1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Thanh Hóa

68 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 211,43 KB

Nội dung

Bên cạnh những thành quả đã đạt được trong thời gian qua, ngân hàngthương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Thanh Hóa còn gặp phải không ítkhó khăn và nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụn

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Thực tập cuối khoá là quá trình sinh viên đi tới các cơ sở để tìm hiểu vàhọc tập cách làm việc, bước đầu tiếp cận với thực tế Với mục đích của nhàtrường là muốn sinh viên của mình có thể kiểm nghiệm những kiến thức đãđược nhà trường trang bị nhằm nắm vững hơn những kiến thức mà mình đã có,cũng như giúp sinh viên có cơ hội trực tiếp tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế

để sau này ra trường có thể dễ dàng thích nghi hơn với môi trường làm việc

Qua thời gian thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam ÁChi nhánh Thanh Hóa, em đã được tiếp xúc với thực tế để so sánh với những lýthuyết mà mình đã được học ở trường và cũng là dịp để em hoàn thiện bản thânmình, học hỏi và rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân Có được điều đó

là nhờ vào sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của Ban giám đốc và các anh chị đangcông tác tại ngân hàng

Đặc biệt, em xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn luận văn là PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi

điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ban lãnh đạo Ngân hàngthương mại cổ phần Đông Nam Á Chi nhánh Thanh Hóa, các anh chị trongphòng khách hàng doanh nghiệp cùng toàn thể các anh chị trong chi nhánh đãtận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em được tham gia tiếp cận thực tếhoạt động của chi nhánh nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô trườngTrường đại học Thương Mại cùng các anh chị tại Ngân hàng thương mại cổphần Đông Nam Á Chi nhánh Thanh Hóa dồi dào sức khỏe và luôn hoàn thànhtốt nhiệm vụ được giao

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

MỤC LỤC

2

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU , SƠ ĐỒ

Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Seabank Thanh Hóa

Bảng 2: Tình hình hoạt động cho vay tại Chi nhánh Seabank Thanh Hóa Bảng 3: Thống kê dư nợ của các nhóm nợ từ 1 đến 5 tại Chi nhánh

Bảng 4: Kết quả kinh doanh rút gọn của Chi nhánh SeAbank Thanh Hóa

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của NH TMCP Đông Nam Á Chi nhánh Thanh Hóa

Sơ đồ 2: : Quy trình thẩm định tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á Chi nhánh

Thanh Hóa

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu viếttắt

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hòa mình vào xu thế chung, nền kinh tế Việt Nam hiện nay đã và đangtrong giai đoạn thực hiện đổi mới toàn diện nhằm tạo những bước chuyển biếnmạnh mẽ đưa đất nước nhanh chóng đi lên, cơ bản trở thành một nước côngnghiệp hiện đại vào năm 2020 Nền kinh tế sẽ không thể phát triển nếu không cóhoạt động kinh doanh đầu tư Hoạt động đầu tư được coi như chìa khóa, tiền đềcho sự phát triển Đầu tư theo dự án được xem như một hình thức đầu tư có cănbản nhất và đem lại hiệu quả kinh tế, phòng ngừa được rủi ro

Tồn tại và vận hành trong nền kinh tế với tư cách là một chủ thể trunggian trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng là một kênh phân phối vốn của xã hội

Để có hoạt động hiệu quả,các ngân hàng không những phải làm tốt công tác vay

mà cần phải làm tốt công tác cho vay của mình Cho vay không chỉ đem lạinguồn lợi cho ngân hàng mà còn đặc biệt giúp các doanh nghiệp có đủ vốn chohoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển của mình Để có thể thực hiện tốtcông tác cho vay đòi hỏi các ngân hàng phải có nghiệp vụ thẩm định một cáchhoàn thiện và chính xác Công tác này góp phần quan trọng trong hoạt động kinhdoanh cũng như bảo đảm an toàn của các NHTM

Bên cạnh những thành quả đã đạt được trong thời gian qua, ngân hàngthương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Thanh Hóa còn gặp phải không ítkhó khăn và nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng như công tác thẩm định trongcho vay còn chưa thực sự hiệu quả,; chất lượng tín dụng còn chưa tốt; nợ xấutăng cao… Từ nhận thức trên, trong thời gian thực tập tại ngân hàng thương mại

cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Thanh Hóa, em đã chọn và nghiên cứu đề tài:

“Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Thanh Hóa” làm khóa luận tốt nghiệp.

Do hạn chế về thời gian và trình độ bản thân nên bản khóa luận tốt nghiệpchắc chắn còn nhiều thiếu sót Em mong nhận được ý kiến đóng góp của các

Trang 6

thầy (cô) giáo để bài khóa luận được hoàn thiện hơn nữa Qua đó em có điềukiện bổ sung nâng cao kiến thức của mình nhằm phục vụ tốt hơn công tác thực

- Từ kết quả phân tích thực trạng, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng Thương mại cổ phầnĐông Nam Á Chi nhánh Thanh Hóa

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàngThương mại cổ phần Đông Nam Á Chi nhánh Thanh Hóa

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: nghiên cứu công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của

ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á Chi nhánh Thanh Hóa

- Về thời gian: nghiên cứu công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của

ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn2010-2012

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để thực hiện kháoluận Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, bằng phương pháp thống kê, so sánhgiữa các năm , các chỉ tiêu, sử dụng các ứng dụng tin học để thấy được nhữngkết quả đạt được và hạn chế trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tạiNgân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á Chi nhánh Thanh Hóa

Trang 7

5.KẾT CẤU KHÓA LUẬN

Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận tốt nghiệp gồm 3chương:

Chương I: Lý luận cơ bản về thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngânhàng thương mại

Chương II: Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàngthương mại cổ phần Đông Nam Á Chi nhánh Thanh Hóa

Chương III:Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tàichính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á Chi nhánhThanh Hóa

Trang 8

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1 Tổng quan về cho vay dự án đầu tư của ngân hàng thương mại.

1.1.1 Đầu tư và dự án đầu tư

1.1.1.1 Đầu tư

 Khái niệm đầu tư theo quan điểm của chủ đầu tư (doanh nghiệp) : Đầu tư là hoạtđộng bỏ vốn kinh doanh để từ đó thu được số vốn lớn hơn số đã bỏ ra, thông qualợi nhuận

 Khái niệm đầu tư theo quan điểm của xã hội (quốc gia) : Đầu tư là hoạt động bỏvốn phát triển, để từ đó thu được các hiệu quả kinh tế xã hội, vì mục tiêu pháttriển quốc gia

Xét về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày mộtcách chi tiết có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt đượcnhững kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai

Phân loại:

Trên thực tế, các Dự án đầu tư rất đa dạng về cấp độ, loại hình, quy mô,thời hạn và được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau Sau đây là một sốcách phân loại dự án nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý, theo dõi và đề ra cácbiện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động

* Phân loại theo quy mô (hay thẩm quyền quyết định):

Trang 9

Ở Việt Nam, theo “ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng” ban hành kèmtheo Nghị định số 112/2006/NĐ-CP, ngày 29/09/2006 của Chính phủ, dự án đầu

tư được phân loại thành 4 nhóm: Dự án quan trọng quốc gia ; Dự án nhóm A ;

