1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY

27 189 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 354,7 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động của các trường ĐHĐPH tại Việt Nam nhằm nâng cao chất

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THIÊN TUẾ

QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU

Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học:

1 GS TSKH THÁI DUY TUYÊN

Vào hồi… giờ … Ngày… tháng… năm 2014

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

- Phòng Tư liệu Trường Đại học Giáo dục

Trang 3

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1 Nguyễn Thiên Tuế (2009), “Đánh giá giảng viên, yêu tố quan trọng nâng cao

chất lượng đào tạo ở trường đại học”; Tạp chí Giáo dục (214), tr 46, 47, 56

2 Nguyễn Thiên Tuế (2011), “Đào tạo nguồn nhân lực là mục tiêu chiến lược

và khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội đất nước”; Tạp chí Giáo dục

(266), tr.3-5

3 Nguyễn Thiên Tuế (2013), “Tìm hiểu một số mô hình trường đại học đa

phân hiệu trên Thế giới”; Tạp chí Giáo dục (304), tr 7- 9

Trang 4

Đặc trưng nổi bật của trường ĐHĐPH là cơ cấu tổ chức khác với các trường đại học chỉ có một cơ sở Điều đó dẫn đến sự khác nhau về cơ chế quản

lý, về các phương tiện và điều kiện đảm bảo chất lượng; có nghĩa là, quản lý trường ĐHĐPH sẽ có nhiều điểm khác với quản lý một trường đại học chỉ có một cơ sở

Hiện nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu cụ thể về quản lý của trường ĐHĐPH; trong nhiều năm qua, là cán bộ quản lý (CBQL) của một trường ĐHĐPH, trước sự bức thiết về lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề

tài “Quản lý trường ĐHĐPH ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện

nay” để nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, đảm bảo

các phương tiện và điều kiện hoạt động của các trường ĐHĐPH tại Việt Nam

nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại phân hiệu, góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện công bằng và bình đẳng về cơ hội thụ hưởng giáo dục đại học trong bối cảnh KT-XH hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Trường ĐHĐPH ở Việt Nam trong bối cảnh KT-XH hiện nay

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, đảm bảo các phương tiện

và điều kiện hoạt động của các trường ĐHĐPH tại Việt Nam trong bối cảnh KT-XH hiện nay

4 Giả thuyết khoa học

Nếu thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ

chức và cơ chế quản lý, đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động của các trường ĐHĐPH phù hợp với lý luận và thực tiễn trong bối cảnh KT-XH

Trang 5

hiện nay, thì các trường ĐHĐPH tại Việt Nam sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo tại phân hiệu, góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện công bằng và bình đẳng về cơ hội thụ hưởng giáo dục đại học trong bối cảnh KT-XH hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý trường ĐHĐPH trong bối cảnh

KT-XH hiện nay; trong đó có nhiên cứu về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý,

sự đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động

nhằm tìm ra những mâu thuẫn, khó khăn và bất cập trong thiết lập cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động để làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp quản lý

5.3 Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động của trường ĐHĐPH; nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại phân hiệu, góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện công bằng và bình đẳng về cơ hội thụ hưởng giáo dục đại học trong bối cảnh KT-XH của Việt Nam hiện nay

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Tập trung đề xuất các giải pháp quản lý của hiệu trưởng về thiết lập

cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, về đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động

- Chúng tôi chọn Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Nông

Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh để khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý của trường ĐHĐPH

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Các tiếp cận trong nghiên cứu

Các cách tiếp cận chủ yếu là lịch sử - lôgic, thực tiễn và tiếp cận hệ thống

7.2 Các phương pháp nghiên cứu

- Các phương pháp nghiên cứu lý luận được sử dụng là phân tích, tổng

hợp, hệ thống hoá, khái quát hóa;

- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn được sử dụng là quan sát, điều

tra, chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu sản phẩm và so sánh;

- Các phương pháp hỗ trợ gồm: thống kê toán học và phần mềm tin học

Trang 6

8 Những đóng góp của luận án

- Vê lý luận: hệ thống hóa được các vấn đề lý luận quản lý của trường

ĐHĐPH (đặc trưng cơ bản về: cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý; phương tiện và điều kiện đảm bảo chất lượng các hoạt động, đặc biệt là chất lượng đào tạo)

