủ đi vay nhiều hơn khiến mặt bằng lãi suất có
xu hướng tăng lên Chính phủ càng vay nhiều thì lãi suất trái phiếu càng tăng mạnh.Mặt khác, khi nguồn dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, các khoản vay nợ sẽ rơi vào tình trạngmất khả năng thanh toán, chính phủ dần mất lòng tin của các chủ nợ Như vậy khủnghoảng nợ xảy ra đi kèm với những hậu quả khó lường Khủng hoảng nợ công xảy ra
sẽ tác động mạnh và rất xấu đến hệ thống tiền tệ quốc gia và liên minh tiền tệ củakhu vực Nếu không có những giải pháp hữu hiệu để trợ giúp sẽ dẫn đến khủnghoảng tiền tệ và khủng hoảng kinh tế
Tóm lại, nợ công, ở một mức độ vừa phải là cần thiết trong sự phát triển của mộtquốc gia Thông qua việc sử dụng ngân sách đúng chỗ và hiệu quả nhằm thúc đẩykinh tế và ổn định xã hội Ngược lại, việc quản lý và sử dụng ngân sách không hiệuquả sẽ làm nợ công ngày càng tăng, ảnh hưởng lớn đến các mục tiêu vĩ mô, gây bất
ổn định chính trị - xã hội
1.2 KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG
1.2.1 Khái niệm
Khủng hoảng nợ công là tình trạng nợ công tăng cao (vỡ nợ), làm chao đảo nền kinh
tế do sự mất cân đối giữa thu và chi ngân sách quốc gia Nhu cầu chi quá nhiều,trong khi thu không đáp ứng nổi, chính phủ đi vay tiền thông qua nhiều hình thứcnhư phát hành công trái, trái phiếu, hiệp định tín dụng,… để chi, từ đó dẫn đến tình
Trang 11trạng nợ không có khả năng hoàn trả Thâm hụt ngân sách kéo dài làm cho nợ cônggia tăng Nợ không trả sớm, để lâu thành "lãi mẹ đẻ lãi con" và ngày càng chồng chấtthêm.
1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công
Nợ chồng lên nợ và sự tham nhũng của chính quyền
Một trong những nguyên nhân của khủng hoảng nợ là do sự cộng dồn của cácmón nợ Lãi chồng lên lãi, cộng vào gốc và lại tiếp tục bị tính lãi cho khoản gốc mới.Không có biện pháp nào với thời gian ân hạn dài hơn, lãi suất thấp hơn hoặc cáckhoản trả dần lâu hơn thực sự đem lại thành công giúp các nước nghèo thoát khỏikhối nợ nần chồng chất
Một lý do khác cho những món nợ khổng lồ là sự tham nhũng và tham ô tiền bạccủa một nhóm người ở các nước đang phát triển Rất nhiều khoản cho vay đi kèmcùng các điều kiện bao gồm ưu tiên xuất khẩu…Hệ lụy là nhiều tiền hơn chảy rakhỏi các nước đang phát triển thay vì được về Hầu hết các quốc gia có hệ số nợ caođều là các nuớc nghèo, trình độ dân trí thấp, chính quyền quan liêu, tham nhũng…
Nợ trong quá khứ
Lịch sử hình thành nên các món nợ của các nước thế giới thứ ba là lịch sử củanhững nguồn tài chính quốc tế khổng lồ được chuyển dịch từ những dân tộc nghèođói nhất Quy trình này là một vòng xoáy dai dẳng của những khoản nợ phát sinh và
cứ thế được nhân lên với qui mô lớn hơn từ món gốc ban đầu và nó chỉ thực sự chấmdứt nếu như khoản nợ thực sự được hủy bỏ Theo như tài liệu nghiên cứu “Effects ofdebt on human rights” của Mr El Hadji Guissé for current UN Sub Commission onHuman Rights (E/CN.4/Sub.2/2004/27)”, nợ công của các nước đang phát triển mộtphần là do việc luân chuyển một cách thiếu công bằng những món nợ công từ cácnước chính quốc khi các nước này còn là thuộc địa
Vay nợ cho mục đích không chính đáng
Trang 12Là những khoản nợ do một chính phủ mắc phải mà không được sự đồng thuậncủa dân chúng hoặc không vì một mục đích chính đáng mà các chính phủ kế tục phảitrang trải Rất nhiều nước kém phát triển ngày nay phải bắt đầu nền độc lập của họvới gánh nặng nợ nần để lại từ chính quyền thuộc địa trước đó
