iii CHỮ VIẾT TẮT TRONG TÀI LIỆU UBND Uỷ ban nhân dân CNTY Chăn nuôi thú y TĂCN Thức ăn chăn nuôi TACN Thức ăn công nghiệp GTGT Giá trị gia tăng NLTS Nông lâm thuỷ sản CNXD Công nghiệp,
Trang 1i
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
I SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH 1
II CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH 2
1 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, BCH Trung ương Đảng, Chính phủ 2
2 Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn 3
3 Tỉnh Bắc Giang 4
III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu xây dựng quy hoạch 4
2 Mục tiêu 4
3 Phương pháp nghiên cứu xây dựng quy hoạch 5
IV NỘI DUNG QUY HOẠCH 5
V SẢN PHẨM QUY HOẠCH 5
PHẦN I 6
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH BẮC GIANG 6
I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH BẮC GIANG TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI 6
1 Điều kiện tự nhiên 6
2 Điều kiện kinh tế-xã hội 7
3 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp 9
4 Sản xuất trồng trọt có liên quan đến chăn nuôi 10
5 Điều kiện hạ tầng liên quan đến phát triển chăn nuôi 10
II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI CỦA TỈNH BẮC GIANG 11
1 Vị trí vai trò của ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh 11
2 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi 12
3 Thực trạng quy mô phát triển và biến động đàn, sản lượng thịt, trứng 13
4 Về hệ thống quản lý, phương thức tổ chức chăn nuôi 22
5 Về hiệu quả một số mô hình chăn nuôi 26
6 Về giống vật nuôi 27
7 Cơ sở hạ tầng trong chăn nuôi 29
8 Về công tác thú y và phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi 29
9 Về sản xuất và cung cấp thức ăn chăn nuôi 31
10 Về thu mua, tiêu thụ và chế biến sản phẩm chăn nuôi 32
11 Một số chính sách của Trung Ương và của tỉnh liên quan đến phát triển chăn nuôi 33
12 Thực trạng môi trường trong chăn nuôi 35
III ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI 36
1 Kết quả đạt được 36
2 Hạn chế và nguyên nhân 38
3 Bài học kinh nghiệm 39
PHẦNII
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2030 40
I DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI CỦA TỈNH 40
1 Chiến lược phát triển chăn nuôi cả nước đến năm 2020 40
2 Quy hoạch hệ thống sản xuất giống một số vật nuôi chính cả nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030 41
3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang 41
4 Dự báo các yếu tố tác động 43
II CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI 47
1 Cơ sở tính toán xây dựng phương án quy hoạch 47
2 Các phương án phát triển chăn nuôi đến 2020 48
3 Lựa chọn phương án quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 50
III QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI 51
1 Quan điểm phát triển 51
2 Mục tiêu phát triển chăn nuôi 51
IV QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2030 54
1 Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu giá trị chăn nuôi 54
2 Quy hoạch phát triển đàn vật nuôi và sản phẩm (phương án chọn) 55
3 Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa 63
4 Quy hoạch phát triển sản xuất giống vật nuôi 72
5 Quy hoạch vùng sản xuất thức ăn chăn nuôi 72
6 Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh 75
Trang 2ii
V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 76
1 Các tác động môi trường 76
2 Các phương án giảm thiểu tác động môi trường 77
VI ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ 79
1 Các chương trình phát triển 79
2 Các dự án ưu tiên đầu tư 79
VII VỐN ĐẦU TƯ, PHÂN KỲ VỐN ĐẦU TƯ 79
1 Tổng vốn đầu tư, cơ cấu các nguồn vốn 80
2 Nguồn vốn đầu tư 80
PHẦN III 82
CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 82
I CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 82
1 Giải pháp về phân vùng và cân đối quỹ đất đai cho phát triển chăn nuôi 82
2 Giải pháp về khoa học - công nghệ 83
