- Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về franchise; - Phân tích kinh nghiệm áp dụng phương thức franchise ở một số nước và đưa dẫn chứng các case study điển hình của một vài doanh nghi
Trang 1-HOÀNG THU THUỶ
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI (FRANCHISE)-
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Trang 21.1.1 Khái niệm franchise và sự ra đời của franchise 8
1.1.3 Những nhân tố cơ bản khi triển khai phương thức franchise 19 1.2 LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG THỨC FRANCHISE 22
1.3 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC FRANCHISE
27
1.3.1 Điều kiện đối với bên nhận quyền 27 1.3.2 Điều kiện đối với bên nhượng quyền 30
CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC FRANCHISE
TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trang 32.2.2 Luật liên quan đến franchise ở Việt Nam hiện nay 54 2.2.3 Một số trường hợp franchise điển hình của Việt Nam 58 2.2.4 Một số nhận xét, đánh giá chung 66
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GỢI Ý VỀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
FRANCHISE Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ
Trang 4Trên thế giới, người ta đã từng nói nhiều đến franchise - nhượng quyền thương mại - với tư cách là một phương thức kinh doanh hiệu quả và sinh lợi cao Khởi nguồn của nó được coi là từ Trung Quốc khi những mầm mống sơ khai của franchise được hình thành Song, với tính chất của một phương thức kinh doanh hiện đại thì phải đến giữa thế kỷ 19, đặc biệt là sau Chiến tranh thế giới lần II , franchise mới phát triển và lan rộng mạnh mẽ, nhất là ở nước
Mỹ
Đây là một phương thức kinh doanh liên quan tới cả thương hiệu, biểu tượng, sản phẩm và dịch vụ có chất lượng Những doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng muốn bán quyền thương mại là nhằm thúc đẩy kinh doanh tăng trưởng với lợi nhuận hợp lý, tổ chức điều hành gọn nhẹ để giảm thiểu rủi ro đầu tư nhân lực, tăng khả năng khai thác thị trường mới Đối với người mua quyền thương mại, đó là hệ thống kinh doanh đã được thử và kiểm nghiệm, tên tuổi thương hiệu đã được thiết lập sẵn và dễ được công chúng chấp nhận,
có thể tiếp cận với sự quản lý, pháp lý, hỗ trợ tài chính của bên nhượng quyền Đối với người tiêu dùng, cái lợi mà họ có thể có được từ phương thức franchise là tăng khả năng lựa chọn những sản phẩm có chất lượng phù hợp với nhu cầu, đồng thời tránh được rủi ro sử dụng hàng nhái làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ Chính vì lẽ đó, franchise được xem là một phương thức kinh doanh mang lại lợi ích cho cả người mua, người bán và người tiêu dùng Kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền thâm nhập vào Việt Nam mới chỉ khoảng 15 năm trở lại đây, song nó đã có mặt tại hơn 70 hệ thống kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau, với hệ thống mạng lưới các cửa hàng hoạt động tương đối hiệu quả Điển hình cho việc áp dụng thành công hình thức này là Cà phê Trung Nguyên, Phở 24 hay Kinh Đô, Dilmah với rất nhiều mạng lưới phân phối, điểm bán lẻ rộng khắp trên cả nước Đây là những thương hiệu đang được người tiêu dùng rất ưa thích và lựa chọn thường
Trang 5xuyên
Những thành công của Trung Nguyên, Kinh Đô nói trên là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu khẳng định được vị thế của mình trên thương trường khi nền kinh tế đất nước đang ngày càng tham gia
sâu vào quá trình hội nhập quốc tế “Dù vậy, theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia về nhượng quyền thương mại thì Việt Nam mới chỉ đang trong giai đoạn khởi động nên tiềm năng phát triển trong lĩnh vực này còn rất lớn và chắc chắn sẽ tăng trưởng mạnh trong vài năm tới” [31]
Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, nhất
là khi Việt nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nhượng quyền thương mại sẽ trở thành một trong những phương thức kinh doanh quan trọng tạo thêm cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam chuẩn
bị điều kiện vươn ra thị trường quốc tế và đứng vững trước sự xâm nhập của hàng loạt tập đoàn bán lẻ, siêu thị nước ngoài
Vậy thực chất, franchise là gì? Nó mang lại lợi ích gì cho các bên tham gia? đã tiến triển như thế nào ở các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển? Những yếu tố gì quyết định việc áp dụng phương thức franchise? Thực trạng phát triển của franchise ở Việt Nam ra sao? Pháp luật Việt Nam đã làm
gì để tạo điều kiện cho franchise phát triển? Triển vọng phát triển franchise trong thời gian tới sẽ như thế nào? Và các doanh nghiệp cần phải làm gì để tận dụng được những lợi thế của phương thức này? Đó là những vấn đề được
đặt ra để giải quyết trong luận văn “Nhượng quyền thương mại (Franchise)
- Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”
2 Tình hình nghiên cứu
Nhượng quyền thương mại không còn mới trên thế giới mà thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu, sách, tạp chí và nhiều trang web dành riêng cho việc
Trang 6nghiên cứu vấn đề này Ở Việt Nam, nhượng quyền thương mại là hình thức kinh doanh tương đối mới mẻ song cũng đã có rất nhiều bài viết về franchise trên các báo, tạp chí và các trang web nhưng mới chỉ giới thiệu sơ lược về franchise Nghiên cứu sâu và tổng quát về vấn đề này có các tác giả sau:
TS Lý Quý Trung [38] đã khái quát lý luận chung về franchise, tổng quan franchise trên thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới lần II và giới thiệu
hệ thống franchise ở Việt Nam đến năm 2004, đồng thời cũng giới thiệu một
số hệ thống franchise điển hình của thế giới và Việt Nam Tài liệu còn cung cấp một số thông tin giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình
ký kết các hợp đồng nhượng quyền và những bước của quy trình bán franchise
TS Lý Quý Trung [39] giới thiệu khái lược về lịch sử của franchise và chủ yếu phân tích vấn đề mua franchise Tài liệu đã có những so sánh, đánh giá về lợi ích và bất lợi của mua franchise, trình bày các phương thức cũng như quy trình triển khai kinh doanh cửa hàng franchise và đề cập tới luật liên quan đến franchise
Hai tài liệu này đã giải quyết được những vấn đề lý luận chung về phương thức franchise như lịch sử phát triển, khái niệm, ưu nhược điểm, quy trình triển khai hệ thống franchise và luật liên quan đến franchise Luận văn sẽ
kế thừa những điểm mạnh đó Nhưng hai tài liệu này chưa phân tích được những lợi ích, cơ hội hay những khó khăn, bất lợi của các bên tham gia nhượng quyền cũng như những yếu tố quyết định góp phần mở rộng hệ thống kinh doanh theo phương thức franchise
Ths Lê Thị Thu Thủy [35]đi sâu nghiên cứu nội dung của hình thức chuyển nhượng thương hiệu, tập trung phân tích thực trạng hoạt động chuyển nhượng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam điển hình, tình hình
Trang 7chuyển nhượng của các công ty nước ngoài vào Việt Nam cũng như tình hình chuyển nhượng thương hiệu chung của một số nước Tuy nhiên, đề tài mới chỉ nghiên cứu trong phạm vi các nền kinh tế phát triển như Pháp, Mỹ và Châu Âu; ngoài ra cũng chưa nghiên cứu sâu các trường hợp ở Việt Nam Đề tài viết năm 2004 khi phương thức franchise đã phát triển tương đối mạnh, song thực chất chỉ từ năm 2005, phương thức franchise mới được nói đến nhiều và được nhiều doanh nghiệp Việt nam quan tâm, vì vậy nhiều thông tin,
số liệu trong đề tài tương đối hạn chế Luận văn sẽ bổ sung thêm các số liệu cập nhật về hoạt động kinh doanh theo phương thức này ở các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2008
Ths Trần Thu Hiền [12] đã nghiên cứu tương đối hệ thống về franchise
