Kết quả hoạt động của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội những năm gần đây.

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội (Trang 31)

Tình hình kình tế Việt Nam và thế giới giai đoạn hậu suy thoái tiếp tục khó khăn ảnh hưởng mạnh tới hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp và đời sống của người dân. Để kiểm soát lạm phát và đảm bảo các yếu tố vĩ mô ổn định, NHNN liên tục điều chỉnh chính sách tiền tệ theo từng thời điểm. Hoạt động của ngành ngân hàng cũng gặp khó khăn khi phải liên tục thích nghi với các chính sách mới từ NHNN, đồng thời phải tăng cường quản trị rủi co thanh khoản và rủi ro tín dụng. Trước tình hình trên, ngân hàng Đông Á nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng đã triển khai thực hiện các kế hoạch hoạt động linh hoạt, đặc biệt chú trọng tới quảng bá thương hiệu, gia tăng tiện

ích dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, phát triển mạng lưới giao dịch rộng rãi và triển khai nhiều kênh giao dịch mới thuận lợi cho khách hàng. Dưới đây là kết quả kinh doanh bước đầu mà Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội đạt được trong 3 năm qua:

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU 2010 2011 2012

1.Tổng tài sản 3,408,258 3,932,914 4,156,693

2.Vốn chủ sở hữu 330,637 348,826 366,251

3. Thu nhập

Trong đó: thu nhập từ lãi

313,233 275,025 445,533 418,890 472,220 447,459 4. Chi phí

Trong đó: Chi phí lãi

260,925 191,209 373,959 278,267 425,591 297,795

5. Lợi nhuận trước thuế 52,308 71,564 46,629

6. Lợi nhuận sau thuế 40,219 53,988 34,633

7. Tỷ lệ nợ xấu 1.60% 1.69% 4.04%

8. ROA (LNST/Tổng tài sản) 1.18% 1.37% 0.83%

9. ROE (LNST/ Vốn chủ sở hữu) 12.16% 15.48% 9.46%

(Nguồn: phòng kế toán NH Đông Á chi nhánh Hà Nội)

Qua bảng ta thấy: hoạt động sản xuất kinh doanh của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội biến động không ổn định, các chỉ tiêu lợi nhuận thuần, tỷ lệ sinh lời vốn chủ sở hữu, tỷ lệ sinh lời bình quân tổng tài sản tăng trong năm 2011 và giảm mạnh năm 2012. So với toàn Đông Á Bank thì các chỉ tiêu này của chi nhánh Hà Nội đều thấp hơn, ví dụ như: Năm 2011, ROA và ROE của chi nhánh là 1,37% & 15,48% trong khi đó của toàn ngân hàng là 1,6% & 17,12%. Đặc biệt là nợ xấu của chi nhánh tăng vọt, năm 2010 là 1,39% tăng lên 4,04% năm 2012. Nguyên nhân chính là do số nợ quá hạn bị ghim lại trong các dự án đầu bất động sản, đầu tư dài hạn đang tăng nhanh; cộng thêm với khủng hoảng kinh tế khiến cho người dân giảm chi tiêu, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị ngưng chệ vì hàng hóa không bán được khiến

nhiều doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, thậm chí phá sản.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội (2010-2012).

Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

giá trị tỷ trọng giá trị tỷ trọng giá trị tỷ trọng

1.Các khoản vay CP và NHNN 42,700 1.39% 50,397 1.41% 0 0.00% 2.Tiền gửi và vay của TCTD

khác 254,604 8.27% 344,086 9.60% 352,461 9.30%

3.Tiền gửi của khách hàng 1,916,454 62.27% 2,163,840 60.37% 3,047,415 80.40% 4.Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 18,928 0.62% 36,548 1.02% 42,181 1.11% 5. Phát hành giấy tờ có giá 680,439 22.11% 292,355 8.16% 259,387 6.84% 6.Vốn huy động từ nguồn khác 164,496 5.34% 696,862 19.44% 88,998 2.35%

TỔNG VỐN HUY ĐỘNG 3,077,621 100.00% 3,584,088 100.00% 3,790,442 100.00%

(Nguồn: phòng kế toán NH Đông Á chi nhánh Hà Nội)

