1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện đề án Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trong cả nước giai đoạn 2006 đến 2020

61 620 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 455,2 KB

Nội dung

- Công văn số 1269/CP-KG ngày 6-9-2004 của Chính phủ về việctiếp tục hoàn thiện mạng lưới các trường đại học, cao đẳng  Các văn bản khác - Thông báo số 141/TB-VPCP ngày 11-8-2005 của Vă

Trang 1

Chương I: Sự cần thiết phải hoàn thiện đề án Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn

2006 – 2020

I Lý do phải hoàn thiện đề án

Đề án Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020 đã được xây dựng cách đây hơn 2 năm Đây là 1

đề án lớn, có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng phát triển hệ thống giáo dục đại học nước ta Tuy nhiên sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến nay đề án vẫn chỉ nằm trên giấy và chưa đạt được các hiệu quả mong muốn như:

- Giúp sinh viên có thể sử dụng tối đa lợi thế của từng trường

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đại học

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trang bị cho các trường

- Bảo đảm sự thích ứng giữa các cơ sở đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và của cả nước

- Thể hiện được những yêu cầu phát triển bên trong của bản thân hệ thống giáo dục đại học

- Nâng cao quyền tự chủ và tăng cường tính tự chịu trách nhiệm trước xã hội của mỗi trường

- Đáp ứng yêu cầu về phân cấp trong lĩnh vực quản lý đại học Những bất cập chính của đề án còn thể hiện ở các mặt:

- Đề án chưa cho chúng ta 1 cái nhìn đầy đủ về hệ thống giáo dục đại học cả về những mặt được, chưa được và nguyên

Trang 2

nhân tạo nên hiện trạng đó

- Nội dung quy hoạch của đề án đã đưa ra cái nhìn cụ thể nhưng 1 vài tiêu chí không hợp lý, chỉ tiêu không khả thi, nặng về mặt số lượng mà chưa chú trọng đến chất lượng đầu ra

- Các giải pháp thực hiện còn chung chung, chưa hỗ trợ hiệu quả cho các cấp thực thi giảm tính ứng dụng của đề án

Từ vai trò quan trọng của đề án này cũng như những hạn chế mà

đề án mắc phải đòi hỏi cần có sự hoàn thiện lại đề án này Vì thế tôi xây dựng đề tài nhằm mục đích đưa ra những đánh giá và kiến

nghị 1 số giải pháp để “Hoàn thiện đề án Quy hoạch mạng lưới

các trường đại học, cao đẳng trong cả nước giai đoạn 2006 – 2020”

II Tổng quan về đề án Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020

Ngoài lời mở đầu và các phụ lục và bản đồ quy hoạch, đề án được kết cấugồm 3 phần:

Phần thứ nhất: Thực trạng mạng lưới và quy hoạch mạng lưới các

trường đại học, cao đẳng

Phần thứ hai: Qui hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai

đoạn 2006 – 2020

Phần thứ ba: Điều kiện, giải pháp và bước đi thực hiện qui hoạch

mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020

Trong đó lời mở đầu bao gồm:

Trang 3

Theo nghị định số 92/2006/NĐ-CP, quyết định số 47/2001/QĐ-TTg vàkết quả triển khai quy hoạch 5 năm (2001 – 2005), nghị quyết số14/2005/NQ-CP, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành lập đề án Quy hoạchmạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020

Căn cứ lập quy hoạch

 Căn cứ về luật

- Luật giáo dục năm 2005

 Các văn bản dưới luật

- Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2-11-2005 của Chính phủ vềđổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn2006-2020

Trang 4

- Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 4-5-2001 quy định về lập vàhoạt động của các cơ sở văn hóa giáo dục nước ngoài tại Việt Nam

- Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 6-3-2000 về việc hợp tác đầu

tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục – đàotạo và nghiên cứu khoa học

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 2-8-2006 của Chính phủ vềviệc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 1 số điều của Luậtgiáo dục

- Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25-5-2006 của Chính phủ vềChính sách khuyến khích phát triển các cơ sở dịch vụ cung ứngngoài công lập

- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25-4-2006 của Chính phủ vềQuy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,

tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệpcông lập

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7-9-2006 của Chính phủ vềlập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xãhội

- Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 4-4-2001 của Thủ tướngChính phủ về “Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳnggiai đoạn 2001-2010”

- Quyết định số 145, 146, 148/2004/QĐ-TTg ngày 13-8-2004 củaThủ tướng Chính phủ về “Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế

- xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”

- Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg ngày 20-1-2006 của Thủ tướngChính phủ về “phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồngbằng sông Cửu Long đến năm 2010”

Trang 5

- Công văn số 1269/CP-KG ngày 6-9-2004 của Chính phủ về việctiếp tục hoàn thiện mạng lưới các trường đại học, cao đẳng

 Các văn bản khác

- Thông báo số 141/TB-VPCP ngày 11-8-2005 của Văn phòngChính phủ kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm GiaKhiêm tại cuộc họp về “Cơ chế đầu tư hoàn thiện mạng lưới đạihọc, cao đẳng giai đoạn 2006-2010”

- Chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch ngắnhạn, trung hạn và dài hạn phát triển giáo dục đại học và các nhiệm

vụ của đào tạo đại học và cao đẳng đến năm 2010

- Công văn số 2612/LĐTBXH-TCDN ngày 1-8-2006 Bộ Lao Thương binh và Xã hội về dự thảo “Điều chỉnh quy hoạch mạnglưới các trường dạy nghề giai đoạn 2006-2010 và kế hoạch thànhlập các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề giai đoạn 2006-2010”

động 1 số quy hoạch phát triển các bộ, ngành và địa phương có liên quanđến đào tạo nguồn nhân lực

- Tài liệu hướng dẫn về nội dung, phương pháp nghiên cứu lập quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2005-2020 củaViện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Công văn đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương và đê xuất củacác nhà đầu tư có các đề án thành lập trường đại học, cao đẳng

- Thông báo của các cơ quan chức năng về kết quả của các chuyếnthăm và làm việc với các địa phương của các đồng chí Tổng bí thư,Chủ tịch nước, Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ

- Số liệu thống kê trong Niêm giám thống kê xuất bản hàng năm

- 1 vài tài liệu tham khảo trong và ngoài nước

Trang 6

Phần phụ lục đã nêu ra thêm các thông tin về quy mô, cơ cấu… của hệ

thống giáo dục đại học ở nước ta cũng như 1 số thông tin có tính chất thamkhảo về hệ thống giáo dục đại học ở 1 số quốc gia có nền giáo dục phát triển

 Thực trạng mạng lưới và quy hoạch mạng lưới các trường đại

học, cao đẳng

Mạng lưới các trường đại học và cao đẳng hiện nay

 Thực trạng: thực trạng đưa ra ở đây đã đề cập đến quy mô hệ thốnggiáo dục đại học, hình thức sở hữu, cơ quan quản lý cơ cấu khốingành… cùng các số liệu cơ bản Tuy nhiên, thực trạng ở đây mới chỉdừng ở mức liệt kê bảng biểu chứ chưa có những nhận xét, đánh giácẩn thiết

Tính đến tháng 9 năm 2006 cả nước có 311 cơ sơ giáo dục đại học (bao gồmcác đại học, trường đại học, học viện và trường cao đẳng) trong đó có 123trường đại học và 163 trường cao đẳng

Trang 7

Đánh giá chung:

 Những kết quả đạt được:

- Năm 2005 quy mô sinh viên đại học và cao đẳng là 1.387.100sinh viên( 1087800 sv ĐH, 299300 sv CĐ) tăng 1,41 lần đạt 165,5 sv/ 1vạn dân

- Trong 5 năm đã thành lập mới 36 trường đại học, 53 trường caođẳng

- Có 33 trường ngoài công lập

- Tổng số giảng viên đại học& cao đẳng là 39711 người( tăng8,2%) trong đó học hàm giáo sư và phó giáo sư là 1710 người, 5361 tiến

Trang 8

- Cơ cấu trình độ đào tạo giữa đại học& cao đẳng được điềuchỉnh một bước Tỷ trọng so sánh quy mô đào tạo ĐH/CĐ/TCCN/DNhiện nay là 1/0,4/0,9/3,8

- Các trường đã có tập trung phát triển nhiều ngành nghề mới.Các trường mới được nâng cấp trình độ đào tạo các ngành nghề đang có

- Quy mô sv giữa các ngành, nghề và lĩnh vực đào tạo đã có sựđiều chỉnh

- Số trường đại học, cao đẳng ngoài công lập tăng lên

- Quy trình đào tạo ở bậc đại học đã được linh hoạt& đa dạng hoá

1 số trường chuyển từ đơn ngành sang đa ngành

- Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý được tăng cường về sốlượng và chất lượng

- Cơ sở vật chất được cải thiện

- Công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và laođộng được đẩy mạnh

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đại học được mở rộng

- Chương trình đào tạo liên thông chỉ mới dạy thí điểm, nhiềutrường đào tạo đơn ngành, các trường CĐ sư phạm địa phương hoạt độngkhó khăn

- Mạng lưới trường ĐH& viện nghiên cứu còn bị tách biệt

Trang 9

Phát triển theo vùng, miền và địa điểm đặt trường

- 1 số vùng đông dân nhưng tỷ lệ nhập học đại học thấp còn thiếu

cơ sở đào tạo tại chỗ của các vùng này

Quy mô đào tạo

- Quy mô đào tạo của cả hệ thống còn nhỏ bé

- Quy mô giữa các trường không đồng đều, 1 số trường có quy

mô vượt quá năng lực để đảm bảo chất lượng đào tạo

- Cơ cấu giữa sv vừa học vừa làm& sv chính quy chưa phùhợp(sv vừa học vừa làm chiếm 43% tổng quy mô sv), hoạt động đào tạocủa các lớp mở ngoài trường chưa được quản lý chặt chẽ

Xã hội hóa giáo dục đại học

- Số trường ĐH,CĐ ngoài công lập còn ít, quy mô sv đào tạochưa cao

Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo

- Trình độ giảng viên còn hạn chế, lớp kế cận chưa đủ; ngoạingữ, tin học còn yếu; thường xuyên quá tải

- Tỷ lệ sv/ giảng viên đang ở mức cao 28,55 sv/ giảng viên

- Hơn 1 nửa số giảng viên các trường nâng cấp cần phải đượcđưa đi đào tạo cả về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật

- Cơ sở vật chất nghèo nàn, hệ thống thư viện trường nhỏ bé

- Mức chi đào tạo của NSNN/sv đại học hệ chính quy chỉ khoảng4,5 triệu/ năm

- Cơ chế quản lý tài chính còn nhiều bất cập

- Phân cấp quản lý ĐH, CĐ thiếu thống nhất, chức năng nhiệm

vụ quản lý chưa rõ ràng

- Mô hình trường ĐH,CĐ dân lập chưa có tính thuyết phục

Chất lượng và hiệu quả đào tạo

Trang 10

- Quy trình đào tạo đại học còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt, khépkín

- Đa phần các trường là nâng cấp nên sức ép tăng quy mô còn lớn

- Hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao còn yếu kém,hiệu quả chưa cao, kinh phí hoạt động còn hạn chế

- Vai trò sáng nghiệp của các trường đại học và cao đẳng còn rấthạn chế

- Khả năng thu hút nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào giáo dụccòn hạn chế

- Mối quan hệ giữa trung ương và địa phương chưa được xácđịnh; chỉ đạo của bộ đối với địa phương trong việc quản lý trường chưachặt chẽ và thiếu phối hợp

- Không có khả năng đánh giá chất lượng giáo dục đại học vàkhông làm được việc xếp hạng các trường

- Quản lý vĩ mô đối với hệ thống còn nặng về hành chính, baocấp

- Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch pháttriển nhà trường chưa được coi trọng

- Hội nhập quốc tế của các trường chậm trễ; chưa có trường đạihọc nào đủ khả năng thu hút sinh viên nước ngoài

- Quan điểm, thái độ đối với việc mở cửa hội nhập với các nướctrong lĩnh vực đại học chưa rõ ràng; chính sách chưa cụ thể và thiếu nhấtquán

Đánh giá tình hình thực hiện và công tác quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng 5 năm (2001-2005)

