Nhằm bảo đảm khả năng hoàn trả nợ vay của DN và đơn giản hoá quy trình xử lý tài sản của Ngân hàng trong trường hợp KH không trả được nợ, các
DN khi đến vay vốn cần đưa ra các TSĐB phù hợp với quy định của pháp luật. Đó là các tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt của DN, tại thời điểm đem làm vật đảm bảo không xảy ra tranh chấp, nếu là BĐS thì không thuộc diện nằm trong quy hoạch hoặc đất bị lấn chiếm.
Trong trường hợp bắt buộc phải dùng TSĐB để trả nợ, DN cần nhanh chóng hợp tác với Ngân hàng trong việc xử lý tài sản; tránh trường hợp con nợ bỏ trốn, Ngân hàng không tự xử lý tài sản được, khi khởi kiện thì Toà án yêu cầu phải có mặt đương sự mới xét xử, phải chờ đợi các ban ngành khác hỗ trợ, dẫn đến việc xử lý tài sản bị đình trệ, tốn thời gian và tiền bạc.
KẾT LUẬN
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong hoạt động của NH TMCP Đông Nam Á Chi nhánh Thanh Hóa nói riêng và các ngân hàng nói chung, công tác thẩm định luôn được coi là yếu tố hết sức quan trọng. Chi nhánh Ngân Hàng đã luôn cố gắng trong việc hạn chế rủi ro, hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động tín dụng của mình tuy nhiên vẫn chưa đạt hiệu quả cao như mong đợi. Do đó, việc tìm các giải pháp cho công tác thẩm định luôn được đặt làm vấn đề cấp thiết, có tính chất lâu dài và đòi hỏi phải có sự kiên trì tìm hiểu. Vấn đề nhân lực cũng cần phải được quan tâm, bồi dưỡng thường xuyên thì công tác thẩm định mới có thể được cải thiện một cách hiệu quả, và đủ khả năng có thể xử lý các phát sinh trong hoạt động tín dụng khi môi trường kinh tế ngày càng cạnh tranh một cách khốc liệt. Bên cạnh đó, yếu tố công nghệ luôn là yếu tố song hành cùng sự phát triển của Ngân Hàng, có đổi mới công nghệ mới giúp cho Ngân Hàng làm việc một cách chuyên nghiệp hơn.
Để hoạt động kinh doanh của mình được nâng cao hơn trong thời gian sắp tới, NH TMCP Đông Nam Á Chi nhánh Thanh Hóa cần phải tiếp tục đưa ra các giải pháp cụ thể, chi tiết, có phương hướng hoạt động rõ ràng, chuyên môn nghiệp vụ cần được nâng cao hơn nữa. Không chỉ tập trung vào hoạt động tín dụng mà cần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng, nhằm giảm bớt rủi ro do hoạt động tín dụng đem lại.
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý CHO CÁC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.
- Do điều kiện khách quan, đề tài chỉ nghiên cứu thực tiễn công tác thẩm định tại NH TMCP Đông Nam Á Chi Nhánh Thanh Hóa. Khả năng tổng quát hóa kết quả nghiên cứu sẽ cao hơn nếu có thể nắm bắt được công tác thẩm định dự án đầu tư tại một số ngân hàng trong cùng hệ thống tại NH TMCP Đông Nam Á, các ngân hàng cùng địa bàn hoặc các NHTMCP khác để so sánh, đối chiếu.
- Quy mô phỏng vấn, điều tra còn nhỏ. Khả năng tổng quát hóa kết quả nghiên cứu sẽ cao hơn nếu có điều kiện mở rộng quy mô mẫu lớn hơn.
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên, Quản trị tác ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 2011.
2. Peter S.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại ( bản dịch của Trường Đại học Kinh tế quốc dân), nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 2004.
3. Một số luận văn về thẩm định tài chính dự án đầu tư