3 Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ chăn nuôi, thu mua, giết mổ, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi 85
4 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về chăn nuôi, thú y 86
5 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi 88
6 Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển chăn nuôi 89
7 Giải pháp về cơ chế và chính sách 89
8 Giải pháp về xử lý môi trường trong chăn nuôi 91
9 Giải pháp về tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất trong chăn nuôi 92
10 Giải pháp về thông tin tuyên truyền 93
II HIỆU QUẢ CỦA QUY HOẠCH 94
1 Hiệu quả kinh tế 94
2 Hiệu quả xã hội 94
3 Hiệu quả về môi trường 95
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
I KẾT LUẬN 97
II KIẾN NGHỊ 97
Trang 3iii
CHỮ VIẾT TẮT TRONG TÀI LIỆU
UBND Uỷ ban nhân dân
CNTY Chăn nuôi thú y
TĂCN Thức ăn chăn nuôi
TACN Thức ăn công nghiệp
GTGT Giá trị gia tăng
NLTS Nông lâm thuỷ sản
CNXD Công nghiệp, xây dung
TMDV Thương mại dịch vụ
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
APEC Hiệp hội các nước Châu Á - Thái bình dương
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
SPS Cam kết trong các lĩnh vực kiểm dịch động thực vật
KTTĐPB Kinh tế trọng điểm phía Bắc
Trang 4
iv
CÁC BẢNG BIỂU TRONG TÀI LIỆU
Trang
Bảng 1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế qua các năm 7
Bảng 2: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2001-2012 11
Bảng 3: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2001-2012 (giá ss 2010) 12
Bảng 4: Diễn biến đàn trâu tỉnh Bắc Giang từ 2001-2012 14
Bảng 5: Phân bố đàn trâu tỉnh Bắc Giang năm 2012 15
Bảng 6:Diễn biến đàn bò giai đoạn 2001-2012 16
Bảng 7: Phân bố đàn bò tỉnh Bắc Giang năm 2012 16
Bảng 8: Diễn biến đàn lợn và sản lượng thịt hơi giai đoạn 2001-2012 17
Bảng 9: Phân bố đàn lợn của tỉnh Bắc Giang năm 2012 18
Bảng 10: Thực trạng tổng đàn, cơ cấu đàn gia cầm giai đoạn 2001-2012 19
Bảng 11: Phân bố đàn gia cầm của tỉnh Bắc Giang năm 2012 20
Bảng 12: Thống kê hiện trạng các khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư 25
Bảng 13: Kết quả tổng hợp 02 phương án phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang 49
Bảng 14: Dự kiến các chỉ tiêu tăng trưởng và cơ cấu GTSX chăn nuôi (giá SS) 54
Bảng 15: Dự kiến số lượng, sản lượng thịt trâu tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 55
Bảng 16: Dự kiến số lượng, sản lượng thịt bò tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 56
Bảng 17: Dự kiến số lượng, sản lượng thịt lợn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 59
Bảng 18: Dự kiến số lượng, sản lượng thịt gia cầm tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 62
Bảng 19: Quy hoạch khu chăn nuôi tập trung đến năm 2020 70
Bảng 20: Dự kiến số lượng trang trại chăn nuôi đến năm 2020 71
Bảng 21: Dự kiến nhu cầu thức ăn thô xanh đến năm 2020 72
Bảng 22: Dự kiến nhu cầu thức ăn tinh cho gia súc gia cầm đến năm 2020 72
Bảng 23: Dự kiến diện tích cỏ trồng mới đến năm 2020 75
Bảng 24: Dự kiến nguồn vốn và phân kỳ vốn đến năm 2020 80
Trang 5MỞ ĐẦU
I SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH
Bắc Giang có tổng diện tích tự nhiên 3.849,71 km2, với đặc điểm địa hình có nhiều vùng sinh thái: vùng núi, vùng đồi gò, đồng bằng, bãi ven sông; điều kiện khí hậu và đất đai; nguồn lao động đang làm việc ở nông thôn khá dồi dào, năm
2012 khoảng 909,8 ngàn người chiếm 57,2% dân số toàn tỉnh, là động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển
Ngành chăn nuôi của Bắc Giang không ngừng phát triển và đóng góp ngày càng cao hơn vào giá trị GDP của ngành nông nghiệp, nếu năm 2001 tỷ trọng ngành chăn nuôi mới chỉ chiếm 30,6% thì đến năm 2012 tăng lên 51,97% Chăn nuôi của tỉnh phát triển cả về tổng đàn và sản phẩm, luôn đứng ở tốp đầu các tỉnh, thành phố trên cả nước Năm 2012 toàn tỉnh có tổng đàn lợn và trâu bò đạt 1,38 triệu con (đàn lợn có 1,17 triệu con, đàn trâu bò 202 nghìn con), tổng đàn gia cầm 15,6 triệu con, trong đó riêng huyện Yên Thế với tổng đàn gần 4,8 triệu con; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng 197 nghìn tấn (chiếm khoảng 4,61% tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng cả nước) Sản phẩm chăn nuôi đã đáp ứng cho thị trường tiêu dùng tại chỗ của Bắc Giang và một phần cho các tỉnh như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng,
