THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH, TÀI CHÍNH CỦA DN

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Thanh Hóa (Trang 40)

- Năm 2012, tỷ lệ nợ nhóm 5 so với tổng dư nợ là 4.25%.

B.THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH, TÀI CHÍNH CỦA DN

CỦA DN

(*) Bước 1: Kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn. Báo cáo đã được kiểm toán bởi một đơn vị kiểm toán độc lập chưa? Nhiều khi,báo cáo tài chính, kể cả những báo cáo đã được kiểm toán, không chỉ được mô tả theo hướng tích cực có dụng ý mà còn có thể vô tình bị sai lệch.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp doanh nghiệp gửi đến Chi nhánh báo cáo tài chính chưa qua kiểm toán (hay chưa được cơ quan Thuế xác nhận) ; không có báo cáo tài chính đầy đủ nhưng vẫn được ngân hàng cho qua để tiến hành các khâu thẩm định tiếp theo, kèm theo yêu cầu khách hàng bổ sung báo cáo vào hồ sơ. Điều này có thể bắt gặp ở một vài trường hợp có quan hệ giao dịch trước đó với ngân hàng hoặc đã giải trình lý do trước đó với ngân hàng.

Hồ sơ tài chính của doanh nghiệp để làm căn cứ thẩm định gồm có + Bảng cân đối kế toán 2 năm liền kề với thời gian xin vay cụ thể + Báo Cáo Kết quả kinh doanh và Thuyết minh báo cáo tài chính

+ Báo cáo kiểm toán tình hình tài chính tới thời điểm xin vay (nếu đã được kiểm toán).

+ Kết hợp với thông tin CIC

Ngoài những thông tin trên, CBTD sẽ đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thêm thông tin về tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có của khách hàng; liên hệ với Công ty để lấy được số liệu chi tiết như chi tiết phải thu, phải trả, chi tiết hàng tồn kho, chi tiết TSCĐ….chi tiết các khoản nợ vay..

(*) Bước 2: Phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính

Sau khi đã có đầy đủ các tài liệu cần thiết CBTD tiến hành thẩm định: - Trước tiên xem xét Tổng tài sản và tổng nguồn so với năm trước? (tăng thì có nghĩa là công ty mở rộng quy mô hoạt động KD, giảm có nghĩa là thu hẹp quy mô KD).

- Về nguồn vốn :

+ Nguồn vốn chủ sở hữu: so sánh với đầu năm: So sánh tỷ lệ % trên tổng nguồn số đầu năm và cuối năm đây là tỷ suất tự tài trợ => tỷ suất này càng cao thì tính tự chủ về tài chính của công ty càng lớn

+ Nguồn vốn kinh doanh: Tăng giảm ra sao?Nguyên nhân tăng giảm? + Tự bổ sung bằng nguồn nào?

- Nợ phải trả : tăng giảm như thế nào? ( tỷ lệ so với tổng nguồn….)

+ Nợ vay ngắn hạn : tăng giảm so đầu năm, tỷ lệ trên tổng nguồn, vay ở đâu phải có chi tiết, có nợ quá hạn hay không?

+ Phải trả người bán, người mua trả trước, phải trả khác: so sánh so với đầu năm

+ Nợ vay dài hạn: Vay ở đây? vay để đầu tư vào mục đích gì?… - Về tài sản:

+ Các khoản phải thu: phải có chi tiết và so sánh so với đầu năm (Phải thu của khách hàng, Trả trước cho người bán, Các khoản phải thu khác)

+ Hàng tồn kho: phải có chi tiết và so sánh so với đầu năm

+ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn:

+ Chi phí XDCB dở dang: Phân tích là phải so sánh và tìm nguyên nhân tăng giảm

- Các hệ số tài chính: Hệ thống các chỉ tiêu được tính toán đúng và đầy đủ 4 nhóm chỉ tiêu theo hướng dẫn của NHTMCP Đông Nam Á. Hệ thống chỉ tiêu đầy đủ như vậy nhưng đôi khi việc tính toán chỉ mang tính hình thức, nội dung phân tích chưa sâu, chỉ tập trung vào 1 vài hệ số chính như hệ số tự tài trợ, hệ số khả năng sinh lời, khả năng thanh toán..

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Thanh Hóa (Trang 40)