Thanh toán bằng séc là hình thức thanh toán trực tiếp, đơn giản và thuận tiện nên đây là hình thức phát hành phổ biến chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội (Trang 41)

tiện nên đây là hình thức phát hành phổ biến chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thanh toán của chi nhánh Hà Nội. Séc thường được khách hàng sử dụng nhiều để chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ cho người bán. Séc chuyển khoản và Séc bảo chi là hai loại séc đang chi nhánh áp dụng. Dưới đây là tình hình biến động của thể thức này:

Hình 2.3 Cơ cấu thanh toán bằng séc tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội.

(Nguồn: kết quả xử lý số liệu bảng 2.5)

Qua bảng 2.5 và hình 2.3 ta thấy: Tổng doanh số thanh toán bằng séc 3 năm qua của chi nhánh đang tăng nhưng tăng không đồng đều. Cụ thể: Năm 2011 doanh số là

9.059.468 trđ tăng 37.05% (tăng 2.449.083 trđ); năm 2012 doanh số thanh toán bằng séc chỉ tăng một lượng nhỏ (0,5%) so với năm 2011 đạt mức 9.105.166 trđ.

Xét về cơ cấu, thanh toán bằng séc chuyển khoản trong 3 năm qua luôn chiếm trên 60% tổng thanh toán séc nhưng đang có xu hướng giảm tỷ trọng. Năm 2010 doanh số thu được từ hoạt động thanh toán bằng séc chuyển khoản đạt 4.431.602 trđ, chiếm 67,04% tổng mức thanh toán séc. Năm 2011, doanh số của séc chuyển khoản tăng 24,89% so với năm 2010 đạt 5.534.429 trđ, chiếm 61,09% tổng doanh số thanh toán séc. Năm 2012, doanh số này tăng chậm hơn năm 2011,đạt 5.754.465 trđ chiếm 63,20% tổng thanh toán bằng Séc.

Do tác động của khủng hoảng kinh tế - tài chính, sản xuất kinh doanh khó khăn nên các cá nhân, tổ chức thận trọng hơn trong giao dịch thanh toán, họ yêu cầu những phương thức thanh toán an toàn hơn. Séc bảo chi là một trong những công cụ đáp ứng được yêu cầu này. Nhìn chung, doanh số và tỷ trọng của thanh toán bằng Séc bảo chi trong 3 năm đều tăng, cụ thể: năm 2010 doanh số đạt 2.178.783 trđ chiếm 32,96%, năm 2011 là 3.525.039 trđ (tăng 61,79%) chiếm 38,91%; năm 2012 doanh số là 3.350.701 trđ chiếm 36,80% tổng doanh số thanh toán bằng séc.

Qua đây ta có thể thấy rằng phương thức thanh toán qua séc ở chi nhánh Hà Nội là đạt hiệu quả, tuy nhiên chi nhánh cần có thêm nhiều giải pháp để thúc đẩy và phát triển mảng hoạt động này hơn nữa trong những năm tới.

2.2.2.2. Hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm chi - Chuyển tiền (UNC-CT).

Hiện nay, ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội cung cấp hình thức thanh toán bằng UNC-CT chủ yếu cho các đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp dùng để trả tiền hàng hóa dịch vụ, trả lương, trả công, trả tiền lãi, nộp thuế; người dân dùng để thanh toán tiền hàng, tiền dịch vụ, nộp thuế, nộp phí bảo hiểm, các loại hội phí, đảng phí, chơi xổ số thường xuyên, mua bán chứng khoán, ngoại tệ...trong đó, khách hàng tổ chức, doanh nghiệp chiếm gần 70% doanh số thanh toán bằng UNC-CT. Sở dĩ khách hàng tin tưởng và lựa chọn ủy nhiệm chi làm phương tiện thanh toán nhiều hơn là vì các ưu thế: Đơn giản, tiện lợi, nhanh gọn và tính an toàn không thể giả mạo. Khác với séc, uỷ nhiệm chi không thể dùng để rút tiền mặt mà chỉ được dùng trong thanh toán chuyển khoản. Hơn nữa, uỷ nhiệm chi không giao thư cho khách hàng, chi nhánh hay ngân hàng giao dịch đựoc thông báo thẳng, do đó không có rủi ro bị giả mạo. Khách hàng chỉ cần đến nơi chỉ thị của ngân hàng ký xuất uỷ nhiệm chi cùng mẫu chữ ký của

Trong hai loại hình của UNC-CT thì ủy nhiệm chi được khách hàng sử dụng nhiều hơn. Cụ thể tỷ trọng của từng loại hình được thể hiện dưới đây:

Hình 2.4 Cơ cấu thanh toán bằng UNC - CT tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội.

(Nguồn: kết quả xử lý số liệu bảng 2.5)

Nhìn vào bảng 2.5 và hình 2.4 trên ta thấy: doanh số thanh toán bằng UNC-CT luôn chiếm khoảng 70% tổng lượng TTNĐ KDTM của chi nhánh và vẫn duy trì mức tăng trong cả ba năm. Nhưng trong bản thân hình thức này thì cũng có sự thay đổi khác nhau về tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của từng loại hình, cụ thể:

Xét về tỷ trọng, ủy nhiệm chi luôn chiếm trên 80% tổng thanh toán bằng UNC- CT nhưng đang có xu hướng giảm. Năm 2010 tỷ trọng của ủy nhiệm chi là 87,15%, giảm xuống còn 84,56% năm 2011 và 83,08% năm 2012. Ngược lại, tỷ trọng của hình thức chuyển tiền lại tăng dần từ 12,85% năm 2010 lên 16,92% năm 2012.

