Một số nhận xét, đánh giá chung

Một phần của tài liệu Nhượng quyền thương mại (franchise) - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam (Trang 68)

Nhìn chung, có thể thấy rằng do lĩnh vực nhƣợng quyền còn khá mới mẻ tại Việt Nam nên số lƣợng thƣơng hiệu Việt đã và đang áp dụng phƣơng thức này chƣa nhiều. Có thể kể ra đây những cái tên nhƣ Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô, Foci, Ninomaxx….Mặc dù chƣa thể nói là đã đạt đến thành công do phần lớn các thƣơng hiệu franchise đều đang trong giai đoạn học hỏi, trải nghiệm là chính, song ít nhiều những thƣơng hiệu này đã gây đƣợc tiếng vang và tạo đƣợc niềm tin cho những thƣơng hiệu đến sau tự tin thực hiện phƣơng thức này.

Nếu nhìn vào hệ thống nhƣợng quyền hiện tại của thƣơng hiệu Việt, có thể thấy ngay quy mô của các hệ thống nhƣợng quyền còn rất khiêm tốn, tầm ảnh hƣởng chỉ mang tính khu vực là chủ yếu. Hơn thế nữa, các hệ thống này cũng bộc lộ những yếu kém mà nếu không đƣợc sửa chữa kịp thời thì rủi ro là không thể tránh khỏi.

Đầu tiên là yếu kém trong vấn đề kiểm soát hệ thống nhƣợng quyền. Đây là điểm yếu mà Trung Nguyên mắc phải nhƣ đã phân tích ở phần trên. Điều đáng nói là điểm yếu này, theo kinh nghiệm thực tiễn, không có một mô hình nhƣợng quyền nào trên thế giới thành công gặp phải. Ta đều biết, một hệ thống nhƣợng quyền cần tuân thủ vấn đề kiểm soát từ hình ảnh thƣơng hiệu, chất lƣợng sản phẩm, nguồn cung cấp cho hệ thống và các chƣơng trình marketing….Một khi hệ thống đó mất đi tính thống nhất thì đƣơng nhiên nó sẽ vận hành theo một cách thức khác hẳn. Cụ thể là nó chỉ còn là hệ thống thƣơng mại hay hệ thống bán hàng, hệ thống đại lý đƣợc ký kết trong hợp đồng với điều khoản đặc biệt mà thôi.

Một điểm nữa là nhiều hệ thống franchise ở Việt Nam hiện nay chƣa tối ƣu hoá các chi phí trong vận hành, mà ví dụ điển hình là của Phở 24. Trong khi KFC hay McDonald‟s chỉ cần 2 nhân viên là đủ thì Phở 24 cần ít nhất 8

nhân viên phục vụ, chia ca để vận hành một cửa hàng có 20 bàn. Và tất nhiên, chi phí phải bỏ ra để vận hành mô hình cồng kềnh nhƣ vậy không hề nhỏ, đồng thời còn làm mất dần cơ hội cho việc phát triển những cửa hàng tiếp theo . Bên cạnh đó, những hạn chế từ việc không duy trì đƣợc cam kết trong hợp đồng franchise, thụ động trong việc xử lý các sự cố từ thị trƣờng….cũng làm ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động franchise của các doanh nghiệp.

Ở khía cạnh nhƣợng quyền ra nƣớc ngoài, con số các doanh nghiệp Việt Nam, ngoại trừ Trung Nguyên và Phở 24 - những doanh nghiệp hiếm hoi có mặt ở nƣớc ngoài- là rất ít. Ngay cả bản thân Trung Nguyên hay Phở 24 cũng chƣa để lại dấu ấn gì quá đặc biệt và sự thành công hay thất bại cũng còn là vấn đề thời gian. Nguyên nhân vì đâu mà việc nhƣợng quyền ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp Việt chƣa phát triển? Câu trả lời là công tác thông tin, tìm hiểu phong tục, tập quán, hệ thống pháp luật của các nƣớc chƣa đƣợc các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện chi tiết và bài bản. Việc trải nghiệm hệ thống trƣớc khi tiến hành nhƣợng quyền gần nhƣ chƣa làm đƣợc. Riêng điểm này đến nay cũng mới chỉ có Phở 24 là có chú trọng thực hiện. Thêm vào đó, điều kiện tài chính hạn hẹp, nguồn nhân lực cho nhƣợng quyền quốc tế thiếu và yếu…cũng làm cản trở đến con đƣờng vƣơn ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp Việt.

Ngoài ra, cũng cần phải nói đến hệ thống pháp luật về nhƣợng quyền của Việt Nam, đâu đó vẫn còn sự chồng chéo của các Luật liên quan đến franchise. Điều này dẫn đến sự lúng túng của các doanh nghiệp khi thực hiện. Họ phải “tự bơi” để phát triển mặc dù các thông tin, hiểu biết về thị trƣờng, năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý của họ còn rất hạn chế. Ở góc độ nào đó, có thể thấy vai trò của Nhà nƣớc, các tổ chức nhƣợng quyền Việt Nam chƣa thực sự rõ nét, trong khi một hệ thống thành công không chỉ đem lại lợi

cả một đất nƣớc.

Tóm lại, xét về tổng thể, ở Việt Nam hiện nay thực sự vẫn chƣa có những nhà nhà nhƣợng quyền tầm cỡ mang tính xuyên quốc gia nhƣ McDonald‟s, KFC, Lotteria..., việc thực hiện hoạt động franchise đa phần mang tính thử nghiệm hoặc chập chững từng bƣớc, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Nhƣng dù vẫn còn những khó khăn và hạn chết nhất định thì vẫn phải khẳng định ƣu thế mà franchise đem lại cho những doanh nghiệp Việt Nam là có thực, thành công đang bắt đầu và tƣơng lai tƣơi sáng của ngành công nghiệp franchise ở Việt Nam đang ở rất gần.

Một phần của tài liệu Nhượng quyền thương mại (franchise) - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam (Trang 68)