Công tác thẩm định là công tác hết sức quan trong trong ngân hàng, nó ảnh hưởng đến khả năng làm ăn, kinh doanh vốn và lợi nhuận của ngân hàng vì vậy muốn công tác này được tốt thì cần phải đầu tư đúng mức cho nó. Việc đầu tư này có thể là việc cho cán bộ đi học thêm, đi học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng khác, tăng cường chế độ cho cán bộ nhân viên khuyến khích nhân viên hăng say làm việc, làm việc có trách nhiệm hơn.
3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chínhdự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Thanh Hóa
3.3.1 Với chính phủ và các bộ ngành liên quan
Chính phủ phải có những quy định để tăng cường tính công khai trong hoạt động kế toán tài chính.Nếu báo cáo tài chính không minh bạch sẽ làm biến dạng, sai lệch các chỉ tiêu kết quả. Do đó, Chính phủ càn phải ban hành quy chế bắt buộc và công khai kiểm toán doanh nghiệp.
Đề nghị các Bộ, ngành địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong việc phê duyệt thẩm định các dự án vì nội dung dự án gồm nhiều khía cạnh có quan hệ
chặt chẽ với nhau, các Bộ cần tham gia thẩm định dự án trên các khía cạnh, sự phân phối này nhằm nâng cao trách nhiệm của từng bộ phận thẩm định dự án.
Cần tạo khung pháp lý chặt chẽ hơn nữa. Các công ty kiểm toán phải chịu trách nhiệm trước đánh giá của mình.
3.3.2 Với ngân hàng nhà nước
a/ Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng Việt Nam hiện nay
Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ tín dụng DN đối với nền kinh tế nói chung, vấn đề đặt ra là NHNN cần xây dựng một hệ thống luật điều chỉnh nghiệp vụ tín dụng sao cho phù hợp với tình hình mới, vừa giúp cho các Ngân hàng quản lý công tác tín dụng được tốt hơn, vừa tạo điều kiện cho các DN có thể dễ dàng tiếp cận được vốn vay:
Thứ nhất, việc hoàn thiện và thống nhất Luật Ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng là vấn đề được ưu tiên hàng đầu, bởi đây chính là nền tảng, cơ sở cho các hoạt động tín dụng của các ngân hàng Việt Nam.
Thứ hai, việc thống nhất nội dung giữa các quy định về Giao dịch bảo đảm cũng rất cần thiết để tránh cho Ngân hàng và KH gặp khó khăn trong quá trình chứng thực TSĐB giữa hai bên, từ đó việc cấp tín dụng được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Xây dựng và quy chuẩn quy chế trong công tác phân tích tín dụng nói chung và công tác thẩm định cho vay theo dự án đầu tư nói riêng theo hướng thống nhất kết hợp với các cơ quan khoa học, bộ kế hoạch đầu tư, giúp cho các ngân hàng tham chiếu phục vụ công tác thẩm định.
Ngoài ra, NHNN có thể đề ra những chính sách tín dụng thích hợp cho từng thời kỳ, từng Ngân hàng cụ thể, đảm bảo được hoạt động liên tục của các Ngân hàng, nâng cao năng lực hoạt động, tính chuyên nghiệp và chất lượng của các sản phẩm dịch vụ, đồng thời giảm thiểu những rủi ro tín dụng không đáng có, gây tổn thất về mặt tài chính và ảnh hưởng đến uy tín và sức cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam so với những ngân hàng nước ngoài khác.
b/ Tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước (CIC)
Trung tâm thông tin tín dụng có chức năng thu thập và cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng cho các Ngân hàng, các TCTD và tổ chức cá nhân khác nhằm góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng, phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng và đảm bảo phát triển kinh tế xã hội. Hiện tại, hoạt động của Trung tâm đã đạt những kết quả đáng khích lệ, cung cấp cho các TCTD về thông tin của các DN cả trong và ngoài nước, về tình hình biến động trên thị trường… Tuy vậy, do nhu cầu thực tế quá lớn nên Trung tâm chưa thể đáp ứng được vì lượng thông tin thu thập được chưa đầy đủ và kịp thời. Do đó, để công tác thu thập và xử lý thông tin đạt hiệu quả cao hơn cần:
- Đổi mới công nghệ thông tin, tăng cường trang bị các phương tiện hiện đại cho Trung tâm để tạo điều kiện tốt hơn trong việc thu thập, cung cấp và xử lý thông tin kịp thời, đầy đủ.
- Tích cực phối hợp với các TCTD trong việc thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin nhằm tạo dựng kho dữ liệu cho hệ thống thông tin tín dụng Ngân hàng. Cần kết hợp với các tổ chức khác như bộ kế hoạch đầu tư, tổng cục thống kê… để đưa ra những thông tin đa dạng và phong phú hơn nữa về mọi ngành trong nền kinh tế.
- Phát triển mạnh mẽ dịch vụ chia sẻ thông tin quan hệ tín dụng của KH vay. Ngoài việc thu thập thông tin phục vụ yêu cầu quản lý của NHNN và các Ngân hàng khác, Trung tâm tín dụng có thể hỗ trợ các DN và tổ chức khác có nhu cầu thông tin để nắm chắc hơn về KH của mình.
3.3.3 Với ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á là đầu não, chỉ đạo và quản lý hoạt động của các chi nhánh, trong đó có Chi nhánh Thanh Hóa. Chính vì vậy sự hỗ trợ, tư vấn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh hoạt động hiệu quả, góp phần làm vững mạnh cả hệ thống.
- Ngân hàng TMCP Đông Nam Á nên tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề thẩm định tín dụng,thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ, để các cán bộ thẩm định của các Chi nhánh có điều kiện trao đổi kinh nghiệm công tác và nâng cao trình độ.
- Tăng cường hoạt động thanh tra kiểm tra kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh các hoạt động của Chi nhánh và đội ngũ cán bộ công nhân viên.
- Tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo mặt bằng giao dịch, tăng cường theo hướng hiện đại hóa các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh
- Chú ý hơn đến công tác quản lý rủi ro, hỗ trợ các Chi nhánh trong việc thu hồi nợ xấu
3.3.4 Với các khách hàng
- Tuân thủ theo quy định của Ngân hàng
Trước hết, khi tham gia quan hệ tín dụng với Ngân hàng, khách hàng cần thực hiện đúng các cam kết với Ngân hàng. Điều quan trọng nhất là tính tự giác chấp hành các quy định về việc xin cấp tín dụng của KH, chẳng hạn như cung cấp các tài liệu có chất lượng phục vụ cho việc thẩm định tín dụng; áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay hợp lý; sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả; trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng… Tuyệt đối không được có những hành vi sai trái như vi phạm các nguyên tắc tín dụng, cố tình không trả nợ đến hạn, làm giả giấy tờ, hồ sơ nhằm tạo lòng tin đối với Ngân hàng… Những trường hợp vi phạm này sẽ bị Ngân hàng áp dụng các biện pháp theo pháp luật, thậm chí khởi kiện lên tòa án. Ngoài ra, các DN cũng cần giữ mối quan hệ chặt chẽ với Ngân hàng và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của Ngân hàng, một mặt giúp cho DN duy trì được nguồn tài trợ kịp thời và mang tính lâu dài, mặt khác được hưởng những ưu tiên, ưu đãi từ Ngân hàng trong việc tái cấp tín dụng.