 Kế hoạch thực hiện quy hoạch

- Mở rộng hợp lý ngành nghề đào tạo ở các trường đại học hiện

Trang 11

- Chỉ thành lập mới 1 số trường đại học thực sự cần thiết phù hợpvới quy hoạch và đáp ứng được về cơ bản các điều kiện đảm bảo chấtlượng đào tạo

- Nâng cấp 29 trường cao đẳng lên đại học, 64 trường TCCN lêncao đẳng và thành lập mới 24 trường đại học và cao đẳng

- Đối với các trường đã có, tập trung tăng cường và củng cố vềquản lý, tổ chức đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên và tăng cường cơ

sở vật chất kỹ thuật tạo bước chuyển biến quan trọng về chất lượng đàotạo

- Công tác quan lý đại học được tăng cường; việc xây dựng chínhsách, cơ chế đã được tập trung chỉ đạo

- Phát hiện và khắc phục những bất hợp lý trong hệ thống đạihọc, cao đẳng; thực thi phân cấp quản lý cho các trường

- Hình thành hệ thống trường đại học trọng điểm

- Dự báo nhu cầu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiếp tụcxây dựng các trường đại học, cao đẳng mới

- Bước đầu định hướng xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc

tế (phụ đề)

 Những yếu kém của công tác quy hoạch

- Quy trình lập quy hoạch, số liệu lập quy hoạch chưa đồng bộ,chưa khoa học

- Thông tin thị trường lao động chưa đầy đủ và thiếu độ tin cậy

- Triển khai quy hoạch chưa sát với nhu cầu địa phương

- 1 số quy hoạch đã được phê duyệt nhưng thiếu vốn và thiếu cácđiều kiện để thực hiện

- Công tác lập và phê duyệt quy hoạch chưa trở thành hoạt động

Trang 12

bắt buộc và thường xuyên

- Quản lý quy hoạch chưa chặt chẽ

- Việc thành lập mới các cơ sở đào tạo chưa dựa trên cái nhìntổng quan, nhất quán được tính toán 1 cách khoa học trên cơ sở các chỉtiêu kinh tế - kỹ thuật liên quan đến điều kiện và trình độ phát triển kinh

tế - xã hội chung của đất nước, của từng vùng và mỗi địa phương mà cònmang tính phong trào cục bộ địa phương

- Chưa có tiêu chí chuẩn mực làm căn cứ để nâng cấp, thành lậptrường mới các trường đại học, cao đẳng và triển khai chương trình đàotạo liên thông giữa các trình độ

 Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn

2006 – 2020

Bối cảnh kinh tế xã hội

- Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10năm 2001-2010 của nước ta

- Đến năm 2020 đất nước ta đạt tiêu chí của 1 nước công nghiệphóa

- Chỉ tiêu định hướng về tốc độ tăng GDP bình quân 5 năm

2006-2010 đạt 7,5-8% và dự báo tiếp tục đạt trên 7%/ năm giai đoạn 2020

2011 Cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụtrong tổng GDP hướng tới mục tiêu 9-10%, xấp xỉ 45% và trên 45% vàonăm 2020

- Phát triển thêm các khu vực tập trung công nghiệp ở các địaphương thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Tây Bắc và miềnnúi phía Bắc, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn vớithị trường trong nước và xuất khẩu

Trang 13

- Phát triển các ngành dịch vụ 1 cách toàn diện

Quan điểm chỉ đạo

- Phát triển giáo dục – đào tạo là con đường duy nhất để pháttriển quốc gia, giáo dục đại học phải phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế -

xã hội và góp phần đảm bảo sự tiên tiến của quốc gia về tri thức và côngnghệ, thực hiện đồng thời 3 chức năng: nâng cao dân trí, phát triển nguồnnhân lực và đào tạo nhân tài Tiếp tục thành lập mới các cơ sở đào tạo đạihọc ở 1 số địa phương có vị trí thuận lợi và giữ vai trò trung tâm ở mỗivùng

- Hình thành và phát triển 1 số trung tâm đào tạo nguồn nhân lựctập trung của cả nước và mỗi vùng; 1 số trung tâm đào tạo nguồn nhânlực trình độ cao gắn với các vùng kinh tế trọng điểm và vùng kinh tếđộng lực

- Huy động tổng nguồn lực xã hội ngày càng nhiều hơn cho giáodục đại học Tăng số lượng trường đại học và cao đẳng ở các vùng TâyBắc, Đông Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long Trong nộithành Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tập trung và ưu tiên cao choviệc giải quyết đất đai, mở rộng diện tích; có chính sách khuyến khíchcác trường di chuyển ra ngoại ô hoặc các tỉnh lân cận; việc thành lập mớichỉ với các trường đào tạo các ngành/ nghề thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệthuật hoặc các ngành nghề mới, mũi nhọn, trình độ cao và có ảnh hưởngđặc biệt quan trọng đối với quốc kế, dân sinh

- Khuyến khích thành lập các trường đào tạo những ngành nghềthuộc lĩnh vực công nghiệp; bảo đảm hợp lý cơ cấu trình độ giữaĐH/CĐ/TCCN/DN; cơ cấu ngành nghề giữa khoa học cơ bản, khoa học

kỹ thuật công nghệ và các ngành nghề khác; đảm bảo hợp lý cơ cấu vùngmiền của nguồn nhân lực; từng bước hiện đại hóa, chuẩn hóa và quốc tế

Trang 14

hóa giáo dục đại học

- Thực hiện đầu tư tập trung cho các trường trọng điểm

Nguyên tắc lập quy hoạch

- Lựa chọn địa điểm phải xuất phát từ nhu cầu về nguồn nhân lựccho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập của nhân dân; bảo đảm

đủ điều kiện về dân số, dân trí, cơ sở hạ tầng xã hội và hài hòa lợi ích củanhà nước, của vùng và địa phương

- Phải xuất phát từ sự khả thi về đất đai, đội ngũ giảng viên, cán

bộ quản lý và nguồn vốn đầu tư

- Thường xuyên cập nhập số liệu để có sự bổ xung điều chỉnh

Mục tiêu quy hoạch

- Phấn đấu 200 sinh viên/1 vạn dân năm 2010, 300 sinh viên/1vạn dân 2015 và 450 sinh viên/1 vạn dân năm 2020

