1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

17 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 277 KB

Nội dung

TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và sâu sắc các quan hệ xã hội. Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử chế độ chiếm hữu nô lệ.

Trang 1

TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

I HOÀN CẢNH RA ĐỜI, SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

1 Hoàn cảnh lịch sử xã hội Hy Lạp cổ đại

Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài

và sâu sắc các quan hệ xã hội Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử chế độ chiếm hữu nô lệ

Hy Lạp cổ đại trước đây là một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm phần đất liền và vô số hòn đảo lớn nhỏ trên biển Egie, vùng duyên hải Ban căng và Tiểu Á

Sự thuận lợi về thiên nhiên, địa lý đã tạo điều kiện cho Hy Lạp nhanh chóng phát triển tất cả các lĩnh vực, mở rộng bang giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá Vì vậy, nơi đây đã hội tụ đầy đủ những điều kiện để tư duy con người có dịp bay bổng, để thoả sức sáng tạo ra những giá trị triết học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại xứng đáng là chiếc nôi của nền văn minh Châu

Âu và của cả nhân loại Đúng như Ph.Ăngghen nhận xét: “Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp, không có chế độ nô lệ thì không có đế quốc La Mã mà không có cái cơ sở là nền văn minh

Hy Lạp và đế quốc La Mã thì không có Châu Âu hiện đại được”

Sự hình thành triết học Hy Lạp không diễn ra một cách ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu của việc kế thừa những di sản tinh tuý của truyền thống trong sáng tác dân gian, trong thần thoại, trong các mầm mống của tri thức khoa học (khoa học tự nhiên)

Hy Lạp cổ đại là đất nước của thi ca, thần thoại Thần thoại là nơi để con người tưởng tượng, diễn giải về các hiện tượng thiên nhiên kỳ bí mà còn là nơi thể hiện đời sống tâm linh, sự hình thành số phận cũng như muôn mặt của đời sống thường ngày Thần thoại là nơi đầu tiên để tư duy triết học ra đời và từng bước triết học tách khỏi thần thoại, tự mình tư duy về tự nhiên, đạo đức, về xã hội, về lẽ sống, về chân lý, về con người…

Trang 2

Những tinh hoa về toán học, thiên văn học, địa lý, hệ thống đo lường, lịch pháp,…đã xuất hiện do nhu cầu buôn bán, vượt biển đến các nước phương Đông

Vì vậy, các nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp cũng là những người đã nhiều lần đến phương Đông và nhiều vùng đất khác

Như vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại là một tất yếu, đó là kết quả nội sinh của cả một dân tộc, một thời đại C.Mác viết: “Các nhà triết học không phải những cây nấm mọc trên đất Họ là sản phẩm của thời đại mình, dân tộc mình mà những tinh lực tinh tế nhất, quý giá nhất và khó nhìn thấy nhất đã được suy tư trong các khái niệm triết học”

2 Sự hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại

Lịch sử triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại có thể chia làm ba thời kỳ Xuyên suốt ba thời kỳ ấy là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

mà đỉnh cao là cuộc đấu tranh giữa đường lối duy vật của Đê-mô-crít và đường lối duy tâm của Pla-tôn

Thời kỳ thứ nhất (thế kỷ VI tr.CN): Đây là thời kỳ chế độ chiếm hữu nô lệ

mới hình thành Do sự phát triển của sản xuất, thế giới quan cũ có tính chất tôn giáo, thần thoại dần dần nhường chỗ cho những hiểu biết khoa học về con người,

về vũ trụ Trên cơ sở đó, triết học với tư cách là một khoa học bao quát mọi tri thức (khoa học của khoa học) ra đời Ba nhà triết học duy vật thuộc trường phái Mi-lê (tên một đô thị cổ Hy Lạp) là Talét, Anaximăngđrơ và Anaximen cho rằng có những thực thể vật chất đầu tiên, vĩnh viễn vận động tạo ra mọi vật trên thế giới Theo Talét đó là nước, theo Anaximăngđrơ đó là một thực thể vô định và vô hạn, theo Anaximen đó là không khí Hêraclít không thuộc trường phái nói trên, ông cũng cho rằng bản nguyên của vũ trụ là lửa, lửa thông qua sự đấu tranh giữa các mặt đối lập mà sinh ra vạn vật Ngược lại, một số nhà triết học thuộc trường phái Êlê (tên một đô thị cổ ở miền nam nước Ý) như Xênôphan, Pácmênít, Dênông và trường phái Pitago lại có những quan điểm duy tâm, siêu hình về nguồn gốc vũ trụ