nhưng mới chỉ nghiên cứu phương thức kinh doanh nhượng quyền ở Việt nam trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống là chủ yếu Kinh nghiệm phát triển franchise trên thế giới cũng chỉ được khái quát sơ lược trong phạm vi tổng thể của châu lục, chứ chưa đi sâu phân tích thực tế ở những quốc gia riêng lẻ, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam để rút ra kinh nghiệm phát triển phương thức franchise cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế ở nước ta Luận văn sẽ kế thừa những lý luận chung về franchise cũng như phương pháp nghiên cứu của đề tài này và bổ sung phân tích sự phát triển của phương thức franchise ở một số nước
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu tình hình áp dụng franchise ở một số nước trên thế giới, thực tiễn franchise ở Việt Nam, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho
sự phát triển franchise ở Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trang 8- Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về franchise;
- Phân tích kinh nghiệm áp dụng phương thức franchise ở một số nước
và đưa dẫn chứng các case study điển hình của một vài doanh nghiệp có tiếng trên thế giới đã thành công với franchise;
- Nghiên cứu thực trạng áp dụng phương thức franchise của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn từ giữa những năm 90 đến năm 2008, qua đó đối chiếu với kinh nghiệm của các nước để đưa ra nhận xét về những ưu và nhược điểm của các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng phương thức này, cũng như nguyên nhân của nó;
- Phân tích những thuận lợi, thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng phương thức franchise trong thời gian sau hội nhập WTO
Dự báo triển vọng phát triển phương thức franchise và đưa ra một số gợi ý góp phần thúc đẩy sự phát triển của phương thức này ở Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là một số nước trên thế giới và một số doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng phương thức franchise trong lĩnh vực dịch vụ
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung tổng hợp phân tích một vài lý luận chung về franchise, thực trạng áp dụng phương thức franchise ở trong và ngoài nước của các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, trong giai đoạn từ giữa những năm 1990 của thế kỷ 20 đến năm 2008 Trong đó, luận văn có đưa ra các trường hợp về một số doanh nghiệp điển hình đã thành công với phương thức này (Kinh Đô, Trung Nguyên ), đồng thời cung cấp những kinh nghiệm áp dụng của một số nước như Mỹ, Trung Quốc, Singapore và
Trang 9một số hệ thống franchise nổi tiếng trên thế giới như Domino‟s pizza group (DPG), Mc Donald‟s, Kentuckey Fried Chicken (KFC)
5 Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào lý thuyết về franchise, luận văn áp dụng các phương pháp tổng hợp-phân tích, phương pháp so sánh-đối chiếu để giải quyết mục tiêu của
đề tài
6 Dự kiến đóng góp của luận văn
Ngoài việc kế thừa các vấn đề lý luận cơ bản về franchise, khái quát tiến trình
áp dụng phương thức franchise ở Việt Nam, luận văn dự kiến đưa ra được những điểm mới sau:
- Góp phần làm rõ những điều kiện áp dụng phương thức franchise trên
cơ sở kinh nghiệm của một số nước;
- Bổ sung, cập nhật số liệu mới nhất và phân tích một vài trường hợp về kinh nghiệm cũng như quá trình áp dụng phương thức franchise của một số nước (trong đó có cả các nước đang phát triển như Trung Quốc); giới thiệu một số hệ thống franchise điển hình trên thế giới Từ kinh nghiệm franchise quốc tế, luận văn phân tích hoạt động kinh doanh nhượng quyền của một số doanh nghiệp Việt Nam đã thành công với phương thức franchise;
- Đưa ra một số ý kiến về chính sách cho các nhà lập pháp, các doanh nghiệp đang có mục tiêu áp dụng phương thức franchise
Trong quá trình phân tích, luận văn có khái quát bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam để làm rõ vai trò của phương thức franchise đối với
sự phát triển của mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, đặc biệt là sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO
7 Bố cục của luận văn
Trang 10Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về franchise
Chương 2: Kinh nghiệm áp dụng phương thức franchise trên thế giới và thực tế ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Một số gợi ý về giải pháp nhằm phát triển franchise ở Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
CHƯƠNG I - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ FRANCHISE
Trang 111.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ FRANCHISE
1.1.1 Khái niệm franchise và sự ra đời của franchise
Thông thường khi tìm hiểu một vấn đề nào đó người ta thường hay đặt ra câu hỏi “nó là gì, bắt đầu từ khi nào, hay nó xuất hiện khi nào?” và franchise cũng vậy Tuy nhiên, thực sự ít người biết câu trả lời chính xác là nó xuất hiện vào thời điểm nào cũng như có thể đưa ra một định nghĩa đầy đủ và chính xác
về nó Tác giả luận văn đã cố gắng tìm hiểu hình thái ban đầu của franchise
là như thế nào, nó bắt nguồn từ đâu và đã tìm được một số thông tin
Từ Franchise có nguồn gốc từ tiếng Pháp cổ là “franc” (có nghĩa là tự
do) Trong từ điển Webmaster năm 1913, người ta định nghĩa “Franchise là một đặc quyền được nhà sản xuất trao cho một người hoặc một nhóm người
để phân phối hoặc bán sản phẩm của chủ thương hiệu- Franchise is 1 A privilege or right granted a person or a group by government, state or sovereign 2 Authorization granted by a manufacture to a distributor or dealer to sell his products” [52] Còn trong từ điển Anh-Việt của Viện ngôn
ngữ học xuất bản năm 1993: ” Franchise có nghĩa là nhượng quyền kinh doanh hay cho phép ai đó chính thức được bán hàng hoá hay dịch vụ của một công ty ở một khu vực nhất định.” [27]
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của franchise, đã có nhiều khái niệm của nhiều quốc gia được nêu ra nhằm giải thích, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện họat động kinh doanh nhượng quyền đạt hiệu quả Tuy vậy, do sự khác biệt về quan điểm và môi trường kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia, nên các khái niệm này thường khác nhau
Hiệp hội franchise Quốc tế (The International Franchise Association - IFA), hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã định nghĩa về franchise như
sau:
Trang 12"Franchise là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình" [26].
Theo định nghĩa này, vai trò của Bên nhận quyền kinh doanh trong việc đầu tư vốn và điều hành doanh nghiệp được đặc biệt nhấn mạnh hơn so với trách nhiệm của bên nhượng quyền
Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) thì định nghĩa như sau:
“Franchise là một hợp đồng hay thỏa thuận ít nhất là hai người hay hai đối tác, trong đó người mua franchise được cấp quyền bán hay phân phối sản phẩm, dịch vụ theo cùng một kế hoạch, chương trình của chủ thương hiệu Hoạt động kinh doanh của người mua franchise phải triệt để tuân theo kế hoạch tiếp thị, gắn liền mới mục tiêu của chủ thương hiệu Bên nhận quyền phải trả cho chủ thương hiệu một khoản phí trực tiếp hay gián tiếp gọi là phí franchise” [38] Hợp đồng franchise này có thời hạn xác định, thông thường
từ 5-10 năm
Định nghĩa này được xem là khá chuẩn và phù hợp với bản chất của từ franchise và phương thức kinh doanh này
Cộng đồng chung Châu Âu EC (nay là liên minh Châu Âu EU) định
nghĩa quyền thương mại là một "tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và
sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế
Trang 13sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng" [38]
Có thể thấy, EU định nghĩa franchise theo hướng nhấn mạnh tới quyền của Bên nhận, khi sử dụng một tập hợp quyền sở hữu trí tuệ Mặc dù, ghi nhận vai trò của thương hiệu và hệ thống, bí quyết kinh doanh của Bên nhượng quyền, định nghĩa này không đề cập tới những đặc điểm khác của việc nhượng quyền kinh doanh
Trong khi đó, Luật Mêhicô đề cập tới lợi ích của franchise về mặt hỗ trợ
kỹ thuật (technical assistance) và nhấn mạnh tới việc chuyển giao "kiến thức