- Phấn đấu năm 2020 khoảng 70-80% sinh viên theo học cácchương trình nghề nghiệp - ứng dụng và 20-30% sinh viên theo học cácchương trình nghiên cứu

- Phấn đầu năm 2020 có 30-40% sinh viên học tại trường tư

Nội dung quy hoạch

 Tổng số sinh viên đại học và cao đẳng

- Năm học 2005-2006 nước ta có xấp xỉ 1.387.100 sinh viênchiếm khoảng 13,3% tổng số người trong độ tuổi học đại học Dự báo

2010 có 10,3 triệu người, 2015 có 8,42 triệu người, 2020 có 9,06 triệungười trong độ tuổi học đại học Chúng ta phấn đấu tỉ lệ sinh viên đại họcphải đạt ít nhất 15% dân số trong độ tuổi học đại học (theo tiêu chí của 1nước công nghiệp – phụ đề)

- Phấn đấu phát triển thị trường công nghệ đạt giá trị giao dịch

Trang 15

mua bán tăng trưởng bình quân 10%, bảo đảm tốc độ đổi mới công nghệcông nghệ ngành công nghiệp bình quân 12-15%/năm, số nhà khoa họccông nghệ/1 vạn dân từ 2-2,5 Phát triển công nghệ thông tin và truyềnthông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự độnghóa Để nâng cao chỉ số HDI của nước ta cần tăng nguồn nhân lực khoahọc công nghệ lên ít nhất gấp 6 lần số hiện có

- Đáp ứng nhu cầu lao động cho số việc làm mới và yêu cầu laođộng của 500.000 doanh nghiệp mới sẽ được thành lập, quy mô đào tạođại học phải tăng lên khoảng 4 lần so với năm 2005

- Mở rộng hội nhập và tham gia sâu vào quá trình phân công laođộng quốc tế Quốc tế hóa các chương trình đào tạo đại học, phát triểnnhanh những ngành công nghiệp hiện đại sử dụng công nghệ tiên tiến để

đi tắt, đón đầu, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa

- Dự báo từ năm 2015 đến năm 2020 hàng năm bình quân cókhoảng 2 triệu người có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông và cáctrình độ tương đương có nhu cầu tiếp tục học tập ở bậc đại học Số lượnggiáo viên phổ thông các cấp cần được đào tạo mới và đào tạo nâng caotrình độ

- Quy mô giáo dục đại học cần tiếp tục được mở rộng 1 cách hợp

lý Tổng quy mô đào tạo đại học và cao đẳng nước ta phải đạt ít nhất 1,8triệu sinh viên vào 2010, 3 triệu sinh viên vào năm 2015 và 4,5 triệu sinhviên vào năm 2020

 Ngành nghề đào tạo

- Các ngành nghề ưu tiên: khoa học căn bản, ngành nghề đáp ứngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển công nghiệp vàxây dựng, phát triển dịch vụ, ngành nghề đáp ứng yêu cầu xây dựng hệthống cơ sở hạ tầng xã hội và nâng cao mức thụ hưởng văn hóa cho các

Trang 16

 Cơ cấu trình độ đào tạo đại học

- Điều chỉnh tỷ lệ sinh viên đại học giảm còn sinh viên cao đẳngtăng lên

- Tiếp tục thành lập các trường trung cấp chuyên nghiệp và từngbước phát triển hệ trung cấp chuyên nghiệp thành hệ cao đẳng 2 năm

- Điều chỉnh cơ cấu đào tạo giữa các trình độ ĐH/CĐ/TCCN/DN

 Quy mô trường đại học

- Quy mô của trường cao đẳng, đại học phụ thuộc vào mô hình tổchức, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, diện tích đất đai khuôn viênnhà trường và cách thức tổ chức đào tạo

Quy mô đào tạo

Trang 17

Trường Quy mô

(không vượt quá)Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia tp Hồ Chí Minh

42.000 sinh viên quy đổiĐại học Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng

Các trường đại học Bách khoa Hà Nội, Kinh tế quốc dân,

Kinh tế tp Hồ Chí Minh, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm tp Hồ Chí

Minh và trường đại học Cần Thơ

35.000 sinh viên quy đổi

Trường đại học/học viện đào tạo các ngành nghề kỹ thuật –

công nghệ, kinh tế, luật, sư phạm và các lĩnh vực kinh tế - kỹ

thuật khác

15.000 sinh viên quy đổi

Trường đại học/học viện đào tạo các ngành nghề y tế, văn hóa

– xã hội

8.000 sinh viên quy

đổiTrường đại học/học viện đào tạo các ngành nghề thuộc các

lĩnh vực mỹ thuật, nghệ thuật, biểu diễn, thể dục – thể thao và

các ngành nghề đòi hỏi năng khiếu khác

5.000 sinh viên quy

đổi

Trường cao đẳng đa ngành, đa cấp 8.000 sinh viên quy

đổiTrường cao đẳng đào tạo theo lĩnh vực công nghệ 5.000 sinh viên quy

đổiTrường cao đẳng đào tạo các ngành nghề đòi hỏi năng khiếu 3.000 sinh viên quy

đổi

đổi

 Số lượng trường đại học và cao đẳng:

Dự kiến năm 2020 có 225 trường đại học và 375 trường cao đẳng

 Loại hình sở hữu trường đại học, cao đẳng bao gồm:

trường công lập, trường tư thục và trường có vốn đầu tư nước ngoài

 Hệ thống các trường đại học và cao đẳng bao gồm: 2 đại họcquốc gia, 2 đại học cấp vùng, các trường đại học, trường cao đẳng và

trường cao đẳng cộng đồng

 Phân tầng mạng lưới trường đại học và cao đẳng bao gồm:

trường đại học đẳng cấp quốc tế, trường đại học trọng điểm quốc gia

Trang 18

Ngoài ra sẽ xác định 1 số ngành trọng điểm như: công nghệ thông tin,công nghệ điện tử và tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệumới, kỹ thuật đô thị, xây dựng công trình biển, xây dựng cầu đường, khaithác nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản, đào tạothuyền viên, đóng tàu

 Phân bố mạng lưới trường đại học và cao đẳng: bao gồm cácvùng tự nhiên với ngành nghề ưu tiên phát triển và mạng lưới trườnghiện có