Dự án nhóm B ; Dự án nhóm C

* Theo nguồn vốn đầu tư:

- Dự án đầu tư có vốn huy động trong nước: bao gồm: Vốn ngân sách nhànước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhànước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, các nguồn vốn khác

- Dự án đầu tư có vốn huy động từ nước ngoài: bao gồm: Vốn thuộc cáckhoản vay của nước ngoài của Chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế dànhcho đầu tư phát triển(kể cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA), vốn đầu tưtrực tiếp của nước ngoài FDI, vốn đầu tư của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc

tế và cơ quan nước ngoài khác đầu tư xây dựng trên đất Việt Nam, vốn vay nướcngoài do Nhà nước bảo lãnh đối với doanh nghiệp

* Theo tính chất dự án đầu tư:

- Dự án đầu tư mới: là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm hìnhthành các công trình mới Thực chất trong đầu tư mới, cùng với việc hình thànhcác công trình mới, đòi hỏi có bộ

máy quản lý mới

- Dự án đầu tư chiều sâu: là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm cảitạo, mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa, đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất, dịch vụ;trên cơ sở các công trình đã có sẵn Thực chất trong đầu tư chiều sâu, tiến hànhviệc cải tạo mở rộng và nâng cấp các công trình đã có sẵn, với bộ máy quản lý

đã hình thành từ trước khi đầu tư

- Dự án đầu tư mở rộng: là dự án nhằm tăng cường năng lực sản xuất –dịch vụ hiện có nhằm tiết kiệm và tận dụng có hiệu quả công suất thiết kế củanăng lực sản xuất đã có

* Theo lĩnh vực đầu tư:

Trang 10

Bao gồm Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ; Dự án đầu tư phát triểncông nghiệp ; Dự án đầu tư phát triển nông nghiệp và Dự án đầu tư phát triểndịch vụ

Đặc điểm của các dự án đầu tư

- Giá trị khoản vay lớn

Các dự án đầu tư thường là những dự án đầu tư kéo dài Các dự án này cần đòi hỏi một khoản đầu tư lớn phân bổ trong quá trình thực hiện dự án

Nguồn vốn tự có của các chủ đầu tư khó có thể đáp ứng được nhu cầu của dự án

vì vậy rất cần đến sự tài trợ của các Ngân hàng, số tiền đó là rất lớn có thể chiếmtrên 50% vốn của dự án

- Thời gian vay dài

Dự án đầu tư có thời hạn đầu tư kéo dài, nguồn vốn đầu tư lớn nên thờigian thu hồi vốn của dự án cũng rất chậm vì vậy nên đòi hỏi các ngân hàng phảitài trợ vốn trong một thời gian dài

- Mức độ rủi ro cao

Giá trị khoản vay lớn, thời gian vay dài ẩn chưa nhiều rủi ro với dự án vàkhi dự án gặp rủi ro thì khả năng trả nợ và tiến độ trả nợ cũng bị ảnh hưởng.Mức độ rủi ro của dự án vay vốn cũng chính là rủi ro với các ngân hàng cho vay

- Thời gian hoàn vốn chậm

Nguồn trả tiền vay cho ngân hàng chủ yếu được lấy từ quỹ khấu hao vàmột phần từ lợi nhuận của chính dự án mang lại Vì thế khách hàng chỉ có thểhoàn trả khoản vay có quy mô lớn thành nhiều lần khác nhau và kéo dài trongnhiều năm

1.1.2 Cho vay dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Khái niệm

Cho vay DAĐT là một dạng cho vay trung và dài hạn chủ yếu nhất của các ngân hàng thương mại Đó là việc các ngân hàng thương mại hỗ trợ các khách hàng có đủ nguồn lực tài chính thực hiện các dự án đầu tư mà thời gian thu hồi vốn đầu tư vượt quá 12 tháng

1.1.2.2 Đặc điểm

Trang 11

- Đối tượng cho vay là các dự án đầu tư về thiết bị, máy móc, nhà xưởng,các công trình xây dựng cơ bản nên thời hạn cho vay thường dài Do vậy, chovay theo dự án đầu tư thuộc loại tín dụng trung, dài hạn.

- Đối với các dự án đầu tư vào thiết bị, máy móc thì đối tượng cho vay làcác thiết bị, máy móc trong dự án Loại tài sản này sau khi hoàn thành lắp đặt sẽđược sử dụng ngay nên ngân hàng tiến hành thu nợ theo định kỳ dựa trên số tiềntrích khấu hao định kỳ của những tài sản này và một số nguồn khác

- Đối với các dự án là các công trình phải qua quá trình xây dựng cơ bản thìđối tượng cho vay là các chi phí phát sinh trong thời gian xây dựng cơ bản để hoànthành công trình, kể cả chi phí trả lãi vay nếu được tính vào giá thành công trình

Do vậy, sau khi hoàn thành công trình và quyết đoán được duyệt ngân hàng và khách hàng vay sẽ chính thức xác nhận số nợ của khoản vay và xác định

kỳ hạn nợ cuối cùng và kế hoạch trả nợ định kỳ

1.1.2.3 Vai trò của cho vay dự án đầu tư

Đối với doanh nghiệp:

Trong nền kinh tế thị trường sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp

là một tất yếu khách quan, các doanh nghiệp nãy sử dụng vốn tín dụng ngânhàng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn cũng như để tối ưu hóa hiệu quả sử dụngvốn của mình.Vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho các dự án đóng vai trò rấtquan trọng như:

• Tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp đượcliên tục: Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp luôn luôn phải thayđổi, cải tiến mặt hàng, công nghệ máy móc để có thể cạnh tranh với các doanhnghiệp khác.Trên thực tế không có một doanh nghiệp nào đảm bảo đủ 100% vốncho nhu cầu sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghieephh hoạt động đượcđảm bảo liên tục

• Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp:Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng thì các doanh nghiệp phải tôn trọng hợpđồng tín dụng, phải đảm bảo hoàn trả cả vốn lẫn lãi đúng hạn và phải tôn trọngcác điều khoản của hợp đồng cho dù doanh nghiệp có làm ăn hiệu quả haykhông.Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn có vốn tín dụng thì phải có phương

Trang 12

án sản xuất khả thi.Không chỉ là thu hồi được vốn mà mục tiêu là lợi nhuận đạtđược và trong quá trình cho vay ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong vàsau khi giải ngân buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệuquả.

• Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp:Trong một nền kinh tế thị trường như hiện nay hiếm có doanh nghiệp nào dungvốn tự có để sản xuất kinh doanh Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy đểdoanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn Để hiệu quả thì doanh nghiệpphải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết cấu hợp lý nhất là nguồn vốn tự có và vốnvay nhằm tối đa hóa lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất

• Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp: Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thịtrường, muốn tồn tại được vững đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trongcạnh tranh và thiếu vốn thì làm doanh nghiệp mất cơ hội trên thị trường như vậy

có thể đáp ứng kịp thời thì các doanh nghiệp tìm đến tín dụng ngân hàng

Đối với ngân hàng: Có thể nói cho vay dự án đầu tư có thể mang lại cho ngân

hàng nguồn lợi nhuận không hề nhỏ, các dự án thường vay lượng vồn lớn tạodoanh thu từ lãi của ngân hàng khi đầu tư có hiệu quả Trong quá trình phát triểnkhông ngừng của nền kinh tế, mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi,nhiều phương pháp, công cụ kinh doanh mới xuất hiện nhưng hoạt động tíndụng nói chung và cho vay dự án đầu tư nói riêng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trongtoàn bộ hoạt động của ngân hàng thương mại.Hoạt động cho vay thường chiếmhơn 70% tổng tài sản có và lợi nhuận thu được thường lên tới 60% -70% trêntổng lợi nhuận của ngân hàng

1.2 Thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm thẩm định và thẩm định tài chính dự án đầu tư

1.2.1.1 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư

Theo quan điểm của Ngân hàng, khái niệm về thẩm định dự án đầu tưnhư sau:

Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi và khả năng hoàn

Trang 13

trả vốn đầu tư của khách hàng để phục vụ cho việc xem xét quyết định cho khách hàng vay để đầu tư dự án

Thực tế người thẩm định dự án sẽ tiến hành kiểm tra phân tích đánh giátừng phần và toàn bộ các mặt, các vấn đề có trong bản nghiên cứu tiền khả thi vànghiên cứu khả thi trong mối quan hệ mật thiết với doanh nghiệp chủ dự án vàcác giả thiết về môi trường trong đó dự án sẽ hoạt động Thẩm định dự án có ýnghĩa thể hiện ở việc giúp các dự án tốt không bị bác bỏ và dự án tồi khôngđược chấp nhận

1.2.1.2 Thẩm định dự án đầu tư.

Thẩm định điều kiện pháp lý của dự án : Nội dung này bao gồm việc thẩm

định các văn bản, thủ tục hồ sơ trình duyệt theo quy định, đặc biệt là xem xétđến tư cách pháp nhân và năng lực cuẩ chủ đầu tư Đây là nội dung đầu tiênđược xem xét khi tiến hành các nội dung thẩm định tiếp theo

Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư, mục tiêu cảu dự án/cơ sở pháp lý.

- Mục tiêu đầu tư của dự án đầu tư là gì? Khách hàng thực sự cần thiết đầu tư?

- Quy mô đầu tư, quy mô vốn đầu tư như thế nào? Thời gian thực hiện dự

án bao lâu?

- Cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án đầu tư ra sao?

Thẩm định dự án về phương diện thị trường

Nội dung thị trường của dự án được ngân hàng rất quan tâm vì khả nănghoàn trả vốn vay NH của dự án phụ thuộc rất lớn vào sức cạnh tranh của sảnphẩm trên thị trường, đồng thời thị thường cũng là nơi đánh giá cuối cùng vềchất lượng sản phẩm, về khả năng tiêu thụ và về hiệu quả thực sự của dự án Nội dung thẩm định gồm:

- Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án đầu tư (nhu cầu hiện tại

và tương lai, mức tiêu thụ dự tính, sản phẩm dịch vụ thay thế? )

- Đánh giá về cung sản phẩm hiện tại và tương lai (năng lực sản xuất và

đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai? Số lượng nhập khẩu hiện tại và dự tínhtrong thời gian tới? )

- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án,xem xét, đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của

Trang 14

dự án là gì? Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộthẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với thịtrường nội địa và thị trường nước ngoài.

- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối (sản phẩm dự án tiêu thụ

theo phương thức nào? Mạng lưới phân phối được xác lập chưa? Chi phí thiếtlập mạng lưới phân phối? )

- Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án (mức độ sản

xuất và tiêu thụ hàng năm? Mức độ biến động về giá thành sản phẩm? )

- Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của

dự án

Thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án

Thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật là việc kiểm tra phân tích cácyếu tố kỹ thuật và công nghệ chủ yếu của dự án để đảm bảo tính khả thi về mặtthi công và xây dựng dự án cũng như việc vận hành dự án theo đúng các mụctiêu đã dự kiến

Địa điểm xây dựng

- Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, cógần các nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu, điện nước và thị trường tiêu thụkhông…?

- Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư ? so sánh với địađiểm khác

- Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnhhưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ

Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án

- Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khảnăng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không

- Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường Quycách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm? Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề ?

Công nghệ, thiết bị

- Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới

- Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại? lý do lựa chọn công nghệ này?

- Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảocho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không

Trang 15

- Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danhmục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất.

- Giá cả thiết bị, phương thức thanh toán có hợp lý? Uy tín của nhà cungcấp thiết bị?

- Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện

dự án?

Quy mô, giải pháp xây dựng.

- Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án haykhông, có tận dụng được cơ sở vật chất hiện có hay không

- Tổng dự toán/ dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không

- Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, phù hợpvới thực tế?

- Vấn đề hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp thoát nước

Môi trường, phòng cháy chữa cháy:

Xem xét, đánh giá các giải pháp về môi trường, phòng cháy chữa cháy của

dự án

Thẩm định phương diện tổ chức và quản lý thực hiện dự án.

- Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án…

- Xem xét năng lực, uy tín của nhà thầu: tư vấn, thi công, cung cấp thiết bị– công nghệ

- Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động dự án cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồnnhân lực cho dự án…

Thẩm định phương diện tài chính: nội dung thẩm định tài chính bao gồm

thẩm định tài chính trong doanh nghiệp và thẩm định tài chính đối với chính dự

án đang được xem xét

Thẩm định về phương diện lợi ích kinh tế xã hội: nhằm so sánh giữa cái giá

mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốtnhất và lợi ích do dự án tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế( chứ không chỉ cho cơ sởsản xuất kinh doanh) Việc thẩm định kinh tế xã hội của dự án được tính toántrên một loạt các tiêu chuẩn đánh giá và chỉ tiêu đánh giá như: giá trị gia tangthuần túy, giá trị gia tăng thuần túy quốc qia, các chỉ tiêu về số lao động có việc

Trang 16

làm, các chỉ tiêu đánh giá tác động của dự án đến phân phối thu nhập và côngbằng xã hội vv

1.2.2 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại 1.2.2.1 Xác định tổng vốn đầu tư

Đây là một nội dung quan trọng đầu tiên cần xem xét khi tiến hành phântích tài chính dự án Tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ số vốncần thiết để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động, tính toán chính xác tổng mứcvốn đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với tính khả thi của dự án.Nếu vốn đầu

tư quá thấp thì dự án không thể thực hiện được và ngược lại nếu vốn đầu tư quácao sẽ không phản ánh được hiệu quả tài chính của dự án Tổng mức vốn nàyđược chia ra làm hai loại là vốn cố định và vốn lưu động ban đầu (chỉ tính comột kỳ kinh doanh sản xuất đầu tiên)

Tổng vốn đầu tư = Nhu cầu vốn cố định + Nhu cầu vốn lưu động

 Vốn cố định

Vốn cố định bao gồm những chi phí sau đây:

• Chi phí chuẩn bị: là những chi phí trước khi chuẩn bị dự án Chi phí này khôngtrực tiếp tạo ra tài sản cố định nhưng là chi phí gián tiếp hoặc liên quan đến việctạo ra và vận hành khai thác các tài sản đó để đạt được mục tiêu đầu tư.Chi phínày bao gồm:

- Chi phí cho điều tra, khảo sát để lập, trình duyệt dự án

- Chi phí cho tư vấn, thiết kế, chi phí cho quản lý dự án

- Chi phí cho đào tạo ,huấn luyện…vv

Các chi phí này khó có thể tính toán chính xác được.Bởi vậy, cần phảiđược xem xét đầy đủ các khoản mục để dự trù cho chính xác

• Chi phí cho xây lắp và mua sắm thiết bị:bao gồm các khoản mục sau:

- Chi phí ban đầu về mặt đất, mặt nước.Chi phí này phải phù hợp với các quy địnhcủa Bộ tài chính về tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển

- Chi phí chuẩn bị mặt bằng xây dựng

- Giá trị nhà xưởng và kết cấu hạ tần sẵn có

- Chi phí xây dựng mới, cải tạo nhà xưởng hoặc cấu trúc hạ tầng

Trang 17

- Chi phí về máy móc thiết bị (bao gồm cả lắp đặt và chạy thử), phương tiện vậntải.

