3.1.1.Những thuận lợi khi áp dụng phƣơng thức franchise ở Việt Nam
Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) đã mở toang cánh cửa cho sự xâm nhập của nhiều mô hình kinh doanh hiện đại trên thế giới trong đó có Franchise. Theo nhận xét của nhiều chuyên gia kinh tế, Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để mô hình franchise có thể phát triển mạnh mẽ trên thị trƣờng Việt Nam. Đó là:
Thứ nhất, các yếu tố vĩ mô nhƣ: nền kinh tế tăng trƣởng cao, đều qua các
năm, GDP tăng bình quân 7,5%/năm và hiện nay đang trong một giai đoạn cao (giai đoạn này của Việt Nam đƣợc ví với Trung Quốc vào năm 2003); nền chính trị ổn định, môi trƣờng đầu tƣ an toàn đã tạo ra bối cảnh, điều kiện thuận lợi cho franchise ở Việt Nam phát triển. Hơn nữa, ở vị trí đƣợc xem là cửa ngõ tới nhiều thị trƣờng lớn nhƣ Ấn độ, Trung quốc, Campuchia...,Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để thúc đẩy franchise.
Thứ hai, Việt Nam có thuận lợi ở dân số đông, có trình độ học vấn cao,
thị trƣờng lao động trẻ, sức mua ngày càng lớn. Dân số Việt Nam hơn 80 triệu dân với tỷ lệ dân số trẻ dƣới 30 tuổi chiếm hơn 50% và lực lƣợng này có mức chi tiêu ngày càng cao, thích mua sắm, tiêu dùng. Trong một nghiên cứu gần đây, những ngƣời trong độ tuổi từ 22-55 tuổi (độ tuổi có tạo ra thu nhập) là những ngƣời chi tiêu nhiều nhất, chiếm 70,29% (trong 87% những ngƣời có độ tuổi 22-55 có mức chi tiêu từ 500 ngàn/ngƣời/tháng) [45]. Theo số liệu của Hội đồng nhƣợng quyền thƣơng mại thế giới (WFC), năm 2006 Việt Nam
đƣợc xếp là thị trƣờng bán lẻ đứng thứ ba thế giới với sức mua khoảng 21 tỷ USD. Đến giữa năm 2008, Việt Nam đã vƣơn lên vị trí thứ nhất trong danh sách các thị trƣờng bán lẻ hấp dẫn. Tỷ lệ biết chữ của ngƣời dân cao cũng là một yếu tố quan trọng giúp tiếp thu các thông điệp quảng cáo.
Thứ ba, không giống với Mỹ, nơi franchise phát triển mạnh mẽ nhất, và
nhiều nƣớc khác, Việt Nam có đặc trƣng là các cửa hàng bán lẻ không bắt buộc phải tập trung vào các khu thƣơng mại dành riêng mà có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trong thành phố. Do đó, franchsie sẽ giúp thƣơng hiệu len lỏi vào nhiều ngõ ngách hơn. Đây là điểm khác biệt khá thú vị của kinh tế Việt Nam mà chúng ta khó có thể tìm thấy đƣợc trong các tài liệu, sách vở của các chuyên gia franchise thế giới.
Thứ tư, do thu nhập và mức sống tăng lên nên càng ngày ngƣời tiêu dùng
càng chú trọng đến chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ và thƣơng hiệu, tạo nên nhu cầu mua hàng hơn là yếu tố giá cả. Theo khảo sát mới nhất của Tổng cục thống kê, có 90% ngƣời tiêu dùng quyết định mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua thƣơng hiệu. Họ bị ảnh hƣởng bởi quảng cáo, tiếp thị hơn trƣớc đây. Khuynh hƣớng tiêu dùng có sự chuyển dịch từ hình thức truyền thống sang các phƣơng thức bán hàng hiện đại cũng đã tạo thuận lợi cho hoạt động franchise.
Thứ năm, Franchise rất thích hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
đang chiếm tới 95% trong tổng số các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay. Nó là phƣơng thức đầu tƣ an toàn, ít rủi ro, giúp hình thành tập đoàn nhanh, đặc biệt là khi đa số doanh nghiệp Việt Nam mặc dù thừa quyết tâm làm giàu nhƣng lại thiếu vốn đầu tƣ và kinh nghiệm “trận mạc”, hệ thống ngân hàng, các nguồn hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp còn hạn chế. Hơn nữa, franchise cũng rất phù hợp với Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển trên thế
giới, vốn là những quốc gia cần tập hợp nguồn lực từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập.