Ngoài ra còn có các vùng kinh tế trọng điểm và thế mạnh của từng vùng

 Điều kiện giải pháp và bước đi thực hiện qui hoạch mạng

lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020

Điều kiện để thực hiện quy hoạch

 Đất đai: cần khoảng 11000 hecta để đầu tư mở rộng diên tíchcác trường theo các tiêu chuẩn riêng

Tiêu chuẩn chung

Tiêu chuẩn sử dụng đất Từ 55 m2 đến 85 m2/sinh viên Tiêu chuẩn sử dụng nhà bình

quân cho 1 sinh viên

Khu ở và sinh hoạt của sinh viên 3,0 đến 5,0 m2

 Đội ngũ giảng viên: cần tăng cường khoảng 2000-2500người/năm, phấn đấu 50% số giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên

Trang 19

cùng tỷ lệ sinh viên/giảng viên theo ngành hợp lý

 Vốn đầu tư: cần khoảng 4,5 tỷ lấy từ ngân sách (khoảng 40%)

và các nguồn khác như: đóng góp của người đi học, các đóng gópkhác, vay vốn từ quỹ đầu tư phát triển trong nước, viện trợ nướcngoài,…

Giải pháp

 Nhóm giải pháp về đầu tư, huy động vốn

- Giảm bao cấp, cải tiến phương pháp phân bổ kinh phí

- Tập trung ngân sách hỗ trợ vùng khó khăn, đào tạo tạo 1 sốngành nghề quan trọng

- Xây dựng khuôn khổ pháp lý và quy định nhằm thu hút sự thamgia của mọi thành phần kinh tế

- Xây dựng chính sách học phí phù hợp

- Xây dựng chính sách học bổng, chính sách tín dụng đào tạo, tíndụng sinh viên

- Sử dụng các nguồn vốn ODA và thu hút FDI

- Quy hoạch đất đai, xây dựng cơ sở vật chất

- Các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong nghiên cứu khoahọc, đào tạo bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ

- Xây dựng thêm các viện, trung tâm nghiên cứu Trừ nhữngtrung tâm nghiên cứu có tính chất chiến lược với quốc gia, những trungtâm khác có thể sáp nhập vào các trường để các trường chủ động được;

để những kết quả có chất lượng được truyền bá cho sinh viên thông quabài giảng hoặc seminar

- Phấn đấu để nguồn thu tài chính từ nghiên cứu khoa học,chuyện giao công nghệ và lao động sản xuất chiếm khoảng 30-40% tổngthu nhập của trường

Trang 20

 Nhóm các giải pháp về phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộquản lý đại học

- Bổ sung biên chế đội ngũ giảng viên

- Tiếp tục chương trình gửi cán bộ giảng dạy đại học đi đào tạo

- Xây dựng cơ chế hỗ trợ về đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình

độ đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng tư thục

 Nhóm các giải pháp tăng cường cơ sở vật chất

- Tập trung đầu tư xây dựng 2 trường đại học Quốc gia Tạo cơchế để các trường có điều kiện chủ động khai thác các nguồn lực đổi mới

cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị

- Tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng hoạt động của thưviện các trường đại học, cao đẳng về mọi mặt

- Đổi mới nội dung chương trình và hiện đại hóa chương trình vàphương pháp giáo dục đại học; đưa các chương trình tiên tiến vào giảngdạy trong các trường đại học; có cơ chế, chính sách trong việc biên soạnchương trình và viết giáo trình theo nội dung các chương trình tiên tiến;đảm bảo đủ giáo trình, tài liệu học tập của sinh viên

- Thiết lập mạng thông tin toàn cầu và mở rộng giao lưu quốc tế

- Hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập

- Cải tạo, nâng cấp, xây mới các ký túc xá hiện có

- Huy động các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học và côngnghệ phối hợp hoạt động với các trường đại học Từng bước hỗ trợ để

Trang 21

hình thành các cơ sở thực nghiệm về công nghệ trong các trường caođẳng

 Nhóm các giải pháp về quản lý

- Xây dựng và triển khai hệ thống tiêu chí bảo đảm chất lượngđào tạo, triển khai công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dụcđại học

- Thành lập các trường cao đẳng công nghệ; thực hiện đa ngànhhóa, đa lĩnh vực hóa đối với các trường đào tạo đơn ngành

- Củng cố tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo của cáctrường

- Chấn chỉnh công tác quản lý; tăng cường năng lực và nâng caovai trò công tác lập kế hoạch nhân lực; kiểm soát thị trường lao động

- Điều tiết quy mô của 1 số trường có quy mô quá lớn; phânluồng sinh viên theo 2 hướng đào tạo: nghiên cứu và nghề nghiệp ứngdụng

- Hoàn thiện và công bố công khai tiêu chí mở trường đại học,đơn giản hóa các thủ tục thành lập trường

- Thực hiện các chính sách ưu tiên cho thuê đất, chính sách vayvốn ưu đãi, …

- Chuyển 1 số trường công lập sang tư thục

Chương II: Đánh giá đề án Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020

I Căn cứ lập quy hoạch

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã căn cứ theo các văn bản luật và dưới

Trang 22

luật quan trọng để xây dựng nên đề án Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020 vì vậy đề án đã có

sự thống nhất với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội

II Thực trạng mạng lưới và quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng

 Mạng lưới các trường đại học và cao đẳng hiện nay

Thực trạng

Đề án đã cho chúng ta 1 cái nhìn tổng thể về thực trạng của quy mô toàn

bộ hệ thống bao gồm số trường đại học, cao đẳng hiện có, quy mô đào tạo,

cơ cấu giữa các trình độ đào tạo, ngành nghề đào tạo, chất lượng, quy trìnhđào tạo…

Tuy nhiên những thông tin mà đề án đưa ra còn rất chung chung, chưa có

sự phân loại, đánh giá theo những tiêu chí cụ thể Những thông tin khác cần

đề cập đến là:

- Năm 2008, cả nước ta có 369 cở sở giáo dục đại học bao gồm 160 đạihọc, trường đại học, học viện và 209 trường cao đẳng (không kểtrường thuộc khối an ninh quốc phòng)

