Để có thể thấy rõ được tầm quan trọng cũng như thựctrạng của hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt tại các NHTM hiện nay,em quyết định lựa chọn đề tài “Hoạt động thanh toán nộ
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN NỘI ĐỊA KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Đặc điểm và vai trò của thanh toán nội địa không dùng tiền mặt 3
1.1.1 Thanh toán nội địa không dùng tiền mặt 3
1.1.2 Đặc điểm của thanh toán nội địa không dùng tiền mặt 4
1.1.3 Vai trò của thanh toán nội địa không dùng tiền mặt 4
1.1.3.1 Vai trò của TTNĐKDTM đối với nền kinh tế 4
1.1.3.2 Vai trò của TTNĐKDTM đối với NHTM 5
1.2 Hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt trong NHTM 6
1.2.1 Chủ thể tham gia 6
1.2.2 Các hình thức thanh toán nội địa không dùng tiền mặt trong NHTM 7
1.2.2.1 Thanh toán bằng Séc 7
1.2.2.2 Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi-Chuyển tiền (UNC-CT) 10
1.2.2.3 Thanh toán bằng ủy nhiệm thu (UNT) 11
1.2.2.4 Thanh toán bằng thẻ thanh toán 12
1.2.2.5 Các hình thức thanh toán khác 15
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt 16
1.2.3.1 Nhóm tiêu chí định tính 16
1.2.3.2 Các chỉ tiêu định lượng 17
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TTNĐKDTM của các NHTM 19
1.4.1 Các yếu tố khách quan 19
1.4.2 Các yếu tố chủ quan 21
Trang 2CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTNĐ KDTM TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH HÀ NỘI 24
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Hà Nội 24
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng 24
2.1.2 Giới thiệu về Đông Á Bank - chi nhánh Hà Nội 25
2.1.3 Kết quả hoạt động của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội những năm gần đây 27
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội (2010-2012) 28
2.1.3.2 Hoạt động cho vay của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội (2010-2012) 29
2.1.3.3 Hoạt động thanh toán của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội (2010-2012) 31
2.2 Thực trạng hoạt động TTNĐKDTM tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 33
2.2.1 Tổ chức hoạt động TTNĐKDTM tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 33
2.2.2 Tình hình TTNĐKDTM tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội (2010-2012) 34
2.2.2.1 Hình thức thanh toán bằng Séc 37
2.2.2.2 Hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm chi - Chuyển tiền (UNC-CT) 38
2.2.2.3 Hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm thu (UNT) 39
2.2.2.4 Thanh toán bằng thẻ thanh toán 40
2.2.2.5 Các phương thức thanh toán khác 42
2.2.3 Đánh giá kết quả hoạt động TTNĐ KDTM tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 42
CHƯƠNG 3: CÁC PHÁT HIỆN NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG GẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI VỀ HOẠT ĐỘNG TTNĐKDTM TRONG NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH HÀ NỘI 45
3.1 Những phát hiện nghiên cứu 45
3.1.1 Những kết quả làm được 45
3.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân 47
3.2 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội 48
KẾT LUẬN 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Quy trình thanh toán bằng Séc thông thường 8
Sơ đồ 1.2 Quy trình thanh toán bằng Séc bảo chi 10
Sơ đồ 1.4 Quy trình thanh toán bằng Ủy nhiệm thu 12
Sơ đồ 1.5 Quy trình thanh toán bằng Thẻ thanh toán 14
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 25
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ của chi nhánh Hà Nội 31Hình 2.2 Cơ cấu TTNĐKDTM tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 36Hình 2.3 Cơ cấu thanh toán bằng séc tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 37Hình 2.4 Cơ cấu thanh toán bằng UNC - CT tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 39
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 27Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 28Bảng 2.3 Kết quả hoạt động cho vay của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 30Bảng 2.4 Tình hình thanh toán tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 32Bảng 2.5 Doanh số TTNĐKDTM tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 35Bảng 2.6 Thanh toán bằng Thẻ thanh toán tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 41Bảng 2.7 Kết quả hoạt động TTNĐ KDTM tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 42
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ viết đầy đủ Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
Trang 5ABC Automatic Banking center SXKD Sản xuất kinh doanh
ATM Automated teller machine TCTD Tổ chức tín dụng
KDTM Không dùng tiền mặt TMCP Thương mại cổ phần
NHTM Ngân hàng thương mại TT Thanh toán
NHNN Ngân hàng nhà nước TTKDTM Thanh toán không dùng
tiền mặtLNST Lợi nhuận sau thuế TTNĐKDTM Thanh toán nội địa không dùng tiền mặt
PGĐ Phòng giao dịch UNC-CT Ủy nhiệm chi- Chuyển tiền
ROA Tỷ lệ sinh lời bình quân
ROE Tỷ lệ sinh lời vốn chủ sở hữu UNT Ủy nhiệm thu
Smartlink Hệ thống thanh toán trực tuyến VNBC VietNam Bank Card
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Tài chính Ngân hàng - Trường Đạihọc Thương Mại, chúng em đã được trang bị cho mình về lý luận kinh tế và bài giảngcủa thầy cô về các vấn đề tài tài chính, ngân hàng, tiền tệ, chứng khoán…tuy nhiên, lýthuyết phải đi đôi với thực hành thì mới phát huy được hiệu quả Vì vậy, Nhà trường
đã tạo điều kiện cho chúng em đi thực hành trong mười ba tuần tại ngân hàng Thươngmại cổ phần Đông Á - chi nhánh Hà Nội
Sau thời gian thực tập tại ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Hà Nội, bài khóaluận với đề tài: “Hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt tại Ngân hàngTMCP Đông Á chi nhánh Hà Nội” đã được hoàn thành Bên cạnh sự nỗ lực của bảnthân, em luôn nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các anh chị nhân viênngân hàng về kiến thức cũng như những kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu đề tàinày Em xin chân thành cảm ơn:
Các thầy cô Trường Đại học Thương mại, đặc biệt là thầy cô khoa Tài chính Ngân hàng đã trang bị cho em kiến thức nền tảng vững chắc về kinh tế và những kiếnthức chuyên sâu về ngành học tài chính - ngân hàng
Ths Nguyễn Thị Liên Hương đã tận tình hướng dẫn em trong đợt thực tập tổnghợp và hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập tổng hợp
- TS Nguyễn Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn em trong đợt thực tập chuyên sâu,giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp
- Anh Nguyễn Khắc Quân nhân viên Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội - PGDLong Biên là người trực tiếp hướng dẫn em thực tập, truyền đạt những kinh nghiệm viếtkhóa luận, đồng thời cùng em thu thập thông tin, số liệu của ngân hàng và phân tích
- Giám đốc chi nhánh ông Trần Đạo Vũ và Phó Giám Đốc PGĐ Nguyễn ThịDiệu Linh cùng với các anh chị nhân viên ngân hàng đã tạo điều kiện cho em có cơ hộithực hành và học hỏi kinh nghiệm làm việc, nâng cao kĩ năng chuyên môn nghiệp vụcủa mình
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài.
Việt Nam đã và đang chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có
sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước để đáp ứng yêu cầu lưu thông hàng hoá một cáchnhanh nhất thì hình thức thanh toán nội địa không dùng tiền mặt ra đời Tuy nhiên,thực trạng thanh toán trong nền kinh tế của nước ta vẫn là sử dụng quá nhiều tiền mặt.TTNĐKDTM chưa phát triển kịp thời với nhịp phát triển chung của các nước trên thếgiới đặc biệt nó chưa được phổ biến trong tầng lớp dân cư.Thực trạng này là một trởngại lớn đối với nền kinh tế Việt Nam khi đang trong quá trình mở cửa để hội nhập vớikhu vực và thế giới nói chung và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng Thêmvào đó là sự cạnh tranh giữa các NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần của Việt Namvới các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài ngày càng gay gắt hơn Chính
vì vậy đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ các hoạt động ngânhàng theo xu hướng hội nhập nâng cao năng lực cạnh tranh Những năm gần đây, cácNHTM Việt Nam đã tập trung nhiều giải pháp để mở rộng và hiện đại hoá dịch vụ thanhtoán, đặc biệt là TTNĐKDTM, một mặt đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, của dân cư; mộtmặt tăng thu nhập từ dịch vụ, tăng lợi nhuận cho mỗi hoạt động TTNĐKDTM, một nộidung quan trọng của chương trình cơ cấu lại các hoạt động của mình
Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội, em nhận thấytrong những năm gần đây, hoạt động TTNĐKDTM là một trong những hoạt độngđược ngân hàng rất chú trọng và quan tâm phát triển Số liệu thống kê trong 3 năm gầnđây cho thấy, Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội là chi nhánh đi tiên phong trongviệc đẩy mạnh hoạt động TTNĐKDTM Các phương thức thanh toán ngày càng đadạng và phong phú, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên, bên cạnhnhững thành tựu đã đạt được thì hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánhvẫn còn những tồn tại yếu kém Để có thể thấy rõ được tầm quan trọng cũng như thựctrạng của hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt tại các NHTM hiện nay,em
quyết định lựa chọn đề tài “Hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội” làm đề tài để phân tích và nghiên cứu.