Thứ sáu, có nhiều lĩnh vực phù hợp với mô hình franchise đang phát triển mạnh ở Việt Nam. Lịch sử franchise đánh dấu những ngành nghề hoạt động theo phƣơng thức này thƣờng là thực phẩm, đồ uống, dịch vụ về xe ô tô, cửa hàng bán lẻ....Ngày nay hầu nhƣ franchise đã xuất hiện ở rất nhiều ngành nghề khác nữa nhƣ khách sạn, bất động sản, giáo dục, tài chính...và dƣờng nhƣ mô hình này đã chứng minh đƣợc sự thành công của nó ở những ngành nghề mà nó góp mặt. Ở Việt Nam, các ngành hàng tiêu dùng, dịch vụ, bán lẻ, thực phẩm..cũng đang có xu hƣớng phát triển nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thƣơng hiệu mạnh phát triển franchise.
3.1.2.Những khó khăn còn tồn tại
Nhìn chung, con đƣờng mà Việt Nam đang đi để đƣa ngành công nghiệp franchise lên tầm cao mới đang mở rộng thênh thang với nhiều cơ hội tƣơi sáng. Song trên con đƣờng ấy vẫn còn trải nhiều khó khăn, thách thức buộc những ngƣời làm franchise phải không ngừng nỗ lực vƣợt qua. Vậy, những khó khăn đó là gì?
Một là, khó khăn do hệ thống pháp luật cho franchise chưa hoàn chỉnh
Mặc dù franchise đã đƣợc luật hóa tại Việt Nam qua các luật Dân sự, Thƣơng mại, Chuyển giao công nghệ, nhƣng theo nhận định của nhiều ngƣời, hành lang pháp lý vẫn còn đi sau sự phát triển của phƣơng thức kinh doanh này. Đã có không ít những khó khăn nảy sinh từ cơ chế chính sách khiến thị trƣờng franchise Việt Nam giảm sự hấp dẫn dù nhiều tiềm năng. Đó là:
Hoạt động franchise lẽ ra chỉ phải chịu sự điều chỉnh chính thức của Luật Thƣơng mại và các văn bản pháp quy chuyên ngành. Nhƣng trên thực tế, franchise đến nay vẫn đƣợc xem là một dạng của hoạt động chuyển giao công
nghệ và do vậy, phải chịu thêm sự điều chỉnh từ Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Chuyển giao công nghệ. Các luật này chƣa có sự kết nối chặt chẽ với nhau nên sự chồng chéo về quy định trong franchise là điều không thể tránh khỏi. Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ cho rằng franchise là một hình thức của chuyển giao công nghệ và do vậy, đối tƣợng đƣợc chuyển giao công nghệ xem nhƣ đƣợc cấp phép đặc quyền kinh doanh. Trong khi đó, Luật Thƣơng mại và Nghị định 35/2006/NĐ-CP lại quy định franchise là hoạt động thƣơng mại, và hoạt động này có thể có hoặc không bao gồm chuyển giao công nghệ.
Điều 5, Nghị định 35/2006 quy định hệ thống kinh doanh dự định franchise phải hoạt động theo phƣơng thức này ít nhất một năm tại Việt Nam. Quy định này nhằm bảo vệ ngƣời mua franchise, giúp họ tránh bị lừa gạt bởi những sản phẩm chƣa đủ tầm thƣơng hiệu và tƣ cách pháp lý (chƣa đƣợc cấp phép kinh doanh, giấy phép đầu tƣ, chƣa đăng ký quyền sở hữu công nghiệp) trên thị trƣờng. Tuy nhiên, thời gian đòi hỏi một năm này có khi là quá dài đối với một số ngành nghề kinh doanh đơn giản, từ đó vô tình lấy mất cơ hội franchise của họ.
Có lẽ việc chuyển giao bí quyết kinh doanh trong franchise là điều khiến các chủ thƣơng hiệu ngán ngại nhất. Nghị định số 11/2005/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành quy định về chuyển giao công nghệ, trong đó có định nghĩa khái niệm “cấp phép đặc quyền kinh doanh” (franchise): “Bên nhận sử dụng tên thƣơng mại, nhãn hiệu hàng hóa và bí quyết của bên chuyển giao để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thƣơng mại...”. Trên thực tế, franchise không phải là việc “mua đứt, bán đoạn” một thƣơng hiệu hay công thức kinh doanh, mà chỉ là “đi thuê” từ chủ thƣơng hiệu theo một thời hạn nhất định của hợp đồng, từ 2-3 năm hoặc 5-10 năm. Vì lẽ đó, chủ thƣơng hiệu chỉ có thể thu phí franchise chứ không phải thu tiền bán bản quyền.