Họ cho rằng, thế giới là một tồn tại bất động và bất biến (trường phái Êlê), con số

là bản nguyên của vũ trụ (trường phái Pitago)

Trang 3

Thời kỳ thứ hai (bắt đầu từ thế kỷ V tr.CN): Đây là thời kỳ chế độ chiếm

hữu nô lệ phát triển đến hình thức cao và cũng là thời kỳ phồn vinh của triết học cổ đại Hy Lạp Thời kỳ này, đối tượng nghiên cứu của triết học được mở rộng sang các vấn đề về kết cấu của vật chất, nhận thức luận và đời sống chính trị Trong đó, kết cấu của vật chất là vấn đề trung tâm của nhiều trường phái triết học Theo khuynh hướng duy vật Ămpeđôclơ cho rằng, bản nguyên của vũ trụ không phải chỉ là một thực thể riêng biệt (như trường phái Milê) mà là gồm 4 thực thể: đất, nước, lửa, không khí Anaxago lại cho rằng, mọi vật đều được cấu tạo từ hạt cực nhỏ nhờ quá trình phân giải và đồng nhất của chúng Đạt tới đỉnh cao nhất của chủ nghĩa duy vật thời kì này là học thuyết về nguyên tử của Đêmôcrít Theo ông, tất

cả mọi vật đều được cấu thành từ những nguyên tử Nguyên tử là những phần tử vật chất nhỏ nhất, không thể phân chia được, chúng vĩnh viễn vận động, không có điểm kết thúc Đối lập lại chủ nghĩa duy vật trên đây là chủ nghĩa duy tâm khách quan của Platôn Ông là đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa duy tâm thời cổ đại Hy Lạp Ông đã xây dựng học thuyết về ý niệm để chống lại chủ nghĩa duy vật Theo ông, giới tự nhiên bắt nguồn từ ý niệm Dao động giữa đường lối duy vật của Đêmôcrít và đường lối duy tâm của Platôn là Arixtốt Ông là một nhà triết học lớn,

bộ óc bách khoa thời cổ đại Hy Lạp - La Mã, nhưng là một nhà triết học không triệt để Một mặt, ông bác bỏ thuyết ý niệm của Platôn; mặt khác ông lại chủ trương hình thức là bản chất của mọi sự vật, mà hình thức của mọi hình thức là tư duy (hình thức thuần tuý)

Thời kỳ thứ ba (từ thế kỷ thứ III TCN): Đây là thời kỳ khủng hoảng và suy

vong của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp - La Mã Cùng với sự suy tàn đó, nền văn hoá mà nó sản sinh ra cũng suy tàn theo Vào cuối thế kỷ này, chỉ còn Êpiquya

và học trò của ông là Lucơrexơ là tiếp tục đường lối duy vật của Đê-mô-crít Triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại đã đặt ra hầu hết các vấn đề triết học mà người ta thường thấy mối quan hệ của nó với các khuynh hướng, các trào lưu triết học sau này Trong những thành tựu triết học Hy Lạp-La Mã cổ đại, học thuyết về nguyên

tử của Đêmôcrít, tư tưởng biện chứng của Hêraclít và lôgích học của Arixtốt là những cống hiến xuất sắc đối với sự phát triển của tư tưởng triết học nhân loại

Trang 4

Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử triết học

Hy Lạp-La Mã cổ đại chứng tỏ rằng, ngay từ đầu, lịch sử triết học là lịch sử đấu tranh giữa hai thế giới quan, hai phương pháp luận đối lập nhau Cuộc đấu tranh ấy phản ánh lợi ích của những tầng lớp, những giai cấp khác nhau trong xã hội có giai cấp đối kháng

II NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

Đặc điểm thứ nhất, triết học Hy Lạp cổ đại là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất của nhận thức nhân loại từ phương thức sản xuất thứ nhất đến phương thức sản xuất thứ hai ở phương Tây vì vậy ở đó đã dung chứa hầu hết các vấn đề cơ bản của thế giới quan và là một hệ thống tập hợp các tri thức về tự nhiên, về con người, mặc dầu chưa thoát khỏi trạng thái phôi thai mộc mạc nhưng cũng vô cùng phong phú, muôn hình muôn vẻ…Ph Ăngghen nhận xét như sau: “Chính vì trong các hình thức muôn vẻ của triết học Hi Lạp đã có mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này”