kỹ thuật" (technical knowledge) để bán sản phẩm, hoặc dịch vụ đồng bộ và có
chất lượng Luật sở hữu công nghiệp của Mêhicô có hiệu lực từ 6/1991 quy
Không đi vào cụ thể những khía cạnh của franchise, Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế (WIPO) lại đưa ra khái niệm được đánh giá là tương đối chính xác
như sau: Franchise là khi bên nhượng quyền muốn phát triển hệ thống kinh doanh một mặt hàng/dịch vụ cụ thể của mình bằng cách cho phép một chủ thể khác (bên nhận quyền) được sử dụng hệ thống kinh doanh của bên nhượng
Trang 14quyền đúng quy định, chuẩn mực theo thoả thuận, chịu giám sát cùng với sự
hỗ trợ của bên nhượng Mối quan hệ này diễn tiến liên tục suốt hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền
Ngoài ra, trong Báo cáo đầu tư thế giới (WIR) năm 2008, franchise còn
được coi là một hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà chủ đầu tư không nắm vốn
Tất cả các định nghĩa về franchise trên đây đều dựa trên quan điểm cụ thể của các nhà làm luật tại mỗi nước Tuy nhiên, có thể thấy rằng các điểm chung trong tất cả những định nghĩa này là việc một Bên độc lập (Bên nhận) phân phối (marketing) sản phẩm, hoặc dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hóa, các đối tượng khác của các quyền sở hữu trí tuệ, và hệ thống kinh doanh đồng bộ
do một Bên khác (Bên giao) phát triển và sở hữu; để được phép làm việc này, Bên nhận phải trả những phí và chấp nhận một số hạn chế do Bên giao giám sát chặt chẽ
Ở Việt Nam, Luật thương mại của Quốc hội nước Việt Nam số
36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 định nghĩa: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện dưới đây:
1 Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2 Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
Trang 15Tóm lại, dù theo định nghĩa của thế giới hay Việt Nam thì về tổng thể có thể hiểu định nghĩa về franchise như sau:
Franchise là phương thức kinh doanh mà theo đó, Bên nhượng quyền (Franchisor, doanh nghiệp sản xuất hoặc mua bán hoặc dịch vụ) cho phép Bên nhận quyền (Franchisee, doanh nghiệp kinh doanh độc lập) sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu kinh doanh và bí quyết kinh doanh hoặc quy trình vận hành hệ thống kinh doanh Ngược lại, Bên nhận quyền phải trả phí ban đầu, gồm: phí nhượng quyền (Franchise fee), phí lãnh thổ (territorial fee) trong trường hợp ký hợp đồng qua Bên nhượng quyền của khu vực) và phí bản quyền (royalty fee) khi kinh doanh hoặc cũng có một số hệ thống nhượng quyền thu phí cố định trả một lần trong thời gian nhượng quyền Bên nhượng quyền sẽ đem lại cho bên nhận quyền sử dụng nhãn hiệu Tuy nhiên, bên nhận quyền vẫn phải chịu sự kiểm soát trong quá trình kinh doanh dưới nhãn hiệu đã đăng ký
Ở trên, luận văn đã tổng hợp rất nhiều khái niệm khác nhau về franchise
để chứng minh tính thời sự cũng như vai trò quan trọng của franchise trong môi trường kinh doanh hiện đại ngày nay Ngay cả khi nói về lịch sử phát triển franchise cũng có nhiều ý kiến trái ngược nhau về nơi ra đời của nó Tuy nhiên, nguồn gốc của franchise theo nhiều tài liệu nghiên cứu được cho là bắt đầu từ Trung Quốc nhưng thực sự đã có từ thời Trung cổ (tức là vào khoảng những năm 400 trước công nguyên) Vào thời đó, người có quyền lực tối cao ở địa phương hay chúa đất được trao quyền nắm giữ, quản lý các khu chợ hay hội chợ, điều hành hệ thống phà tại địa phương hay săn bắn trên lãnh thổ của mình, đưa ra các mức thuế Nhờ hình thức này, nhà vua cấp quyền cho mọi hình thức hoạt động kinh doanh như xây dựng đường xá, sản xuất rượu, bia Thực chất là nhà vua trao quyền cho một người nào đó độc
Trang 16quyền một loại hình hoạt động kinh doanh nhất định nào đó Những người được cấp quyền được phép giữ lại một tỷ lệ trên số tiền mà họ thu được, và số còn lại thì giao lại cho nhà vua Như vậy, mối quan hệ rất sớm, sơ khai đầu tiên về franchise đã được ghi nhận trong lịch sử mà sau này nó được mở rộng, phát triển thành kinh doanh nhượng quyền thương mại
Trải qua nhiều thế kỷ, franchise đã phát triển giống như một hệ thống kinh tế quốc gia ở các nước phát triển Vào đầu thế kỷ 19 ở Anh cũng đã thấy xuất hiện phương thức franchise khi chủ các quán rượu do những khó khăn về tài chính đã phải nhờ đến sự trợ giúp của các nhà máy sản xuất rượu Và để đổi lại, họ được yêu cầu phải mua tất cả số rượu mà nhà máy đó sản xuất ra Đây chính là sự khởi đầu của một hệ thống franchise mặc dù khi đó các nhà máy sản xuất rượu không có bất kỳ sự ràng buộc nào đối với các chủ quán rượu Họ chỉ muốn tìm đầu ra cho sản phẩm của họ và cho phép chủ các quán rượu được tự do kinh doanh theo ý muốn Nói khác đi, họ đã bán hàng thông qua hình thức cấp quyền cho chủ các quán rượu được phép bán rượu của họ Tuy nhiên hoạt động franchise được thừa nhận phát triển một cách chính thức và hoàn chỉnh là tại Mỹ vào giữa thế kỷ 19 (năm 1851) khi mà Nhà máy Singer (sản xuất máy khâu) ký kết hợp đồng franchise đầu tiên với đối tác của mình Singer đã trải qua giai đoạn khó khăn trong việc tiếp thị sản phẩm cũng như hướng dẫn cách sử dụng tới khách hàng Vào thời đó, do còn non trẻ nên Singer không có đủ tiềm lực về tài chính để phát triển lực lượng bán hàng hay
mở các chi nhánh, đại lý Singer đã áp dụng hình thức thu phí bản quyền sáng chế của những đại lý muốn bán sản phẩm của Singer ở những địa điểm nhất định Và như vậy, Singer chỉ việc chú tâm vào sản xuất, phân phối sản phẩm cho đại lý và đảm bảo ngân sách từ nguồn thu phí sáng chế Các đại lý của Singer sẽ chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng và hướng dẫn họ cách sử dụng sản phẩm
Trang 17Cuối thế kỷ 19 khi cuộc cách mạng công nghiệp ở Mỹ nổ ra, các nhà sản xuất ô tô cũng bắt đầu nỗ lực tìm cách bán và phân phối sản phẩm của họ Năm 1898 William E Metzger của hãng Detroit đã trở thành người nhượng quyền chính thức đầu tiên của tập đoàn General Motor Trước đó, General Motor trực tiếp bán sản phẩm tới khách hàng từ những nhà máy lắp ráp hay thông qua các đại lý của họ dưới hình thức ủy thác Hãng này cũng gặp khó khăn khi thiếu vốn để mở rộng thị trường bán lẻ Chính vì vậy, họ đã phát triển hệ thống franchise bằng cách phân phối sản phẩm thông qua các đại lý
Từ đó, franchise đã phát triển lan rộng khắp nước Mỹ
Dấu ấn của franchise được cả thế giới biết đến chính là sự bùng nổ chuỗi nhà hàng ăn nhanh McDonald‟s ở Mỹ với giấy phép nhượng quyền đầu tiên được bán ra với giá trị 950 USD Đó là vào năm 1950, khi Ray Kroc, một thương gia bán máy pha chế thức uống quyết định đến San Bernadino, bang California thăm một khách hàng vì vị khách này đã đặt mua tới 10 cái máy một lúc, trong khi một cửa hàng bình thường chỉ cần trang bị một cái Kroc ngạc nhiên khi thấy một đoàn người xếp hàng chỉ đợi mua một chiếc bánh kẹp thịt được bán qua các ô cửa sổ, còn nhân viên phục vụ với tốc độ tất bật nhưng rất chuyên nghiệp Kroc nhận ra mô hình kinh doanh này thật hiệu quả, chi phí thấp và đã thuyết phục hai anh em Dick McDonald và Mac McDonald
là chủ cửa hiệu trên ký hợp đồng ủy quyền cho mình như một đại lý độc quyền dưới tên công ty McDonald‟s System mà sau này đổi tên thành McDonald‟s Corporation
Từ những năm 50-60 trở đi, khi franchise không chỉ dừng lại ở nhượng quyền phân phối sản phẩm mà đã phát triển thành nhượng quyền công thức kinh doanh, phương thức franchise hiện đại ngày nay, thì nó thực sự phát triển mạnh Sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ sở hạ tầng,
Trang 18thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệ thống kinh doanh theo phương thức này
Từ những năm 60, franchise trở thành phương thức kinh doanh thịnh hành, thành công không chỉ tại Mỹ mà còn ở những nước phát triển khác như Anh, Pháp Sự lớn mạnh của những tập đoàn xuyên quốc gia của Mỹ và một