Trang 82 Mục đích nghiên cứu.
Hệ thống những lý thuyết cơ bản nhất về hoạt động TTNĐKDTM tại ngân hàngthương mại; làm rõ vai trò và sự khác biệt của từng hình thức TTNĐKDTM đang được
sử dụng tại các NHTM ở Việt Nam
Dựa vào số liệu từ năm 2010-2012 để phân tích thực trạng hoạt độngTTNĐKDTM tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội nhằm phát hiện những điểmmạnh-hạn chế của quá trình thanh toán nói chung và từng phương thức thanh toán nóiriêng
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quá trình TTNĐKDTM tạingân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian nghiên cứu: tại Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Hà Nội
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến 2012
4 Phương pháp nghiên cứu.
Bài kháo luận này em sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm: thống kêcác số liệu về tình hình thanh toán không dùng tiền mặt của chi nhánh và các số liệukhác có liên quan để từ đó tổng hợp, phân tích đánh giá rút ra kết luận Ngoài ra, khóaluận cũng sử dụng phương pháp phân tích định tính, phân tích định lượng, phươngpháp so sánh và phương pháp suy luận
5 Kết cấu khóa luận.
Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu sơ đồ và hình vẽ, danh mục từviết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung chính của khóaluận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt
của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt của
ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Hà Nội.
Chương 3: Các phát hiện nghiên cứu và hướng giải quyết các vấn đề tồn tại về
hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt của ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Hà Nội.
Trang 9CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN NỘI ĐỊA
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1 Đặc điểm và vai trò của thanh toán nội địa không dùng tiền mặt.
1.1.1 Thanh toán nội địa không dùng tiền mặt.
Thanh toán qua ngân hàng
Thanh toán qua ngân hàng là việc thực hiện chi trả bằng tiền giữa bên có nghĩa vụphải chi trả đối với bên được thụ hưởng thông qua vai trò trung gian của ngân hàng
Có thể chia hoạt động thanh toán qua NHTM ra thành các loại khác nhau tùy theo tiêuthức phân loại
Căn cứ vào chủ thể tham gia quan hệ thanh toán: Hoạt động thanh toán qua các
ngân hàng bao gồm các hoạt động thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng và hoạtđộng thanh toán liên ngân hàng
Hoạt động thanh toán liên ngân hàng là hoạt động thanh toán giữa các ngân hàngthương mại với nhau hoặc giữa các ngân hàng thương mại với ngân hàng Nhà nước
Căn cứ vào chứng từ sử dụng trong thanh toán: Gồm các hoạt động thanh toán
qua chứng từ giấy và chứng từ điện tử
Căn cứ vào phương tiện thanh toán: Hoạt động thanh toán tại các ngân hàng thương
mại gồm thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản)
Căn cứ vào phạm vi thanh toán: Hoạt động thanh toán tại các ngân hàng thương
mại gồm hoạt động thanh toán nội địa và hoạt động thanh toán quốc tế
Thanh toán nội địa không dùng tiền mặt.
Thanh¿á n kh ô ng d ù ng ti ề n m ặt¿(1)là phương thức thanh toán trong đó không có sựxuất hiện của tiền mặt, nó được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của ngườichi trả để chuyển sang tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng hoặc bằngcách bù trừ lẫn nhau thông qua các ngân hàng
Thanh toán không dùng tiền mặt còn được hiểu là một phương thức thanh toánhiện đại trong các phương thức thanh toán qua ngân hàng được thực hiện dựa vào cácchứng từ hợp pháp như ủy nhiệm chi, nhờ thu, thẻ thanh toán, séc…để trích chuyểntiền từ tài khoản này sang tài khoản khác
Thanh toán không dùng tiền mặt gồm hai hình thức là thanh toán nội địa khôngdùng tiền mặt và thanh toán quốc tế không dùng tiền mặt.Theo đó, thanh toán nội địa
Trang 10không dùng tiền mặt là phương thức thanh toán qua ngân hàng không dùng tiền mặt
mà tại đó mọi giao dịch về thanh toán đều được phát sinh trong một quốc gia
1.1.2 Đặc điểm của thanh toán nội địa không dùng tiền mặt.
Hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt mang đầy đủ ba đặc điểm củaTTKDTM là:
Một là, TTKDTM sử dụng tiền ghi sổ hay còn gọi là bút tệ Đây là đặc điểm cơ
bản nhất của TTKDTM, việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích tiền từ tàikhoản tiền gửi của người phải trả sang tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng tại ngânhàng Vì vậy để TTKDTM khách hàng bắt buộc phải có tài khoản tại ngân hàng
Hai là, Trong TTKDTM mỗi khoản thanh toán phải có ít nhất ba bên tham gia là
người trả tiền, người nhận tiền và trung gian thanh toán (ngân hàng thương mại)
Ba là, khi tiến hành các nghiệp vụ TTKDTM phải sử dụng các chứng từ thanh
toán riêng Chứng từ thanh toán ở đây là các phương tiện chuyển tải các điều kiệnthanh toán và được sử dụng làm căn cứ thực hiện việc chi trả Chứng từ thanh toángồm các lệnh thu, lệnh chi do chính người nhận tiền, người trả tiền hoặc trung gianthanh toán lập ra, có thể lập dưới hình thức chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử
Ngoài ra, TTNĐKDTM có một đặc điểm riêng là phạm vi thực hiện giao dịch chỉtrong một quốc gia
1.1.3 Vai trò của thanh toán nội địa không dùng tiền mặt.
1.1.3.1 Vai trò của TTNĐKDTM đối với nền kinh tế.
Thanh toán nội địa không dùng tiền mặt đã và đang trở thành phương tiện thanhtoán phổ biến, được nhiều quốc gia trên thế giới khuyến khích sử dụng, đặc biệt là đốivới các giao dịch thương mại, các giao dịch có giá trị và khối lượng lớn Nó đóng vaitrò quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng như sự phát triểncủa nền kinh tế Cụ thể:
Thanh toán nội địa không dùng tiền mặt là quá trình thanh toán không có sự xuấthiện của tiền mặt, được thực hiện bằng cách trích chuyển tiền từ tài khoản của ngườichi trả vào tài khoản của người thụ hưởng Do đó, nó góp phần tạo điều kiện cho quátrình thanh toán được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, an toàn…từ đó sẽ thúc đẩy sảnxuất và lưu thông hàng hóa Thanh toán vừa là khâu mở đầu, vừa là khâu kết thúc mộtchu kì sản xuất kinh doanh Vì vậy, nếu tổ chức tốt khâu thanh toán sẽ làm tăng sự vậnđộng của tiền vốn và vật tư, giúp cho các doanh nghiệp thu được vốn nhanh hơn để
Trang 11phục vụ cho chu kì sản xuất kinh doanh sau, cũng tức là thúc đẩy quá trình tái sản xuấtkhông ngừng phát triển.