Đặc điểm thứ hai, triết học Hi Lạp đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người, khẳng định con người là vốn quý, là trung tâm hoạt động của thế giới Mặc dù vậy, con người ở đây cũng chỉ là con người cá thể, giá trị thẩm định chủ yếu ở khía cạnh đạo đức, giao tiếp và nhận thức

Đặc điểm thứ ba, Triết học Hi Lạp cổ đại mang tính chất duy vật tự phát và biện chứng sơ khai, cố gắng giải thích các sự vật hiện tượng trong một khối duy nhất thường xuyên vận động và biến đổi không ngừng Với ý nghĩa đó, những tư tưởng biện chứng của triết học Hi Lạp cổ đại đã làm thành hình thức đầu tiên của phép biện chứng

III MỘT SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU

1 HÊRACLIT (khoảng 540 – 475 TCN)

Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc ở Ionia nhưng ông sống một cuộc đời rất nghèo khổ và cô độc Về cơ bản, ông là một nhà triết học duy vật và được

Trang 5

coi là ông tổ của phép biện chứng Những tư tưởng biện chứng của ông rất sâu sắc, tuy vậy cách thức thể hiện lại rất phức tạp và khó hiểu vì vậy ông thường được gọi là là nhà triết học tối nghĩa

a Bản thể luận:

Hêraclit đã đứng trên lập trường duy vật cổ đại để giải quyết vấn đề “cơ sở đầu tiên” của thế giới từ một dạng vật chất cụ thể Ông cho rằng lửa chính là bản nguyên của thế giới, là cơ sở duy nhất và phổ biến của tất cả mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên Ông phát biểu rằng: “Tất cả đều trao đổi với lửa và lửa trao đổi với tất cả như vàng thành hàng hoá và hàng hoá thành vàng” Theo ông, mọi sự vật vật chất đều phát sinh từ lửa Dưới tác động của dạng lửa, đất trở thành nước và nước trở thành không khí và ngược lại, tuỳ theo độ lửa mà mọi vật có thể chuyển hoá

từ trạng thái này sang trạng thái khác theo hai hướng: lửa - đất - nước - không khí (là con đường đi lên) hoặc chuyển hoá đi xuống theo hướng ngược lại Hêraclit cho rằng vũ trụ không phải do một lực lượng siêu nhiên, thần bí nào sáng tạo ra mà nó

“mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh viễn đang không ngừng bừng cháy và tàn lụi” Trong quan niệm của ông, lửa không phải theo nghĩa thông thường mà là lửa

vũ trị, sản sinh ra các sự vật vật chất, hiện tượng tinh thần, kể cả linh hồn con người

Tuy chưa được trình bày dưới dạng một hệ thống các luận điểm như sau này nhưng phép biện chứng của Hêraclit đã đề cập tới hầu hết những luận điểm cốt lõi của phép biện chứng dưới dạng các câu danh ngôn mang tính thi ca và triết lý

Thứ nhất, ông quan niệm về vận động vĩnh viễn của vật chất Theo Hêraclit

không có sự vật, hiện tượng nào của thế giới đứng im tuyệt đối mà trái lại, tất cả đều ở trong trạng thái biến đổi và chuyển hoá thành cái khác và ngược lại Ông nói:

“Nước sinh ra từ cái chết của đất, không khí sinh ra từ cái chết của nước, lửa sinh

ra từ cái chết của không khí” và ngược lại; “chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông vì nước mới không ngừng chảy trên sông”; “ngay cả mặt trời

Trang 6

cũng mỗi ngày một mới” Theo quan điểm về vận động của ông, lửa chính là gốc của mọi sự thay đổi Tất cả các dạng khác nhau của vật chất chỉ là trạng thái chuyển hoá của lửa mà thôi Ông đã nêu lên khá rõ nét về tính thống nhất của vũ trụ: Vũ trụ là một ngọn lửa duy nhất

Thứ hai, Hêraclit đã nêu lên tư tưởng về sự tồn tại phổ biến của các mâu

thuẫn trong mọi sự vật hiện tượng Điều đó thể hiện trong những phỏng đoán của ông về vai trò của những mặt đối lập trong sự biến đổi phổ biến của tự nhiên, về