số nước Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách sạn-nhà hàng đã góp phần “truyền bá” và phát triển franchise trên khắp thế giới
Ngày nay, franchise đã có mặt tại hơn 150 nước trên thế giới, riêng tại Châu Âu có khoảng 200 ngàn cửa hàng kinh doanh theo phương thức nhượng quyền Các tổ chức, hiệp hội franchise quốc tế cũng như quốc gia đã lần lượt
ra đời nhằm bảo vệ lợi ích cho các bên tham gia và đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của phương thức kinh doanh này
1.1.2 Hình thức franchise
Trong thực tiễn, franchise là một phương thức kinh doanh có rất nhiều hình thức Căn cứ vào mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, người ta thường phân chia franchise theo bản chất và hình thức hoạt động (hình thức bán franchise) của nó
Theo bản chất hoạt động, có hai hình thức franchise sau:
- Nhượng quyền phân phối sản phẩm (Product distribution franchise)
Trong hình thức này, mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền có những điểm gần giống như mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, tức là bên nhượng quyền sản xuất ra các sản phẩm sau đó bán lại sản phẩm cho bên nhận quyền và bên nhận quyền sẽ phân phối trực tiếp sản phẩm tới người tiêu dùng dưới thương hiệu của bên nhượng quyền
Trang 19Cụ thể hơn, bên nhận quyền thường không nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào từ phía bên nhượng quyền ngoại trừ việc được phép sử dụng thương hiệu (brand name), biểu tượng (logo), khẩu hiệu (slogan) và phân phối sản phẩm của bên nhượng quyền trong một phạm vi khu vực và thời gian nhất định Điều này có nghĩa là bên nhận quyền sẽ quản lý, điều hành cửa hàng nhượng quyền của mình khá độc lập, ít bị ràng buộc nhiều bởi những quy định từ phía bên nhượng quyền, thậm chí có thể sáng tạo cung cách phục vụ và kinh doanh theo ý mình
Đổi lại, bên nhận quyền sẽ phải trả cho bên nhượng quyền một khoản phí gọi là phí Franchise (Franchise fee) Hình thức này tương tự với kinh doanh cấp phép (licensing) mà trong đó chủ thương hiệu quan tâm nhiều hơn đến việc phân phối sản phẩm của mình và không quan tâm mấy đến hoạt động hàng ngày hay tiêu chuẩn hình thức của cửa hàng nhượng quyền
Hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm được áp dụng rộng rãi trong các ngành kinh doanh xe hơi, ô tô, nước giải khát đóng chai, kinh doanh xăng dầu…
- Nhượng quyền công thức kinh doanh (Business format franchise)
Theo hình thức này, bên nhận quyền ngoài việc bán hàng hóa, dịch vụ với thương hiệu của bên nhượng quyền còn được giao cả bí quyết sản xuất, bí quyết kinh doanh, công thức điều hành quản lý Các chuẩn mực của mô hình kinh doanh phải tuyệt đối được giữ đúng
Mối liên hệ và hợp tác giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền phải rất chặt chẽ và liên tục Bên nhượng quyền có thể hỗ trợ cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh như: hỗ trợ đào tạo, tiếp thị quảng cáo, phân phối và các dịch vụ hậu mãi Bên nhận quyền phải trả một khoản phí cho bên nhượng quyền, có thể là một khoản phí trọn gói một lần (initial
Trang 20fee), có thể là một khoản phí hàng tháng (Royalty fee) dựa trên doanh số và cũng có thể tổng hợp luôn cả hai khoản phí kể trên Khoản phí này tùy vào uy tín thương hiệu, sự thương lượng và chủ trương của chủ thương hiệu Chẳng hạn, nếu muốn được nhượng quyền thương mại một cửa hàng thức ăn nhanh McDonald‟s nổi tiếng thế giới của Mỹ vào thời điểm năm 2005, khoản phí nhượng quyền ban đầu phải trả cho chủ thương hiệu là 45.000USD và phí franchise hàng tháng là 1,9% trên doanh số [30]
Hình thức nhượng quyền công thức kinh doanh được xem là hình thức nhượng quyền phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay Suy cho cùng, bản chất của hình thức này chính là bên nhận quyền kinh doanh bằng hiệu quả của hệ thống hay còn gọi là kinh doanh một tập hợp các yếu tố vô hình mà không tập trung vào hiệu quả của một sản phẩm cụ thể nào đó do bên nhượng quyền cung cấp Tất nhiên, sản phẩm chủ lực đó vẫn luôn là một thành phần không thể thiếu của hệ thống mà bên nhượng quyền triển khai Vì vậy, hình thức nhượng quyền công thức kinh doanh thường được áp dụng trong các lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, nhà hàng, khách sạn…
Theo hình thức hoạt động, có ba hình thức franchise sau:
- Đại lý franchise độc quyền (Master franchise):
Đây là hình thức bán franchise mang tính quốc tế Nghĩa là bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều ở các quốc gia khác nhau Bên mua (do bên bán lựa chọn ở quốc gia mà bên bán muốn bành trướng thương hiệu) được phép độc quyền kinh doanh và phân phối hàng hóa tại một khu vực nhất định, có thể là trong phạm vi một thành phố hay một quốc gia Đổi lại, bên mua sẽ phải trả một khoản phí franchise ban đầu cao hơn nhiều so với hợp đồng mua franchise riêng lẻ Tuy nhiên, họ được phép nhượng quyền cho các bên thứ ba
Trang 21nằm trong phạm vi khu vực mà họ được kiểm soát dưới hình thức bán lẻ, hoặc
họ được chủ động mở thêm nhiều cửa hàng dưới tên thương hiệu đó
Điều này sẽ góp phần khai thác một cách triệt để tiềm năng kinh tế của các thị trường mới, song đi đôi với nó cũng sẽ là những rủi ro rất lớn cho toàn
bộ hệ thống kinh doanh Sở dĩ như vậy là vì bên nhận quyền do phải trả mức phí cao để mua franchise độc quyền nên mục tiêu của họ là trong thời gian nhanh nhất phải thu lại được lợi nhuận càng nhiều càng tốt Để đạt được mục tiêu đó, họ dễ dàng bỏ qua những quy tắc thống nhất, chặt chẽ của hệ thống franchise, và kết quả là những quy chuẩn đồng bộ của một hệ thống franchise
bị phá vỡ
- Franchise phát triển khu vực (Area development franchise)
Đây là hình thức mà người mua franchise được độc quyền mở rộng và điều hành một số lượng đơn vị kinh doanh theo đúng thỏa thuận trong phạm
vi một lãnh thổ nhất định và không được nhượng quyền cho bên thứ ba Bên nhận quyền sẽ thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch đã được bên nhượng quyền định trước Mỗi đơn vị kinh doanh do bên nhận quyền thiết lập đều không có
tư cách pháp nhân và hạch toán phụ thuộc vào bên nhận quyền Để được độc quyền trong một khu vực nhất định, người mua franchise phải trả một khoản phí ban đầu tương đối cao, đồng thời phải cam kết số lượng cửa hàng phát triển được theo tiến độ thời gian nhất định đã thỏa thuận trước Nếu bên mua
vì lý do nào đó mà phá vỡ những thỏa thuận trong hợp đồng thì sẽ bị mất ưu tiên độc quyền
- Bán franchise cho từng cá nhân riêng lẻ (single unit franchise)
Bán franchise cho từng cá nhân riêng lẻ là hình thức phổ biến nhất và được áp dụng đối với các quốc gia nằm cùng một khu vực và chủ thương hiệu không có nhu cầu phải bán nhiều franchise Đây là hình thức thực hiện
Trang 22nhượng quyền riêng lẻ, về tốc độ phát triển nó sẽ không bằng hai hình thức đại lý franchise độc quyền và bán franchise phát triển khu vực, nhưng người chủ thương hiệu lại có thể dễ dàng kiểm soát tính đồng bộ và chất lượng của các cửa hàng nhượng quyền Ngược lại, nó đòi hỏi người chủ thương hiệu phải có một bộ máy quản lý cực kỳ chuyên nghiệp và khá là đồ sộ, từ khâu
nhân sự, quản trị đến đội ngũ hậu cần
Mỗi hình thức bán franchise đều có những lợi thế và bất lợi riêng, tùy thuộc vào thực tế hoạt động, mỗi chủ thương hiệu có thể lựa chọn một hình thức kết hợp, phù hợp với khả năng của mình và hoàn cảnh kinh tế cũng như yêu cầu về mặt pháp lý của mỗi quốc gia
1.1.3 Những nhân tố cơ bản khi triển khai phương thức franchise
Việc triển khai phương thức franchise có thể nói là khá phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố hơn so với các mô hình kinh doanh khác Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi lựa chọn con đường phát triển theo phương thức kinh doanh này sẽ không thể không tính đến những nhân tố được xem là chìa khóa cho sự thành công của họ Vậy những nhân tố đó là gì?