Khi thanh toán nội địa không dùng tiền mặt, khách hàng phải mở tài khoản tạingân hàng và ký thác vốn của mình vào đó Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngânhàng kiểm soát được một phần lượng tiền trong nền kinh tế Hơn nữa, nó còn đánh giáđược khả năng tài chính, sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng như tổng thểnền kinh tế
Thanh toán nội địa không dùng tiền mặt góp phần giảm tỉ trọng tiền mặt lưuthông, từ đó có thể tiết kiệm được chi phí lưu thông như in ấn, phát hành, bảo quản,vận chuyển, kiểm đếm Hơn nữa, TTNĐKDTM làm giảm nhẹ khâu kế hoạch và điềuhòa lưu thông tiền tệ, tăng sức mua của đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần làmcho lưu thông tiền tệ ổn định để tăng trưởng và phát triển nền kinh tế
Ngoài ra, thanh toán không dùng tiền mặt cung cấp cho các chủ thể thanh toánnhững công cụ thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và an toàn Thay vì luôn phải đemtheo tiền mặt để thanh toán họ chỉ cần sử dụng một trong số các hình thức thanh toánnội địa như: thẻ thanh toán, séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi các phương thức thanhtoán này được thực hiện một cách nhanh chóng, linh hoạt và có thể đảm bảo an toàncho các chủ thể tránh được các rủi ro mất trộm, nhầm lẫn, giảm thời gian thanh toán,kiểm đếm, chi phí bảo quản tiền mặt
1.1.3.2 Vai trò của TTNĐKDTM đối với NHTM
Hiện nay, ngân hàng trở thành trung tâm tiền tệ - tín dụng - thanh toán trong nềnkinh tế Và TTNĐKDTM đóng vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ vào thànhcông này của ngân hàng vì nó tác động tới tất cả các hoạt động kinh doanh của ngânhàng như: thanh toán, tín dụng, huy động vốn Cụ thể:
Thanh toán nội địa không dùng tiền mặt góp phần mở rộng đối tượng thanh toán,tăng doanh thu từ phí thanh toán TTNĐKDTM tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hoá,dịch vụ một cách an toàn, hiệu quả, chính xác, tin cậy và tiết kiệm được thời gian, chiphí Trên cơ sở đó tạo niềm tin cho công chúng vào hoạt động của hệ thống ngân hàng,thu hút người dân và doanh nghiệp tham gia thanh toán qua ngân hàng Như vậy,TTNĐKDTM giúp ngân hàng thực hiện việc mở rộng đối tượng thanh toán, phạm vithanh toán (trong và ngoài nước) và tăng doanh số thanh toán, tăng doanh thu từ phíthanh toán, tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Trang 12Thanh toán nội địa không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho hoạt động huy độngvốn của ngân hàng TTNĐKDTM không những làm giảm được chi phí lưu thông màcòn bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng thông qua hoạt động mở tài khoản thanh toáncủa các tổ chức và cá nhân Như vậy, ngân hàng sẽ luôn có một lượng tiền nhất địnhtạm thời nhàn rỗi trên các tài khoản này với chi phí thấp Nếu sử dụng nguồn vốn nàythì ngân hàng không chỉ kiếm được lợi nhuận, giành lợi thế trong cạnh tranh mà cònmang lại lợi ích rất lớn cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Thanh toán nội địa không dùng tiền mặt còn thúc đẩy quá trình cho vay Nhờ cónguồn vốn tiền gửi không kì hạn, ngân hàng còn có cơ hội để tăng lợi nhuận cho mìnhbằng cách cấp tín dụng cho nền kinh tế Ngân hàng thu hút được nguồn vốn với chi phíthấp nên trên cơ sở đó hạ lãi suất tiền vay, khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhânvay vốn ngân hàng để đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh có lãi Mặt khác, thôngqua TTNĐKDTM, ngân hàng có thể đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh, kếtquả kinh doanh của các doanh nghiệp Từ đó giúp ngân hàng an toàn trong kinh doanh,góp phần hạn chế rủi ro và nâng cao được hiệu quả hoạt động đầu tư tín dụng, thúc đẩysản xuất kinh doanh
Thanh toán nội địa không dùng tiền mặt giúp cho NHTM thực hiện chức năngtạo tiền Trong thưc tế nếu thanh toán bằng tiền mặt, thì sau khi lĩnh tiền mặt ra khỏingân hàng, số tiền đó không còn nằm trong phạm vi kiểm soát của ngân hàng Nhưngnếu TTNĐKDTM thì ngân hàng thực hiện trích chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi củangười phải trả sang cho người thụ hưởng hoặc bù trừ giữa các tài khoản của cácNHTM với nhau Như vậy, thực chất của cơ chế tạo tiền của hệ thống ngân hàng là tổchức thanh toán qua ngân hàng và cho vay bằng chuyển khoản.Vì vậy, khiTTNĐKDTM càng phát triển thì khả năng tạo tiền càng lớn, tạo cho ngân hàng lợinhuận đáng kể
1.2 Hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt trong NHTM.
1.2.1 Chủ thể tham gia.
Khác với thanh toán quốc tế, chủ thể tham gia giao dịch TTNĐKDTM phải ởtrong phạm vi một vùng, một quốc gia Và mỗi giao dịch phải có ít nhất ba tham gia
đó là:
Một là người trả tiền: là người mua hàng, người nhận dịch vụ, người nộp thuế, trả
nợ hoặc là người chuyển nhượng một khoản tiền nào đó.Người trả tiền đóng vai tròquyết định trong quá trình thanh toán Người trả tiền có nhiệm vụ trả tiền đúng hạn,
Trang 13tôn trọng những thủ tục cần thiết như lập - nộp chứng từ thanh toán theo mẫu và theothời hạn đúng quy định Người trả tiền có quyền từ chối thanh toán nếu các chủ thểkhác vi phạm cam kết hay những quy định.
Hai là Người nhận tiền (hay còn gọi là người thụ hưởng): là người được hưởng
một khoản tiền nào đó do đã giao hàng, cung ứng dịch vụ hoặc do luật quy định hoặc
do thiện chí của một người khác Nếu người thụ hưởng là người cung ứng hàng hóadịch vụ thì cơ sở để thanh toán là các chứng từ liên quan đến giao nhận hàng hóa vàcung ứng dịch vụ Nếu người nhận tiền là chủ nợ thì cơ sở thanh toán là các hợp đồngtín dụng hay kế ước nhận nợ Người thụ hưởng cũng có thể là người thứ ba do ngườicung cấp hàng hóa chỉ định
Ba là Trung gian thanh toán Trong TTNĐKDTM, trung gian thanh toán là các
ngân hàng thương mại NHTM cung cấp các dịch vụ thanh toán cho người trả tiền,người nhận tiền và hưởng phí dịch vụ thanh toán Trong hoạt động này, ngân hàng vừa
là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoản thanh toán Chỉ có ngân hàng,người quản lý tài khoản tiền gửi của các khách hàng mới được quyền trích chuyểnnhững tài khoản này theo các nguyên tắc chuyên môn đặc thù như là một nghiệp vụriêng của mình
1.2.2 Các hình thức thanh toán nội địa không dùng tiền mặt trong NHTM.
1.2.2.1 Thanh toán bằng Séc
Séc là một lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu do ngân hàng Nhànước quy định yêu cầu đơn vị thanh toán trích ra một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanhtoán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc người cầm Séc
Séc là phương tiện thanh toán được áp dụng rộng rãi ở tất cả các nước trên thếgiới Quy tắc sử dụng séc được chuẩn hóa trên luật thương mại quốc gia và công ướcquốc tế Tại Việt Nam hiện nay (theo quyết định 30/2006/ QĐ- NHNN) thời hạn hiệulực thanh toán của séc là 30 ngày kể từ ngày ký phátđến khi người thụ hưởng nộp sécvào ngân hàng xin thanh toán, tính cả ngày lễ và chủ nhật Nếu quá thời hạn trên thì tờséc không còn giá trị
Séc gồm nhiều loại tùy theo phương thức phân chia.
Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng Séc: Gồm 3 loại là séc rút tiền mặt, séc chuyển
khoản và séc thanh toán bằng tiền mặt
Séc rút tiền mặt: là loại séc để rút tiền mặt tại ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoảngửi tiền hoặc các chi nhánh, đại lí của ngân hàng đó
Trang 14Người trả tiền
Ngân hàng phục vụ người trả tiền Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng
Người thụ hưởng (1)
Séc thanh toán bằng tiền mặt: là loại séc thanh toán được phát hành để thanh toánbằng tiền mặt cho người hưởng lợi Loại séc này thường ghi rõ chữ “tiền mặt” ở mặttrước của tờ séc và không có hai vạch chéo song song
Nếu căn cứ vào khả năng chuyển nhượng: Gồm 3 loại là séc kí danh (không được
chuyển nhượng); Séc theo lệnh (được chuyển nhượng thông qua thủ tục kí hậu ở mặtsau của séc) và séc không ghi danh (chuyển nhượng tự do)
Nếu căn cứ vào khả năng thanh toán của tờ séc thì séc gồm 2 loại là séc thông
thường (séc chuyển khoản) và séc bảo chi Đây cũng là hai loại séc được sử dụngtrong hoạt động thanh toán ở Việt Nam hiện nay
Quy trình thanh toán
Đối với séc thông thường (séc chuyển khoản): Đây là loại séc do chủ tài khoản
phát hành và trực tiếp giao cho người thụ hưởng khi nhận hàng hóa, dịch vụ cung ứng.Séc chuyển khoản có phạm vi thanh toán: Giữa hai khách hàng mở tài khoản tại cùngmột ngân hàng hoặc là hai khách hàng mở tại hai ngân hàng thanh toán khác nhaunhưng trên cùng một địa bàn tham gia thanh toán bù trừ Khả năng thanh toán của sécphụ thuộc vào số dư tài khoản tiển gửi của người phát hành séc khi tờ séc quay trở lạingân hàng phục vụ đơn vị phát hành
Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán bằng Séc thông thường
1 Sau khi nhận được hàng hóa dịch vụ, người trả tiền phát hành séc giao chongười thụ hưởng
2 Người thụ hưởng sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tờ séc sẽ lập 3 liênbảng kê nộp séc cùng tờ séc nộp vào ngân hàng phục vụ mình xin thanh toán (người
Trang 15thụ hưởng cũng có thể nộp trực tiếp bảng kê nộp séc kèm theo tờ séc vào ngân hàngphục vụ người trả tiền để đòi tiền).