“sự trao đổi của những mặt đối lập”, về sự tồn tại và thống nhất của các mặt đối lập Ông nói: “Cùng một cái ở trong chúng ta: sống và chết, thức và ngủ, trẻ và già,

vì rằng cái này biến đổi thì thành cái kia và ngược lại”, “từ mọi vật sinh ra duy nhất, từ duy nhất sinh ra mọi vật”, “mọi vật sinh ra qua đấu tranh”, “bệnh tật làm cho sức khoẻ quý hơn, cái ác làm cho cái thiện cao quý hơn” Như vậy, Hêraclit đã

có phỏng đoán về sự phân đôi của một cái thống nhất thành những mặt đối lập, bài trừ nhau nhưng gắn liền với nhau về sự đấu tranh và thống nhất của những mặt đối lập ấy ở thời cổ đại, xét trong nhiều hệ thống triết học khác, không có tư tưởng biện chứng sâu sắc như vậy Đương thời, nhiều người gọi triết học của ông là “tối nghĩa” nhưng chính những tư tưởng sơ khai của ông đã được các nhà biện chứng

cổ điển Đức kế thừa và các nhà sáng lập triết học macxit đánh giá cao

Thứ ba, Hêraclit cho rằng sự vận động, phát triển không ngừng của thế giới

do quy luật khách quan (logos) quy định Logos khách quan là trật tự khách quan của mọi cái đang diễn ra trong vũ trụ Logos chủ quan là từ ngữ, học thuyết, lời nói

và suy nghĩ của mọi người Logos chủ quan phải phù hợp với logos khách quan nhưng nó biểu hiện ở từng người có khác nhau Người nào càng tiến gần tới logos khách quan bao nhiêu thì càng thông thái bấy nhiêu

Với nội dung triết học được diễn đạt bằng hình ảnh là điểm mạnh đồng thời cũng là hạn chế của Hêraclit Điểm mạnh của việc diễn đạt khái niệm bằng hình ảnh là cùng một lúc có thể thu tóm được các mặt đối lập, biểu diễn được cái chung

và cái riêng, gây được những ấn tượng trực quan sinh động, những mối liên tưởng

so sánh nhưng do tính chất đa nghĩa của nó, khó có thể diễn tả chính xác bản chất

Trang 7

của vấn đề vì vậy thường phải viện dẫn đến những nghịch lý, châm ngôn, một kiểu làm quen thuộc của văn học chứ không phải triết học

b Nhận thức luận

Theo Hêraclit, nhận thức khởi đầu từ cảm tính thông qua các giác quan để con người nhận thức các sự vật cụ thể Ông cũng nhận thấy vai trò không giống

nhau giữa các giác quan trong nhận thức “mắt và tai là người thầy tốt nhất nhưng

mắt tốt hơn tai”.

Ông chia nhận thức thành hai cấp độ là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Nhận thức cảm tính chỉ là sự tiếp cận với logos nhưng không chắc chắn Ông

đề cao con đường đạt tới chân lý phải thông qua nhận thức lý tính

Về nhân bản học: ông coi con người là sự thống nhất của hai mặt đối lập ẩm ướt và lửa Linh hồn của con người là biểu hiện của lửa Lửa đưa con người đến điều thiện, làm cho con người trở nên hoàn hảo, lửa là thôi thúc ở trong tim để ngăn ngừa những cám dỗ vì chống lại khoái cảm còn khó hơn chống lại sự giận dữ Theo ông, hạnh phúc không phải là sự hưởng lạc về mặt thể xác thoả mãn dục vọng mà ở chỗ phải biết vượt lên trên mình biết nói, biết suy nghĩ, hành động theo logos Quan niệm linh hồn là vật chất, là một trạng thái quá độ của lửa mặc dù sai lầm nhưng giá trị triết học của nó nằm ở chỗ: Ông tìm bản chất của tinh thần không phải là ở ngoài vật chất mà là ở chính thế giới vật chất, giá trị ấy có tính chất định hướng cho sự tìm tòi bản chất đích thực của đời sống tinh thần

Tóm lại, Hêraclit được xem là một trong những người sáng lập ra phép biện

chứng Ông cũng là người đóng góp cho quan điểm duy vật thông qua việc khẳng định thế giới được cấu thành từ các hạt vật chất, thế giới vật chất tồn tại độc lập nhưng con người có thể nhận thức được Mác và Ăng ghen coi ông là đại biểu xuất sắc của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại, đồng thời hai ông cũng vạch rõ những hạn chế, sai lầm của Hêraclit về mặt chính trị trong quan niệm phản dân chủ, thù địch với nhân dân do ông chủ