Quản lý kém các khoản cho vay
Đây là trường hợp ở các nước phương tây trong giai đoạn 1960-1970 khi quản lýtồi các khoản cho vay và chi tiêu công, đồng thời cũng là một trong những nguyênnhân của nhiều cuộc khủng hoảng tại các nước hiện nay
Toàn cầu hóa
Các quyết định kinh tế và sự ảnh hưởng ở các hợp đồng, hiệp ước và tổ chứcquốc tế của các nước giàu giúp hình thành nên xương sống của quá trình toàn cầuhóa ngày nay Sự giàu có và tài sản của khổng lồ của một vài nước đến trong khi hầuhết các nước khác đang ngập chìm trong nghèo đói và nợ nần không phải là sự trùnghợp ngẫu nhiên Chính sách của các nước giàu thành công trong việc giúp tăng tiêuchuẩn sống nhưng trả với các giá kinh khủng Các nước giàu cũng như nước nghèomắc nợ nhưng thường thì cá nước giàu có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau
để tránh tình trạng nguy kịch như các nước nghèo mắc phải
1.2.3 Hậu quả của khủng hoảng nợ công
Hậu quả của những cuộc khủng hoảng nợ là vô cùng to lớn, không chỉ riêng vớinhững nước đi vay - “con nợ” mà với cả nước cho vay“chủ nợ”
Đối với các nước vay nợ:
Khủng hoảng nợ ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế, chính trị, xãhội, y tế, giáo dục… Nền kinh tế bị suy giảm nghiêm trọng: GDP giảm mạnh, sảnxuất đình trệ, thất nghiệp trầm trọng, (tỷ lệ thất nghiệp tại Chi lê năm 1984 là18,4%), lạm phát cao chưa từng thấy Tỷ lệ lạm phát trung bình của các nước MỹLatin năm 1982 là 86%; 1984 là 175%, thậm chí mức lạm phát của Bolivia năm nàylên tới 2300%
Trang 13Khủng hoảng nợ làm cho tình hình chính trị bất ổn Trong cuộc khủng hoảng nợnhững năm 1980, có rất nhiều các chính thể cầm quyền bất lực ở một số nước Mỹ LaTinh đã bị lật đổ trước sức ép của kinh tế trong cuộc khủng hoảng nợ ví dụ như Chi
Lê, Bra- xin…
Khủng hoảng nợ đẩy các nước đang phát triển vào tình thế lệ thuộc càng sâu sắchơn về mặt kinh tế và chính trị vào thế giới tư bản Các nước giàu càng có dịp mởrộng hơn nữa quyền bóc lột và cơ hội can thiệp và chính sách đối nội của các nướcđang phát triển, làm xói mòn sự tự chủ về kinh tế và tiến bộ xã hội Điển hình trongcuộc khủng hoảng nợ những năm 1980, Mỹ có ý định biến Mỹ La Tinh trở thành
“sân sau” của mình
Khủng hoảng nợ khiến cho người dân ngày càng nghèo đói Vào những năm
1970 , những nước nghèo nhất thế giới (khoảng 60 nước có thu nhập thấp nhất theoWB) gánh chịu một khoản nợ 25 triệu USD Đến năm 2002, con số này là 523 triệuUSD, trong đó nợ IMF và WB khoảng 153 triệu USD
Đối với các nước chủ nợ
Nền kinh tế của các nước tư bản chủ nợ trong thời kỳ diễn ra khủng hoảng nợcũng thường khá u ám Theo tính toán của các nhà kinh tế, nếu trong một năm Bra-xin không trả nợ thì GDP của Mỹ sẽ giảm 2.5 tỷ USD Cuộc khủng hoảng nợ nhữngnăm 1980 đã làm cho hơn 1 triệu người Mỹ thất nghiệp do Mỹ La Tinh giảm nhậpkhẩu các mặt hàng từ Mỹ, tương đương với việc mất 150 000 chỗ làm ở Mỹ Thêmvào đó để có nguồn tài chính giúp các nước khủng hoảng, Mỹ đã tăng thuế thu nhập
ở trong nước Kinh tế, xã hội các nước chủ nợ cũng bị ảnh hưởng từ khủng hoảngnợ
Khi các nước con nợ lớn như Brazil hay Mexico tuyên bố ngừng trả nợ thì cókhả năng dẫn đến nhiều NHTM chủ nợ của các nước tư bản cũng phá sản theo, hệthống tài chính ngân hàng quốc tế bị lung lay
Trang 14Do các nước con nợ rơi vào khủng hoảng, đồng nghĩa với việc khả năng thanhtoán giảm đi nên quan hệ buôn bán trao đổi hàng hóa với các nước và các khu vựckhác trên thế giới cũng phần nào bị đóng băng.