Qua bảng ta thấy nguồn vốn huy động được của chi nhánh có xu hướng tăng từ năm 2010 đến năm 2012 nhưng tốc độ tăng không đều, năm 2011 tăng mạnh hơn năm 2012. Cụ thể: năm 2010 toàn chi nhánh Hà Nội đã huy động được tổng lượng vốn là 3.077.621triệu đồng, năm 2011 tăng mạnh và đạt 3.584.088triệu đồng, tương đương với mức tăng là 16,46%. Như vậy có thể thấy rằng chi nhánh đã thực hiện rất tốt hoạt động huy động vốn. Đây là một nguồn vốn rất lớn, nó không chỉ có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng mà còn đảm bảo khả năng thanh khoản tốt cho ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2012 tình hình kinh tế khó khăn - trầm lắng, dẫn đến hoạt động huy động vốn của chi nhánh cũng bị ảnh hưởngnhưng ngân hàng đã thực hiện nhiều chương trình và biện pháp để đảm bảo lượng vốn huy động nên chi nhánh bị tác động không đáng kể.

Trong cơ cấu huy động vốn ở trên ta thấy nguồn vốn được huy động chủ yếu từ nguồn tiền gửi khách hàng. Nó thường chiếm trên 60% tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được. Nhưng cơ cấu vốn huy động từ các nguồn đang thay đổi theo nhiều xu

hướng khác nhau: Tiền gửi của khách hàng giảm nhẹ năm 2011, tăng mạnh vào năm 2012; phát hành giấy tờ có giá giảm mạnh; vốn tài trợ ủy thác đầu tư tăng dần; các nguồn khác đa phần tăng nhiều vào năm 2011 và giảm vào 2012. Cụ thể: Tiền gửi của khác hàng: năm 2010 chiếm 62,27%, 2011 chiếm 60,37%, 2012 chiếm 80,4% tổng vốn huy động. Huy động vốn bằngcách phát hành giấy tờ có giá chiếm 22,11% (năm 2010) nhưng đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 6,84%. Sở dĩ vốn huy động từ tiền gửi khách hàng năm 2012 tăng vọt và phát hành giấy tờ có giá giảm mạnh vì tâm lí lo ngại của người dân khi nền kinh tế có nhiều dấu hiệu bất ổn, lạm phát tăng cao, môi trường đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi ro…họ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu và đầu tư. Nhìn chung, cơ cấu vốn huy động này khá phù hợp với điều kiện hiện tại của chi nhánh nhưng về lâu dài sẽ là một gắng lặng nếu chi nhánh không có kế hoạch sử dụng vốn hợp lí.

2.1.3.2. Hoạt động cho vay của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội (2010-2012).

Tín dụng là một trong hai mảng quan trọng nhất, đem lại nguồn thu nhập lớn nhất nên luôn được Đông Á chú trọng, đây cũng cơ sở để ngân hàng cung cấp các dịch vụ mở rộng. Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng mức tín dụng đã tăng dần trong 3 năm,cụ thể: Năm 2011đạt 2.853.279 trđ tăng 338.648trđ. Tuy nhiên đến năm 2012, Chính phủ đã đưa ra một số chính sách nhằm siết chặt tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, điều đó có tác động đến Đông Á nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng. Vì vậy năm 2012 tổng dư nợ cho vay của chi nhánh tăng ít hơn (291.603trđ). Những con số này cho thấy chi nhánh đã cố gắng rất nhiều trong việc mở rộng danh mục khách hàng, tích cực đẩy mạnh cho vay đối với các khách hàng cũ, đồng thời chủ động tiếp cận những khách hàng mới giàu tiềm năng.

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động cho vay của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 2012-2011 giá trị tỉ lệ giá trị tỉ lệ 1. Tiền, vàng gửi và cho vay TCTD khác 204,296 252,815 159,512 48,519 23.75 % -93,304 - 36.91% 2. Cho vay khách hàng 2,310,334 2,600,46 3 2,985,37 0 290,129 12.56 % 384,90 7 14.80%

2.1. Cho vay khách hàng 2,337,572 2,640,18 5 3,039,00 3 302,613 12.95% 398,81 9 15.11% 2.2. Dự phòng rủi ro TD -27,240 -39,721 -53,634 -12,482 45.82% -13,912 35.02% TỔNG DƯ NỢ TD 2,514,630 2,853,27 9 3,144,88 1 338,648 13.47 % 291,60 3 10.22%