- Các chi phí khác…

 Vốn lưu động ban đầu:

Vốn lưu động ban đầu bao gồm các chi phí để tạo ra tài sản lưu động banđầu cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh đầu tiên, nhắm đảm bảo cho dự án cóthể đi vào hoạt động bình thường theo các điều kiện kinh tế kỹ thuật đã dựkiến.Vốn lưu động ban đầu bao gồm:

- Vốn sản xuất: chi phí nguyên vật liệu, điện, nước, nhiên liệu, phụ tùng…

- Vốn lưu thông: thành phần tồn kho , sản phẩm dở dang, hàng hóa bán chịu, vốnbằng tiền…

 Vốn dự phòng:

Tổng mức vốn đầu tư dự tính của dự án cần được xem xét thoe từng giaiđoạn của quá trình thực hiện đầu tư và được xác định rõ bằng tiền Việt, ngoại tệ,bằng hiện vật hoặc các tài sản khác…

1.2.2.2 Xác định nguồn vốn, cơ cấu vốn, sự đảm bảo của nguồn vốn với tài trợ cho

dự án và tiến độ bỏ vốn.

Một dự án thì các nguồn tài trợ có thể là do ngân sách phát, ngân hàng chovay, góp vốn cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh góp, vốn tự có hoặcvốn huy động từ các nguồn khác Để đảm bảo cho tiến độ thực hiện đầu tư của

dự án vừa để tránh ứ đọng vốn, các nguồn tài trợ nên được xem xét không chỉ vềmặt số lượng mà còn cả về thời điểm được tài trợ Các nguồn vốn dự kiến nàyphải được đảm bảo chắc chắn, sự đảm bảo này phải có cơ sở pháp lý và cơ sởthực tế Chẳng hạn nếu nguồn tài trợ này bằng văn bản sau khi các cơ quan này

đã ký vào hồ sơ thẩm định dự án Nếu là vốn góp cổ phần hoặc liên doanh phải

có sự cam kết về tiến độ và số lượng vốn góp của các cổ đông hoặc các bên liêndoanh được ghi trong điều lệ liên doanh Nếu là vốn tự có thì pải có bản giảitrình về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở 3 năm trước đây vàhiện tại chứng tỏ cơ sở đã, đang và sẽ tiếp tục hoạt động có hiệu quả, có tích lũy

và do đó đảm bảo có vốn thực hiện dự án

Tiếp đó , phải so sánh nhu cầu về vốn với khả năng đảm bảo vốn cho dự

án từ các nguồn về số lượng và tiến độ Nếu khả năng lớn hơn hoặc bằng nhu

Trang 18

cầu thì dự án được chấp nhận Nếu khả năng nhỏ hơn nhu cầu thì phải giảm quy

mô của dự án, xem xét lại khía cạnh kỹ thuật để đảm bảo tính đồng bộ trongviệc giảm quy mô của dự án

Sau khi đã xác định được các nguồn tài trợ cho dự án thì cần xác định cơcấu nguồn vốn cho dự án Điều này có nghĩa là tính toán tỷ lệ từng nguồn chiếmtrong tổng mức vốn đầu tư dự kiến Trên cơ sở nhu cầu vốn, tiến độ thực hiệncác công việc đầu tư và cơ cấu nguồn vốn, lập tiến độ huy động vốn hàng nămđối với từng nguồn cụ thể Tiến độ huy động vốn phải tính tới lượng tiền cầnthiết thực tế phải huy động hàng năm trong trường hợp có biến động giá cả hoặclạm phát

1.2.2.3 Xác định chi phí sản xuất và giá thành

Sau khi đã xác định được nguồn vốn cho dự án, ngân hàng tiếp tục xácđịnh tổng chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm dự kiến.Tổng doanh thubao gồm cho chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.Chi phí sản xuất baogồm các loại chi phí vật chất, chi phí nhân công , chi phí quản lý, chi phí sửdụng vốn và khấu hao TSCĐ.Chi phí ngoài sản xuất bao gồm các loại chi phínhư chi phí quảng cáo, chi phí dự phòng lưu thông sản phẩm và các chi phíkhác…Ngân hàng cần xác định giá thành của từng loại sản phẩm, đánh giá cáckhoản mục chi phí tạo ra nên giá thành sản phẩm cao hay thấp, có hợp lý không,

so sánh với giá thành sản phẩm của các loại sản phẩm tương tự trên thị trường

và từ đó rút ra những kết luận cụ thể Để tính giá thành sản phẩm cần căn cứ vàotổng mức chi phí, mức chênh lệch giá, xác định được các hao hụt ngoài dự kiến

để tiến hành phân bổ cho số lượng thành phần một cách hợp lý Khi đó trongquá trình thẩm định cần chú ý tới toàn bộ chi phí để sản xuất sản phẩm, các loạikhấu hao, kiểm tra chi phí nhân công, phân bổ các chi phí lãi vay ngân hàng,tính toán lại các mức thuế phải nộp, tránh thừa thiếu hay áp dụng sai mức thuế

1.2.2.4 Xác định doanh thu và lợi nhuận

* Doanh thu hàng năm của dự án gồm:

Doanh thu từ sản phẩm chính, sản phẩm phụ, tiền thu từ việc cung cấpdịch vụ cho bên ngoài; các khoản tiền thu khác Trong khi kiểm tra chỉ tiêudoanh thu, ngân hàng phải chú ý tới công suất thiết kế của sản phẩm cũng như khả

Trang 19

năng tiêu thụ sản phẩm vì thông thường trong những năm đầu tiên công suất thiết

kế thường thấp hơn dự kiến và mức tiêu thụ của sản phẩm cũng đạt không cao

* Lợi nhuận của dự án:

Được tính bằng chênh lệch của doanh thu và các khoản chi phí Lợi nhuậncủa dự án có thể là: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), lợi nhuận trước thuế hay lợi nhuận sau thuế Thông thường NH quan tâm đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp vì đây là nguồn trả nợ chính cho ngân hàng

1.2.2.5 Xác định dòng tiền dự kiến

Dòng tiền của Dự án bao gồm Vốn đầu tư ban đầu (giá trị âm) ; dòng tiền thuần các năm trong đời Dự án và dòng tiền khi kết thúc dự án