3 Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra (nếu lập bảng kê có gì sai sót hoặc có các tờséc không hợp lệ, quá thời hạn hiệu lực thanh toán thì từ chối thanh toán) sau đóchuyển các tờ séc và bảng kê nộp séc cho ngân hàng phục vụ người trả tiền
4 Ngân hàng phục vụ người trả tiền sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tờséc và số dư tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản sẽ tiến hành trích tài khoản của ngườitrả tiền và báo Nợ cho họ
5 Ngân hàng phục vụ người trả tiền dùng các liên bảng kê nộp séc lập chứng từthanh toán bù trừ và chuyển cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thanh toáncho người thụ hưởng
6 Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng tiếp nhận các bảng kê nộp séc (thông quathanh toán bù trừ) sẽ ghi Có vào tài khoản cho người thụ hưởng và báo cho họ
Đối với séc bảo chi: Đây là tờ séc chuyển khoản thông thường nhưng được ngân hàng
đảm bảo chi trả bằng cách trích trước số tiền ghi trên tờ séc từ tài khoản của bên trả tiềnđưa vào một tài khoản riêng (tài khoản tiền ký gửi đảm bảo thanh toán séc) được ngânhàng làm thủ tục bảo chi và đánh dấu bảo chi séc trước khi giao séc cho khách hàng
Khả năng thanh toán của séc bảo chi rộng hơn séc chuyển khoản và được đảmbảo, không xảy ra tình trạng phát hành qua số dư Mỗi lần phát hành séc bảo chi, chủtài khoản lập 2 liên giấy yêu cầu bảo chi séc kèm theo tờ séc có ghi đầy đủ các yếu tố,trực tiếp nộp vào ngân hàng (hoặc kho bạc) nơi mình mở tài khoản
Hai chủ thể tham gia thanh toán có thể mở tài khoản thuộc cùng một ngân hànghoặc mở tài khoản ở hai ngân hàng khác nhau nhưng có tham gia thanh toán bù trừ Về
cơ bản quy trình luân chuyển chứng từ trong trường hợp này giống như séc chuyểnkhoản, tuy nhiên có sự khác nhau về tài khoản hạch toán
Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán bằng Séc bảo chi
(2)
Trang 161a Căn cứ vào hợp đồng, người trả tiền phát hành séc và yêu cầu bảo chi mangđến ngân hàng phục vụ mình đề nghị bảo chi séc.
1b Ngân hàng đối chiếu séc và yêu cầu bảo chi, kiểm tra số dư tài khoản tiền gửicủa người phát hành séc Nếu đủ điều kiện thì trích tiền từ tài khoản tiền gửi của ngườitrả tiền vào tài khoản tiền kí gửi đảm bảo thanh toán séc và đóng dấu “bảo chi” lên sécrồi giao cho khách hàng
2 Người trả tiền giao nộp séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hóa, dịch vụ
3 Người thụ hưởng sau khi kiểm tra tính hợp lệ của séc, lập 3 liên bảng kê, nộpséc cùng các giấy tờ séc vào ngân hàng mình phục vụ mình để thanh toán
4 Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng kiểm tra tình hợp lệ hợp pháp của séc
và các giấy tờ liên quan, nếu hợp lệ thì ghi Có vào tài khoản tiền gửi của người thụhưởng
5 Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng thông báo cho ngân hàng phục vụ ngườitrả tiền biết về việc đã trả tiền cho người thụ hưởng
6 Ngân hàng phục vụ người trả tiền tất toán tài khoản “tiền gửi séc bảo chi”
1.2.2.2 Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi-Chuyển tiền (UNC-CT).
Uỷ nhiệm chi (UNC) là lệnh viết của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng phục vụ
mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình chuyển vào tài khoản củangười thụ hưởng Ủy nhiệm chi được sử dụng ngày một rộng rãi với các ưu thế nổibật: an toàn, hiệu quả và đặc biệt thuận tiện dưới sự trợ giúp của các thành tựu pháttriển trong lĩnh vực công nghệ tin học ủy nhiệm chi có thể được xử lý dưới dạng cácchứng từ điện tử
Ở Việt Nam hiện nay, Uỷ nhiệm chi chỉ được áp dụng trong thanh toán tiềnhàng hóa dịch vụ, nộp thuế, trả nợ hoặc chuyển tiền của người sử dụng dịch vụthanh toán tại cùng một chi nhánh ngân hàng hoặc giữa các chi nhánh ngân hàngcùng hoặc khác hệ thống trong phạm vi cả nước
Chuyển tiền là phương thức thanh toán theo đề nghị thanh toán của khách hàng
(người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định chongười khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền
do khách hàng yêu cầu
Trang 17(2)
(4)
(1)
(5) (3)
Về quy trình thanh toán:
Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán bằng UNC-CT
1 Hai bên thực hiện giao dịch thương mại
2 Khách hàng tiến hành lập hồ sơ thanh toán bằng hình thức UNC đề nghị thanhtoán theo các yêu cầu trên UNC
3 Ngân hàng kiểm tra các thông tintrên UNC với tài khoản của khách hàng vềtính hợp pháp và số tiền
4 Ngân hàng chuyển tiền chuyển trả vào tài khoản người thụ hưởng thông quangân hàng phục vụ người thụ hưởng mà người hưởng lợi yêu cầu theo đúng số tiềntrên UNC và đúng số tài khoản
5 Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng báo Có cho người thụ hưởng và kết thúcgiao dịch thanh toán
1.2.2.3 Thanh toán bằng ủy nhiệm thu (UNT).
Ủy nhiệm thu là giấy uỷ nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng phát hành và gửi vào
ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền từ người mua hàng hóa dịch vụ
Ủy nhiệm thu được sử dụng rộng rãi trong việc thanh toán các hoá đơn định kỳcho người cung ứng dịch vụ công cộng như điện, nước, điện thoại…bởi nó thườngđược dùng cho các giao dịch thanh toán có giá trị nhỏ nên các UNT chiếm tỷ lệ khôngđáng kể trong tổng các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt
Khách hàng mua và bán phải thống nhất thoả thuận dùng hình thức UNT đốivới những điều kiện cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế, đồng thời phải thông báobằng văn bản cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng biết làm căn cứ để thực hiệncác UNT
Trang 18Giao hàng
(3) (1c)
(2) (4)
Về quy trình thanh toán:
Sơ đồ 1.4: Quy trình thanh toán bằng Ủy nhiệm thu
1a Sauk hi giao hàng, cung ứng dịch vụ người thụ hưởng lập 4 liên ủy nhiệm thukèm theo chứng từ giao hàng nộp vào ngân hàng phục vụ mình Hoặc (1b) nộp vàongân hàng phục vụ người trả tiền (1c) Người mua thông báo cho ngân hàng phục vụmình về việc thanh toán cho người thụ hưởng bằng UNT
2 Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sau khi nhận được bộ chứng từ do ngườithụ hưởng gửi đến sẽ tiến hành ký tên, đóng dấu ghi vào sổ theo dõi UNT và gửi bộchứng từ này cho ngân hàng phục vụ người trả tiền
3 Ngân hàng phục vụ người trả tiền sau khi nhận được bộ chứng từ sẽ kiểm tra cácyếu tố cần thiết và làm thủ tục trích tài khoản tiền gửi của bên trả tiền và báo Nợ cho họ