(Nguồn: phòng kế toán NH Đông Á chi nhánh Hà Nội)

Nhìn vào bảng ta thấy tình hình hoạt động cho vay khách hàng có sự tăng từ năm 2010 đến năm 2012. Cụ thể năm 2010 tổng số tiền cho vay khách hàng sau khi đã trừ đi các khoản dự phòng rủi ro tín dụng là 2.514.630 trđ; năm 2011 là 2.853.279trđ tăng 33.,468 trđ so với năm 2010, tương đương với mức tăng 13,47%. Năm 2012 mức cho vay vẫn tăng nhưng tăng chậm hơn năm 2011, tăng 10,22% đạt 3.144.881 trđ. Nguyên nhân là do các khoản cho các TCTD khác vay không ổn định, bất ngờ giảm mạnh năm 2012. Nhưng nhìn chung trong 3 năm qua chi nhánh vẫn hoạt động khá tốt, đóng góp khá lớn vào tổng thu nhập chung của toàn ngân hàng và là chi nhánh đi đầu trong các chi nhánh thuộc khu vực miền Bắc của ngân hàng Đông Á.

Một vấn đề lớn đặt ra cho các NHTM hiện nay đó là nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu trung bình theo báo cáo của các tổ chức tín dụng tính đến 30/9/2012 là 4,93%, nhưng theo thông báo của ngân hàng nhà nước thì tỷ lệ này đã cao hơn. Và ngân hàng Đông Á cũng không thoát khỏi tình trạng chung này. Sau đây là cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội trong ba năm qua:

Hình 2.1 Cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ của chi nhánh Hà Nội.

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trong BCTC của NH Đông Á chi nhánh Hà Nội)

Qua hình 2.1 ta thấy, cơ cấu dư nợ tín dụng của chi nhánh Hà Nội thay đổi theo hướng không tốt; tỷ trọng nợ đủ tiêu chuẩn và nợ cần chú ý giảm trong khi đó nhóm nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn đang tăng nhanh. Đây cũng là tình trạng chung của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân là do một lượng vốn lớn của chi nhánh bị đọng trong các dự án bất động sản và các doanh nghiệp chưa thể thu hồi. Mà kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt ví tiêu dùng làm cho hàng hóa ế ẩm, các doanh nghiệp không đủ tiền trang trải các khoản nợ và quay vòng vốn, nhiều doanh nghiệp phá sản. Đây là nguyên nhân chính khiến cho chất

lượng tín dụng suy giảm, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tăng lên. Đặc biệt, năm 2012 nợ xấu của chi nhánh Hà Nội là 4,04%, cao hơn của toàn ngân hàng Đông Á là 3,95%. Trước tình hình này, chi nhánh rất chú ý tới công tác xử lý nợ xấu và nợ quá hạn; tăng cường phòng ngừa rủi ro tín dụng, mức dự phòng rủi ro tín dụng năm 2011 và năm 2012 đã tăng tương ứng 45,82% và 35,02% so với năm trước đó. Công tác dự phòng này sẽ là một trong những điều kiện đảm bảo an toàn tín dụng cho chi nhánh trong khi nguy cơ về rủi ro tín dụng của hệ thống đang tăng cao trong năm tới.

2.1.3.3. Hoạt động thanh toán của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội (2010-2012).

Thanh toán là một nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu của ngân hàng, nó tác động đến tất cả các hoạt động trong ngân hàng và quá trình lưu thông vốn, tiền tệ trong nền kinh tế. Nhận thức được vấn đề này, ngân hàng TMCP Đông Á nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng đã nhanh chóng đổi mới và phát triển công tác thanh toán, đồng thời vận dụng một cách đúng đắn, linh hoạt các nghị định, văn bản luật hướng dẫn về công tác TTKDTM. Nét nổi bật là ngân hàng đã tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật và mở rộng ứng dụng công nghệ tin học hiện đại vào lĩnh vực quản lý và thanh toán KDTM. Điều này giúp cho hiệu quả thanh toán được nâng cao, thời gian thanh toán được rút ngắn, tạo niềm tin cho khách hàng và nâng cao uy tín của ngân hàng. Trong giai đoạn 2010-2012, ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội đã đạt được những con số cụ thể trong hoạt động thanh toán như sau:

Bảng 2.4 Tình hình thanh toán tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội.

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w