Các Nghị định, Thông tƣ đƣợc ban hành nhằm luật hóa hoạt động franchise vẫn chƣa đƣợc chặt chẽ, từ đó dẫn đến nhiều vƣớng mắc trong quản lý nhà nƣớc về hoạt động này. Điều 5, Nghị định 35/2006 chỉ quy định bên nhƣợng quyền thứ cấp “phải hoạt động kinh doanh theo hình thức nhƣợng quyền ít nhất một năm ở Việt Nam”, nếu nhận nhƣợng quyền ban đầu từ nƣớc ngoài. Nhƣng nếu bên nhƣợng quyền ban đầu là Việt Nam thì bên nhƣợng quyền thứ cấp có cần phải áp dụng điều kiện trên không? Thông tƣ 09/2006/TT-BTM quy định việc xây dựng bản giới thiệu franchise (tài liệu UFOC - Uniform Franchise Offering Circular, cung cấp thông tin về bên franchise) phải công khai chi tiết số lƣợng, tình trạng ký kết hợp đồng nhƣợng quyền. Điều này liệu có can thiệp quá sâu vào bí mật kinh doanh của doanh nghiệp hay không? Rồi còn yêu cầu về cung cấp nội dung báo cáo tài chính có kiểm toán. Về nguyên tắc, yêu cầu này là phù hợp với pháp luật quốc tế về franchise. Nhƣng đa phần các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều ở quy mô nhỏ và vừa, chƣa quen với việc kiểm toán hàng năm (một phần do chi phí kiểm toán khá cao), liệu họ có bị từ chối đăng ký hoạt động franchise khi chƣa đáp ứng yêu cầu này? Bên cạnh đó, hiện vẫn chƣa có quy định về mức lệ phí phải nộp khi đăng ký hoạt động franchise; cũng chƣa có quy định cụ thể về cơ chế khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong trƣờng hợp bị từ chối đăng ký hoạt động franchise; và các hành vi “xé rào” trong hoạt động franchise vẫn chƣa có quy định xử phạt hành chính. Ngoài ra, cơ quan thuế cũng chƣa có quy định chính thức trong việc xác định chi phí, khoản thu là phí nhƣợng quyền, doanh thu từ nhƣợng quyền... để hạch toán, tính thuế cho doanh nghiệp. Do đó có thể dẫn đến sự lúng túng của cơ quan đăng ký khi tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký.
Một bất cập khác trong cơ chế chính sách cho hoạt động ở Việt Nam hiện nay là: theo thông lệ quốc tế, khi tiến hành franchise, doanh nghiệp có
thể thông qua trung gian hoặc franchise bậc thang ngay khi hai bên bắt đầu đàm phán. Thế nhƣng, hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam phải tiến hành ngƣợc lại. Cụ thể là, bên nhƣợng quyền phải đăng ký lên Ủy ban nhƣợng quyền; phía đƣợc nhƣợng quyền lại phải nhờ vào Chính phủ bảo hộ một lần nữa, trong khi chủ sở hữu tài sản nhƣợng quyền lại thuộc doanh nghiệp. Nhƣ vậy, franchise ở Việt nam vẫn phải đi đƣờng vòng. Franchise phải đi qua các bƣớc từ cấp phép, phân phối, đăng ký nguồn vốn tại ngân hàng...đã gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trong khi vấn đề doanh nghiệp cần là hỗ trợ văn bản, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ thì đang bị xem nhẹ. Mặt khác, hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sở hữu trí tuệ, cung cấp dịch vụ...cũng không đƣợc bảo đảm tính an toàn tuyệt đối. Điều này cũng phần nào cho thấy tính thiếu chuyên nghiệp trong các giao dịch franchise ở Việt Nam hiện nay.