4 Ngân hàng phục vụ người trả tiền chuyển tiền đến ngân hàng phục vụ ngườithụ hưởng để thanh toán cho người thụ hưởng
5.Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng
và báo Có cho họ
1.2.2.4 Thanh toán bằng thẻ thanh toán.
Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán do ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính
phi ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hóa, dịch vụ,các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hay tạicác quầy rút tiền tự động
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán hiện đại dựa trên sự phát triển kỹ thuật tinhọc ứng dụng trong ngân hàng, có khả năng chi trả được nhiều loại tiền, nó sẽ dần thaythế hình thức gửi tiết kiệm một nơi, lấy nhiều nơi đang được áp dụng trong các NHTM.Người sở hữu thẻ có thể sử dụng để rút tiền tại các cây ATM (Automated teller machine),các quầy dịch vụ của ngân hàng đồng thời có thể được sử dụng để thanh toán tiền hànghóa dịch vụ tái các cơ sở chấp nhận thẻ (các thiết bị đọc thẻ - POS)
Trang 19Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dạng thẻ thanh toán, dựa vào các tiêu thứckhác nhau chúng ta có thể chia thẻ thanh toán thành những loại cụ thể sau:
Nếu căn cứ theo cơ chế thanh toán thì thẻ thanh toán gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi
nợ, thẻ rút tiền mặt và thẻ lưu trữ giá trị.
Thẻ tín dụng(Credit Card): Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người
chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hànghóa, dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận loại thẻ này Thẻ tín dụng thường do ngânhàng phát hành và thường được quy định một hạn mức nhất định trên cơ sở khả năngtài chính, tài sản thế chấp của chủ thẻ Chủ thẻ được phép chi tiêu trong hạn mức đãcho và phải thanh toán cho ngân hàng phát hành thẻ theo định kì hàng tháng Visa,Master Card, American Express, Discover, JBC, Amex là các loại thẻ tín dụng phổbiến trên thị trường hiện nay
Thẻ ghi nợ (Debit Card): Đây là loại thẻ mà số tiền chủ thẻ có thể chi trả phụ
thuộc vào số dư tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản vãng lai của họ tại NH phát hành.Loại thẻ này khi sử dụng để mua hàng hóa hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ đượckhấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tạicửa hàng, khách sạn (ATM, POS) đồng thời chuyển tiền ngay lập tức vào tài khoảncủa cửa hàng, khách sạn Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại các máyrút tiền tự động
Thẻ rút tiền mặt (Cash Card): Là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động
hoặc ở ngân hàng Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra vớiloại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gửi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ đượccấp tín dụng thấu chi mới được sử dụng
Thẻ lưu trữ giá trị (stored value card): là thẻ được phát hành bằng cách nộp một
số tiền nhất định để mua một thẻ, một lần sử dụng là số tiền bị trừ dần Thẻ này thườngđược sử dụng để mua những hàng hóa có giá trị tương đối nhỏ như xăng, gọi điệnthoại, thẻ điện thoại, thanh toán phí cầu đường…
Nếu căn cứ theo công nghệ sản xuất thì thẻ thanh toán gồm thẻ khắc chữ nổi, thẻ băng từ và thẻ thông minh.
Thẻ khắc chữ nổi (Embossed card): Là loại thẻ mà trên bề mặt thẻ được khắc nổi
các thông tin cần thiết Hiện nay người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹthuật quá thô sơ dễ lợi dụng, làm giả mạo
Trang 20Thẻ băng từ (Magneic stripe): Là loại thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật những
thông tin của thẻ và chủ thẻ được mã hóa trên băng từ ở mặt sau của thẻ
Thẻ thông minh (smart card): Đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, dựa trên
kỹ thuật vi xử lý tin học, một “chíp” điện tử có cấu trúc hoàn toàn như một máy vi tínhđược gắn vào thẻ khiến cho thẻ có tính an toàn và bảo mật rất cao
Nếu căn cứ theo phạm vi lãnh thổ thì thẻ thanh toán gồm thẻ nội địa và thẻ quốc tế.
Thẻ nội địa: Là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền
giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó Hoạt động của loạt thẻ này rất đơn giản, chỉ
do một ngân hàng hoặc một tổ chức điều hành từ việc phát hành, xử lý trung gian chođến thanh toán
Thẻ quốc tế: Đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng các ngoại
tệ mạnh để thanh toán Thẻ được hỗ trợ quản lý trên toàn thế giới bởi các tổ chức tàichính lớn như Master Card, Visa, American Express hoạt động thống nhất, đồng bộ.Thẻ quốc tế rất được ưa chuộng vì tính an toàn và tiện lợi
Nếu căn cứ theo chủ thể phát hành thì thẻ thanh toán gồm thẻ do ngân hàng phát hành (Visa, Mastercard, JBC, ATM, thẻ đa năng ) và Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành (Dinners club, Amex, Lingo…).
Về quy trình thanh toán:
Sơ đồ 1.5: Quy trình thanh toán bằng Thẻ thanh toán
(1a) Khi có nhu cầu thanh toán bằng thẻ, khách hàng lập và gửi đến ngân hàngphát hành thẻ giấy đề nghị phát hành thẻ thanh toán (riêng với thẻ kí quỹ, khách hàngcòn phải nộp tiền hoặc trích tiền từ tài khoản tiền gửi để kí quỹ)
Trang 21(1b) Căn cứ vào đề nghị phát hành thẻ, sau khi kiểm tra điều kiện sử dụng thẻcủa khách hàng, nếu đủ điều kiện ngân hàng làm thủ tục phát hành thẻ cho khách hàng
và hướng dẫn họ sử dụng thẻ khi thanh toán
(2) Chủ thẻ giao thẻ cho cơ sở tiếp nhận thanh toán bằng thẻ để kiểm tra và thanhtoán tiền mua hàng hóa dịch vụ
(3) Cơ sở tiếp nhận thẻ trả thẻ và một biên lai thanh toán cho chủ thẻ
(4) Cơ sở tiếp nhận thanh toán bằng thẻ lập bảng kê biên lai thanh toán và nộpcho ngân hàng đại lý trong thời gian quy định
(5) Nhận được bảng kê và biên lai thanh toán do cơ sở tiếp nhận thẻ gửi đến, saukhi kiểm tra và đủ điều kiện thanh toán thì ngân hàng đại lý thanh toán ngay cho cơ sởtiếp nhận thẻ (ghi Có vào tài khoản tiền gửi và báo Có cho họ)
(6) Quan hệ thanh toán giữa ngân hàng đại lý và ngân hàng phát hành thẻ
1.2.2.5 Các hình thức thanh toán khác.
Ngoài các hình thức trên thì hiện nay hoạt động ngân hàng điện tử (E-Banking)với 4 phương thức: SMS Banking, Mobile Banking, Internet Banking và PhoneBanking đang được sử dụng khá phổ biến để đáp ứng nhu cầu đa dạng của kháchhàng với ưu điểm là khách hàng chỉ cần gọi điện hoặc truy cập internet để thực hiệnhoạt động thanh toán mà không cần đến trực tiếp
Internet Banking là dịch vụ ngân hàng điện tử dùng để truy vấn thông tin tài
khoản và thực hiện các giao dịch chuyển khoản, thanh toán qua mạng Internet
Phone Banking là hệ thống tự trả lời các thông tin về dịch vụ, sản phẩm Ngân
hàng Khách hàng nhấn vào các phím trên điện thoại theo mã quy định của Ngân hàng đểyêu cầu hệ thống trả lời các thông tin cần thiết.Hệ thống Phone Banking cung cấp đến tất
cả khách hàng đều có thể truy cập thông tin về sản phẩm dịch vụ mọi lúc mọi nơi
SMS Banking là dịch vụ ngân hàng được thực hiện thông qua một tin nhắn, cho
phép khách hàng thực hiện các giao dịch với ngân hàng như: truy vấn thông tin tàikhoản, truy vấn lịch sử giao dịch, chuyển khoản nội bộ ngân hàng, nạp tiền cho tàikhoản trả trước…qua việc soạn tin nhắn theo cú pháp nhất định và gửi tới các đầu sốdịch vụ mà ngân hàng bạn đăng kí quy định
Home Banking là kênh phân phối dịch vụ của ngân hàng điện tử, cho phép kháchhàng thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển khoản với ngân hàng tại nhà, tại vănphòng công ty mà không cần đến ngân hàng
Trang 22Ứng dụng và phát triển của E-Banking là một bước tiến lớn của các NHTM trước tiếntrình hội nhập kinh tế toàn cầu Đứng trên góc độ khách hàng thì E-Banking đã manglại những lợi ích thiết thực như: nhanh chóng - an toàn - thuận tiện Hiện nay, E-Bankingcung cấp các dịch vụ như:
+ Quản lý thông tin tài khoản như truy vấn số dư, sao kê giao dịch
+ Chuyển khoản trong nội bộ ngân hàng hoặc liên ngân hàng; chuyển tiền bằng chứngminh nhân dân, hộ chiếu
+ Thanh toán trực tuyến: tiền điện, nước, tiền điện thoại, tiền Internet, học phí…
+ Các dịch vụ quản lí giao dịch chứng khoán, sửa L/C, chuyển đổi ngoại tệ, chuyểntiền ra nước ngoài, đăng kí sử dụng các sản phẩm ngân hàng điện tử…
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt.