Trang 15CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TẠI HY LẠP 2.1 DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TẠI HY LẠP
2.1.1 Giai đoạn trước khi khủng hoảng bùng nổ
Hy Lạp là một quốc gia nhỏ ở Nam Âu là thành viên của khu vực đồng tiềnchung (eurozone hay EU-16) Dân số Hy Lạp khoảng 11 triệu người chiếm 2,2%
EU, đóng góp 2,8% GDP của EU Hy Lạp có thu nhập bình quân đầu người khoảng17.440 đô la Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp trung bình là 10,2% (trong khi tỷ lệ này của EU là10%) nhưng lại duy trì được tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trong EU-16
Hy Lạp có nền kinh tế phát triển với khu vực kinh tế quốc doanh chiếm khoảng 40%GDP Cơ cấu kinh tế của Hy Lạp năm 2009 như sau: dịch vụ 76%, công nghiệp20,6%, nông nghiệp 3,4% Trong đó du lịch là ngành thế mạnh của Hy Lạp, lànguồn thu ngoại tế chủ yếu đóng góp 15% GDP Bên cạnh đó các ngành khác nhưtài chính, ngân hàng, viễn thông, sản xuất thiết bị công nghệ cao cũng phát triểnmạnh
Những chính cải cách kinh tế hợp lý cùng với việc gia nhập Liên minh Châu
Âu đã giúp nền kinh tế Hy Lạp phát triển mạnh mẽ đồng thời nâng cao mức sốngcho người Hy Lạp Chỉ số phát triển con người xếp thứ 22 thế giới, tốc độ tăngtrưởng thường xuyên nằm ở mức cao nhất so với các nước trong Eurozone Bìnhquân giai đoạn 2000-2009, GDP của Hy Lạp tăng khoảng 3,1% GDP năm 2009 đạtkhoảng 333 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 15360 USD/năm(khoảng 29000 USD/năm theo PPP)
Hình 1: Biểu đồ về tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Hy Lạp (1999-2009)
Trang 16Nguồn: TradingEconomics.com; NSS
Kinh tế Hy Lạp tăng trưởng hàng năm từ 2004-2007 khoảng 4% do một phần
là chi tiêu cho Thế vận hội Athens 2004 và phần còn lại là sự gia tăng của tín dụng
mà đóng góp đáng kể là sự gia tăng của tín dụng tiêu dung Năm 2008, tốc độ tăngtrưởng của Hy Lạp chỉ còn là 0,7% Năm 2009 GDP tăng trưởng âm đạt mức -2,5%
là kết quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, các biện pháp tín dụng và thất bạicủa Athens để giải quyết thâm hụt ngân sách ngày càng tăng, gây ra do các nguồnthu của nhà nước không kịp với nhu cầu chi tiêu của chính phủ, thậm chí một số loạithuế còn phải chịu áp lực cắt giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau
Nợ công, lạm phát, thất nghiệp của Hy Lạp luôn ở mức cao so với khu vựcEurozone Năm 2009, tình trạng thất nghiệp tăng cao lên đến 9,4% là do những tácđộng của khủng hoảng tài chính
Hình 2: Tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp (2002-2010)
Nguồn: TradingEconomics.com; European Commission
Đến tháng 2/2009 thủ tướng Hi Lạp thừa nhận rằng nền kinh tế Hi Lạp đangtrong tình trạng cần đặc biệt quan tâm khi bộ trưởng tài chính Châu Âu nhấn mạnhmối lo ngại về qui mô khoản nợ công rất lớn của đất nước này
Trang 17Hình 3: Tổng nợ chính phủ so với GDP (%)
Có thể thấy trong cuốt thập kỷ trước khi khủng hoảng tài chính bắt đầu vàonăm 2008 chính phủ Hy Lạp đã vay mượn rất nhiều từ nước ngoài để bù đắp chothâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai Giữa năm 2001 và năm 2008 báo cáothâm hụt ngân sách trung bình của nước này là 5% /năm so với mức 2% trung bìnhcủa khu vực châu Âu và thâm hụt tài khoản vãng lai vào khoảng trung bình 9%/năm