- Khóa 2007 – 2008 cả nước có 1.603.484 sinh viên đang học tập ởtrình độ đại học, cao đẳng và 43.000 nghiên cứu sinh và học viên caohọc

- Tỷ lệ sinh viên/1 vạn dân khóa 2006 – 2007 là 179 sinh viên/1 vạndân

- Tỷ lệ sinh viên ngoài công lập khóa 2006 – 2007 là 13% trong đó tỷ lệsinh viên hệ cao đẳng ngoài công lập là 9,89% và tỷ lệ sinh viên hệđại học ngoài công lập là 13,82%

- Năm 2006, cơ cấu trình độ đào tạo của giảng viên cao đẳng, đại học

Trang 23

là: 0.87% là giáo sư; 4,61% là phó giáo sư; Chia ra theo trình độchuyên môn là: 10,99% là tiến sĩ; 34,14% là thạc sĩ; 53,7% ở trình độđại học, cao đẳng và 1,17% ở trình độ khác

- Năm 2006, nguồn chi của NSNN cho giáo dục đại học là 4.881 tỷđồng (chiếm 8,91% ngân sách cho giáo dục)

Các tồn tại và yếu kém nêu ra chưa chỉ ra được nguyên nhân cụ thể vìthế sẽ khó khăn trong việc sửa sai Sau đây tôi xin đi cụ thể vào các tồn tạiyếu kém mà đề án đề cập đến để đánh giá lại nguyên nhân của nó:

 Cơ cấu của hệ thống

Mối quan hệ giữa quy mô dạy nghề/trung cấp chuyên nghiệp/caođẳng/đại học chưa phù hợp với trình độ, tốc độ đổi mới công nghệ sản xuất;mất cân đối tỷ lệ giữa số người có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấptrung cơ cấu nguồn nhân lực Nguyên nhân của vấn đề này nằm ở chỗ nềngiáo dục của chúng ta còn nặng về bằng cấp, vì thế nên dù các vị trí côngviệc ở trình độ thấp thì trong quá trình tuyển chọn nhân sự, các cá nhân cóbằng cấp ở trình độ cao hơn vẫn được ưu tiên hơn Cùng với đó, chất lượngđào tạo ở các cấp chưa được quan tâm đúng mức khiến cho đội ngũ nhân lựcđào tạo ra chưa đúng với bằng cấp hiện có vì thế dẫn đến những người đàotạo ra chỉ có thể làm việc tốt ở 1 trình độ thấp hơn bằng cấp hiện có

Hệ thống nhà trường đang bị phân tán, không đảm bảo sự thống nhấtquốc gia trong chỉ đạo và điều hành Điều này bắt nguồn sự chồng chéotrong cơ chế điều hành của nhà nước, sự phân cấp trong quản lý chưa được

rõ ràng

Mạng lưới trường đại học và viện nghiên cứu vẫn còn tách biệt Vấn đềnày là do 1 giai đoạn trước đây chúng ta đã có rất nhiều các viện, trung tâmnghiên cứu độc lập và thuộc các trường đại học nhưng do không có kinh phíđầy đủ nên đã có nhiều viện và trung tâm bị giải thể, các viện còn tồn tại chủ

Trang 24

yếu nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ trở lên với nguồn kinh phí rất hạn chế củanhà nước Chính vì là kinh phí của nhà nước nên các đề tài nghiên cứu vẫnchưa sát với nhu cầu của xã hội từ đó dẫn tới hiệu quả nghiên cứu chưa cao,nguồn thu tài chính qua nghiên cứu nhỏ bé, khó khăn trong chuyển giaocông nghệ

 Phát triển theo vùng, miền và địa điểm đặt trường

1 số vùng đông dân nhưng tỷ lệ nhập học đại học thấp, còn thiếu cơ cơ sởđào tạo đại học để đào tạo nhân lực tại chỗ Điều này bắt nguồn từ dân trícác vùng này còn thấp, giáo dục phổ thông có chất lượng chưa cao, điều kiệnđịa lý khó khăn gây cản trở đến việc phát triển giáo dục đại học tại địaphương

 Quy mô đào tạo

Quy mô đào tạo của cả hệ thống còn nhỏ bé Nước ta vẫn còn là 1 nướcnghèo với dân số đông đúc vì thế để phát triển một hệ thống giáo dục đạihọc đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội là 1 khó khăn không nhỏ Không nhữngthiếu về kinh phí, cơ sở vật chất mà chúng ta còn đang thiếu đội ngũ giảngviên đại học và đội ngũ quản lý đủ trình độ để bổ xung cho các cơ sở giáodục mới thành lập

Quy mô giữa các trường không đồng đều Điều này khách quan là do uytín cũng như điều kiện thuận lợi mà các trường đã có cũng như nhu cầu của

xã hội Nhưng vấn đề chủ quan nằm ở chỗ chưa có sự quản lý tốt về quy môcủa các cơ quan nhà nước và sự hướng nghiệp tại cấp phổ thông trung họcchưa được tốt dẫn đến những sai xót trong việc chọn trường của học sinh

Cơ cấu giữa sinh viên vừa làm vừa học và sinh viên chính quy chưa phùhợp Hoạt động của các lớp mở ngoài trường chưa được quản lý chặt chẽ Hệđào tạo vừa làm vừa học ở đại học là nơi giúp cho người người đã đi làm cóđiều kiện trang bị thêm kiến thức để phục vụ cho công việc tuy nhiên việc

Trang 25

hiểu sai rằng đây là nơi để lấy bằng cấp phục vụ cho quá trình thăng tiếntrong công việc; chất lượng đầu vào và đào tạo bị buông lỏng dẫn đến quy

mô sinh viên vừa học vừa làm tăng nhanh đặc biệt tại các thành phố lớn

 Xã hội hóa giáo dục đại học

Số lượng các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập còn ít Tâm lý xãhội đối với các trường ngoài công lập vẫn còn có sự phân biệt, sự thiếu vềgiáo viên khiến các trường này phải mời giáo viên các trường công lập thỉnhgiảng cũng khiến cho chất lượng đào tạo của các trường này không đảm bảo;

cơ chế, chính sách đối với việc thành lập các trường tư của nhà nước chưathu hút được các doanh nghiệp mạnh, tư nhân giàu có tham gia vào việc xâydựng các trường này