Muốn đánh giá hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt trong ngân hàngthương mại thì trước hết phải xác định các thước đo và các chỉ tiêu đánh giá Chỉ tiêuđánh giá có thể chia thành 2 nhóm: nhóm chỉ tiêu định tính và nhóm chỉ tiêu định lượng
1.2.3.1 Nhóm tiêu chí định tính.
Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả thanh toán trên cơ sở pháp lý việc tuânthủ các quy chế quy trình nghiệp vụ, việc thực hiện theo đúng cam kết hợp đồng Hiệuquả hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt trong NHTM được thể hiện quakhả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ TTNĐKDTM từ ngân hàng tới khách hàng,khả năng sử dụng các dịch vụ TTNĐKDTM của khách hàng và khả năng đáp ứng tốtnhất các nhu cầu của khách hàng từ phía ngân hàng Do đó, về mặt định tính hoạt độngthanh toán nội địa được đánh giá qua:
Thứ nhất: Trên cơ sở pháp lý thì việc thanh toán nội địa không dùng tiền mặt được
đánh giá tốt khi tuân thủ đúng pháp luật của nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, quychế hoạt động TTKDTM và tuân theo một số luật khác liên quan như luật dân sự Hoạtđộng TTNĐKDTM không thể được đánh giá là có hiệu quả nếu như nó trái với phápluật quy định, quy chế hoạt động chung của ngân hàng
Thứ hai: Chất lượng dịch vụ thanh toán hay khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu
của khách hàng Nói cách khác, đối với khách hàng thì điều trước hết họ quan tâm làchất lượng, thời gian thanh toán và mức độ dễ dàng khi sử dụng dịch vụ thanh toán củangân hàng Một dịch vụ thanh toán được đánh giá là có chất lượng tốt khi thủ tục tiếnhành đơn giản, thuận tiện, cung cấp dịch vụ một cách đa dạng và thích hợp với nhucầu từng khách hàng Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo những nguyên tắc an toàn cần thiết
Trang 23và theo những quy trình nhất định Qua đó khách hàng sẽ tiết kiệm được chi phí giaodịch, thời gian.
Thứ ba: Mức độ hài lòng của khách hàng Hoạt động thanh toán nội địa không
dùng tiền mặt được đánh giá là có hiệu quả khi ngân hàng đáp ứng được tốt nhất mọinhu cầu để khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ ngân hàng; qua đó nâng cao uytín của ngân hàng trong mắt khách hàng Khi đó, khách hàng sẽ là một nhà quảng bá
về ngân hàng hiệu quả nhất tới người thân, bạn bè, đồng nghiệp…đưa khách hàng vềcho khách hàng
Thứ tư: Hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt phải đảm bảo các chi
nhánh của ngân hàng thực hiện được chức năng mà Hội sở chính đã giao, đồng thờiphải hỗ trợ các hoạt động kinh doanh khác của chi nhánh, mang lại thu nhập cho chinhánh ngân hàng, đủ để trang trải các khoản chi phí liên quan, hạn chế thấp nhất nguy
có rủi ro có thể xảy ra và hướng tới tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng
Thứ năm: Đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của vùng, địa
phương Đây là hệ quả tất yếu đạt được khi cả khách hàng và Ngân hàng đều hoạtđộng tốt Điều này được biểu hiện ở chỗ, hoạt động thanh toán nôi địa của Ngân hàng
sẽ đóng góp vào việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, thúc đẩy sản xuất phát triển,thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theochủ trương, định hướng và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tạo thêmviệc làm cho người lao động, nâng cao mức sống người dân
1.2.3.2 Các chỉ tiêu định lượng
Nhóm chỉ tiêu định tính chỉ là những căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt độngTTNĐKDTM trong NHTM một cách khái quát Còn nhóm chỉ tiêu định lượng sẽ đánhgiá hiệu quả hoạt động TTNĐKDTM một cách rõ ràng và cụ thể hơn Hiện nay các chỉtiêu định lượng là các tiêu chí quan trọng nhất để có thể đánh giá được hiệu quả hoạtđộng TTNĐKDTM trong ngân hàng thương mại Nó bao gồm một số chỉ tiêu sau:
Tổng giá trị TTNĐKDTM (doanh số TTNĐKDTM): Đây là chỉ tiêu kết quả thể
hiện quy mô thanh toán, phản ánh số tiền mà ngân hàng thực hiện thanh toán theo nhucầu của khách hàng
Doanh thu từ phí TTNĐKDTM: Đây là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng
nhận được từ hoạt động cung ứng các dịch vụ TTNĐKDTM của mình (doanh thu từphí TTNĐKDTM = tổng giá trị TTNĐKDTM × phí TTNĐKDTM) Nó bao gồm các
Trang 24khoản doanh thu từ phí của hoạt động thanh toán bằng ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chuyển tiền, séc, thẻ thanh toán, E-Banking Doanh thu này có tác động trực tiếp tớilợi nhuận mà ngân hàng đạt được Nên ngân hàng muốn tăng lợi nhuận thì trước hếtphải có các biện pháp để tăng doanh thu từ phí hoạt động TTNĐKDTM
chi-Doanh số rút tiền mặt tại ATM: Nếu doanh số rút tiền mặt tại ATM cao thì điều
đó cũng đồng nghĩa với hiệu quả hoạt động thanh toán nội địa là chưa cao Kháchhàng vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt để giao dịch và ít sử dụng các dịch vụ thanhtoán nội địa mà ngân hàng cung ứng
Doanh thu từ phí thanh toán bằng thẻ thanh toán: Đây là chỉ tiêu rất quan trọng
trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động TTNĐKDTM tại các ngân hàng thương mại.Doanh thu từ phí thanh toán qua thẻ và POS cao cũng có nghĩa là hoạt động thanhtoán nội địa không dùng tiền mặt đạt hiệu quả cao và ngược lại Hoạt động thanh toánqua thẻ và hệ thống thanh toán qua POS là một trong những cách thức thanh toán phổbiến nhất hiện nay tại các ngân hàng Đây cũng là nguồn chiếm tỷ trọng lớn trong tổngdoanh thu từ hoạt động TTNĐKDTM tại ngân hàng
Doanh thu TTNĐKDTM của khách hàng trên tổng số khách hàng: Ngân hàng
cần phải xác định được số khách hàng hiện tại trên tổng hệ khách hàng tại ngân hàng
Và trong số đó có tới bao nhiêu khách hàng đang sử dụng các dịch vụ thanh toán nộiđịa tại ngân hàng để từ đó xác đinh được doanh thu đạt được từ hoạt động này tại mỗigiai đoạn khác nhau để từ đó dánh giá hiệu quả và mức độ chuyến biến của hoạt độngthanh toán này qua mỗi thời kỳ khác nhau
Chi phí của hoạt động TTNĐKDTM: bao gồm các chi phí đầu tư lắp đặt,sửa
chữa, nâng cấp hệ thống thanh toán, chi phí lương nhân viên, chi phí quản lí, chi phíđiện nước, chi phí khâu hao tài sản cố định, rủi ro trong thanh toán… Hiện nay, chiphí đầu tư cho hệ thống thanh toán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phíTTNĐKDTM, nó phản ánh chi phí phát hành thẻ, chi phí đầu tư cho hệ thống ATM,POS và E-Banking Hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt của một ngânhàng được đánh giá là có hiệu quả cao khi chất lượng dịch vụ cung ứng tốt, chi phí hấp
và lợi nhuận thu được cao
Tỷ lệ doanh thu từ phí TTNĐKDTM/ tổng doanh thu thanh toán của ngân hàng:
Chỉ tiêu này phản ảnh hoạt động TTNĐKDTM đóng góp bao nhiêu phần trăm trongtổng thu nhập từ hoạt động thanh toán của ngân hàng
Lợi nhuận của hoạt động TTNĐKDTM: Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
Trang 25hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt thiết thực nhất Ngân hàng cung ứngcác dịch vụ TTNĐKDTM nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là lợi nhuận Lợi nhuậnthu được càng cao thì hiệu quả hoạt động TTNĐKDTM tại ngân hàng đó là cao vàngược lại.