so với trung bình chung 1% của khu vực theo như thống kê của IMF (WorldEconomic Outlook, October 2009).Vào năm 2009, thâm hụt ngân sách ước đoán hơn13% GDP Nguyên do chủ yếu cho tình trạng này là do chi tiêu quá nhiều chính phủ.Cũng trong năm 2009 tình trạng thâm hụt gấp đôi của nước này tiếp tục được tài trợkhiến tỷ lệ nợ nước ngoài tăng lên khoảng 115% GDP Cả thâm hụt ngân sách lẫn nợnước ngoài đều trên mức cho phép theo qui định của liên minh tiền tệ và kinh tế EU
Niềm tin của Hy Lạp đối với các khoản tài trợ nước ngoài cho việc bù đắpthâm hụt ngân sách và cán cân vãng lai khiến cho nền kinh tế bị tổn thương nghiêmtrọng và giảm niềm tin của các nhà đầu tư
2.1.2 Diễn biến khủng hoảng nợ công Hy Lạp
Và thực sự khi cơn bão khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 tạo nên cuộckhủng hoảng thanh khoản ở nhiều nước tràn qua quốc gia Nam Âu này khiến việcchi tiêu gia tăng và nguồn thu từ thuế giảm đi Cuối tháng 9/2009, chỉ vài tuần trướckhi bị đánh bại trong cuộc tổng tuyển cử ngày 4/10/2009, chính quyền của Thủtướng Costas Karamanlis cho biết thâm hụt ngân sách năm 2009 của nước này ởmức 6-8% so với GDP
Trang 18Sau khi dành chiến thắng vào ngày 20/10/2009,tân thủ tướng GeorgePapandreou của Đảng Dân chủ cánh hữu khẳng định thâm hụt ngân sách trong tàikhóa 2009 phải ở mức 12,7%, gấp hơn 4 lần giới hạn cho phép của một quốc gia sửdụng đồng Euro Mức thâm hụt này cùng với khoản nợ trị giá 300 tỷ Euro đã thực sựcho thấy tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp Nguy hiểm hơn, nềnkinh tế lớn thứ 27 thế giới này rất có thể chỉ là kíp nổ của toàn bộ hệ thống tài chính,tiền tệ châu Âu
So sánh thâm hụt ngân sách (thanh màu đỏ) và nợ (thanh màu vàng) của HyLạp với một số quốc gia châu Âu trong năm 2009
Hình 4: Thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ của một số quốc gia Châu Âu 2009
Nguồn: EC
Chúng ta có thể thấy thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ so với GDP của Hi Lạprất lớn và đứng đầu so với các nước Các tỷ lệ này cho thấy các tiêu chí của thànhviên EU ở ngay cả Đức cũng không được thực hiện đúng (nợ lớn hơn 60% GDP vàthâm hụt ngân sách 3.5% GDP)
Kể từ cuối năm 2009, niềm tin của các nhà đầu tư vào chính phủ Hiy Lạp trởnên lung lay Sau khi công bố tỷ lệ thâm hụt ngân sách quá lớn ở ngưỡng 12,7%GDP, trái phiếu của Hy Lạp đã bị đánh tụt hạng bởi ba nhà xếp hạng tín dụng hàngđầu Các nước có nợ nước ngoài lớn như Hy Lạp là mối quan tâm hàng đầu của cácnhà đầu tư Nhiều luận điệu về việc chính phủ Hy Lạp đã làm giả các số liệu thống
Trang 19kê và không minh bạch mức độ nợ thông qua các công cụ tài chính phức tạp cũnggóp phần làm mất lòng tin cho các nhà đầu tư Trước khủng hoảng nợ, lợi tức tráiphiếu 10 năm của Hy Lạp là 10 đến 40 điểm cơ bản , lớn hơn trái phiếu 10 năm củaĐức Chênh lệch điểm mua bán cao thể hiện sự mất lòng tin của các nhà đầu tư vàonền kinh tế Hy Lạp
Hình 5: Lợi suất trái phiếu 10 năm của Hy Lạp so với trái phiếu cùng loại của Đức.
