Phát triển thị trường nợtrong nước

Một phần của tài liệu tiểu luận môn tài chính quốc tế khủng hoảng nợ công tại hy lạp (Trang 45 - 48)

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, đều gặp phải tình trạng original sin, vay mượn nước ngoài bằng những ngoại tệ mạnh. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam khó có thể tiếp tục nhận được các khoản vốn vay ODA với lãi suất ưu đãi do đã trở thành nước có thu nhập trung bình. Việt Nam sẽ phải vay các khoản vay nước ngoài với lãi suất cao của thị trường. Các rủi ro khi vay nợ nước ngoài đã được đề cập trong các phần trên, và đặc biệt từ kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng khu vực Mỹ Latinh thập niên 80. Chính vì vậy, việc phát triển thị trường nợtrong nước là thực sự cần thiết trước nhu cầu cần vốn đầu tư hiện nay của Việt Nam.

Việt Nam không giống như Nhật Bản, khi thị trường trái phiếu chính phủ chưa thực sự phát triển để thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước. Nhật Bản đã rất thành công trong việc phát triển thị trường trái phiếu chính phủ của mình, với việc phần lớn các khoản tiết kiệm của người dân, bên cạnh chi cho bảo hiểm và các quỹ hưu trí, được các tổ chức tài chính sử dụng đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Để làm được điều đó, Việt Nam cần có chiến lược cụ thể phát triển thị trường này, cùng với phát triển thị trường tài chính trong nước nói chung. Trong Quyết định phê duyệt chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ cuối tháng 7 vừa qua đã đề cập đến việc phát triển thị trường này nhằm giảm bội chi ngân sách. Trong ngắn hạn, Việt Nam sẽ phải chấp nhận chi phí vay mượn, hay lãi suất cao nhằm thu hút đầu tư nội địa. Cùng với thời gian, cần phải có những chiến lược tăng dần hợp lý tỉ trọng nợ trong nước trong danh mục nợ chính phủ, xây dựng chính sách, quy trình, và hệ

thống cho cả thị trường sơ cấp và thứ cấp thông qua các giao dịch mua lại, hoán đổi nợ để dần nâng cao tính thanh khoản trên thị trường này. Khi tính thanh khoản đã được cải thiện, chính phủ có thể vay mượn khi cần thiết với mức rủi ro thấp do phát hành bằng đồng nội tệ, có kỳ hạn dài hơn và lãi suất cố định.

KẾT LUẬN

Gánh nặng nợ vẫn hàng ngày đè lên vai người dân và đặc biệt là các nhà lãnh đạo quốc gia chịu trách nhiệm về các khoản nợ công. Vì thế làm thế nào sử dụng nợ nước ngoài có hiệu quả nhất là trách nhiệm chung của tất cả mọi người chứ không phải của riêng ai.

Từ cuộc khủng khoảng Nợ công ở Hy Lạp nói riêng và Châu âu nói chung một lần nữa cho chúng ta thấy kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế toàn cầu vẫn đang tiềm ẩn những rủi ro, khi tăng trưởng kinh tế dựa quá nhiều vào dòng vốn đầu tư từ bên ngoài như Mỹ, hay một số nước có nền kinh tế lớn và phát triển trên thế giới vơi tầm ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng đối với các nước nói chung và Việt Nam nói riêng.

Đối với tình trạng của Việt Nam cũng giống như một số nước Châu âu như Hy Lạp có những yếu tố dẫn tới khủng hoảng như : thâm hụt tài khoản vãng lai kéo dài, quản lý kém trong chi tiêu công. Đặc biệt đối với Việt Nam hiện nay thì vấn đề tham nhũng trong Chi tiêu công đã gây thất thoát nghiêm trọng, ảnh hưởng đến vấn đề phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam. Chỉ có tái cấu trúc nền kinh tế và cải thiện chất lượng tăng trưởng cùng với giám sát và quản lý chặt chẽ trong Chi tiêu công mới giúp Việt Nam duy trì tăng trưởng trong những năm tiếp theo.

Hy vọng sẽ có thêm những bài nghiên cứu của các nhà kinh tế về đề tại phức tạp và cấp thiết này.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn tài chính quốc tế khủng hoảng nợ công tại hy lạp (Trang 45 - 48)