- Về thực tiễn: làm rõ cơ sở thực tiễn về sự hình thành và phát triển các

trường ĐHĐPH; chỉ ra thực trạng về cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, phương tiện và điều kiện hoạt động của các trường ĐHĐPH; đề xuất được các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động của trường ĐHĐPH; nhằm phát huy thế mạnh của cơ sở chính trong việc nâng cao chất lượng đào tạo tại phân hiệu, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, góp phần thực hiện công bằng và bình đẳng về cơ hội thụ hưởng giáo dục đại học trong bối cảnh KT-XH của Việt Nam hiện nay

9 Luận điểm bảo vệ

1) Trong bối cảnh KT-XH hiện nay, trường ĐHĐPH được hình thành và phát triển phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam nhằm phát huy thế mạnh của cơ sở chính đối với các hoạt động tại phân hiệu

2) Đặc điểm về cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý của các trường ĐHĐPH đòi hỏi phải có sự khác biệt về phương thức đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động của nhà trường

3) Để nâng cao chất lượng đào tạo của phân hiệu trước hết cần phải tập trung vào việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động để các phân hiệu tận dụng được hỗ trợ của cơ sở chính, phát huy tính chủ động và sáng tạo, thế mạnh từ đặc trưng môi trường KT-XH của địa phương, vùng miền

4) Các giải pháp quản lý trường đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại phân hiệu chỉ có thể thành công trên cơ sở hoàn thiện cơ cấu tổ chức,

cơ chế quản lý, đảm bảo phương tiện và điều kiện hoạt động có trong thực trạng quản lý của các trường ĐHĐPH

5) Các giải pháp về hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, đảm bảo phương tiện và điều kiện hoạt động sẽ phát huy hiệu quả cao khi các trường ĐHĐPH tại Việt Nam phát huy tính tự chủ, trách nhiệm giải trình, để các phân hiệu phát triển bền vững trong bối cảnh KT-XH hiện nay

Trang 7

10 Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, các công trình khoa học của tác giả, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý trường đại học đa phân hiệu

- Chương 2: Thực trạng quản lý của các trường đại học đa phân hiệu ở Việt Nam

- Chương 3: Các giải pháp quản lý của các trường đại học đa phân hiệu ở Việt

Nam trong bối cảnh KT-XH hiện nay

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Khái quát sự hình thành và phát triển các trường ĐHĐPH

- Trên Thế giới, trường ĐHĐPH đã xuất hiện phổ biến ở Châu Âu và Châu

Mỹ, thường tồn tại dưới các hình thức trường (Colleges) thuộc trường đại học (University) hoặc cơ sở (Campus) thuộc trường đại học (University); trong đó có nhiều trường tại Hoa Kỳ (Mỹ), Nhật Bản, Australia (Úc), Thái Lan

- Ở trong nước, ngay sau năm 1954, tại miền Nam Việt Nam có hệ thống

giáo dục đại học được quản lý theo hướng phân quyền và tập trung Từ năm

1993, với xu thế đổi mới của đất nước, hệ thống các cơ sở giáo dục đại học được

cơ cấu lại; trong đó có các đại học quốc gia và các đại học vùng; gần đây xuất hiện một số trường đại học có các cơ sở hoặc có các phân hiệu đặt tại các địa phương khác với nơi đặt cơ sở chính

1.1.2 Các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về quản lý trường đại học

Thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nước về giáo dục đại học và quản lý giáo dục đại học như James

L Bess; Martin Trow; E.W Mainardes; H Alves; M Raposo, P-K Wong; Y-P Ho; A Singh; Trần Khánh Đức; Lâm Quang Thiệp; Phạm Phụ Ngoài các công trình đó còn có một số đề tài luận án tiến sĩ nghiên cứu về quản lý trường đại học như Nguyễn Văn Ly; Vũ Xuân Hồng; Vũ Huy Nhiệm; Ngô Xuân Hà

Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu về quản lý của các trường ĐHĐPH trên thế giới và nhất là ở Việt Nam

1.2 Các khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận án

1.2.1 Tổ chức, cơ cấu tổ chức

Từ phân tích khái niệm tổ chức và cơ cấu tổ chức của một số tác giả:

Trang 8

- Tổ chức là một nhóm có cấu trúc nhất định bao gồm những con người cùng hoạt động vì một mục đích chung nào đó

- Cơ cấu tổ chức là một chỉnh thể gồm các bộ phận có chức năng, quyền

hạn, trách nhiệm khác nhau, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được bố trí thành từng cấp, từng khâu, thực hiện các chức năng nhất định nhằm đạt mục tiêu định trước