Hai là, khó khăn do việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức
Ai cũng biết kinh doanh franchise chỉ có thể thành công cùng với những thƣơng hiệu đã đƣợc xây dựng, phát triển thành những thƣơng hiệu mạnh, có tên tuổi và chỗ đứng nhất định trên thị trƣờng. Thế nhƣng, ở Việt Nam, việc xây dựng thƣơng hiệu của các doanh nghiệp ở nƣớc ta hiện nay còn mang tính tự phát, một số có tính tổ chức nhƣng còn mang tính manh mún, rời rạc. Nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại cho việc đầu tƣ xây dựng, đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu. Đây là điểm yếu của các doanh nghiệp hiện nay bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhƣng trƣớc hết do hạn chế về tiềm lực tài chính vì đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay. Vì vậy, họ rất ngại tốn kém chi phí khi phải bỏ ra số tiền không phải là nhỏ và còn gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu, đặc biệt là ở thị trƣờng nƣớc ngoài. Hơn nữa, các doanh nghiệp
nét của một quốc gia nông nghiệp nhƣ tâm lý làm ăn nhỏ, sợ rủi ro trong kinh doanh, chỉ thấy lợi ích trƣớc mắt mà chƣa thấy lợi ích lâu dài… Chỉ khi nào thƣơng hiệu bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại từ phía thứ ba thì doanh nghiệp mới tính đến việc làm thủ tục đăng ký bảo hộ. Kinh nghiệm ở các nƣớc phát triển cho thấy, việc đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu phải đƣợc tiến hành đồng thời với việc quảng bá và đƣa sản phẩm thâm nhập thị trƣờng, thậm chí việc đăng ký thƣơng hiệu phải đi trƣớc một bƣớc. Thực trạng công tác xây dựng, phát triển thƣơng hiệu thời gian qua cho thấy, hầu hết trong các doanh nghiệp chƣa có bộ phận chuyên trách về thƣơng hiệu, nhiều doanh nghiệp chƣa có chức danh quản lý nhãn hiệu độc lập. Ở nhiều doanh nghiệp nhỏ hầu nhƣ chƣa có khái niệm thƣơng hiệu trong chiến lƣợc kinh doanh, còn đối với doanh nghiệp có quy mô lớn hơn thì vấn đề xây dựng, phát triển thƣơng hiệu chủ yếu thuộc về ban giám đốc, các bộ phận khác nhƣ phòng kinh doanh, bộ phận bán hàng, phòng tiếp thị chỉ mang tính chất phụ trợ, giúp việc. Và một khi việc xây dựng, phát triển thƣơng hiệu chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, phù hợp với xu thế mới, thƣơng hiệu của doanh nghiệp không có tiếng tăm, doanh nghiệp chƣa có hình ảnh riêng thì rất khó để có thể tiến hành franchise.
Ba là, khó khăn do đa số doanh nghiệp có kiến thức về franchsie còn rất hạn chế.
Đã có rất nhiều doanh nghiệp muốn làm franchise nhƣng vẫn chƣa nắm rõ các kiến thức, kĩ thuật franchise. Trong số đó cũng có không ít doanh nghiệp băn khoăn chƣa biết ngành nghề của mình có franchise đƣợc không và nếu đƣợc thì phải franchise nhƣ thế nào...Cho đến nay ở Việt Nam gần nhƣ chƣa có một chƣơng trình chính quy nào ở bậc đại học giảng dạy về hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại một cách bài bản, có chăng chỉ là xuất hiện ở
công nghệ, marketing quốc tế hay trong một số cuộc hội thảo mà ảnh hƣởng của nó dƣờng nhƣ rất mờ nhạt. Do đó, các doanh nghiệp thƣờng phải tự học hỏi, mày mò để làm nên khả năng thất bại nhiều khi không phải là ít. Franchise là phƣơng thức kinh doanh có thể đem lại “siêu lợi nhuận” nhƣng những kỹ thuật franchise lại tƣơng đối khó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn áp dụng phƣơng thức này phải có sự chịu khó tìm tòi, nghiên cứu và một trình độ quản lý chuyên nghiệp.
Bốn là, khó khăn do tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, làm hàng
giả, hàng nhái vẫn còn tồn tại.
Đây cũng là tác nhân cản trở không nhỏ đếnsự phát triển của franchise ở Việt Nam. Tình trạng này đang diễn ra tƣơng đối phổ biến ở Việt Nam và làm nản lòng không ít nhà đầu tƣ muốn kinh doanh theo phƣơng thức franchise. Do chất lƣợng của các hàng giả thƣơng hiệu không đạt tiêu chuẩn, gây nhầm lẫn cho khách hàng và ảnh hƣởng nghiêm trọng tới uy tín của nhà nhƣợng quyền và doanh thu của nhà nhận quyền đơn lẻ. Hiện tƣợng này buộc các nhà nhƣợng quyền luôn phải ở trong tƣ thế sẵn sàng để tham gia các vụ kiện vi phạm bản quyền
Ngoài những khó khăn kể trên, nhiều doanh nghiệp khi làm franchise cũng hay gặp phải những khó khăn trong việc kiểm soát, quản trị đối tác, nguồn hàng, cung cấp nhân sự chuyên trách...Từ đó, họ trở nên e dè, kém tự tin vào khả năng quản lý của mình, lo sợ đối tác nhận quyền không trung thực gây thiệt hại lớn.
Cũng cần phải nói thêm rằng franchise ở Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển tƣơng đối nóng, tốc độ phát triển của franchise hiện nay (xấp xỉ >20%) khá cao. Nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đang để ý đến thị trƣờng Việt
Nam và tiềm ẩn sau đó là việc Việt Nam sẽ phải đối mặt với một khó khăn mới, đó là sự bành trƣớng của các Công ty 100% vốn nƣớc ngoài.
Tất cả những khó khăn đƣợc đề cập ở trên phần nào đã làm hạn chế sự