Phần lớn các trường thành lập mới là trường công lập và được nâng cấp

từ cơ sở đào tạo có sẵn Việc tăng quy mô, đạt các tiêu chuẩn tối thiểu đểđược nâng cấp đang được các trường thực hiện để tạo điều kiện nâng cấptrường mình từ đó tăng lợi nhuận từ học phí của học viên là vấn đề đángđược quan tâm vì nó làm cho chất lượng đào tạo đại học của nước ta giảmxuống

 Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo

Trình độ giảng viên còn hạn chế, điều này bắt nguồn từ việc quá tải tronggiảng dạy dẫn đến thiếu thời gian cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ; lương và các chính sách quan tâm đến đời sống đội ngũ giảng viên chưa được thỏa đáng Lương hiện tại của họ thường chỉ bằng 1 phần tư số tiền cần

để trang trải cho cuộc sống dẫn đến họ phải làm thêm các công việc tay trái cũng là 1 nhân tố làm ảnh hưởng đến nhiệt huyết của họ trong giảng dạy Hơn nữa với đồng lương như vậy không đem lại cho họ phẩm giá mà họ xứng đáng có được trong 1 đất nước giàu truyền thống lịch sử văn hoá có nền giáo dục với sự kính trọng cao

Trang 26

Đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo chưa tốt dẫn đến chưa đủ trình độ thay thế đội ngũ đương nhiệm đã luống tuổi Bên cạnh đó, trình độ tin học và ngoại ngữ của cả giảng viên và sinh viên còn hạn chế cũng gây khó khăn cho việc áp dụng công nghệ vào trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu

Cơ sở vật chất nghèo nàn, hệ thống thư viện trường nhỏ bé, mức chi đàotạo của NSNN/sinh viên đại học hệ chính quy chỉ khoảng 4,5 triệu/năm Vấn

đề về ngân sách lại 1 lần nữa gây khó khăn cho chúng ta trong việc pháttriển hệ thống giáo dục đại học

Cơ chế quản lý tài chính còn nhiều bất cập Cơ chế chính sách của nhànước còn nhiều bất cập cùng với trình độ của đội ngũ quản lý giáo dục cònnhiều hạn chế, tinh thần trách nhiệm chưa cao là những nguyên nhân chínhkhiến việc quản lý tài chính của ngành giáo dục nói chung và giáo dục đạihọc nói riêng kém hiệu quả và lãng phí

 Chất lượng và hiệu quả đào tạo

Quy trình đào tạo đại học còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt, khép kín Hệđại học ở nước ta về cơ bản vẫn chỉ là sự nối tiếp của hệ trung học phổ thôngchứ chưa có sự đột phá trong giảng dạy và học tập; việc học chay, thầy đọctrò chép vẫn phổ biến, nhiều tài liệu phục vụ cho học tập đã cũ, không cònphù hợp vẫn được đưa vào giảng dạy Chính vì thế việc ứng dụng học tậpvào thực tế của sinh viên gặp nhiều khó khăn, đây cũng là 1 trong lý dochính khiến các trường đại học cùa nước ta chưa được quốc tế đánh giá cao

Số sinh viên có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo chưa cao do cơcấu ngành nghề đào tạo chưa hợp lý,…

 Đánh giá tình hình thực hiện và công tác quy hoạch mạng

lưới các trường đại học và cao đẳng 5 năm (2001 – 2005)

Việc đánh giá kết quả thực hiện công tác quy hoạch mạng lưới các trườngđại học và cao đẳng giai đoạn 2001 – 2005 còn chung chung, chưa có số liệu

Trang 27

cụ thể, chưa có các chuẩn để đánh giá vì thế các đánh giá mang nặng tínhchủ quan của người lập quy hoạch, chưa chỉ ra nguyên nhân của những yếukém của công tác quy hoạch, sự phân cấp trách nhiệm của các bên đối vớinhững yếu kém này cũng chưa được đề án nêu ra.

III Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020

 Nội dung quy hoạch

 Tổng số sinh viên đại học và cao đẳng

Đề án đã đưa ra những con số dự báo quan trọng cho giai đoạn tới để từ

đó đặt mục tiêu rất cụ thể tuy nhiên với mục tiêu tăng quy mô đào tạo lêngấp 4 lần năm 2005 vào năm 2020 là 1 mục tiêu không khả thi Với thựctrạng nền giáo dục đại học nước ta vừa thiếu vừa yếu như hiện nay việc tăngquy mô quá nhiều như trên chỉ làm giảm ngày 1 trầm trọng hơn chất lượnglực lượng lao động Hơn nữa việc đào tạo ở trình độ đại học không phải làcon đường duy nhất để đào tạo đội ngũ nhân công phục vụ cho phát triểnkinh tế; kinh tế nước ta cần nhiều những công nhân trình độ cao hơn lànhững chuyên gia, kỹ sư Việc để cho đội ngũ nhân lực được đào tạo ở trình

độ đại học làm thay công việc của đội ngũ nhân lực đào tạo ở trình độ trungcấp chuyên nghiệp và dạy nghề là 1 sự lãng phí

Mở rộng hội nhập và tham gia sâu vào quá trình phân công lao động quốc

tế là 1 xu thế tất yếu của quá trình toàn cầu hóa; tuy nhiên việc quốc tế hóacác chương trình đào tạo đại học là 1 việc cần được xem xét kỹ lưỡng Cácchương trình đào tạo ở bậc đại học của mỗi quốc gia được thiết kế theonhững định hướng đào tạo phù hợp với yêu cầu nhân lực và mặt bằng trí tuệcủa xã hội nước họ vì thế việc sao chép các chương trình đào tạo có sẵn củacác nước khác là 1 việc cần phải xem xét lại

Trang 28

Với 1 nước có mật độ dân số vào diện đông nhất thế giới như nước taviệc mở rộng tiếp nhận sự chuyển giao những công nghệ của các ngành côngnghệ sử dụng nhiều lao động là rất cần thiết để giải quyết vấn đề thất nghiệpcủa nước ta, tuy nhiên với với những ngành công nghệ sử dụng nhiều vốn thìviệc tiếp nhận cần có chọn lọc vì những ngành công nghệ này thường làcông nghệ cao với chi phí đầu tư lớn, thiên về dài hạn nên với nguồn ngânsách nhỏ bé của chúng ta chưa thể đáp ứng đầy đủ được