Ngày 3/11/2009, Ủy ban Châu Âu (EC) dự báo mức thâm hụt ngân sách của
Hy Lạp là 12,7% trong năm 2009 và 12,2% trong 2010 Ngày 8/12/2009 khủnghoảng leo thang khi trái phiếu của quốc gia này sụt giảm nhanh chóng sau khi bị tổchức Fitch hạ bậc tín nhiệm về nợ dài hạn từ A- xuống BBB+ Lần đầu tiên trongthập kỷ khi Hi Lạp bị xếp hạng dưới mức A- và đẩy chi phí vay nợ của nước nàytăng lên Trước những diễn biến xấu, ngày 14/12/2009, Thủ tướng Papandreou tuyên
bố sẽ thẳng tay với nạn tham nhũng, thắt chặt chi tiêu hơn nữa, trong đó đánh thuế90% lên các khoản thưởng của giới “cá mập” ngân hàng cũng như ra lệnh cấm toàn
bộ việc thưởng tiền cho các quan chức điều hành trong khu vực công Mười ngàysau, Quốc hội Hy Lạp thông qua dự thảo ngân sách nỗ lực để cắt giảm thâm hụt ngânsách 4% và dự báo mức thâm hụt ngân sách của năm 2010 là 9,1% Trước tình hình
đó hàng nghìn công nhân đã đổ xuống đường phản đối chính sách cắt giảm ngânsách của thủ tướng Papandreou, tiếp đó tổ chức Standard & Poor’s tiếp nối Fitch
Trang 20giảm hạng mức tín dụng của Hy Lạp ngày17/12/2009 Tuy nhiên, cộng đồng quốc
tế, đặc biệt là các quốc gia trong khối sử dụng đồng tiền chung euro vẫn tỏ ra chưathật hài lòng với kế hoạch nói trên vì cho rằng tình trạng ngân sách thâm hụt và bất
ổn của Hy Lạp có thể ảnh hưởng tới toàn khối Vào 11/2/2010, Đức lên tiếng phảnđối gói cựu trợ nhanh cho Hy Lạp và cho rằng quốc gia này cần phải tự mình giảiquyết vấn đề
Do chênh lệch lãi suất giữa Hy Lạp và Đức lên tới 4% khi các nhà đầu tư longại về việc mất khả năng chi trả nợ của Hy Lạp Trước tình hình đó vào tháng2/2010 chính phủ Hy Lạp thông báo gói ngân sách eo hẹp hà khắc hơn bao gồm củaviệc đóng băng việc chi trả cho khu vực công và đánh thuế cao hơn đối với nhà chothu nhập trung bình và thấp
Hình 6: Lãi suất trái phiếu Chính phủ Hy Lạp từ tháng 9/2009 đến 2/2010
Nguồn: Thomson Reuters
Tuy nhiên, dù những lo ngại xung quay nền kinh tế Hy Lạp, chính phủ vẫnbán được thành công 8 tỷ euro tương đương khoảng 10.6 tỷ usd trái phiếu vào cuốitháng 1/2010; 5 tỷ euro (tương đương 7 tỷ usd) cuối tháng 3/2010 và 1.56 tỷ euro(tương đương 2.07 tỷ usd) vào giữa tháng 4/2010 dù ở mức lãi suất khá cao Tuynhiên, Hy Lạp vẫn cần phải vay thêm 54 tỷ euro (tương đương 71.8 tỷ USD) để trảcác món nợ đến hạn và trả lãi vào năm 2010, do đó vẫn tồn tại những lo ngại về khảnăng của chính phủ
Cuối tháng 3/2010, các thành viên của liên minh châu Âu thông qua cam kếttài trợ tài chính cho Hy Lạp phối hợp cùng với IMF nếu cần thiết và nếu chính phủ
Hy Lạp yêu cầu Vào giữa tháng 4/2010, chi tiết gói cứu trợ trong năm được thông
Trang 21qua: 1/3 khoản vay trong năm trị giá 30 tỷ euro (40 tỷ usd) với mức lãi suất 5%, caohơn so với các nước nam Âu vay, nhưng thấp hơn tỷ suất từ các nhà đầu tư tư nhânđối với trái phiếu Hy Lạp Người ta kỳ vọng rằng với sự dàn xếp của IMF, các khoảnvay theo chuẩn IMF nhằm mục đích giúp các nước giải quyết những khó khăn trongcán cân thanh toán trị giá 15 tỷ euro (khoảng 20 tỷ usd) trong năm sẽ được rót trướccho Hy Lạp bởi các thành viên EU.Tuy nhiên các nhà đầu tư lại một lần nữa lo ngạikhi Eurostat đưa ra ước tính về thâm hụt ngân sách của Hy Lạp ở mức 13.6% GDP,cao hơn báo cáo của chính phủ Hy Lạp đưa ra vào tháng 10/2009 Điều này lại dẫnđến lo ngại về khả năng thanh toán nợ của Hy Lạp, với 8.5 tỷ euro (khoảng 11.1 tỷusd) đến hạn vào giữa tháng 5/2010 Ngày 23/4/2010, chính phủ Hi Lạp đã trịnhtrọng yêu cầu các gói cứu trợ tài chính từ IMF và các nước khác của khu vực châu