Khi xác định dòng tiền dự án, cần chú ý tới các khía cạnh sau:

+ Chi phí cơ hội: Trong xác định dòng ra, phải xác định đầy đủ chi phí cơ

hội của dự án Chi phí này thể hiện một cơ hội (hoặc một chuỗi các thu nhập) bị mất đi nếu sử dụng những tài sản sẵn có vào dự án đang xem xét Chi phí cơ hội của dự án không phải là một khoản chi thực nhưng vẫn được tính vào dòng tiền

ra của dự án

+ Chi phí khấu hao: được xem là chi phí kế toán nhưng lại không phải là

một chi phí bằng tiền thực tế, do vậy nó vẫn phải được tính trong dòng tiền Tuy nhiên, nó lại tác động đến dòng tiền một cách gián tiếp qua thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp) Khi khấu hao thay đổi nó cũng làm biến đổi mức thuế phải nộp,

vì thế là một dòng tiền thực nên sẽ làm ảnh hưởng tới dòng tiền sau thuế Vì vậykhông coi khấu hao là một dòng ra nhưng vẫn phải xét tới dòng tiết kiệm thuế nhờ khấu hao

Do đó, dòng tiền ròng hàng năm còn được xác định bằng công thức:

+ Chi phí trả lãi vay: Chi phí này không được tính vào dòng tiền ròng của

dự án

Dòng tiền ròng năm t (CF t ) = Dòng tiền vào năm t – Dòng tiền ra năm t

Dòng tiền ròng năm t (CF t ) = LNST năm t + Khấu hao năm t + ∆ Nhu cầu VLĐ năm t

Trang 20

+ Thu hồi vốn lưu động và thu nhập từ thanh lý tài sản cố định: Là thu

nhập bất thường Thu nhập sau thuế từ hoạt động này sẽ được cộng thêm vào dòng tiền ròng năm cuối cùng của dự án

1.2.2.6 Tính toán chỉ tiêu chi phí sử dụng vốn của dự án

Lãi suất chiết khấu (i): Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau trong

việc xác định lãi suất chiết khấu (i) Một cách xác định lãi suất chiết khấu là dùng Chi phí vốn bình quân (WACC)

WACC = (E / V) x Re + (D / V) x Rd x (1-T)

Trong đó: E: Vốn chủ sở hữu D: Nợ vay V = E + D Re: tỷ suất sinh lời kỳ vọng của chủ đầu tư

Rd: Lãi suất vay

T : Thuế suất thuế TNDNTrên thực tế, ngân hàng khi thực hiện thẩm định cũng sử dụngcông thức trên để tính WACC nhưng không nhân với (1-T) Có thể cácngân hàng cho rằng tác dụng của lá chắn thuế không đáng kể trong chiphí sử dụng vốn nên bỏ đi để mô hình đỡ phức tạp Hoặc họ muốn giảmthiểu rủi ro bằng quan điểm cho rằng doanh nghiệp chưa chắc đã có lời,nên lá chắn thuế không phát huy tác dụng, bỏ đi (1-T) để tăng WACC lên

và để xemvới mức WACC cao như vậy doanh nghiệp có còn đủ khảnăng trả nợ hay không

1.2.2.7 Xác định các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án (hiệu quả đầu tư)

 Giá trị hiện tại của thu nhập thuần (NPV)

Trang 21

Là chênh lệch giữa giá trị hiện tại ròng của dự án tại các thời điểm trong tương lai và giá trị hiện tại của vốn đầu tư dự án.

• NPV>0: Dự án không những bù đắp đủ vốn đầu tư bỏ ra mà còn tạo ra lợinhuận

• NPV=0: Dự án hòa vốn

• NPV<0: Dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua lỗ cho nhà đầu tư

Đối với dự án loại trừ nhau thì dự án nào có NPV>0 và lớn nhất thì đượcchọn

NPV phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu, lãi suất chiết khấu càng lớn thìNPV càng nhỏ và ngược lại NPV cho biết khả năng sinh lời của dự án dưới tácđộng của lãi suất chiết khấu chứ nó không cho biết tỷ lệ sinh lời mà tự bản thân

dự án có thể tạo ra được Để khắc phục nhược điểm này, ta tính chỉ tiêu tỷ suấthoàn vốn nội bộ

 Hệ số hoàn vốn (IRR)

Là lãi suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0(NPV=0) IRR chính là tỷ lệ lãi suất tối đa mà dự án có thể chịu đựng được đểđảm bảo thu hồi vốn đầu tư

Dự án có hiệu quả khi IRR > 0 và IRR càng cao chứng tỏ hiệu quả tàichính của dự án càng lớn Tuy nhiên dự án được chọn phải có IRR > WACC ,nếu nhỏ hơn hoặc bằng thì việc đầu tư sẽ ko có hiệu quả kinh tế Không nên sửdụng lãi suất ngân hàng để làm căn cứ chấp nhận dự án, bởi vì như vậy ngânhàng đã vô hình đồng nhất rủi ro của dự án với rủi ro của ngân hàng

 Thời gian hoàn vốn đầu tư (pp): Là khoảng thời gian sao cho các khoản thu nhập

từ dự án ( khấu hao và lợi nhuận sau thuế) đủ bù đắp vốn đầu tư vào dự án Nóchính là khoảng thời gian cần thiết để hoàn trả số vốn đầu tư ban đầu bằng cáckhoản lợi nhuận thuần hoặc tổng lợi nhuận thuần và khấu hao thu hồi hàng năm

+ Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn đầu tư:

PP = n + (số vốn đầu tư còn lại phải thu hồi / NCFn+1)

+ Xác định thời gian thu hồi vốn cho vay:

Tổng số vốn cho vay

Thời gian thu =

Trang 22

hồi vốn cho vay Khấu hao + Lợi nhuận +Nguồn hàng năm của TSCĐ của dự án khác

hình thành bằng vốn vay dùng để trả nợ ( nếu có)

 Điểm hoàn vốn của dự án

Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ để trang trải các khoảnchi phí phải bỏ ra Phân tích điểm hoà vốn sẽ cung cấp thông tin cần thiết về sảnlượng cần tiêu thụ, doanh thu cần đạt được khi biết sản phẩm và doanh thu hoàvốn Phân tích điểm hoà vốn còn chỉ ra ngưỡng doanh nghiệp không bị lỗ, đểxác định mô đầu tư, quy mô sản xuất nhằm đạt được lợi nhuận mong muốn

 Số lần quay vòng của vốn lưu động

Số lần quay vòng vốn lưu động = Doanh thu thuần bình quân năm kỳ nghiên cứu/ Vốn lưu động bình quân năm kỳ nghiên cứu.