Tốc độ tăng trưởng của hoạt động TTNĐKDTM: Chỉ tiêu này được thể thiện
thông qua sự gia tăng quy mô, doanh số, doanh thu, thị phần…của hoạt độngTTNĐKDTM
Bên cạnh đó còn một số chỉ tiêu định lượng khác phản ánh hiệu quả hoạt độngthanh toán nội địa tại các ngân hàng thương mại như: Chỉ tiêu về số lượng thẻ thanhtoán phát hành, số lượng đơn vị, công nhân viên được trả lương qua tài khoản, một sốchỉ tiêu về thị phần và quy mô mạng lưới cũng được các ngân hàng sử dụng để đánhgiá hiệu quả hoạt động TTNĐKDTM tại ngân hàng mình
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TTNĐKDTM của các NHTM.
1.4.1 Các yếu tố khách quan.
Thứ nhất, Môi trường kinh tế.
Ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế nên rất nhạy cảm với các yếu tố từ môitrường kinh tế như: lạm phát, mức độ tiền tệ hoá, thu nhập bình quân đầu người, tốc độtăng trưởng GDP những biến động lớn của nền kinh tế có thể dẫn tới sự sụp đổ củanhiều ngân hàng và ảnh hưởng thường mang tính hệ thống Khi môi trường kinh tế vĩ
mô không ổn định, một mặt tác động trực tiếp tới thanh toán không dùng tiền mặt, mặtkhác ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng từ đó lại tác động giántiếp tới thanh toán không dùng tiền mặt.Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ là môitrường thuận lợi cho sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt Nền kinh tếphát triển mạnh, hàng hóa được sản xuất ra và tiêu thụ với khối lượng lớn mọi người
sẽ có khuynh hướng ưa chuộng việc sử dụng ngân hàng như là một người trung gianthanh toán bởi vì ngân hàng cung cấp các tiện ích cho phép các khách hàng tham giathanh toán có thể giảm được các chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm khi sử dụnghình thức thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời làm cho quá trình thanh toán đượcnhanh chóng, chính xác và an toàn hơn
Thứ hai, Môi trường văn hóa-xã hội.
Môi trường văn hoá-xã hội được hình thành từ những tổ chức và những nguồnlực khác nhau có ảnh hưởng cơ bản đến giá trị của xã hội như cách nhận thức, trình độdân trí, trình độ văn hoá, lối sống, thói quen sử dụng và cất trữ tiền tệ và sự hiểu biết
Trang 26của dân chúng về hoạt động thanh toán qua ngân hàng.Đây là yếu tố rất quan trọng và
có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động thanh toán nói chung và TTKDTM nói riêng.Hiện nay nhu cầu sử dụng tiền mặt trong thanh toán vẫn chiếm một tỷ trọng khálớn Đa số người dân vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt để thanh toán cho các loạihàng hóa dịch vụ do vậy việc sử dụng các phương tiện thanh toán nội địa vẫn cònnhiều hạn chế Thay đổi thói quen của người tiêu dùng là một vấn đề rất khó Vì vậy
để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động TTNĐKDTM thì các ngân hàng thương mạicần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động TTNĐKDTM trên cả hai yếu tố chất lượng và
số lượng Các ngân hàng cần tăng cường mở rộng hơn nữa các dịch vụ thanh toánKDTM cho khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tối
đa nhu cầu của tất cả mọi đối tượng khách hàng
Thứ ba, Môi trường pháp lý.
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, có vai trò cực kỳquan trọng trong nền kinh tế được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao từ Chính phủ nênảnh hưởng trực tiếp của pháp luật Trong điều kiện hiện nay, ngành ngân hàng đã cócác luật riêng như luật Ngân hàng Nhà nước, luật tổ chức tín dụng… do đó đã tạo hànhlang pháp lý cơ bản cho hệ thống ngân hàng hoạt động và phát triển
Hiện nay mọi hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng đều bị chi phối củapháp luật, một sự thay đổi nhỏ của pháp luật sẽ tạo cơ hội và thách thức mới cho cácngân hàng.Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nghiệp vụ cơ bản củangân hàng nên cũng phải chịu ảnh hưởng lớn của pháp luật.Trong một nền kinh tế pháttriển, mọi giao dịch thanh toán của các tổ chức kinh tế và dân cư đều được thực hiệnqua ngân hàng, khi đó mọi trục trặc sẽ ảnh hưởng tới toàn hệ thống Do đó một sự thay
về pháp luật sẽ làm cho ngân hàng phải có thời gian để thích ứng và chi phí để thíchứng nhiều khi rất lớn, nếu không giải quyết tốt ngân hàng dễ mất uy tín với kháchhàng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng và kém hiệu quả
Trong điều kiện tình hình chính trị, pháp luật ổn định các tổ chức kinh tế và dân
cư có điều kiện phát triển kinh tế do đó tiền gửi thanh toán tại ngân hàng và tỷ trọngthanh toán qua ngân hàng tăng lên tạo điều kiện cho ngân hàng thu hút được lượng tiềnmặt ngoài xã hội Từ đó, ngân hàng có thêm một nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vựcsản xuất kinh doanh trong nền kinh tế và mở rộng các sản phẩm dịch vụ của ngânhàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng
Trang 27Thứ tư, Yếu tố cạnh tranh giữa các NHTM.
Nguồn lợi nhuận béo bở từ hoạt động kinh doanh là yếu tố kích thích sự ra đờicủa nhiều NHTM mới và thu hút các ngân hàng nước ngoài nhảy vào Việt Nam CácNHTM luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt không chỉ từ các NHTM khác màcòn từ tất cả các tổ chức tín dụng đang cùng hoạt động kinh doanh trên thương trườngvới mục tiêu: giành giật khách hàng, tăng thị phần, tăng vị thế kinh doanh cũng như
mở rộng cung ứng các dịch vụ Chính vì vậy, cạnh tranh là yếu tố thúc đẩy các ngânhàng phát triển và hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ nói chung và dịch vụ thanh toánkhông dùng tiền mặt nói riêng