Âu Cộng đồng châu Âu loại trừ Đức đã yêu cầu việc cắt giảm ngân sách của HyLạp cho các năm 2010, 2011 và 2012 phải được thông qua trước khi đưa ra các góicứu trợ
2.2 NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ
Tác nhân bên ngoài và rõ nét nhất thường được các nhà lãnh đạo EU đề cập làtác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 Để cứu vãn nền kinh tế khỏicơn suy thoái, chính phủ Hy Lạp đã tung ra những gói hỗ trợ khổng lồ nhằm kíchthích kinh tế phát triển Gói hỗ trợ này làm gia tăng chi ngân sách và nợ công mộtcách đáng kể Tuy nhiên thực trạng này diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giớikhông chỉ có ở Hy Lạp và EU Do vậy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chínhtoàn cầu chỉ là tác nhân thêm vào những vấn đề sẵn có trong nội tại nền kinh tế HyLạp
Tiếp cận vấn đề nguyên nhân khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp có rất nhiềuluồng ý kiến và nhiều cách phân tích vấn đề khác nhau Bài tiểu luận này, chúng tôiphân tích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp theo quan điểm của tổchức Nghiên cứu cho quốc hội Hoa Kỳ (CRS)
2.2.1 Các nhân tố trong nước
Trang 22Chi tiêu chính phủ quá lớn trong khi nguồn thu hạn chế
Vào giai đoạn 2001-2007, GDP của Hy Lạp tăng ở mức trung bình 4.3%, sovới mức trung bình của khu vực châu Âu là 3.1% Tốc độ phát triển kinh tế cao lànhờ có sự gia tăng nhanh của tiêu dụng ở khu vực tư nhân (được cung cấp bở các góitín dụng dễ dãi) và đầu tư công được chính phủ và EU tài trợ Tuy nhiên trong sáunăm đó trong khi chi tiêu chính phủ tăng lên 87% thì khoản thu chỉ tăng có 31% dẫntới thâm hụt ngân sách trên mức cho phép theo quy định của EU Các nhà quan sát
đã chỉ ra một việc quản lý công thiếu hiệu quả và cồng kềnh của Hy Lạp, hệ thống y
tế và trợ cấp lương hưu tốn kém, trốn thuế và việc thiếu ý thức duy trì kỷ cương tàichính là những nhân tố chính phía sau thâm hụt ngân sách của Hy Lạp
Theo như OECD, trong năm 2004, chi tiêu cho quản lý công trong tổng chitiêu công của Hy Lạp cao hơn bất kỳ nước nào của OECD và không có gì chứngminh rằng số lượng và chất lượng của các dịch vụ công ích này là vượt trội Năm
2009, chi tiêu công của chính phủ chiếm 50% GDP Chính phủ kế tiếp tiếp tục muốnhiện đại hóa và củng cố vấn đề quản lý công, tuy nhiên những gì thấy được chỉ làviệc bố trí quá đông nhân viên và năng suất làm việc thấp ở khu vực công lại làchướng ngại vật để tăng trưởng kinh tế Bên cạnh đó độ tuổi của dân số Hy Lạptrung bình trên 64 dự đoán gia tăng từ 19% vào năm 2007 lên 32% vào 2060, điềunày có thể đặt thêm gánh nặng lên các khoản chi công cộng và hệ thống trợ cấplương hưu thuộc hàng tốt nhất châu Âu Theo như OECD, việc tăng tỷ lệ lương từ70% lên 80% là khá cao và tương tự là quyền được hưởng toàn bộ trợ cấp lương hưuchỉ đòi hỏi 35 năm đóng góp so với 40 như nhiều nước khác Hơn thế nữa, tổng cáckhoản thanh toán cho trợ cấp công cộng của Hy Lạp dự đoán là sẽ tăng từ11.5%GDP năm 2005 lên 24% GDP vào 2050
Ngược lại với khoản chi, các khoản thu sụt giảm cũng góp phần vào thâm hụtngân sách Hy Lạp Nhiều nhà kinh tế chỉ ra rằng vấn nạn trốn thuế và nền kinh tếkhông được ghi chép của nước này là nhân tố chính cho việc mất khả năng thanhtoán Họ cho rằng Hy Lạp phải giải quyết vấn đề này nếu muốn tăng thu cần thiết để
Trang 23nâng cao vị thế tài chính Một vài nghiên cứu đã ước lượng nền kinh tế ngầm ở HiLạp chiếm 25-30% GDP.