Nếu số lần quay vòng của vốn lưu động bằng số vòng quay vốn lưu độngbình quân năm cho phép thì dự án có số quay vòng vốn tỷ lệ thuận với hiệu quảhoạt động của dự án

Nếu số lần quay vòng của vốn lưu động lớn hơn số vòng quay vốn lưuđộng bình quân năm cho phép thì dự án không đạt hiệu quả hoạt động, cần đượcsửa đổi

 Tỷ suất sinh lời vốn của vốn đầu tư (PI)

Là giá trị hiện tại của dòng tiền đầu tư so với vốn đầu tư ban đầu Đối vớicác dự án độc lập, dự án nào có PI > 1 sẽ được chấp nhận, dự án có PI < 1 sẽloại bỏ Trường hợp các dự án loại trừ lẫn nhau, dự án nào có PI lớn nhất và lớnhơn 1 thì lựa chọn

Phân tích độ nhậy

Là việc phân tích bất trắc, rủi ro của sự thay đổi một hoặc nhiều nhân tố(giá cả, chi phí đầu tư, doanh thu ) ảnh hưởng đến NPV và IRR Chỉ số nhạycảm cho ta biết sự thay đổi của NPV hay IRR khi thay đổi từng nhân tố mộttrong khi các nhân tố khác cố định Cách phân tích như sau:

+ Xác định những biến số chủ yếu của chỉ tiêu hiệu quả tài chính

+ Đo lường % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả đến hiệu quả tài chính

Phân tích độ nhạy của dự án cho phép nhận biết được những nhân tố đầuvào có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu ra của dự án, từ đó có những chú ý đặcbiệt trong việc tính toán quản lý các yếu tố này về sau Những dự án được coi là

Trang 23

an toàn nếu nó chịu ít ảnh hưởng từ các yếu tố đầu vào

1.2.3 Chất lượng thẩm định tài chính dự án và các nhân tố ảnh hưởng đến chất

lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại

1.2.3.1 Khái niệm chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.

Hoạt động thẩm định dự án nói chung và hoạt động thẩm định tài chínhnói riêng có ảnh hưởng quyết định và trực tiếp đến các khoản cho vay, từ đó ảnhhưởng đến lợi nhuận, sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Do

đó, nâng cao chất lượng thẩm định tài trợ dự án đầu tư là nhiệm vụ cấp bách vàthường xuyên của mỗi ngân hàng

Chất lượng thẩm định dự án đầu tư là sự đáp ứng một cách tốt nhất cácyêu cầu của ngân hàng trong hoạt động cho vay: nâng cao chất lượng cho vay,

hỗ trỡ cho việc ra quyết định cho vay với phương châm sinh lợi và an toàn củangân hàng Trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư, các cán bộ phảiđánh giá xem xét : dự án có mang lại lợi nhuận để có khả năng trả nợ cho ngânhàng hay không? Thời gian trả nợ là bao nhiêu lâu? vv

Vậy với chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư thể hiện mức độchính xác, trung thực và linh hoạt trong việc đánh giá khía cạnh tài chính của dự

án đầu tư Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư sẽ đảm bảo cho cácquyết định đầu tư của ngân hàng hợp lý, tang lợi nhuận cho ngân hàng , rủi rokhông thu hồi được là thấp nhất

 1.2.3.2 Các tiêu chí đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư

Hoạt động thẩm định được cho là có chất lượng khi hỗ trợ đắc lực choviệc ra quyết định có đầu tư, cho vay hay không và đầu tư phải an toàn cho ngânhàng Nếu như việc thẩm định có chất lượng tốt thì quyết định đầu tư của kháchhàng sẽ được đảm bảo, đồng thời tăng lợi nhuận cho ngân hàng; rủi ro không thuhồi được vốn của ngân hàng là thấp nhất Hiện nay ở nước ta chưa có một hệthống các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định để làm cơ sở Dưới đây là một

số chỉ tiêu có thể đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư:

- Sự tuân thủ về các quy định thẩm định:

Trang 24

Thẩm định có đúng quy trình khoa học và toàn diện hay không

 - Thời gian và chi phí thẩm định: sự thuận tiện trong quá trình

thẩm định, thủ tục, thời gian thẩm định nhanh chóng, không gây phiền hà, chi phí thẩm định hợp lý

 - Kết quả thẩm định: Mức độ khoa học, chính xác, toàn diện và

sâu sắc của các kết quả thẩm định về nguồn vốn đầu tư, dòng tiền của dự

án, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ… và vai trò của các kết quả đó đối với việc ra quyết định tài trợ của ngân hàng.

- Sự phù hợp của các dự đoán so với thực tế khi dự án bắt đầu được thực hiện Điều này được thể hiện ở các chỉ tiêu như: tốc độ tăng trưởng dư nợ cho

vay nợ quá hạn; tỷ lệ dự án đạt hiệu quả trong tổng số dự án đã qua thẩm định;

tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi trong cơ cấu cho vay trung - dài hạn; thu nhập từcho vay theo dự án…

 1.2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính

dự án đầu tư

a Các nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan là những nhân tố thuộc về nội bộ mà ngân hàng có thểchủ động kiểm soát:

 Nhân tố con người:

Con người bao giờ cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong mọicông việc Trong hoạt động thẩm định, chính con người xây dựng quy trình vớinhững chỉ tiêu, phương pháp, trình tự nhất định, đóng vai trò chi phối, quyếtđịnh cả những nhân tố khác và liên kết các nhân tố với nhau

Con người đóng vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng thẩm địnhphải kể đến các khía cạnh: kiến thức, kinh nghiệm, năng lực và phẩm chất đạođức của người thẩm định Kiến thức ở đây không chỉ là hiểu biết về nghiệp vụchuyên môn đơn thuần mà còn bao gồm hiểu biết về khoa học - kinh tế - xã hội.Kinh nghiệm là những cái được tích luỹ qua hoạt động thực tiễn, năng lực vàkhả năng nắm bắt xử lí công việc Như vậy, trình độ cán bộ thẩm định ảnh

Trang 25

hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định, hơn nữa rất quan trọng bởi vì thẩmđịnh dự án là công việc hết sức tinh vi, phức tạp, nó không đơn thuần là việctính toán theo những mẫu biểu sẵn có Bên cạnh đó, tính kỉ luật cao, lòng say mêvới công việc và đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ là điều kiện đủ để đảm bảo cho chấtlượng thẩm định

 Thông tin và xử lý thông tin:

Thẩm định dự án đầu tư được tiến hành trên cơ sở các thông tin thu thập

từ nhiều nguồn Vì thế thông tin là yếu tố quan trọng giúp cho việc thẩm địnhđược thành công Việc thu thập các thông tin đúng, đủ, chính xác sẽ tạo điềukiện cho cán bộ thẩm định đánh giá chính xác về dự án và doanh nghiệp, raquyết định đúng đắn, đảm bảo an toàn cho hoạt động tài trợ của Ngân hàng

Ngân hàng coi hồ sơ dự án của chủ đầu tư gửi đến là nguồn thông tin cơbản nhất cho việc thẩm định Tuy nhiên đây không phải là nguồn thông tin duynhất để Ngân hàng xem xét Hiện nay, thông tin thường được cán bộ tín dụnglấy từ trung tâm thông tin tín dụng CIC, từ các cơ quan hữu quan (thuế, trungtâm đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng nhà nước, quản lý thị trường, hảiquan, quản lý nhà đất…), từ các tổ chức cá nhân thường xuyên có quan hệ vớikhách hàng vay, từ thực tế quan sát tại doanh nghiệp, từ phương tiện thông tinđại chúng và thông tin lưu trữ tại chính ngân hàng Tuy vậy, việc thu thập thôngtin phải chú ý sàng lọc, lựa chọn những thông tin đáng tin cậy làm cơ sở chophân tích

 Phương pháp thẩm định:

Với nguồn thông tin thu thập được, do mỗi dự án có một đặc trưng riêng nhất định nên cán bộ thẩm định phải lựa chọn, đưa ra được phương pháp thẩm định thống nhất và phù hợp

 Công tác tổ chức điều hành:

Là việc bố trí sắp xếp quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân,

bộ phận tham gia thẩm định, trình tự tiến hành cũng như mối quan hệ giữa các

cá nhân, bộ phận đó trong việc thực hiện Cần có sự phân công phân nhiệm cụ

Trang 26

thể, khoa học và tạo ra được cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong khâu thựchiện nhưng không cứng nhắc, không gò bó nhằm đạt được tính khách quan vàviệc thẩm định được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện, bảo đảm chính xác từ đónâng cao được chất lượng thẩm định.