2 ĐÊMOCRIT (khoảng 460-370 TCN)

Trang 8

Đêmocrit là một nhà triết học kiệt xuất của triết học Hy Lạp cổ đại Trong bối cảnh của thời kỳ thứ hai trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại, khi mà kết cấu của vật chất là vấn đề trung tâm của nhiều trường phái triết học, thì học thuyết về nguyên tử của Đêmocrit có thể nói đã đạt đến đỉnh cao nhất của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này Bên cạnh đó thì những tư tưởng về vũ trụ học cũng như những lý luận

về nhận thức của Đêmocrit cũng được đánh giá là những đóng góp hết sức có ý nghĩa đối với lịch sử triết học

a Bản thể luận

Đêmocrit đưa ra học thuyết nguyên tử khẳng định rằng nguyên tử là căn nguyên, là cơ sở, nguồn gốc của thế giới vạn vật Cả linh hồn cũng do nguyên tử tạo ra Ông cho rằng vật được sinh ra và tồn tại là do các nguyên tử liên kết tạo thành, khi các nguyên tử phá vỡ liên kết thì vật mất đi, chuyển hóa thành vật khác Theo ông, nguyên tử là phần tử nhỏ bé không thể phân chia được nữa, mắt thường không nhìn thấy được, nguyên tử tồn tại vĩnh viễn, không biến đổi thành cái khác Nguyên tử vận động không ngừng trong không gian và trong quá trình đó chúng va chạm vào nhau, kết hợp với nhau sinh ra sự vật Nguyên tử không màu, không mùi, không vị, nó tồn tại vĩnh viễn, chỉ có sự vật do nó tạo ra mới biến đổi, chuyển hoá

Thừa nhận vũ trụ là vô tận và vĩnh cửu, Đêmocrit cho rằng có vô số thế giới vĩnh viễn phát sinh, phát triển và tiêu diệt Những hành tinh xuất hiện và mất đi một cách tự nhiên, không do thần thánh hoặc một ai tạo ra Ông phỏng đoán rằng, vận động không tách rời vật chất, đó là một phỏng đoán thiên tài Theo ông, vận động của những nguyên tử là vĩnh viễn, không có điểm kết thúc

Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, Đêmocrit nêu ra khái niệm không gian Theo ông, không gian là khoảng chân không rộng lớn, trong đó những nguyên tử vận động vĩnh viễn Không gian là những khoảng trống giữa các vật thể, nhờ đó các vật thể có thể tụ lại hoặc giãn ra Xuất phát từ học thuyết nguyên tử, Đêmmocit cho rằng không gian là gián đoạn và có thể phân chia vô tận

Những phán đoán trên đây về nguyên tử và không gian của Đêmocrit tuy còn nhiều điểm hạn chế (hạt vật chất nhỏ nhất, không thể phân chia được), nhưng

Trang 9

nó đã khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, vũ trụ là vô cùng, vô tận Hơn nữa, mặc dù Đêmôcrít chưa giải thích được nguyên nhân của vận động, nhưng ông

đã gắn liền vận động với nguyên tử, và nó cũng vô cùng, vô tận như nguyên tử Đó

là một đóng góp hết sức quan trọng đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên và triết học duy vật

Bên cạnh đó, đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa duy vật Đêmôcrit là quyết định luận (thừa nhận sự ràng buộc theo luật nhân quả và tính quy luật của các hiện tượng tự nhiên) nhằm chống lại mục đích luận (là quan điểm duy tâm cho rằng cái thống trị trong tự nhiên không phải là tính nhân quả mà có tính mục đích) Sự thừa nhận tính nhân quả, tính tất yếu và tính quy luật trong giới tự nhiên là một trong những thành quả có giá trị nhất của triết học duy vật Hi Lạp cổ đại