Vấn đề chính sách và năng lực cạnh tranh
Nền công nghiệp của Hy Lạp đang trải qua sự sự giảm sút về cạnh tranh quốc
tế Các nhà kinh tế cho rằng vấn đề tiền lương và năng suất lao động thấp cũng lànhững tác nhân chính Theo bảng bên dưới, chúng ta có thể thấy rằng mức độ cạnhtranh của Hy Lạp rất thấp chỉ xếp thứ 109 về những quốc gia thuận lợi kinh doanhnăm 2009 bị bỏ xa so với các nước trong khu vực và đặc biệt là Ai Len
Bảng 1: Mức độ cạnh tranh của một số nước châu Âu năm 2009
Nguồn: WB (theo Anne Sibert, Birbeck, University of London and CEPR - The
Greek sovereign debt crisis and the Eurosystem)
Theo một nghiên cứu, mức độ chi tiền công của Hy Lạp đã tăng khoảng 5%hàng năm từ khi nước này ra sử dụng đồng euro là đồng tiền quốc gia tăng gấp hailần tốc độ trung bình của khu vực Cùng lúc, xuất khẩu từ Hy Lạp đến các bạn hàngchính chỉ tăng 3.8% /năm, bằng một nửa tốc độ tăng nhập khẩu của các nước này từcác bạn hàng khác Hy Lạp muốn thúc đẩy khả năng cạnh tranh và giảm việc thâmhụt cán cân vãng lai cần tăng năng suất lao động, cắt giảm mức lương, và tăng việctích lũy Theo một số nghiên cứu, chính phủ Papandreou đã bắt đầu hạn chế mứctiền lương ở khu vực công và hi vọng tăng xuất khẩu thông qua việc đầu tư ở các
Trang 24những lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh Trong quá khứ, ngành công nghiệp du lịch vàvận tải biển của nước này là những ngành thế mạnh.
2.2.2 Các nhân tố quốc tế
Tiếp cận các nguồn vốn có mức lãi suất thấp tăng lên
Việc sử dụng đồng euro làm đồng tiền quốc gia năm 2001 dường như là mộttác nhân góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp Khi hệ thống tiền tệ đượcneo vào những nền kinh tế mạnh như Đức và Pháp và một chính sách tiền tệ chungđược quản lý bởi Ngân hàng trung ương Châu Âu, các nhà đầu tư có xu hướng tintưởng hơn vào các nước thành viên của đồng euro Nhận thức được tính ổn định củađồng euro khiến Hy Lạp cũng như các thành viên khác của khối EU được vay mượn
ở mức lãi suất ưu đãi hơn so với các nước ngoài khu vực sử dụng đồng tiền chungchâu Âu Điều này cũng đồng thời tạo điều kiện cho việc tài trợ ngân sách và trả cáckhoản nợ đang tồn tại Và chính những lợi ích này đã góp phần nên vấn đề nợ côngcủa Hy Lạp Tiếp cận dễ dàng với các khoản tín dụng với lãi suất thấp làm cho HyLạp nhanh chóng đạt mức độ nợ cao Và nếu như thị trường gây khó dễ cho cáckhoản vay bằng cách khiến các khoản tài trợ tài chính cho nợ công trở nên quá đắt
đỏ, Hy Lạp óỏ thể sẽ phải thực hiện các điều khoản nhằm tái cơ cấu và chính sáchthắt lưng buộc bụng
Vấn đề về thi hành các qui định của EU
Việc không tuân theo đúng “hiệp ước về tính ổn định và phát triển” được coi
là nhân tố góp phần vào mức độ nợ cao của Hy Lạp Năm 1997, các thành viên EU
đã thông qua hiệp ước này nhằm nâng cao mức độ giám sát và tuân theo các qui tắctài chính được tạo lập trong hiệp định Maastricht 1992 Theo như qui định thì thâmhụt ngân sách không được vượt quá 3% GDP và nợ không được quá 60% GDP.Hiệp ước cũng chỉ rõ qui trình thâm hụt quá mức được phép của các thành viên Nếunhư các nước thành viên không thể áp dụng được theo phương pháp của ủy ban châu
Âu trong giai đoạn thâm hụt quá mức, thì mức tốt nhất được đưa ra là 0.5%GDP
Trang 25Tuy nhiên khi số lượng thành viên gia tăng việc tuân thủ theo những giới hạnđược đặt ra theo hiệp định trở nên khó khăn Từ năm 2003, có hơn 30 trường hợpthâm hụt quá mức và những thành viên bị khiển trách đã buộc phải hứa hẹn sẽ thắtchặt tài chính, nhưng EU chưa bao giờ can thiệp bằng những biện pháp tài chính vàocác thành viên để xảy ra tình trạng phá bỏ những giới hạn cho phép về thâm hụt ngânsách Việc thiếu tính tuân thủ vào hiệp định về sự phát triển và ổn định đã giới hạnvai trò của nó trong việc ngăn ngừa các nước khỏi tình trạng nợ công quá cao như HiLạp.
