0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI (FRANCHISE) - KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM (Trang 26 -26 )

Franchise không phải là kinh doanh một loại sản phẩm vô tính dù rằng đó là sự phát triển đồng bộ một thƣơng hiệu. Đó là sự thống nhất một hình ảnh các cửa hàng. Sự thống nhất các cửa hàng là ƣu thế rõ rệt nhất giúp các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu phát triển thƣơng hiệu của mình và hƣớng các đối tác cùng thực hiện mục tiêu đó với các doanh nghiệp. Vậy, những lợi ích cụ thể mà franchise đem lại cho các doanh nghiệp là gì?

Đối với doanh nghiệp nhận quyền:

-Trước hết, đó là giảm thiểu rủi ro. Việc mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh

mới thƣờng đem lại rủi ro và tỷ lệ thất bại không nhỏ. Lý do chính của tỷ lệ thất bại này là do ngƣời quản lý là những ngƣời mới bƣớc vào nghề, không có

kinh nghiệm và phải mất nhiều thời gian cho việc học hỏi các đặc trƣng riêng của từng loại hình kinh doanh. Khi tham gia vào hệ thống franchise, bên nhận quyền sẽ đƣợc huấn luyện, đào tạo và truyền các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của các loại hình kinh doanh đặc thù mà bên nhƣợng quyền đã tích lũy đƣợc từ những lần trải nghiệm trên thị trƣờng. Bên nhận quyền không phải trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu, đồng thời đƣợc bên nhƣợng quyền hƣớng dẫn các nguyên tắc chung.

-Thứ hai, khả năng thâm nhập thị trường nhanh, không phải mất chi phí

và thời gian đầu tư ban đầu do được sử dụng thương hiệu đã có tiếng của bên

nhượng quyền. Ngày nay trên thị trƣờng có hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ có

cùng giá trị sử dụng nhƣng đƣợc cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Do đó, việc cố gắng tạo dựng một thƣơng hiệu nổi tiếng, đƣợc khách hàng tin cậy và nhớ đến là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp.

-Thứ ba, tận dụng các nguồn lực. Bên nhận quyền chỉ tập trung vào việc

điều hành hoạt động kinh doanh, phần còn lại nhƣ xây dựng chiến lƣợc tiếp thị, quy trình vận hành, chiến lƣợc kinh doanh sẽ do bên nhƣợng quyền đảm trách và chuyển giao.

-Thứ tư, có được những ưu thế cạnh tranh về giá cả, chi phí do nhận

được những lợi ích về mặt tài chính từ bên nhượng quyền. Họ đƣợc mua

nguyên liệu, sản phẩm với giá ƣu đãi. Khi trên thị trƣờng có sự khan hiếm nguồn hàng, bên nhƣợng quyền thƣờng ƣu tiên phân phối cho bên nhận quyền trƣớc. Điều này giúp cho bên nhận quyền ổn định đầu vào, tránh đƣợc những tổn thất biến động thị trƣờng. Ngoài ra, chi phí cho các hoạt động quảng cáo cũng nhƣ trong việc thƣơng thảo thuê địa điểm kinh doanh và các điều khoản cho thuê sẽ giảm đi. Nếu so sánh, chúng ta sẽ thấy các doanh nghiệp kinh doanh độc lập phải tự mình đi thƣơng thảo và thƣờng là ký kết hợp đồng với ít điều khoản có lợi. Trong khi đó, một số nhà cung cấp hàng hóa hoặc sẽ

không chịu hợp tác với các doanh nghiệp mới toanh hoặc sẽ từ chối làm ăn với đối tác do lo ngại tài khoản của đối tác không đủ lớn để đảm bảo việc thanh toán tiền hàng.

-Thứ năm, dễ vay tiền ngân hàng hơn. Do xác suất thành công cao hơn,

nên các ngân hàng thƣờng tin tƣởng và cho các doanh nghiệp mua franchise vay tiền. Nói đúng ra, hầu nhƣ tất cả các doanh nghiệp kinh doanh nhƣợng quyền lớn trên thế giới đều chủ động đàm phán, thuyết phục ngân hàng ủng hộ các đối tác mua franchise tiềm năng của mình bằng cách cho vay với lãi suất thấp. Nói khác đi, chủ thƣơng hiệu thƣờng đóng vai trò cầu nối giúp ngƣời mua franchise mƣợn tiền ngân hàng hoặc chính mình đứng ra cho vay, nhằm phát triển và nhân rộng mô hình kinh doanh nhanh hơn.

Đối với doanh nghiệp nhƣợng quyền:

-Thứ nhất, giảm khó khăn về vốn trong việc mở rộng kinh doanh, tăng

lợi nhuận. Vốn luôn là một mối lo ngại lớn nhất khi muốn mở rộng hoạt động

kinh doanh, nhƣng trong hệ thống franchise, ngƣời bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh doanh lại chính là bên nhận quyền. Điều này giúp cho bên nhƣợng quyền có thể mở rộng hoạt động kinh doanh bằng chính đồng vốn của ngƣời khác và giảm chi phí cho việc thâm nhập thị trƣờng. Đồng thời, việc phải bỏ vốn kinh doanh là động lực thúc đẩy bên nhận quyền phải cố gắng hoạt động có hiệu quả, mạng lại nhiều lợi nhuận hơn cho bên nhƣợng quyền.

- Thứ hai, mở rộng hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng. Ngày

nay, những thay đổi trên thị trƣờng diễn ra rất nhanh, nếu không thay đổi, phát triển cùng với thị trƣờng thì doanh nghiệp sẽ bị các đối thủ cạnh tranh qua mặt, những cơ hội kinh doanh cũng sẽ trôi qua. Song, khi áp dụng franchise, bên nhƣợng quyền sẽ có thể mở rộng hoạt động kinh doanh, xây

hàng trong và ngoài nƣớc mà không một hình thức kinh doanh nào có thể làm đƣợc.

-Thứ ba, thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh.

Khi sử dụng franchise, bên nhƣợng quyền sẽ tạo đƣợc những lợi thế trong quảng cáo, quảng bá thƣơng hiệu của mình. Mở rộng kinh doanh và sự xuất hiện ở khắp nơi của chuỗi cửa hàng sẽ đƣa hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, vì chi phí quảng cáo sẽ đƣợc trải rộng cho rất nhiều cửa hàng, cho nên chi phí quảng cáo cho một đơn vị kinh doanh là rất nhỏ. Điều này giúp bên nhƣợng quyền xây dựng đƣợc một ngân sách quảng cáo lớn. Đây là một lợi thế cạnh tranh mà khó có đối thủ cạnh tranh nào có khả năng vƣợt qua.

- Thứ tư, góp phần làm tăng thu nhập cho bên nhượng quyền. Khi

nhƣợng quyền, bên nhận quyền phải trả tiền bản quyền thuê thƣơng hiệu và tiền phí để đƣợc kinh doanh với tên và hệ thống của bên nhƣợng quyền. Đồng thời, bên nhận quyền phải mua sản phẩm, nguyên liệu của bên nhƣợng quyền nhờ đó mà bên nhƣợng quyền có thể tối đa hóa thu nhập của mình.

Một phần của tài liệu NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI (FRANCHISE) - KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM (Trang 26 -26 )

×