1.2.2 Quản lý, cơ chế quản lý, chức năng quản lý, quản lý nhà trường

Từ phân tích khái niệm về quản lý, cơ chế quản lý, chức năng quản lý và quản lý nhà trường của một số nhà khoa học trong và ngoài nước, có thể hiểu:

- Quản lý một tổ chức là sự tác động có ý thức, có chủ đích, có kế hoạch

và hợp quy luật của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (những người bị quản lý) nhằm huy động và điều phối mọi nguồn lực cho các hoạt động của tổ chức để tổ chức hoạt động đạt tới mục tiêu đã định trong một môi trường luôn luôn thay đổi

- Cơ chế quản lý là cách thức chủ thể quản lý thực hiện một quá trình hoạt

động theo chức năng và nhiệm vụ của tổ chức với một mưu lược được đặt ra có tính chuẩn mực

- Chức năng quản lý là phương thức, nội dung và quy trình tác động của

chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong quá trình quản lý

- Các chức năng cơ bản của quản lý gồm: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và

kiểm tra

- Quản lý nhà trường (một cơ sở giáo dục) là những tác động tự giác (có ý

thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) của chủ thể quản

lý nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường (giảng viên, nhân viên và người học…) nhằm đưa các hoạt động đào tạo và giáo dục của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục

1.2.3 Phân hiệu trường đại học, trường ĐHĐPH

Trong luận án này, về mặt khoa học có thể hiểu:

- Phân hiệu của trường đại học là một cơ sở thuộc cơ cấu tổ chức của

một trường đại học đóng ở tỉnh, thành phố khác với nơi đặt trụ sở chính của trường, không có tư cách pháp nhân riêng hoặc có tư cách pháp nhân riêng; nhưng được phân cấp cụ thể trong thực hiện một số nhiệm vụ và chức năng của trường, chịu sự quản lý của trường và chịu sự quản lý của địa phương nơi

có trụ sở của cơ sở

Trang 9

- Trường ĐHĐPH là trường đại học có phân hiệu đóng tại tỉnh, thành phố

khác với nơi đặt trụ sở trường chính, chịu sự quản lý, điều hành của hiệu trưởng nhà trường và chịu sự quản lý về các lĩnh vực có liên quan đến thẩm quyền quản lý của địa phương mà phân hiệu đó đóng trụ sở

1.3 Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý và tổ chức

1.3.1 Khái quát về các học thuyết quản lý

Các tư tưởng và học thuyết quản lý có sự phát triển theo thời đại Đó là Thuyết quản lý khoa học; Thuyết quản lý hành chính; Thuyết quản lý bàn giấy; Thuyết quản lý theo trường phái quan hệ con người

1.3.2 Các yếu tố cấu thành một tổ chức nhìn từ góc độ khoa học quản lý

Nhìn nhận trên phương diện lý thuyết quản lý và tổ chức, thì các yếu tố

chủ yếu cấu thành trường ĐHĐPH gồm: mục tiêu hoạt động; cơ cấu tổ chức;

cơ chế quản lý; đội ngũ; cơ sở vật chất; môi trường hoạt động; phương thức kiểm soát chất lượng; thông tin quản lý

1.3.3 Các mối quan hệ chủ yếu trong quản lý một tổ chức

Nhìn nhận từ góc độ lý luận quản lý, lúc nào cũng nhận thấy một số mối

quan hệ điển hình trong quản lý trường ĐHĐPH gồm: mối quan hệ phân cấp,

phân quyền; mối quan hệ phối hợp chức năng; mối quan hệ tư vấn, tham mưu

1.3.4 Các loại (dạng) cơ cấu tổ chức nhìn từ góc độ khoa học quản lý

Lý thuyết quản lý chỉ ra nhiều dạng cấu trúc tổ chức như: cơ cấu tổ chức

theo cấu trúc trực tuyến; cơ cấu tổ chức theo cấu trúc chức năng; cơ cấu tổ chức theo cấu trúc trực tuyến - chức năng; cơ cấu tổ chức bộ theo cấu trúc trực tuyến - chức năng liên hợp; trong đó dạng cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức

năng liên hợp có ý nghĩa đối với các tổ chức có nhiều bộ phận và nhiều chức năng như trường ĐHĐPH

1.3.5 Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý một tổ chức

Có nhiều nguyên tắc quản lý, trong quản lý một trường ĐHĐPH cần chú

ý một số nguyên tắc chủ yếu như: phân cấp, phân quyền và chuyên môn hóa

chức năng; kiểm soát chất lượng; phát huy thế mạnh nguồn lực và môi trường hoạt động