Một là Bản sắc thương hiệu
Bản sắc thương hiệu là dấu ấn tồn tại trong tâm trí khách hàng một cách sâu đậm nhất và tạo nên sự khác biệt so với các thương hiệu khác Xây dựng thương hiệu sẽ xoay quanh phần hồn là những giá trị cốt lõi đó để tạo dựng hình ảnh và những cam kết đối với khách hàng một cách nhất quán Có thể nói, giá trị lớn nhất của hợp đồng nhượng quyền thương mại nằm ở việc chuyển tải bản sắc này đến người được nhượng quyền như là một lợi thế cạnh tranh ưu việt giúp họ xây dựng công việc kinh doanh một cách nhanh chóng nhất Nhưng những thương hiệu nhượng quyền rất khó bảo vệ giá trị này vì
nó phụ thuộc vào người được nhượng quyền có giữ được tính toàn vẹn của
Trang 23hình ảnh thương hiệu ở mức nhất định hay không Hệ thống nhượng quyền càng lớn, họ càng dễ mất quyền kiểm soát nếu bản sắc thương hiệu không được củng cố và bảo vệ
Hai là Vị trí
Yếu tố vị trí có vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động franchise Vị trí franchise đóng góp rất lớn vào sự thành công của một hệ thống franchise Đối với các cửa hàng franchise, địa điểm là đòi hỏi khó khăn nhất trong việc lựa chọn người được nhượng quyền Một doanh nghiệp có địa điểm tốt nghĩa là doanh nghiệp đó đã có 50% cơ hội thành công
Ba là Nỗ lực tiếp thị
Những thương hiệu nhượng quyền phần lớn có ngân sách tiếp thị giành riêng cho mình Nhiều mô hình nhượng quyền đòi hỏi những qui luật tiếp thị khá đặc biệt và có sự kết hợp giữa người nhượng quyền và người được nhượng quyền Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh được chọn, doanh nghiệp
có thể lựa chọn phương thức tiếp thị và quảng cáo phù hợp nhất Starbucks đã thành công với việc biến mỗi nhân viên của mình bất kể vị trí nào phải là một chuyên gia tiếp thị cừ khôi để mọi nơi mọi lúc có thể tư vấn, có thể tiếp thị trực tiếp cho thương hiệu của Starbucks
Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa cũng rất quan trọng Người nhượng quyền phải hiểu rằng, sự trải nghiệm của khách hàng ở mỗi địa phương, mỗi khu vực khác nhau là một lợi thế riêng của người được nhượng quyền ở địa phương
đó, và người nhượng quyền nên tận dụng lợi thế đó để củng cố thương hiệu của mình Điều khó khăn nhất của mối quan hệ nhượng quyền là làm sao kết hợp được bản sắc của thương hiệu với kế hoạch tiếp thị của từng địa phương
Bốn là Chiến lược dài hạn
Trang 24Thông thường, nhượng quyền thương mại sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn được thời gian chuẩn bị những cơ sở ban đầu, nhưng không có nghĩa là doanh nghiệp đó không phải xây dựng một chiến lược dài hạn Một đại lý nhượng quyền cũng cần khoảng 2 đến 3 năm trước khi thấy được lợi nhuận, và nếu không có kế hoạch đầy đủ thì bản thân doanh nghiệp đó sẽ bị nuốt chửng trước khi có cơ hội thành công
Thương hiệu là tài sản quí giá nhất mà người nhượng quyền cho phép các đại lý của mình sử dụng, giúp họ kinh doanh và phát triển mà không phải trải qua giai đoạn xây dựng lợi thế cạnh tranh Nhưng vấn đề chỉ mới mang tính một chiều, phần lớn các đại lý chưa quan tâm nhiều đến việc cùng hợp tác phát triển thương hiệu nhượng quyền, và người nhượng quyền cũng chỉ tập trung vào việc mở rộng qui mô cho mình Kinh doanh luôn đòi hỏi có chiến lược, và chiến lược dài hạn trong nhượng quyền đòi hỏi có sự cam kết tham gia của cả hai bên vì những mục tiêu lâu dài
Năm là Quản lý con người
Khả năng quản lý con người rất cần thiết trong kinh doanh, và càng quan trọng hơn trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền thương mại bởi nó đòi hỏi
sự hợp tác và tin cậy lẫn nhau của các thành viên tham gia Vấn đề quản lý con người sẽ đem lại nội lực cho thương hiệu của doanh nghiệp trước khi doanh nghiệp bắt đầu phát triển nó thành một hệ thống Việc kí kết hợp đồng nhượng quyền chỉ mới là bước đầu, không phải là kết thúc của mối quan hệ nhượng quyền
Những nhân tố trên sẽ là nền tảng giúp doanh nghiệp và thương hiệu của doanh nghiệp phát triển một cách vững chắc, là nền móng giúp doanh nghiệp
mở rộng hệ thống kinh doanh của mình theo mô hình nhượng quyền cũng như lựa chọn thương hiệu phù hợp nếu họ muốn tự mình kinh doanh Việc phát
Trang 25triển những nhân tố này thành những qui tắc và những cam kết hoạt động sẽ giúp doanh nghiệp quản lý một cách toàn diện hệ thống nhượng quyền của
mình Và theo David McKinnon, CEO của Molly Maid, đã nhận xét: “Chúng
ta không chỉ thực hiện hệ thống của Molly Maid, mà chúng ta còn tạo ra những nhân tố giúp cho việc phát triển hệ thống đó Nó không phải được lập
ra để trừng phạt, mà nó được lập ra để bảo vệ thương hiệu và hỗ trợ người sử dụng chúng tuân theo và phát triển hệ thống ” [23]
1.2 LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG THỨC FRANCHISE
Trong nhiều năm qua, với bề dày lịch sử phát triển, franchise được xem
là sự lựa chọn thông minh dành cho các doanh nghiệp Và sự phát triển nhanh
và mạnh mẽ của nó ngày nay như là một tất yếu Tại sao franchising lại phát triển nhanh đến vậy? Câu trả lời chắc chắn là do nó có khả năng đem lại lợi ích cho nhiều phía
1.2.1 Đối với quốc gia
Kết quả thực tiễn tại nhiều quốc gia đã chứng minh rằng: franchise đã và đang mang lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia Đầu tiên, thông qua franchise, bí quyết kinh doanh của những doanh nghiệp thành công sẽ được chuyển giao và nhân rộng cho nhiều doanh nghiệp khác và như thế mỗi doanh nghiệp franchise thành công sẽ đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế Thật vậy, kinh doanh franchise như một công cụ đào tạo xã hội, của nền kinh tế đối với một lớp doanh nhân mới lần đầu tự kinh doanh Thông qua cửa hàng franchise, những doanh nghiệp mới vào nghề có cơ hội học hỏi kinh nghiệm điều hành từ một hệ thống bài bản và
đã được chứng minh thành công của chủ thương hiệu Sau khi được trang bị kiến thức và kinh nghiệm thực tế, người mua franchise sẽ tự tin hơn nếu muốn bắt đầu xây dựng riêng cho mình một mô hình kinh doanh mới Nhờ
Trang 26đó, những tổn thất cho nền kinh tế sẽ giảm thiểu mỗi khi có doanh nghiệp khởi sự vấp phải khó khăn buộc phải ngừng hoạt động hay làm ăn thua lỗ Hơn nữa, franchise cũng góp phần làm tăng doanh thu cho toàn xã hội
và tạo thêm công ăn việc làm Theo thống kê của Hội đồng Franchise thế giới năm 2006, có ít nhất 15.000 người bán franchise, 12 triệu người mua franchise Số người mua này có doanh thu 1,5 ngàn tỉ USD/năm và tạo 12 triệu việc làm trên toàn cầu Tại Mỹ, hoạt động franchise chiếm trên 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được trên 8 triệu người lao động trong khu vực này
và bình quân cứ 8 phút lại có 1 Franchise mới ra đời tại nước này Còn ở Anh, franchise là một trong những hoạt động tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh
tế với khoảng 32.000 doanh nghiệp nhượng quyền, doanh thu mỗi năm 8,9 tỉ bảng Anh [44] Khu vực franchising cũng thu hút một lượng lao động lớn với khoảng 317.000 lao động và chiếm trên 29% thị phần bán lẻ Những con số trên như minh chứng rõ ràng cho thấy lợi ích mà franchise đem lại cho một quốc gia lớn như thế nào
1.2.2 Đối với doanh nghiệp
Franchise không phải là kinh doanh một loại sản phẩm vô tính dù rằng
đó là sự phát triển đồng bộ một thương hiệu Đó là sự thống nhất một hình ảnh các cửa hàng Sự thống nhất các cửa hàng là ưu thế rõ rệt nhất giúp các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu phát triển thương hiệu của mình và hướng các đối tác cùng thực hiện mục tiêu đó với các doanh nghiệp Vậy, những lợi ích cụ thể mà franchise đem lại cho các doanh nghiệp là gì?