Ủy ban châu Âu đã bắt đầu những thẩm định về thâm hụt ngân sách đối với
Hy Lạp vào 2004 khi Hy Lạp báo cáo về tình hình thâm hụt ngân sách của nước nàyvào năm 2003 là 3.2% GDP Trong báo cáo của mình ủy ban đã chỉ ra rằng “chấtlượng của các số liệu công là không thỏa đáng”, không chỉ có phòng thống kê của
EU mà của Eurostat cũng không công nhận hay là có những yêu cầu sửa đổi số liệu
do cục thống kê quốc gia của Hy Lạp đưa ra từ năm 2000 Xem xét lại các báo cáothống kê từ 2004 đến 2007 cho thấy Hy Lạp đã vượt quá 3% giới hạn mỗi năm kể từ
2000, đạt mức cao nhất là 7.9% GDP năm 2004 Ủy ban cũng thông báo rằng nợcông của Hy Lạp trên mức 100% GDP từ khi Hy Lạp ra nhập các nước sử dụngđồng euro, những con số này đã đẩy mức nợ công lên cao vọt EU đóng thẩm định
về thâm hụt nợ vào năm 2007 với thông báo thỏa đáng rằng Hy Lạp thâm hụt ngânsách là 2.6% GDP năm 2006 và 2.4% năm 2007
Ủy ban kết luận rằng các nhà chức trách về thống kê của Hy Lạp đã nâng caothủ tục của mình dẫn đến việc chất lượng của số liệu cao hơn Hội đồng cũng mở racuộc thẩm tra về thâm hụt quá mức năm 2009 khi thâm hụt năm 2007 của Hy Lạpđược báo cáo là 3.5% GDP và tiến trình này vẫn tiếp tục cho đến nay Như vậy vấn
đề từ bên ngoài là liên minh tiền tệ nhưng không liên minh tài chính
2.2.3 Các nhân tố khác
Tác động của khủng hoảng tài chính 2008
Trang 26Khi khủng hoảng tài chính 2008 diễn ra, các nhà lãnh đạo EU đã tung ranhững gói hỗ trợ khổng lồ nhằm kích thích phát triển kinh tế để vượt qua cơn khủnghoảng Chính những gói tài trợ này đã góp phần quan trọng làm cho tăng chi ngânsách và nợ công đáng kể
Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính
Đồng tiền chung hệ thống ngân hàng trung ương châu Âu bao gồm Ngânhàng Trung ương châu Âu (ECB) và 16 ngân hàng trung ương của các quốc giathành viên ECB điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát
Quy định này tạo nền tảng cho việc hình thành và ổn định đồng euro, nhưng
nó cũng mang lại nhiều thách thức cho các chính phủ do họ không thể sử dụng chínhsách tiền tệ làm công cụ hữu hiệu để hỗ trợ kinh tế phát triển Các quốc gia thànhviên khu vực đồng euro chấp thuận một ngân hàng trung ương chung, một chínhsách tiền tệ chung nhưng không chấp thuận một chính sách thuế chung
Nguyên nhân sâu xa là mỗi quốc gia có một nhà nước riêng và nhà nước riêngthì cần có ngân sách riêng với hàng loạt nguyên tắc chi tiêu đính kèm Điều này hợp
lý nhưng lại là rào cản đối với khu vực đồng tiền chung bởi vì chính sách tiền tệ vàchính sách tài khóa luôn có mối quan hệ khắng khít với nhau
Cụ thể, lãi suất trên thị trường tiền tệ phụ thuộc vào chính sách lãi suất doECB định đoạt Lãi suất trái phiếu chính phủ lại do bộ tài chính của từng quốc giaquyết định Quyết định của bộ tài chính phụ thuộc vào chính sách tài khóa của từngquốc gia Đối với một số nước có năng lực cạnh tranh kém hơn, thâm hụt ngân sáchlớn hơn các quốc gia khác trong khối, để bình ổn nền kinh tế, phát hành trái phiếuchính phủ với lãi suất cao hơn là giải pháp được ưa chuộng Vì vậy, khủng hoảng nợ
do mất khả năng chi trả chỉ còn là vấn đề thời gian
Ngoài ra, so với các quốc gia khác, khoản chi phúc lợi - an sinh xã hội và thuthuế của EU rất cao so với nhiều quốc gia khác trên thế giới Mỹ có thu nhập bìnhquân đầu người là 34.320 đô la nhưng chỉ dành 19,4% GDP chi phúc lợi và an sinh