1.4 Những đặc điểm chủ yếu về tổ chức và quản lý của trường ĐHĐPH

Do phân hiệu của trường ĐHĐPH đặt trụ sở tại một địa phương khác với đia phương đặt trụ sở chính của trường, mà chủ yếu là tại các tỉnh xa các thành

Trang 10

phố lớn, cho nên về mặt lý thuyết, trường ĐHĐPH có các đặc điểm khác với các trường đại học chỉ có một cơ sở về:

- Cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý: các đơn vị chuyên môn và đơn vị chức

năng tại cơ sở khác về sự sắp xếp các đơn vị, tên gọi và có sự phân quyền khác với các đơn vị đó tại cơ sở chính

- Đội ngũ nhân lực và người học tại các phân hiệu: ít cán bộ khoa học

có học hàm và học vị cao so với cơ sở chính; chất lượng đầu vào của người học thấp

- Cơ sở vật chất và thiết bị tại phân hiệu: tuy diện tích mặt bằng rộng

hơn, nhưng các công trình xây dựng cơ bản, thư viện, phòng thí nghiệm, nội thất phục vụ cho các hoạt động nhìn chung chưa đầy đủ, còn lạc hậu

- Môi trường hoạt động tại phân hiệu: có các lợi thế là nhu cầu học tập,

đi lại, ăn nghỉ ở vùng dân số không đông, giá cả rẻ, ít bị ô nhiễm môi trường, có các hỗ trợ từ địa phương về tài chính, về tổ chức các hoạt động

truyền thống và văn hóa Tuy nhiên, có nhiều hạn chế do xa trung tâm chính

trị, kinh tế và văn hóa lớn, kinh tế chậm phát triển, thu nhập của gia đình người học thấp

- Hoạt động kiểm soát chất lượng: có sự “nương nhẹ” trong đánh giá theo

các tiêu chuẩn, thiếu đồng đều và thiếu thường xuyên về kiểm định chất lượng

- Hệ thống thông tin quản lý: tổ chức nhân lực thông tin, cơ sở vật chất và

phần mềm, các cơ sở dữ liệu về các hoạt động có khó khăn hơn vì mạng lưới của hệ thống thông tin quản lý rộng hơn, đa chiều hơn; việc thu thập, xử lý, chuyển tải và lưu trữ thông tin khó kịp thời và dễ bị “nhiễu” hơn

1.5 Những nội dung quản lý chủ yếu tại phân hiệu của các trường ĐHĐPH

- Quản lý hoạt động đào tạo và nghiên cứu KH&CN (khảo sát nhu cầu xã

hội về đào tạo nguồn nhân lực; xác định các chuyên ngành đào tạo; xác định mục tiêu đào tạo; xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình; tuyển sinh;

tổ chức giảng dạy và học tập; nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các thành quả KH&CN; tổ chức các hoạt động về cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo; kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo)

- Quản lý đội ngũ (thiết lập quy hoạch phát triển đội ngũ; tuyển chọn và

sử dụng đội ngũ các nhà khoa học, giảng viên và nhân viên; đào tạo, bồi

Trang 11

dưỡng giám sát, kiểm tra, đánh giá và thẩm định kết quả hoạt động của đội ngũ; thực hiện chính sách tạo động lực cho đội ngũ)

- Quản lý cơ sở vất chất và thiết bị (thiết lập kế hoạch phát triển cơ sở vật

chất và thiết bị; huy động tài chính; xây dựng cơ sở hạ tầng; mua sắm, trang bị, hướng dẫn sử dụng và bảo quản thiết bị kỹ thuật, học liệu, các sản phẩm của hoạt động KH&CN)

- Quản lý môi trường hoạt động (xây dựng văn hoá nhà trường; thiết lập

các mối quan hệ hợp tác; tận dụng lợi thế môi trường thiên nhiên ở địa phương)

- Quản lý hoạt động kiểm soát chất lượng (thu thập thông tin về kết quả

hoạt động so sánh với mục tiêu; tìm nguyên nhân; tham gia kiểm định chất lượng )

- Quản lý hệ thống thông tin quản lý (thiết lập hệ thống thông tin quản lý;

xây dựng và thực thi các quyết định phân cấp trong thu thập, xử lý, chuyển tải

và lưu trữ các thông tin quản lý tại phân hiệu)