Đối với doanh nghiệp nhận quyền:
- Trước hết, đó là giảm thiểu rủi ro Việc mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh
mới thường đem lại rủi ro và tỷ lệ thất bại không nhỏ Lý do chính của tỷ lệ thất bại này là do người quản lý là những người mới bước vào nghề, không có
Trang 27kinh nghiệm và phải mất nhiều thời gian cho việc học hỏi các đặc trưng riêng của từng loại hình kinh doanh Khi tham gia vào hệ thống franchise, bên nhận quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo và truyền các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của các loại hình kinh doanh đặc thù mà bên nhượng quyền
đã tích lũy được từ những lần trải nghiệm trên thị trường Bên nhận quyền không phải trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu, đồng thời được bên nhượng quyền hướng dẫn các nguyên tắc chung
- Thứ hai, khả năng thâm nhập thị trường nhanh, không phải mất chi phí
và thời gian đầu tư ban đầu do được sử dụng thương hiệu đã có tiếng của bên nhượng quyền Ngày nay trên thị trường có hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ có
cùng giá trị sử dụng nhưng được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau Do
đó, việc cố gắng tạo dựng một thương hiệu nổi tiếng, được khách hàng tin cậy
và nhớ đến là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp
- Thứ ba, tận dụng các nguồn lực Bên nhận quyền chỉ tập trung vào việc
điều hành hoạt động kinh doanh, phần còn lại như xây dựng chiến lược tiếp thị, quy trình vận hành, chiến lược kinh doanh sẽ do bên nhượng quyền đảm trách và chuyển giao
- Thứ tư, có được những ưu thế cạnh tranh về giá cả, chi phí do nhận được những lợi ích về mặt tài chính từ bên nhượng quyền Họ được mua
nguyên liệu, sản phẩm với giá ưu đãi Khi trên thị trường có sự khan hiếm nguồn hàng, bên nhượng quyền thường ưu tiên phân phối cho bên nhận quyền trước Điều này giúp cho bên nhận quyền ổn định đầu vào, tránh được những tổn thất biến động thị trường Ngoài ra, chi phí cho các hoạt động quảng cáo cũng như trong việc thương thảo thuê địa điểm kinh doanh và các điều khoản cho thuê sẽ giảm đi Nếu so sánh, chúng ta sẽ thấy các doanh nghiệp kinh doanh độc lập phải tự mình đi thương thảo và thường là ký kết hợp đồng với
ít điều khoản có lợi Trong khi đó, một số nhà cung cấp hàng hóa hoặc sẽ
Trang 28không chịu hợp tác với các doanh nghiệp mới toanh hoặc sẽ từ chối làm ăn với đối tác do lo ngại tài khoản của đối tác không đủ lớn để đảm bảo việc thanh toán tiền hàng
- Thứ năm, dễ vay tiền ngân hàng hơn Do xác suất thành công cao hơn,
nên các ngân hàng thường tin tưởng và cho các doanh nghiệp mua franchise vay tiền Nói đúng ra, hầu như tất cả các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền lớn trên thế giới đều chủ động đàm phán, thuyết phục ngân hàng ủng
hộ các đối tác mua franchise tiềm năng của mình bằng cách cho vay với lãi suất thấp Nói khác đi, chủ thương hiệu thường đóng vai trò cầu nối giúp người mua franchise mượn tiền ngân hàng hoặc chính mình đứng ra cho vay, nhằm phát triển và nhân rộng mô hình kinh doanh nhanh hơn
Đối với doanh nghiệp nhượng quyền:
- Thứ nhất, giảm khó khăn về vốn trong việc mở rộng kinh doanh, tăng lợi nhuận Vốn luôn là một mối lo ngại lớn nhất khi muốn mở rộng hoạt động
kinh doanh, nhưng trong hệ thống franchise, người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh doanh lại chính là bên nhận quyền Điều này giúp cho bên nhượng quyền có thể mở rộng hoạt động kinh doanh bằng chính đồng vốn của người khác và giảm chi phí cho việc thâm nhập thị trường Đồng thời, việc phải bỏ vốn kinh doanh là động lực thúc đẩy bên nhận quyền phải cố gắng hoạt động có hiệu quả, mạng lại nhiều lợi nhuận hơn cho bên nhượng quyền
- Thứ hai, mở rộng hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng Ngày
nay, những thay đổi trên thị trường diễn ra rất nhanh, nếu không thay đổi, phát triển cùng với thị trường thì doanh nghiệp sẽ bị các đối thủ cạnh tranh qua mặt, những cơ hội kinh doanh cũng sẽ trôi qua Song, khi áp dụng franchise, bên nhượng quyền sẽ có thể mở rộng hoạt động kinh doanh, xây dựng sự hiện diện ở khắp mọi nơi một cách nhanh chóng với hàng trăm cửa
Trang 29hàng trong và ngoài nước mà không một hình thức kinh doanh nào có thể làm được
- Thứ ba, thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh
Khi sử dụng franchise, bên nhượng quyền sẽ tạo được những lợi thế trong quảng cáo, quảng bá thương hiệu của mình Mở rộng kinh doanh và sự xuất hiện ở khắp nơi của chuỗi cửa hàng sẽ đưa hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng một cách dễ dàng hơn Bên cạnh đó, vì chi phí quảng cáo
sẽ được trải rộng cho rất nhiều cửa hàng, cho nên chi phí quảng cáo cho một đơn vị kinh doanh là rất nhỏ Điều này giúp bên nhượng quyền xây dựng được một ngân sách quảng cáo lớn Đây là một lợi thế cạnh tranh mà khó có đối thủ cạnh tranh nào có khả năng vượt qua
- Thứ tư, góp phần làm tăng thu nhập cho bên nhượng quyền Khi
nhượng quyền, bên nhận quyền phải trả tiền bản quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của bên nhượng quyền Đồng thời, bên nhận quyền phải mua sản phẩm, nguyên liệu của bên nhượng quyền nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hóa thu nhập của mình
1.2.3 Đối với người tiêu dùng
Đối với người tiêu dùng, lợi ích rõ nhất mà một cửa hàng franchise có thể mang lại cho họ đó là cảm giác thoải mái, yên tâm với chất lượng sản phẩm họ đang sử dụng Bởi vì, để giữ uy tín và thương hiệu, các doanh nghiệp franchise luôn quản lý chặt chẽ quá trình kinh doanh của hệ thống franchise của mình, do đó sản phẩm mà họ tạo ra luôn là những sản phẩm có chất lượng Hơn nữa, franchise cũng mang lại cho khách hàng nhiều giá trị gia tăng do tính luôn luôn sáng tạo của các doanh nghiệp franchise Khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn cho nhu cầu và sở thích của họ, từ đó kỳ vọng và đòi hỏi của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà họ sử dụng càng tăng
Trang 30Bên cạnh đó, do đặc điểm của một hệ thống franchise là chuỗi các cửa hàng có ở nhiều nơi, nhiều khu vực, thậm chí nhiều quốc gia khác nhau nên khách hàng không phải mất thời gian đi quá xa mà vẫn có thể sử dụng được sản phẩm có chất lượng ngay tại chỗ
Hơn nữa, giá cả của các sản phẩm ở các cửa hàng franchise luôn thống nhất, rõ ràng trong cả hệ thống nên khả năng bị ép giá hay thanh toán tiền không minh bạch như thường thấy trong nhiều cửa hàng bán lẻ thông thường
là không thể xảy ra, khách hàng có thể yên tâm sử dụng dịch vụ đúng với chất lượng mà chủ thương hiệu cung cấp
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, tuỳ vào phong tục, tập quán hay phong cách ẩm thực của từng vùng miền, sản phẩm franchise sẽ được địa phương hoá sát với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng
Từ những phân tích trên cho thấy, lợi ích mà franchise đem lại cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp và cho người tiêu dùng là rất lớn Ở một góc độ nào đó, có thể nói không có một quốc gia nào có nền kinh tế phát triển trên thế giới mà thiếu đi sự đóng góp của công nghiệp franchise Vấn đề nằm ở chỗ là phải chuẩn bị những điều kiện gì để franchise phát triển một cách hiệu quả đúng với tính chất và đặc điểm của nó
1.3 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC FRANCHISE
1.3.1 Điều kiện đối với bên nhận quyền
Kinh doanh thông qua hình thức franchise dù được coi là an toàn và mang lại hiệu quả cao song không phải lúc nào cũng thành công Cũng cần phải khẳng định rằng, không phải thương hiệu nào, sản phẩm nào, hệ thống nào thành công ở một nước, một khu vực thì sẽ thành công ở một nước khác hay một khu vực khác