 Ứng dụng khoa học công nghệ

Hiện nay, trong các Ngân hàng việc lưu trữ và xử lý thông tin hầu hếtđược thực hiện trên máy tính Đồng thời hệ thống mạng cũng giúp Ngân hàngthuận lợi trong việc khai thác thu thập thông tin Nhờ đó, công tác thẩm địnhđược tiến hành dễ dàng hơn, giảm thiểu rủi ro do sai sót trong tính toán, tiếtkiệm thời gian tạo hiệu quả cao trong thẩm định

b Các nhân tố khách quan

Nhân tố không thuộc tầm kiểm soát của Ngân hàng, NH chỉ có thể thích nghi

 Từ phía doanh nghiệp:

Dù trình độ cán bộ thẩm định có tốt đến đâu cũng khó có thể đi sâu vànắm vững được tình hình nội bộ của doanh nghiệp Như vậy chất lượng của việcthẩm định khách hàng bị hạn chế Do đó, việc cung cấp thông tin đúng, đủ,chính xác của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định đánh giáchính xác doanh nghiệp Bên cạnh đó,nếu trình độ lập, thẩm định, thực hiện dự

án của chủ đầu tư yếu kém sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng thẩm định củaNgân hàng: phải kéo dài thời gian phân tích, tính toán, thu nhập thêm thông tin

 Môi trường pháp lý:

Chủ trương chính sách, kế hoạch phát triển của Nhà nước: Các dự án pháttriển là các dự án thường sử dụng nguồn lực của đất nước và để đạt được nhữngmục tiêu xác định của chủ đầu tư cũng như của xã hội Nhà nước bao giờ cũngthể hiện sự quan tâm của mình đến lĩnh vực này vì nó ảnh hưởng tới sự pháttriển chung của nền kinh tế xã hội Một dự án đầu tư , nhất là các dự án có quy

mô lớn đều cần phải có sự phê duyệt của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Vì vậy khi Ngân hàng thẩm định dự án không thể đi ngược lại với chiến lược

Trang 27

chung của quốc gia Những khiếm khuyết trong tính hợp lí đồng bộ và hiệu lực củacác văn bản pháp lí của Nhà nước đều tác động xấu đến chất lượng thẩm định

 Những biến động của thị trường:

Một dự án đầu tư thường có tuổi thọ khá dài Do đó, nhận định của Ngânhàng có thể bị sai lệch do yếu tố thị trường thay đổi làm cho xuất hiện hoặcthành hiện thực các loại rủi ro tiềm ẩn từ trước Bên cạnh đó, những biến độngcủa thị trường rất phức tạp, nó vượt ra ngoài vòng kiểm soát của doanh nghiệp,ảnh hưởng tới dự án và đương nhiên Ngân hàng rất khó có thể thu hồi vốn và cólãi như dự kiến Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cũng như Ngân hàng phải cónhững phương pháp tích cực dự báo về thị trưòng thật tốt nhằm giảm thiểu rủi

ro Đặc biệt với các dự án vay vốn bằng ngoại tệ , công tác thẩm định còn bị ảnhhưởng bởi các yếu tố mang tính chất quốc tế, nhất là biến động về chính trị vàtài chính làm cho tiền tệ và giá cả thế giới mất ổn định Ngoài ra nó còn bị ảnhhưởng bởi chính sách quản lý ngoại tệ của Nhà nước

Trang 28

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH THANH

HÓA

2.1 Giới thiệu chung về cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng

Thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Thanh Hóa

và ngoài nước, tham gia các hoạt động mua bán ngoại tệ

Chi nhánh NH TMCP Đông Nam Á Thanh Hóa là một chi nhánh ngânhàng mới được thành lập nên quy mô hoạt động còn nhỏ nhân sự còn hạn chế.Bởi vậy phương châm hoạt động của chi nhánh là gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả

và an toàn Chính phương châm này, chi nhánh SeAbank Thanh Hóa đã tự hoànthiện mình, luôn phát huy những kinh nghiệm tiếp thu được, sáng tạo năngđộng, dám nghĩ dám làm để phát triển và kinh doanh có lợi nhuận

SeAbank Thanh Hóa là chi ngánh ngân hàng cấp 1 là đơn vị trực thuộc SeAbank Việt Nam Với mạng lưới ngoài trụ sở chính gồm 2 phòng giao dịch là phòng giao dịch Nguyễn Trãi và phòng giao dịch Trường Thi

Từ khi được cấp phép hoạt động đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn khácnhau cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế đất nước, Ngân hàng cũng chịunhiều ảnh hưởng của các chính sách kinh tế trong và ngoài nước, tuy nhiên nhờ

có đường lối đúng đắn và lĩnh vực hoạt động đặc trưng riêng và những sảnphẩm cạnh tranh mà ngân hàng vẫn đứng vững qua nhiều thay đổi, phát triển

Trang 29

mạnh và có những bước đi bền vững khẳng định được thương hiệu tên tuổi củamình trong ngành ngân hàng cũng như có chỗ đứng ổn định trong nền kinh tế.

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của NH TMCP Đông Nam Á Chi nhánh Thanh Hóa.

(nguồn: phòng hành chính chi nhánh ngân hàng SeAbank Thanh Hóa)Chú thích:

Trang 30

• cro: chuyên viên

• teller: giao dịch viên

• chuyên viên kĩ thuật

Bộ máy lãnh đạo:

• Giám đốc: Ông Trịnh Xuân Thành

Đứng đầu Chi nhánh là Giám đốc, thực hiện quản lý và quyết định nhữngvấn đề về cán bộ trong bộ máy theo sự phân công uỷ quyền của tổng giám đốc.Ngoài trách nhiệm phụ trách chung, giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động của một

số chuyên đề theo sự phân công bằng văn bản của ban giám đốc Mỗi phòngnghiệp vụ ở Chi nhánh do một trưởng phòng điều hành và có phó phòng giúp việccho trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về nhiệm vụ được giao

• Phòng khách hàng doanh nghiệp : Trưởng phòng :ông Lê Xuân Huy

Nhiệm vụ: nắm bắt và điều hành chung những công việc của phòng Dưa

ra những phương án phát triển thị trường, nâng cao chất lượng phục vụ kháchhàng, tham mưu cho giám đốc

• Phòng khách hàng cá nhân :