1.6 Các yếu tố tác động đến quản lý của trường ĐHĐPH

Các yếu tố cơ bản có tác động đến quản lý của trường ĐHĐPH gồm: Luật

pháp, điều lệ, quy chế và chính sách phát triển giáo dục đại học; Quan điểm, mục tiêu và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học; Bối cảnh hội nhập quốc tế về giáo dục đại học; Công nghệ thông tin và truyền thông

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU Ở VIỆT NAM

2.1 Bối cảnh phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay và vấn đề hình thành các trường ĐHĐPH

Đặc trưng của bối cảnh phát triển KT-XH giai đoạn hiện nay có tác động đến

sự hình thành trường ĐHĐPH và vấn đề quản lý của các trường ĐHĐPH gồm:

- Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển của các quốc gia trên thế giới dẫn đến sự tất yếu phải toàn cầu hóa và đẩy mạnh cách mạng KH&CN, phát triển kinh tế tri thức, phát triển giáo dục, nhất là phát triển giáo dục đại học

- Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, yêu cầu công bằng và bình đẳng, thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam

Trang 12

2.2 Thực trạng cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của các trường ĐHĐPH

2.2.1 Mục đích, đối tượng, nội dung, phương thức tổ chức khảo sát thực trạng quản lý của các trường ĐHĐPH

- Mục đích: Nhận biết thực trạng quản lý của các trường ĐHĐPH về: cơ

cấu tổ chức, cơ sở quản lý, sự đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động

- Đối tượng: Trường Đại học Ngoại Thương, Trường Đại học Nông Lâm

thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

- Nội dung: Lịch sử hình thành và phát triển, chức năng và nhiệm vụ; Cơ

cấu tổ chức; Cơ chế quản lý chung cho mọi hoạt động; Thực trạng và cơ chế quản lý các hoạt động: đào tạo và nghiên cứu KH&CN, đội ngũ, cơ sở vật chất

và thiết bị, môi trường hoạt động, kiểm soát chất lượng, hệ thống thông tin quản lý; trong đó tập trung vào nhận biết những gì phù hợp và chưa phù hợp với lý luận tổ chức và quản lý

- Phương thức tổ chức khảo sát: sử dụng phương pháp hồi cứu tài liệu,

quan sát, so sánh và xin ý kiến chuyên gia và các phương pháp hỗ trợ khác

2.2.2 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý của Trường Đại học Ngoại thương:

a Giới thiệu

- Cơ sở 1 (cơ sở chính) có trụ sở tại số 91 Chùa Láng, Quận Đống Đa, Tp Hà Nội

- Cơ sở 2, có trụ sở tại số 15 - D5, phường 25, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

- Cơ sở 3 có trụ sở tại số 260 - Bạch Đằng, P Nam Khê, Tp Uông Bí, Quảng Ninh

b Mô hình cơ cấu tổ chức

Có thể mô hình hóa cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Ngoại thương bằng hình

vẽ (sơ đồ) 2.1 dưới đây

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Ngoại thương

c Kết quả khảo sát, đánh giá thưc trạng

2.2.3 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Khoa, Viện, Trung tâm

Trang 13

- Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có trụ sở chính tại Khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

- Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tại Gia Lai có trụ sở tại 126 Lê Thánh Tôn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

- Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tại Ninh Thuận có trụ sở tại thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận

b Mô hình cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM

c Kết quả khảo sát, đánh giá thưc trạng

2.2.4 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý của Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

a Giới thiệu

- Trường Đại học Công nghiệp Tp Hồ Chí Minh (cơ sở 1) có trụ sở tại số 12

Nguyễn Văn Bảo, P4, quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh

- Cơ sở 2, có trụ sở tại số 39 CMT8, P Quyết Thắng, Biên Hòa, Đồng Nai

- Cơ sở 3, có trụ sở tại xã Tân Bình, Tp Thái Bình, Thái Bình

- Cơ sở 4, có trụ sở tại xã Quảng Tâm, Tp Thanh Hóa, Thanh Hóa

- Cơ sở 5, có trụ sở tại 938, Quang Trung, Tp Quảng Ngãi, Quảng Ngãi

b Mô hình cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.3 Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Công nghiệp

thành phố Hồ Chí Minh

Bộ phận

chức năng

Khối, Tổ bộ môn

Phòng chức năng

Khoa, Viện, Trung tâm

Khoa, Viện, Trung tâm

Tổ bộ môn

Tổ nghiệp vụ

Phân hiệu

Trường ĐH

Ngày đăng: 21/05/2016, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w