Trang 31Có khá nhiều vấn đề chứa đựng rủi ro, thách thức tiềm ẩn cần được bên nhận quyền nghiên cứu, chuẩn bị trước khi ra quyết định đầu tư vốn tham gia vào một hệ thống nhượng quyền Những điều kiện mà bên nhận quyền cần phải lưu ý, đó là:
1.3.1.1 Có nhu cầu và thực sự quan tâm đến lĩnh vực muốn nhận quyền,
và tất nhiên lĩnh vực đó phải được pháp luật cho phép
Sẽ không thành công khi trở thành một franchisee chỉ vì cảm thấy thích nhãn hiệu của franchisor đó hay lo lắng nếu không mua quyền sử dụng nhãn hiệu franchisor đó thì sẽ mất cơ hội
1.3.1.2 Tìm hiểu thông tin về bên nhượng quyền và tiềm năng phát triển của hệ thống franchise
Việc chọn một đối tác bán franchise quan trọng không kém việc chọn lĩnh vực kinh doanh Bên nhận quyền phải khách quan đánh giá thế mạnh của đối tác trên thị trường, đồng thời nên tham khảo ý kiến của các franchisee khác để có thêm kinh nghiệm thực tiễn về cách kinh doanh của đối tác cũng như mối quan hệ của đối tác với các franchisee khác
Việc tìm hiểu, thu thập nguồn thông tin về lịch sử hình thành và phát triển, kế hoạch kinh doanh, triết lý điều hành, tính pháp lý của bên nhượng quyền, chủ nhân của công ty, các đại lý, các chi nhánh (nếu có) là điều kiện rất cần thiết để có thể lựa chọn được đối tác phù hợp nhất Bên nhận quyền cũng có thể tham quan các cơ sở được nhượng quyền càng nhiều càng tốt; tranh thủ gặp gỡ trực tiếp chủ nhân của các cơ sở này; xem họ được hỗ trợ thế nào, được huấn luyện ra sao trong bước khởi đầu, bên nhượng quyền có giúp
họ lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp không, có nỗ lực quảng cáo cho hình ảnh của mình không Bên nhận quyền cũng cần tìm hiểu xem việc kinh doanh của các cơ sở nhượng quyền này có thực sự sinh lời không, chi phí
Trang 32quảng cáo được sử dụng ra sao, kết quả nhận được có giống điều họ từng trông đợi không, tổng số tiền đầu tư có vượt ra ngoài dự kiến không
Từ đó có thể đánh giá được tốc độ phát triển của hệ thống, hiệu quả của
hệ thống, những ưu điểm nổi bật của hệ thống này so với hệ thống cùng chủng loại và những định hướng phát triển hệ thống này trong tương lai Nhìn chung, càng tìm hiểu kỹ mọi chi tiết liên quan đến việc nhượng quyền, bên nhận quyền càng có cơ sở để đánh giá đối tác của mình, từ đó có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất
1.3.1.3 Chuẩn bị vốn đầu tư
Thông thường, bên nhượng quyền chỉ chuyển giao mô hình kinh doanh,
hỗ trợ về quy trình quản lý, quảng bá thương hiệu còn hầu như mọi chi phí khác đều do bên nhận quyền đảm nhiệm Những khoản phí đó là: phí nhượng quyền ban đầu, phí hàng tháng, phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực, phí hoàn tất tài liệu pháp lý, phí quảng cáo Những khoản chi phí này có thể lên rất cao
mà đôi khi phải mất mấy năm mới khấu hao hết Vì vậy, trước khi nhận quyền, bên nhận quyền cần phải cân nhắc tất cả các khoản chi phí để có quyết định đúng đắn
1.3.1.4 Nghiên cứu hợp đồng franchise và cam kết thực hiện hợp đồng Hợp đồng franchise là kết quả của cả quá trình đàm phán giữa bên bán
và bên mua Tuy nhiên, hầu hết đó là hợp đồng “gia nhập”, tức là do bên bán soạn thảo sẵn, do vậy nội dung của hợp đồng luôn có khuynh hướng bảo vệ lợi ích của bên bán Chính vì thế, bên nhận quyền nên thông qua một văn phòng luật sư để tư vấn hoặc hỗ trợ đàm phán các hạng mục trong hợp đồng trước khi quyết định
Hơn nữa, hợp đồng franchise là văn bản có tính chất pháp lý cao nhất để điều chỉnh mối quan hệ giữa hai bên Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình
Trang 33kinh doanh franchise sẽ được giải quyết thông qua hợp đồng này Do vậy, các điều khoản trong hợp đồng như: phí chuyển nhượng, thời hạn hợp đồng, quy định về địa điểm, đầu tư, vận hành sản phẩm, các yêu cầu về huấn luyện, kiểm tra, bảo trì , bảo hiểm tài sản, nhân viên, vấn đề sở hữu trí tuệ, quy định
về gia hạn, thanh lý, chuyển nhượng, giải quyết tranh chấp cần được bên nhận nghiên cứu kỹ càng để tránh những tranh chấp phát sinh sau này
Ngoài ra, việc cam kết thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng nhượng quyền là một nghĩa vụ bắt buộc của bên nhận quyền Bởi vì bản chất của franchise là tính thống nhất của hệ thống và những quy định trong hợp đồng là điều kiện để giữ uy tín cho hệ thống (Xem Hợp đồng mẫu tại Phụ lục 1)
1.3.2 Điều kiện đối với bên nhượng quyền
Cũng như bên nhận quyền, bên nhượng quyền cần phải hết sức thận trọng trước khi đi đến quyết định bán franchise cho ai, vì một khi đã chọn sai đối tác thì không tránh khỏi khiếu nại, thưa kiện và cùng nhau ra tòa Việc chọn những đối tác có thái độ tin tưởng tuyệt đối vào sản phẩm và mô hình kinh doanh của bên bán mới chính là đặc điểm quan trọng nhất khi phác họa chân dung một đối tác mua franchise, vì chỉ khi tin tưởng tuyệt đối thì bên mua mới triệt để tuân theo các tiêu chuẩn đồng bộ, cách điều hành quản lý đặc thù của mô hình kinh doanh Hơn nữa, bên bán cũng cần tìm hiểu khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm của bên mua trong lĩnh vực mà mình muốn bán franchise để có thể phát triển tối đa hệ thống franchise
Ngoài ra, trong quá trình xây dựng hệ thống franchise, bên bán cũng cần lập cho mình một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ Dưới đây xin được đề cập tới một
số điều kiện mà bên bán cần lưu ý
1.3.2.1 Đã có thương hiệu và thương hiệu có phải được đăng ký bảo vệ
Trang 34Một doanh nghiệp khi có nhu cầu bán franchise thì đương nhiên doanh nghiệp đó phải đã có thương hiệu và phương thức kinh doanh tốt, có khả năng tiếp thị
Khi bắt đầu quá trình kinh doanh franchise, bên bán phải đăng kí tên nhãn hiệu hàng hóa, tên miền của trang web ở cả trong và ngoài nước, đồng thời xây dựng một hệ thống thực hiện chuẩn và rõ ràng Đây là yêu cầu rất cần thiết giúp người chủ thương hiệu có thể bảo vệ tài sản trí tuệ của mình Tài sản trí tuệ ngoài tên nhãn hiệu, tên miền trang web còn có biểu tượng, khẩu hiệu, công nghệ, bí mật kinh doanh, bí quyết kinh doanh, sáng kiến, phát minh
Tài sản trí tuệ là thứ tài sản vô hình có giá trị lớn hơn cả tài sản hữu hình Khi bán franchise tức là doanh nghiệp đang trao quyền sử dụng tài sản trí tuệ của mình cho bên mua Chính vì thế, việc đăng kí bảo vệ tài sản này sẽ giúp bên bán tránh được nguy cơ thương hiệu bị chiếm đoạt
1.3.2.2 Xây dựng đội ngũ nhân sự
Để bán franchise được trôi chảy, trước hết bên bán phải kiểm tra, rà soát lại lực lượng lao động hiện có, đặc biệt là bộ phận quản trị, kinh doanh, hành chính, sau đó phải xây dựng cho mình một đội ngũ nhân sự có năng lực và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền Nếu lực lượng này thiếu kiến thức về kinh doanh nhượng quyền thì phải được cử đi học những khóa ngắn hạn hay đào tạo tại chỗ Bên bán cũng có thể thuê chuyên gia có kinh nghiệm về franchise trực tiếp tham gia điều hành nhưng cách này thường tốn kém
1.3.2.3 Chuẩn bị cung cấp thông tin cho đối tác mua franchise
Để được phép bán franchise, bên bán phải thỏa mãn một số thủ tục pháp
lý, trong đó tập thông tin gửi khách hàng mua franchise là một hồ sơ cơ bản
Trang 35mà thuật ngữ franchise gọi là Uniform Franchise Offering Circular (UFOC) Đây là phần rất quan trọng trong các bước chuẩn bị để triển khai việc bán franchise Hồ sơ này cung cấp cho bên mua đầy đủ thông tin về chủ thương hiệu và kinh doanh nhượng quyền trước khi họ ra quyết định Cụ thể hơn, nó giới thiệu về hệ thống franchise của bên bán, kinh nghiệm kinh doanh, phí franchise, nghĩa vụ của các bên, nhãn hiệu và tài sản trí tuệ cũng như các vấn
đề liên quan đến hợp đồng franchise