Với chức năng thực hiện cho vay và đầu tư các dự án đối với cá nhânnhằm đem lại kết quả kinh doanh có lãi; Thẩm định, xét duyệt kiểm tra và đềxuất cho vay các dự án tín dụng theo phương pháp phân cấp tín dụng; Trực tiếpkiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay, kiểm tra tài sản đảmbảo nợ vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, thu hồi vốn và lãi cho vay.Phòng khách hàng cá nhân hiên nay chưa có trưởng phòng, mọi công việc đều

do giám đốc trực tiếp quản lý

• Phòng hỗ trợ hoạt động :

Phòng hỗ trợ hoạt động hiện nay chưa có trưởng phòng, mọi hoạt độngđều do giám đốc quản lý Phòng hỗ trợ hoạt động bao gồm các phòng ban vớichức năng hỗ trọ hoạt động cho toàn chi nhánh Bao gồm :

* Kế toán nghiệp vụ : Kiểm tra thực thu, thực chi theo chứng từ kế toán;Cân đối thanh khoản, điều chuyển vốn; Theo dõi TSCĐ, công cụ lao động ;kiểm tra chặt chẽ sự vận động của đồng vốn, đảm bảo vận động vốn đúng mục

Trang 31

đích, an toàn và đạt hiệu quả cao, có trách nhiệm theo dõi những tài khoản phátsinh từ hoạt động hàng ngày chủ yếu là về nghiệp vụ thanh toán kinh doanhtrong và ngoài ngân hàng Tổng hợp, lập các bảng biểu mẫu báo cáo, bản cânđối, trình NHNN cấp trên phê duyệt, làm việc với cơ quan thuế.

* Hành chính nhân sự : Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hành quý, đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt Làm công tác tham mưu cho Giám đốc trong việc tuyển dụng, đào

tạo nguồn nhân lực, đề bạt lương cho cán bộ công nhân viên.

* Lái xe: chuyên lái xe đưa đón giám đốc và một số cán cộ cấp cao của

chi nhanh đi cơ sở thực tế và giao dịch với khách hàng

* IT: Hỗ trợ mảng công nghệ thông tin cho toàn bộ chi nhánh.

Phòng giao dịch: + Chi nhánh Trường Thi:Ông Nguyễn Văn Huệ + Chi nhánh Nguyễn Trãi: Ông Nguyễn Ngọc Tâm Nhiêm vụ: quản lý chung các hoạt động của phòng, đề ra những phương án nâng cao lợi nhuận cho phòng nói chung và toàn bộ chi nhánh Các phòng giao dịch có chức năng huy động vốn, cho vay khách hàng cá

Trang 32

Bảng 1 Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Seabank Thanh Hóa.

Số tương đối % Tiền gửi của

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh 2011, 2012)

Các số liệu trên bảng 1 cho thấy tổng nguồn vốn huy động của chi nhánhtrong hai năm 2011 và 2012 có sự giảm xuống khá rõ rệt Đến 31/12/2012 tổngnguồn vốn huy động giảm xuống mức 5,291,019 triệu đồng, giảm 336,020 triệuđồng tương ứng với giảm 5,9% so với năm 2011 Tiền gửi của khách hàng luônchiếm tỷ trọng lớn nhất, tuy nhiên đang có xu hướng giảm xuống về số tiềncũng như về tỷ trọng trong cơ cấu vốn huy động Khoản vốn từ phát hành giấy

tờ có giá giảm nhẹ, năm 2012 giảm 0.42% so với năm trước

Nguyên nhân chủ yếu của việc sụt giảm nguồn vốn huy động là do:

- Ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, mặt khác ngân hàng cũng chủđộng cơ cấu lại nguồn vốn, trả bớt các nguồn có lãi suất cao, không ổn định

- Đối với nguồn vốn dân cư: do sự biến động mạnh về lãi suất trên thịtrường, Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực như khuyến mại, tăng lãisuất huy động… nhưng vẫn không cạnh tranh được với một số ngân hàng cổphần trên cùng địa bàn

2.1.3.2 Hoạt động cho vay

Trang 33

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì hai khâu quan trọng nhất làhuy động vốn và sử dụng vốn, nếu như huy động vốn là điều kiện cần thì sửdụng vốn là điều kiện đủ Ngân hàng bỏ chi phí ra để huy động vốn nhằm mụcđích đầu tư và cho vay, về cơ bản nguồn lợi nhuận của ngân hàng chính là khoảnchênh lệch giữa 2 nghiệp vụ sử dụng vốn và huy động vốn Nếu sử dụng vốnkhông hiệu quả sẽ dẫn đến mất khả năng chi trả lãi huy động, thua lỗ do ứ đọngvốn, thậm chí dẫn đến phá sản Chính vì thế, bên cạnh công tác huy động vốn thìviệc sử dụng vốn được các ngân hàng hết sức quan tâm

Công tác sử dụng vốn của Ngân hàng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2: Tình hình hoạt động cho vay tại Chi nhánh Seabank Thanh Hóa.

Số tuyệt đối

Số tương đối %

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2011, 2012)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy doanh số cho vay qua 2 năm qua có xuhướng tăng lên Năm 2012,doanh số cho vay tăng 881,824 triệu đồng( tươngứng tăng 15,8%) so với 2011

Năm 2012 dư nợ ngắn hạn đạt 2,858,269 triệu đồng tương ứng tăng 31%

so với năm 2011 Dư nợ cho vay trung hạn có xu hướng giảm mạnh; năm 2012

Trang 34

giảm 45,5% so với 2011 Trong khi đó, dư nợ cho vay dài hạn tăng lên đáng kể,

tỷ lệ tăng rất cao năm 2012, tỷ lệ tăng lên đến 100% (tăng gấp 2 lần)

Hai năm qua là khoảng thời gian tương đối khó khăn đối với nền kinh tếViệt Nam do phải chịu những tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, vậy

mà doanh số và dư nợ cho vay qua 2 năm của chi nhánh không suy giảm mà còntăng lên Nguyên nhân một phần là do năm 2010, 2011 Chi nhánh cho vay đốivới các dự án trọng điểm lớn, như: Dự án TCT Dầu khí Việt Nam…đồng thời

ký hợp đồng với các đối tác Lilama, Công ty XNK Intimex…giải ngân các hoạtđộng đầu tư dự án đã ký: Nhà máy đóng tàu Hạ Long…, triển khai việc ký kếtcác hợp đồng bảo đảm, làm việc với TCT Đường sắt Việt Nam, TCT Cà phêViệt Nam…vv Nhiều DN kinh doanh không có lãi, chưa thanh toán đượckhoản vay, nên khoản dư nợ tích lũy ngày một tăng cao

Về chất lượng tín dụng:

Bảng 3 : Thống kê dư nợ của các nhóm nợ từ 1 đến 5 tại Chi nhánh

(ĐVT: tỷ đồng)Nhóm

- Năm 2012, tỷ lệ nợ nhóm 5 so với tổng dư nợ là 4.25%

- Nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) năm 2012 ở mức 551.07 tỷ đồng (chiếm 9,1%/ tổng dư nợ) Trong khi tỷ lệ nợ xấu/dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng

Ngày đăng: 16/03/2015, 22:49

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w