Yêu cầu phát triển nhanh những ngành công nghiệp hiện đại sử dụngcông nghệ tiên tiến để đi tắt đón đầu, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa là 1yêu cầu quan trọng để đổi mới đất nước tuy nhiên để thực hiện được điềunày thì cần lưu ý rằng nếu không có sự tự nghiên cứu và phát triển côngnghệ của bản thân thì sự “đi tắt đón đầu” đó chỉ là 1 hình thức làm thuê vàphụ thuộc rất nhiều và công nghệ nước ngoài

 Ngành nghề đào tạo

Đề án đã có sự bao quát toàn bộ các ngành nghề của nền kinh tế tuynhiên việc xác định các ngành nghề ưu tiên ở đây còn chung chung, chưacho người thi hành thấy được thực chất ngành nghề nào thực sự là ngànhnghề được ưu tiên

Bản quy hoạch cơ cấu ngành nghề cũng chưa được hợp lý: tỷ trọng sinhviên/ tổng sinh viên/ tổng sinh viên ngành nông – lâm – ngư nghiệp từ 7-9%tương đương với khoảng 80.000 sinh viên (2010) và 160.000 sinh viên(2020) là quá nhiều vì nước ta có sự hạn chế về các nguồn lực tự nhiên phục

vụ cho sản xuất nông nghiệp; nhóm ngành dịch vụ nhằm nâng cao mức thụhưởng của dân cư như ngành du lịch, giải trí, … (trong nhóm các ngành/ lĩnhvực khác) thì lại có tỷ lệ khiêm tốn

 Cơ cấu trình độ đào tạo đại học

Việc điều chỉnh giảm tỷ trọng sinh viên đại học trong tổng số sinh viên

Trang 29

đại học và cao đẳng xuống mức 56% vào năm 2020 là hợp lý vì ở các cấpđào tạo thấp hơn sẽ có thời gian đào tạo ngắn hơn và vẫn đáp ứng được yêucầu của công việc không cần trình độ cao vì thế cần khuyến khích để đào tạocao đẳng phát triển nhiều hơn

Tuy nhiên việc từng bước phát triển hệ trung cấp chuyên nghiệp thành hệcao đẳng 2 năm là không cần thiết vì mục đích của đào tạo trung cấp chuyênnghiệp và đào tạo cao đẳng là khác nhau vì thế chỉ nên nâng cao trình độtrung cấp chuyên nghiệp chứ không nên chuyển thành trình độ cao đẳngĐịnh hướng điều chỉnh cơ cấu đào tạo giữa các trình độĐH/CĐ/TCCN/DN cũng chưa được hợp lý Với 1 nước thuần nông đangtrong quá trình chuyển thành nước công nghiệp như nước ta thì việc giảiquyết việc làm cho lực lượng lao động dôi dư rất lớn là rất quan trọng Vàcách giải quyết hiệu quả nhất là tạo điều kiện cho họ học nghề tại các trườngnghề vì thế tỷ lệ đào tạo ở trình độ dạy nghề cần được chú trọng với 1 con sốlớn hơn nữa

 Mạng lưới trường của các vùng lãnh thổ

Phần này đề án đã không đưa ra được sự đánh giá riêng cho từng vùngkinh tế của nước ta, những nhận định còn rất chung chung và giống hệt nhaugiữa 6 vùng kinh tế Điều này là bất hợp lý vì mỗi vùng kinh tế có nhữngđiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau vì thế các ngành nghề thế mạnh

và ưu tiên cũng phải khác nhau tùy theo điều kiện của mỗi vùng

 Mạng lưới trường của các vùng kinh tế trọng điểm

3 vùng kinh tế trọng điểm được đề án nêu ra là 3 đầu tàu kinh tế của cảnước vì thế việc đầu tư cho giáo dục của 3 vùng này là tất yếu Đề án cũng

đã khẳng định phải “ phát triển các trường đại học, cao đẳng theo hướng đangành, đa lĩnh vực nhằm khai thác tối đa các cơ sở đào tạo hiện có” Mặc dùvậy chúng ta cũng cần xem xét lại 1 số nội dung đã được đề cập đến tại phần

Trang 30

Việc đặt mục tiêu đến năm 2020 có xấp xỉ 60% dân số từ 18 đến 24 tuổicủa các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và 50% dân số từ

18 đến 24 tuổi của các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam

là không hợp lý Mặc dù chúng ta hướng tới xây dựng lực lượng lao động cóchất lượng cao nhưng chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông của chúng ta chưacao, nên để tạo việc làm thì sẽ có 1 bộ phận không nhỏ học sinh tốt nghiệptrung học phổ thông chỉ có thể đủ trình độ học trung cấp chuyên nghiệp vàhọc nghề Điều này vẫn đúng với định hướng tạo điều kiện học tập ở bậc đạihọc cho tất cả mọi người tuy nhiên không được phép buông lỏng quản lýchất lượng đầu vào và tương lai gần là cả đầu ra

IV Điều kiện, giải pháp và bước đi thực hiện quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020

 Điều kiện để thực hiện quy hoạch

Đề án đã chỉ ra những điều kiện cần thiết về đất đai, đội ngũ giảng viêncũng như nguồn vốn cần thiết để thực hiện quy hoạch nhưng cần có sự cụthể hơn về việc cần bao nhiêu giảng viên, ở trình độ nào và cơ cấu nguồnvốn được sử dụng như thế nào

 Giải pháp

 Nhóm các giải pháp về đầu tư, huy động vốn

Việc sử dụng ngân sách theo hướng tập trung hỗ trợ cho vùng khó khăn

là 1 chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước ta tuy nhiên cần có sự xemxét kỹ lưỡng hơn vì ngân sách hỗ trợ vùng khó khăn sẽ giúp chúng ta đạtđược sự công bằng xã hội nhưng lại không đạt được hiệu quả và sử dụngnguồn vốn từ đó có thể gây nên sự lãng phí

Ngân sách còn được ưu tiên sử dụng để đào tạo các ngành nghề khoa học

Ngày đăng: 16/03/2015, 12:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w