1.3.2.4 Xây dựng cẩm nang hoạt động và chuẩn bị các khóa huấn luyện Bước tiếp theo được tiến hành cùng lúc với quá trình soạn thảo UFOC là bên bán viết một cẩm nang hoạt động và thiết kế một khóa huấn luyện cho bên mua Thông tin này phải được nêu trong UFOC Hình thức trình bày cẩm nang nhượng quyền thương hiệu phải rõ ràng vì nó sẽ được sử dụng như một bản hướng dẫn, cung cấp kiến thức về cách điều hành, hoạt động hàng ngày của từng bộ phận, từng khâu của công việc kinh doanh cũng như các thủ tục cần thiết cho bên mua Cẩm nang này sẽ giúp bên mua vận hành cửa hàng nhượng quyền theo đúng các tiêu chuẩn đồng bộ của bên bán đưa ra
Xây dựng chương trình huấn luyện và đào tạo cũng là điều kiện gần như bắt buộc trong hầu hết các hợp đồng franchise Trong giai đoạn đầu của quá trình franchise, nhiều bên bán sử dụng những người nhận quyền hiện tại của mình làm người giảng dạy, thậm chí còn có cả người sáng lập công ty tham gia Có hai chương trình đào tạo và huấn luyện dành cho bên mua, đó là: chương trình đào tạo lúc thành lập cơ sở nhượng quyền (pre-opening training)
và chương trình đào tạo trong thời gian hoạt động (on-going training) Ngoài
ra bên mua còn được cho thực tập tại các cửa hàng franchise hoặc được bên bán hỗ trợ bằng cách cử người đến làm và hướng dẫn tại cửa hàng franchise
mà bên mua mới khai trương Có thể thấy, một chương trình đào tạo quy củ
Trang 36mà bên bán cần lưu tâm thực hiện chính là cách để tiếp thị bán franchise vì nó mang lại lợi ích cho chính người bán về khả năng thành công của đối tác mua franchise do được đào tạo bài bản
Điểm qua một số điều kiện cần có để áp dụng phương thức franchise đủ thấy việc giữ uy tín cho hệ thống và sự thống nhất của hệ thống không những tạo ra sự phát triển cho bản thân nhà nhượng quyền, mà còn cho từng nhà nhận quyền, góp phần tạo ra hệ thống sức mạnh chung trong việc duy trì lòng trung thành của khách hàng, đối trọng cho các đối tác và đây cũng là trở ngại thực sự cho các đối thủ cạnh tranh
CHƯƠNG II – KINH NGHIỆM ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC
Trang 37FRANCHISE TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN
ra được những bài học kinh nghiệm quý báu
2.1.1 Franchise ở Mỹ
Mặc dù không phải là quốc gia có sự xuất hiện đầu tiên của phương thức franchise trong lịch sử nhưng Mỹ lại được xem là quốc gia đầu tiên có hệ thống franchise hoàn chỉnh nhất Tại đây, franchise phát triển rầm rộ, len lỏi vào mọi ngõ ngách, mọi ngành nghề kinh tế và không có gì ngạc nhiên khi người ta gọi franchise là ngành kinh doanh “lót bạc” của Mỹ Hoạt động franchise phủ rộng trên 75 ngành, từ ôtô, thực phẩm đến dịch vụ chăm sóc thể hình… Mỹ hiện là quốc gia đứng đầu thế giới về franchise, kiểm soát 70% thị phần toàn cầu Người ta ước tính, tại quốc gia này cứ 8 phút lại có 1 phiên giao dịch nhượng quyền thương mại Số lượng hợp đồng lên tới hơn 550.000 với lợi nhuận thu được trên 1530 tỷ USD/năm Tổng giá trị hợp đồng nhượng quyền đạt trên 2 triệu USD/năm [21] Theo báo cáo của Lãnh sự quán Hoa
Kỳ, năm 2004, tại Mỹ có trên 90% doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức này tồn tại sau 10 năm trong khi đó có trên 82% doanh nghiệp kinh doanh độc
Trang 38lập bị đóng cửa cũng trong thời gian như vậy [2] Người ta cũng thống kê được rằng hệ thống nhượng quyền ở Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất trong những năm qua là nhà hàng thức ăn nhanh, tiếp sau đó là dịch vụ bảo trì, bán lẻ…Đây chính là những ngành đã tạo ra nhiều việc làm cho nền kinh tế Mỹ và rất nhiều nền kinh tế khác trên thế giới
Bảng 2.1 - Mười hệ thống nhượng quyền hàng đầu của Mỹ
doanh
Số cửa hàng nhượng quyền (2007)
Quốc gia có mặt
Chi phí đầu tư (10,000 USD)
Doanh thu
2006 (USD)
Subway Thức ăn nhanh 27.929 86 7,6-22,7 9 tỷ
Pizza Hut Thức ăn nhanh 9.881 84 110-170 5,2 tỷ McDonald‟s Thức ăn nhanh 23.099 121 50,6-160 21,6 tỷ Sonic Drive in
Restaurants
Thức ăn nhanh 2.656 2 82-230 692 triệu
KFC Thức ăn nhanh 11.071 80 110-170 523 tri ệu InterContinental
Nguồn: Tác giả Nguyễn Khánh Trung, 2008
Bảng 2.1 cho thấy các thương hiệu franchise của Mỹ có uy tín hàng đầu thế giới được nhắc đến nhiều nhất trong những năm qua là 7-Eleven, MacDonald‟s, Subway, KFC, InterContinental Hotels Group, RE/MAX Intl.Inc…Đây là những thương hiệu rất dễ nhận diện và rất khác biệt bởi các
Trang 39yếu tố tiện lợi, năng động, hiện đại, công nghệ cao của chúng Dù ở bất kỳ đâu trên thế giới, chỉ cần nhắc đến tên thương hiệu, nhiều người cũng biết đó
là những thương hiệu “made in USA”
Sự thành công của ngành công nghiệp franchise ở Mỹ không phải là không có nguyên do của nó Đấy chính là nhờ vào: một nền kinh tế mạnh, một hệ thống luật pháp luôn chú trọng khuyến khích cho sự phát triển của franchise, một đất nước có đời sống, dân trí cao, chuộng “hàng hiệu” và một nền văn hoá kinh doanh luôn được coi là tiêu chí hàng đầu
Đặc biệt trong những căn nguyên ấy không thể không nhắc đến vai trò to lớn của hệ thống pháp luật Mỹ cũng như Hiệp hội nhượng quyền Mỹ Mô hình kinh doanh franchise rất được ưu đãi do đem lại lợi ích cho nền kinh tế quốc gia Bằng chứng là từ 1990 luật nhập cư của Mỹ có bổ sung một điều khoản mới có liên quan đến franchise, đó là bất kể người nước ngoài nào mua franchise tại Mỹ với số vốn đầu tư từ 500.000 đến 1.000.000 đôla Mỹ và thuê
ít nhất 10 nhân công địa phương sẽ được cấp thị thực thường trú (green card) tại Mỹ Ở Mỹ, có tới 16 bang có luật riêng quy định về các quan hệ nhượng quyền hiện hành mà theo đó, nếu một tổ chức nào muốn bỏ điều khoản tái ký hợp đồng , họ đã vi phạm luật của bang nơi họ kinh doanh, sinh sống Mục đích của luật lệ trong 16 bang tại Mỹ đang được điều chỉnh về điều khoản tái
ký và kết thúc hợp đồng nhượng quyền Ngược lại, cũng có một số bang ở Mỹ ( như California và Wisconsin ) cho phép từ chối tái kí hợp đồng vì lý do kinh
tế, ví dụ như muốn bành trướng công ty nên không thể tiếp tục kinh doanh nhượng quyền được chẳng hạn
Luật franchise của Mỹ quy định rất rõ về hợp đồng nhượng quyền và đòi hỏi công ty nhượng quyền phải cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về mức doanh thu, lịch sử hình thành và phát triển của công ty, các vụ kiện tụng
Trang 40tranh chấp , thông tin liên lạc với các đơn vị đại lý hiện tại, …Tuy nhiên, luật
lệ này không bao gồm tất cả những gì phát sinh sau khi hợp đồng đã được kí,
ví dụ như việc hàng hoá không được chuẩn bị sẵn sàng, mặt bằng của một đơn vị khác nằm trong khu vực chọn lựa của đơn vị… Bên cạnh đó, luật franchise của Mỹ quy định rất chặt chẽ các yếu tố bảo vệ quyền lợi của người nhượng quyền và người nhận quyền Chẳng hạn, luật yêu cầu người nhượng quyền phải đệ trình các hợp đồng và điều khoản trước khi được người nhận quyền ký Người nhận quyền có 14 ngày để tham khảo các báo cáo tài chính, liên lạc người thuê hợp đồng các nơi khác, tiến hành kiểm tra thông tin…Ngoài ra, các hình thức xử phạt, đền bù thiệt hại vi phạm hợp đồng cũng được quy định rất cụ thể
Cũng như nhiều nước trên thế giới có chủ trương phát triển kinh doanh franchise, Chính phủ Mỹ và Hiệp hội nhượng quyền Mỹ đã chủ động đứng ra xúc tiến và hỗ trợ các doanh nghiệp chủ thương hiệu bán franchise ra nước ngoài để đem ngoại tệ về cho nền kinh tế nội địa Như gần đây Thương vụ Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã đứng ra tổ chức, mời gọi ngay cả các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam đến đất nước của họ để tham dự cuộc triển lãm thường niên về franchise của chủ thương hiệu Mỹ được tổ chức tại Washington DC (International Franchise Expo 2005) Những hội chợ triển lãm quốc tế này sẽ giúp các đối tác tiềm năng tại nước ngoài tiếp cận và tìm hiểu mua franchise của các chủ thương hiệu Mỹ
Ngoài ra, franchise cũng đã được đưa vào giảng dạy ở Mỹ như một môn học chính thức Tại trường Đại học Nova Southern University của Mỹ còn có hẳn một chương trình đào tạo cao học về quản trị franchise Bằng chứng này cho thấy sự quan tâm đúng đắn của Chính phủ Mỹ khi nhận thức được vai trò quan trọng của franchise đối với sự phồn thịnh của kinh tế Mỹ