1.4.2 Các yếu tố chủ quan.
Các yếu tố chủ quan tác động đến hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiềnmặt là các yếu tố thuộc về bản thân ngân hàng như: Năng lực tài chính, năng lực quảntrị điều hành, công nghệ thanh toán, chiến lược của ngân hàng, chính sách Marketingngân hàng, uy tín của ngân hàng, mạng lưới điểm giao dịch và trình độ nguồn nhânlực Cụ thể:
Năng lực tài chính của ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ là
nguồn lực đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của NHTM mà còn là khả năng khaithác, quản lý và sử dụng các nguồn lực đó phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.Năng lực tài chính được thể hiện thông qua các chỉ tiêu định lượng như: quy mô vốn,chất lượng tài sản, khả năng thanh toán và sinh lời… đây là những yếu tố tác động trựctiếp đến khả năng mở rộng mạng lưới hoạt động, trang bị máy móc, công nghệ hiệnđại giúp cho hoạt động TTNĐKDTM của ngân hàng được tiến hành một cách nhanhchóng, an toàn Một ngân hàng có năng lực tài chính tốt sẽ luôn duy trì được hoạt độngbình thường và phát triển một cách ổn định, bền vững trong mọi điều kiện về kinh tế,chính trị, xã hội trong nước và thế giới Hơn nữa, năng lực tài chính của một NHTMcàng được đảm bảo thì mức độ rủi ro trong thanh toán cũng như các hoạt động kinhdoanh khác càng thấp và năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường càng cao
Vì vậy, năng lực tài chính của bản thân ngân hàng phải không ngừng nâng cao và hoànthiện là điều kiện không thể thiếu để phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặttrong ngân hàng thương mại
Năng lực quản lý điều hành: Yếu tố này được thể hiện qua quy trình kiểm tra,
kiểm soát nội bộ, quy trình quản trị rủi ro trong TTNĐKDTM của các NHTM Kiểm
Trang 28tra kiểm soát nội bộ để đảm bảo quy trình thanh toán được triển khai đúng, đồng đều
và chất lượng thông qua hệ thống thông tin hai chiều (của cả nhân viên và lãnh đạo).Hoạt động kiểm tra kiểm soát được thực hiện tốt sẽ giúp ngân hàng phát hiện kịp thời
vi phạm, các vấn đề bất cập, vướng mắc trong quá trình thanh toán và đưa ra hướnggiải quyết, đảm bảo cung cấp dịch vụ TTNĐKDTM tốt nhất tới khách hàng Đồngthời, khi ngân hàng xây dựng một chế độ quản lí giám sát tốt, đảm bảo giải quyết hàihòa và dân chủ giữa nhân viên và lãnh đạo sẽ tạo cho nhân viên phát cơ hội huy nănglực sở trường cá nhân nhưng không vô tổ chức sẽ góp phần đảm bảo cho hoạt độngcung ứng dịch vụ TTNĐKDTM được triển khai chuyên nghiệp và hiệu quả
Trong cung cấp dịch vụ thanh toán nội địa không dùng tiền mặt, mặc dù mức độ rủi
ro đối với hoạt động này được đánh giá ít hơn so với hoạt động tín dụng nhưng không
có nghĩa là không có rủi ro Các rủi ro xảy ra thường liên quan tới kĩ thuật, an ninhhay do nhầm lẫn trong quá trình thực hiện thanh toán…gây ra thiệt hại cho kháchhàng, làm mất uy tín của ngân hàng Vì vậy, quản lý và kiểm soát rủi ro trong thanhtoán không dùng tiền mặt cũng là một nội dung quan trọng trong quy trình quản trịhoạt động mà các NHTM cần phải chú ý
Công nghệ thanh toán: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp tới
chất lượng dịch vụ thanh toán nội địa không dùng tiền mặt được cung ứng Theo xuthế phát triển hiện nay, các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất luôn được ưu tiênứng dụng vào lĩnh vực ngân hàng, để sáng chế và đưa vào sử dụng các phương tiệnthanh toán hiện đại nhất với mục đích thỏa mãn như cầu khách hàng Việc ứng dụngcác thành tựu công nghệ tin học và tự động hóa vào thanh toán sẽ đáp ứng được yêucầu nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiết kiệm được chi phí trong thanh toán Cụthể, ngân hàng đã sử dụng hệ thống chuyển tiền nhanh, máy gửi, rút tiền tự độngATM, các điểm chấp nhận thẻ thanh toán (POS), tham gia hệ thống thanh toán điện tửliên ngân hàng, thẻ điện tử, ngân hàng tự động, ngân hàng internet…việc thay thế cácchứng từ giấy bằng các chứng từ điện tử đã mang lại những cải biến rõ rệt về thời gian,khối lượng và chất lượng thanh toán Như vậy, công nghệ thanh toán là yếu tố khôngthể thiếu, đóng vai trò quyết định tới chất lượng, sự phát triển và khả năng cạnh tranhcủa NHTM trong hoạt động TTNĐKDTM
Trang 29Chiến lược và chính sách Marketing của ngân hàng: Tùy vào mỗi thời kì, mỗi
giai đoạn phát triển mà ngân hàng có những chiến lược, chính sách marketing khácnhau Các chiến lược, chính sách này quyết định hướng thực hiện của tất cả hoạt độngkinh doanh để đạt được những mục tiêu trong giai đoạn đó
Uy tín của ngân hàng: Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự
tồn tại của một ngân hàng Một ngân hàng có uy tín sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng vàduy trì nguồn khách hàng cho mình Khách hàng chỉ sử dụng các sản phẩm dịch vụ tạingân hàng có uy tín Kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, dovậy mọi sản phẩm dịch vụ đều rất trừu tượng Khách hàng sẽ không sẵn sàng để sử dụngcác sản phẩm dịch vụ tại một ngân hàng mà họ cho rằng nó không có uy tín Vì vậy việctạo dựng lòng tin và uy tín với khách hàng là điều vô cùng quan trọng trong hoạt độngngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nội không dùng tiền địa nói riêng
Mạng lưới, địa điểm giao dịch: Yếu tố này có tác động khá lớn đến hoạt động
thanh toán nội địa tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay Ngân hàng có
số lượng mạng lưới, điểm giao dịch, cây ATM, POS càng lớn thì khả năng đáp ứngnhu cầu của khách hàng càng cao Bên cạnh đó ngân hàng còn có cơ hội khai thácthêm nhiều đối tượng khách hàng mới tại các khu vực đó Hoạt động thanh toán nộiđịa không dùng tiền sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu các sản phẩm dịch vụ TTNĐKDTMđược tiếp cận đến với nhiều khách hàng hơn
Trình độ nguồn nhân lực: Hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt với
tiêu chí là nhanh chóng, kịp thời, chính xác và an toàn thì điều đầu tiên cần phải quantâm là trình độ cán bộ công nhân viên – người trực tiếp làm việc với khách hàng và
thực hiện thanh toán Hiện nay, các ngân hàng với xu hướng ứng dụng khoa học kỹ
thuật cao vào lĩnh vực hoạt động của mình thì yếu tố con người không những khôngmất đi vai trò của mình mà ngược lại ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn Côngnghệ cao cho phép giảm số lượng cán bộ hoạt động trong hệ thống ngân hàng, nhưngđòi hỏi rất cao về trình độ nghiệp vụ và kỹ năng công tác của mỗi cán bộ Bởi vì, mộtcông nghệ có hiện đại nhất cũng không thể thay thế con người trong tất cả các hoạtđộng, đặc biệt là trong những vấn đề cần tới tư duy sáng tạo của con người mà khôngmáy móc nào có được Ứng dụng công nghệ cao thì các vấn đề nảy sinh trong quá
Trang 30trình hoạt động càng phức tạp và hậu quả của những sai sót càng lớn đòi hỏi phải có sựcan thiệp một cách sáng tạo và linh hoạt của con người Sự kết hợp tốt giữa con người vàmáy móc là điều kiện tiên quyết để một ngân hàng hoạt động mạnh và có hiệu quả Yếu tốcon người là điều kiện để các máy móc phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình.
Trang 31CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTNĐ KDTM TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH HÀ NỘI.
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Hà Nội.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng.
Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
Tên giao dịch quốc tế: DONG A COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Tên viết tắt: EAB
Trụ sở chính: 130 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh Website: www.dongabank.com.vn
Loại hình đơn vị: Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng TMCP Đông Á (Đông Á Bank) là một trong ngân hàng cổ phần đầutiên được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 1/7/1992, với số vốn điều
lệ 20 tỷ đồng, 56 cán bộ nhân viên và 3 phòng ban nghiệp vụ.Trải qua chặng đường 20năm hoạt động, Đông Á Bank đã lập được “chiến tích” là trở thành ngân hàng dẫn đầu
về phát triển dịch vụ thẻ Những thành tựu vượt bậc của Đông Á Bank được thể hiệnqua những con số ấn tượng như sau:
Vốn điều lệ tăng 250 lần, từ 20 tỷ đồng lên 5000 tỷ đồng, xếp thứ 12 về vốnđiều lệ trong khối các ngân hàng TMCP
Tổng tài sản đến cuối năm 2012 là 69.278 tỷ đồng, xếp thứ 17 về tổng tải sảntrong khối các ngân hàng TMCP
Từ 03 phòng nghiệp vụ chính là tín dụng, ngân quỹ và kinh doanh lên 32 phòngban thuộc hội sở và các trung tâm cùng với 3 công ty thành viên và 240 chi nhánh &phòng giao dịch, trung tâm giao dịch 24h trên toàn quốc; 1500 cây ATM; Ngân hàngđiện tử E-Banking với 4 phương thức SMS Banking, Mobile Banking, Phone Banking
và Internet Banking
Nhân sự tăng 7800%, từ 56 người lên 4.368 người
Sở hữu gần 6 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp
Đơn vị chuyển tiền tiên phong nhất năm 2010 – Kiều Hối Đông Á
Trong quá trình hoạt động, Đông Á Bank đã được các tổ chức uy tín trong nước,nước ngoài và cộng đồng xã hội ghi nhận bằng nhiều danh hiệu và giải thưởng như:Giải thưởng dịch vụ ngân hàng tiết kiệm, cho vay, thẻ ATM tốt nhất, chứng nhận “Kỷlục Việt Nam” - Máy ATM TK21 – nhận và đổi tiền trực tiếp qua máy ATM, hứng