C. THẨM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ TÍN DỤNG VÀ CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG
3.2.1 Giải pháp về quy trình thẩm định
Hiện nay, quy trình thẩm định đã được ban hành chung tại NH TMCP Đông Nam Á, quy trình này là kết quả của việc nghiên cứu của các cán bộ có trình độ, đảm bảo khoa học và theo phân cấp vì vậy cần tuân thủ đúng quy trình này để thẩm định chính xác. Phòng tín dụng cần tổ chức tham quan học tập mô hình thẩm định tại các ngân hàng bạn học tập những nét mới những nét tiến bộ để xây dựng và hoàn thiện mô hình thẩm định tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á. Thực tế do đặc điểm của các dự án đầu tư theo thời hạn( ngắn hạn, trung hạn,
dài hạn) là rất khác nhau nên cần phải có những qui trình thẩm định khác nhau phù hợp với từng loại dự án khác nhau. Tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á hiện nay chưa có một qui trình thẩm định riêng cho tùng loại dự án này mà các dự án ngắn hạn chỉ có qui trình lược bớt của qui trình áp dụng với dự án dài hạn.
3.2.2Giải pháp về nội dung thẩm định
- Về việc thẩm định hồ sơ vay vốn: Hồ sơ vay vốn của khách hàng sẽ đầy đủ và chính xác hơn nếu được kiểm toán của doanh nghiệp. Việc yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp các báo cáo đã được kiểm toán sẽ giúp các thông tin thu thập được chính xác và việc cho vay sẽ giảm bớt rủi ro, rút ngắn thời gian thẩm định, đảm bảo tính chính xác của các chỉ tiêu. Tuy nhiên khi xem xét các báo cáo do doanh nghiệp lập thì phải kiểm tra tính đúng đắn, trung thực của tài liệu theo đúng lệnh kế toán thống kê và chế độ kế toán đối với doanh nghiệp. Khi nhận hồ sơ, cán bộ thẩm định phải kiểm tra kỹ lưỡng rồi mới ký nhận nếu không sẽ ảnh hưởng đến thời gian thẩm định và chất lượng thẩm định.
- Thẩm định khách hàng vay vốn: Một doanh nghiệp có khả năng tài chính nhưng nếu người lãnh đạo không đảm bảo các yêu cầu đề ra thì doanh nghiệp đó không thể phát triển bền vững vì vậy cán bộ thẩm định phải phân tích rõ về khả năng quản trị của chủ doanh nghiệp và ban lãnh đạo doanh nghiệp. Một số tiêu chí quan trọng cần nắm bắt: uy tín của lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp, kinh nghiệm trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh…Hiện nay việc đánh giá về lãnh đạo doanh nghiệp chủ yếu mới được quan tâm qua việc xem xét bằng cấp, số năm công tác mà chưa có được một cách đánh giá cụ thể và chính xác hơn, trong trường hợp này cán bộ thẩm định có thể thu thập thông tin từ báo chí, từ các bạn hàng của doanh nghiệp, từ các cơ quan quản lý nhà nước của doanh nghiệp tai địa phương, từ cá cơ quan pháp luật như công an, toà án…Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng phải nâng cao hiểu biết pháp luật của mình vì với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì tính chất sở hữu, trách nhiệm tài sản và các vấn đề về việc đại diện, thẩm quyền quyết định của ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng khác nhau.
- Thẩm định nội dung thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp: Muốn dự báo chính xác về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để đánh giá, dự báo nhu cầu tiêu dùng trong tương lai. Một số phương pháp đánh giá như: dùng phương pháp hệ số co giãn, phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp định mức…Việc sử dụng loại phương pháp nào còn tuỳ vào loaị sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Ngoài việc tự đánh giá bằng các phương pháp trên cũng cần chú ý thu thập thông tin từ bên ngoài. Kết hợp hoặc lấy thông tin từ các Bộ, ngành có liên quan để phân tích chính xác nội dung này. Để làm tốt nội dung thẩm định này thì đòi hỏi cán bộ thẩm định phải khai thác tốt hệ thống thông tin trong và ngoài ngành ngân hàng.
- Về thẩm định yếu tố kỹ thuật của dự án: Hầu như các cán bộ đều không được đào tạo về kỹ thuật nên phần thẩm định này của ngân hàng thường được thực hiện sơ sài và dựa nhiều vào báo cáo nghiên cứu khả thi của chủ đầu tư vì vậy ngân hàng cần hợp tác với các cơ quan chuyên ngành để trợ giúp thẩm định, cần cử các cán bộ học tập thêm về kỹ thuật hoặc cử những cán bộ chuyên trách về các ngành nghề khác nhau.
- Về thẩm định chi phí: Hiện nay ở Việt Nam rất ít khi các doanh nghiệp tính toán các chi phí về môi trường khi tính toán hiệu quả của dự án. Nhưng xét trong một mục tiêu xa hơn, cùng với các quy định Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO thì việc xem xét các chi phí về môi trường có ý nghĩa kinh tế xã hội vô cùng quan trọng.