Xét về doanh số tuyệt đối trong 3 năm qua thì cả hai loại hình ủy nhiệm chi và chuyển tiền đều tăng nhưng tăng không ổn định. Năm 2012 mức tăng của ủy nhiệm chi chỉ xấp xỉ 1/3 lần mức tăng của năm 2011, mà ủy nhiệm chi chiếm tỷ trọng lớn nên nó tác động rất nhiều tới tổng doanh số thanh toán UNC-CT. Trong khi đó hình thức chuyển tiền tăng khá nhiều nhưng do chiếm tỷ trọng nhỏ nên nó ảnh hưởng không nhiều tới mức tăng của tổng doanh số thanh toán.

2.2.2.3. Hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm thu (UNT).

Qua bảng 2.5 và hình 2.2 ta thấy: Hình thức ủy nhiệm thu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất và đang có xu hướng không ổn định trong tổng doanh số TTNĐKDTM của chi nhánh Hà Nội, nhưng doanh số thanh toán của UNT vẫn tăng khá cao trong 3 năm qua. Cụ thể:

Năm 2010, 2011 tỷ trọng lần lượt là 2,18% và 2,11% trong tổng doanh số TTNĐKDTM của chi nhánh; năm 2012 tỷ trọng này tăng 2,72%. Nhưng doanh số thanh toán thực tế lại cho thấy là nó đang tăng trưởng khá mạnh, năm 2011 đạt 1.410.736 trđ tăng 24,91%, năm 2012 đạt 1.989.241 trđ tăng 41,01% so với năm trước. Qua phân tích 2 hình thức thanh toán qua UNC-CT và UNT ta thấy rằng: Hình thức thanh toán ủy nhiệm chi luôn đạt mức doanh số cao hơn, chiếm tỷ trọng lớn hơn so với phương thức ủy nhiệm thu. Điều đó đã gây nên sự mất cân đối giữa hai hình thức này. Nhưng sở dĩ như vậy là do : thứ nhất là tâm lý con người thường bao giờ chi

cũng dễ hơn thu; thứ hai, uỷ nhiệm thu chỉ dùng trong các dịch vụ thu hộ giữa đối tượng cung cấp hàng hoá, dịch vụ đối với đối tượng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đó (và được phản ánh trên hợp đồng thoả thuận trước giữa người cung cấp và người tiêu dùng),thể thức này hết sức phức tạp, rườm rà không phù hợp với hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, chỉ phù hợp với kho bạc Nhà nước hoặc là thủ tục áp dụng trong việc mua bán với nước ngoài. Đây cũng là một trong các vấn đề thường gặp ở các ngân hàng thương mại hiện nay.

2.2.2.4. Thanh toán bằng thẻ thanh toán.

Khi kinh tế phát triển, nhu cầu thanh toán và phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mở ra một thị trường thẻ thanh toán đầy tiềm năng tại Việt Nam. Đông Á Bank là một trong những ngân hàng nhanh chóng nắm bắt cơ hội, phát hành thẻ thanh toán với nhiều dịch vụ khác nhau như: bảo vệ thẻ qua dịchvụ SMS banking, thử nghiệm thành công thẻ từ dùng công nghệ Chip, đẩy mạnh phát triển các đối tác cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến thông qua E-Banking và đặc biệt tăng cường các biện pháp bảo vệ lợi ích chủ thẻ.Theo đánh giá của NHNN và Hiệp hội thẻ NHNN thì Đông Á là một trong 8 ngân hàng được đánh giá cao nhất cả về số lượng cũng như chất lượng thẻ. Theo thống kê năm 2012 Đông Á Bank đã phát hành hơn 6 triệu thẻ ghi Nợ nội địa,khoảng 1.236 máy ATM , 1.024 máy POS, xếp thứ 3về thị phần thẻ (sở hữu 17% thị trường thẻ) tại Việt Nam. Hiện nay, chi nhánh Hà Nội là một trong hai chi nhánh đi đầu trong mảng dịch vụ thẻ của ngân hàng Đông Á với số lượng khách hàng mở tài khoản lên tới hơn 800.000 khách hàng. Dưới đây là bảng chi tiết về tình hình thẻ thanh toán tại chi nhánh:

Bảng 2.6 Thanh toán bằng Thẻ thanh toán tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội chỉ tiêu 2010 2011 2012 số lượng tỷ trọng số lượng tỷ trọng số lượng tỷ trọng 1. thẻ( đv: thẻ) 749.554 100,00% 776.820 100.00% 800.276 100,00% Debit card 683.068 91,13% 717.346 92,34% 738.495 92,28% Credit card 66.486 8,87% 59.474 7,66% 61.781 7,72%

2. Máy ATM ( máy) 82 96 103

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w