b Nhận thức luận

Theo ông, nhận thức của người ta bắt nguồn từ cảm giác Nhờ sự vật tác động vào các giác quan mà ta có cảm giác về chúng Những cảm giác này có nội dung chân thật, nhưng không đầy đủ, không sâu sắc, nó chỉ là sự phản ánh cái vỏ bên ngoài của sự vật, chưa phản ảnh được bản chất của sự vật Bởi vì, nó chỉ phản ánh được mùi vị, âm thanh, mầu sắc, hình dáng của sự vật, mà không phản ánh được nguyên tử và chân không Hơn nữa, mọi nguyên tử đều giống nhau về chất, bản thân chúng không có mùi vị, mầu sắc, âm thanh và không trông thấy được Bởi vậy, những cảm giác này chỉ là chủ quan của con người Theo ông, muốn nhận thức được nguyên tử và chân không, tức là muốn nhận thức bản chất của sự vật, con người ta không được dừng lại ở cảm giác, mà phải biết quy nạp, so sánh, phán đoán, tức là phải đẩy tới nhận thức lý tính Do đó, ông chia nhận thức làm hai dạng: dạng nhận thức "mờ tối"(nhận thức cảm tính) và dạng nhận thức “trí tuệ” Theo ông, dạng nhận thức thứ hai là chủ yếu, đáng tin cậy hơn

Mặt tích cực trong quan điểm trên đây là ở chỗ, ông coi đối tượng của nhận thức là thế giới khách quan do nguyên tử và chân không tạo ra Tuy chưa nhận thức được sự chuyển hoá giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, nhưng ông

đã thấy được vị trí của từng dạng nhận thức, đặc biệt là nhận thức lý tính Song mặt

Trang 10

hạn chế trong quan niệm này là ở chỗ, ông coi các thuộc tính khách quan của sự vật như âm thanh, mùi vị, mầu sắc chỉ là những quy ước chủ quan của con người Hạn chế này đã mở đường cho những quan niệm duy tâm cho rằng chất tách rời sự vật, chất có trước và chất có sau của sự vật

Từ chỗ coi trọng vai trò của nhận thức lý tính, Đêmôcrít đã có một công lao

to lớn nữa đối với triết học, đó là lôgíc học (Tác phẩm "Bàn về lôgíc học" (Canon); tác phẩm này đã bị thất lạc, người ta chỉ biết về nó một cách gián tiếp qua lời của Arixtốt, Platôn) Theo đó thì ông đã nêu ra nhiều vấn đề về lôgíc học như định nghĩa khái niệm, phương pháp so sánh, quy nạp, giả thiết.v.v, trong đó phương pháp quy nạp có vị trí nổi bật Arixtốt đã coi Đêmôcrít là tiền bối của mình về lôgíc học, là người đầu tiên nghiên cứu lôgíc của khái niệm, lôgíc quy nạp

Về nhân bản học: Theo ông, linh hồn không phải là cái siêu vật chất, mà là cái bản nguyên bằng lửa trong cơ thể; nó cũng được cấu tạo từ các nguyên tử hình cầu giống như lửa và có tốc độ vận động lớn hơn các nguyên tử khác Sự sống và con người không phải do thần thánh tạo ra mà là kết quả của quá trình biến đổi của chính tự nhiên, được phát sinh từ những vật thể ẩm ướt dưới tác động của nhiệt độ Theo ông, con người là một loại động vật, nhưng về khả năng có thể học được bất

kỳ cái gì nhờ có tay chân, cảm giác và năng lực trí tuệ trợ giúp Đêmôcrit đứng trên lập trường vô thần phủ nhận thượng đế và thần linh; Ông cho rằng sở dĩ con người tin vào thần thánh là vì con người bất lực trước những hiện tượng khủng khiếp của

tự nhiên Theo ông, thần thánh chỉ là sự nhân cách hoá những hiện tượng tự nhiên hay là những thuộc tính của con người Thí dụ, mặt trời mà tôn giáo Hi Lạp đã thần thánh hoá thì ông cho đó chỉ đơn thuần là một khối lửa

Tóm lại, triết học Đêmôcrít là sự kế thừa và phát triển lên một trình độ cao các quan điểm duy vật (của trường phái Milê) và tư tưởng biện chứng (của Hêraclít) trước đó, đưa triết học của ông trở thành đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại Sau này, Êpiquya và Lucơrexơ đã khắc phục những hạn chế của ông và phát triển học thuyết nguyên tử hơn nữa Lơxíp, Đêmôcrít, Êpiquya trở thành những tên tuổi đại biểu cho phái nguyên tử luận thời cổ đại Hy Lạp - La Mã

Ngày đăng: 17/09/2014, 23:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w