Trong những năm qua chăn nuôi của tỉnh Bắc Giang đạt tốc độ tăng trưởng cao so với vùng TDMNPB và toàn quốc theo công bố của Tổng cục thống kê năm 2012: đàn lợn xếp thứ 1 vùng TDMNPB và đứng thứ 3 so với toàn quốc, chỉ sau
Hà Nội và Đồng Nai; đàn gia cầm đứng thứ nhất vùng TDMNPB và đứng thứ 4 toàn quốc; đàn bò đứng thứ 2 vùng TDMNPB và đứng thứ 12 toàn quốc (1)
Ngành chăn nuôi của tỉnh đã có những chuyển dịch rõ rệt, bước đầu đã hình thành một số trang trại, gia trại chăn nuôi quy mô lớn Nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới đã được áp dụng trong công tác chọn giống, lai tạo giống, chăm sóc, nuôi dưỡng góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi, kiểm soát được dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thịt trong tỉnh mà còn góp phần giải quyết việc làm và tạo nguồn thu đáng kể cho các hộ gia đình ở nông thôn (trên 80% hộ tham gia chăn nuôi)
Tuy nhiên, chăn nuôi của tỉnh Bắc Giang nhìn trên bình diện chung vẫn chủ yếu ở nông hộ, gia trại, một số trang trại, tuy có sự phát triển nhưng mang tính tự phát, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là chưa có một quy hoạch tổng thể phát triển chăn nuôi của tỉnh; thiếu định hướng và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo; cơ chế, chính sách thiếu cụ thể, kinh phí đầu tư chưa thoả đáng, nên chưa tạo
ra được khối lượng sản phẩm hàng hóa, chưa có sự gắn kết chặt chẽ trong sản xuất
1
Chi tiết xem phụ lục 1
Trang 6chế biến, tiêu thụ Sản phẩm sản xuất ra chưa có các hợp đồng tiêu thụ mà chủ yếu
do tư thương đảm nhận nên tình trạng ép giá vẫn xẩy ra Từ đó chưa phát huy được việc vận dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư của nhà nước cho phát triển chăn nuôi, khó khăn áp dụng đồng bộ các giải pháp để tạo ra chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ, xử lý môi trường về đảm bảo an toàn thực phẩm
Mặt khác nước ta đã là thành viên chính thức của WTO với việc sẽ triển khai thực hiện hàng loạt các cam kết, trong đó có cam kết bỏ ngay trợ cấp xuất khẩu nông sản và không áp dụng hạn ngạch thuế suất Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội đối với sản xuất nông nghiệp nói chung, đối với ngành chăn nuôi nói riêng Trong nông nghiệp, sẽ thực hiện những cam kết trong các lĩnh vực kiểm dịch động thực vật (SPS), đầu tư, dịch vụ; tiếp tục ký các Hiệp định bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y với các nước nhập khẩu nông sản Việt Nam Những nhân tố này đòi hỏi các nhà sản xuất và quản lý phải tạo ra được những sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao Muốn vậy, ngoài yếu tố về con giống, kỹ thuật cần điều chỉnh lại
cơ cấu đối tượng nuôi đáp ứng với nhu cầu thị trường, gắn với lợi thế sản xuất từng vùng sinh thái trên cơ sở xác định các định hướng chính sách làm điểm tựa chắc chắn cho chăn nuôi phát triển bền vững
Với những lý do trên việc “ Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm
2020, định hướng đến năm 2030” là hết sức cần thiết Nhằm khai thác thế mạnh
về điều kiện tự nhiên và tài nguyên cho phát triển chăn nuôi hàng hoá, tập trung, quy mô lớn, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công tác xoá đói, giảm nghèo của tỉnh
II CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH
1 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, BCH Trung ương Đảng, Chính phủ
- Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/03/2004;
- Pháp lệnh thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/04/2004
- Luật số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 Luật an toàn thực phẩm;
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn;
- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi, chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp
- Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020
- Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020
- Quyết định số 05/2009/QĐ-TTg ngày 13/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
Trang 7- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
- Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của BCH TW khóa X về nền nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2013 về - Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Bắc Giang
- Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2030;
2 Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
- Quyết định số 1039/QĐ-BNN-NN ngày 09/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt đề án đổi mới hệ thống chăn nuôi gia cầm
- Quyết định số 1504/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn
- Quyết định số 1947/QĐ-BNN-CN ngày 23/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ
- Quyết định số 1948/QĐ-BNN-CN ngày 23/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ
- Quyết định số 67/2002/QĐ-BNN ngày 16 tháng 7 năm 2002 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và PTNT về “Quy định tạm thời các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với giống vật nuôi”
- Quyết định số 66/2008/QĐ – BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 26/3/2008 về việc ban hành quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Quyết định số 1683/QĐ-BNN-CN ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Quy hoạch hệ thống sản xuất giống một số vật nuôi chính đến năm 2020, tầm nhìn 2030
- Thông tư số 22/2009/TT-BNN ngày 28/04/2009 của Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn yêu cầu về giống vật nuôi, kiểm dịch vận chuyển giống vật nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển chăn nuôi
- Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 3 năm 2011 quy định việc kiểm tra đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thuỷ sản; Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/08/2011 sửa đổi Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản;
- Thông tư liên tịch số 11/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 01/03/2012 của liên Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tài Chính, Kế hoạch
& Đầu tư về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi
Trang 8cho Đề án phát triển giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp, giống vật nuôi và thuỷ sản đến năm 2020;
3 Tỉnh Bắc Giang
- Quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2020 (ban hành kèm theo quyết định số 52/2006/QĐ-UBND ngày 11/8/2006)
- Chỉ thị 12-CT/TU ngày 01/7/2013 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục vận động nông dân “dồn điền đổi thửa”, tổ chức các mô hình sản xuất hang hóa tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Chương trình phát triển sản xuất hàng hoá tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011-2015;
- Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 9/12/2011 về quy định mức hỗ trợ đầu
tư phát triển chăn nuôi thú y trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012-2015
- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại và siêu thị tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 ( ban hành kèm theo Quyết định số 513/ QĐ-UBND ngày 30/12/2011)
- Quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 574/ QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang)
- Quyết định số 1189 /QĐ-UBND, ngày 31/7/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã trên địa bàn tỉnh
- Niên giám thống kê các huyện và tỉnh từ 2001-2012
III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu xây dựng quy hoạch
- Đối tượng: Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030 nghiên cứu về:
+ Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư, sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi
+ Một số vật nuôi chủ lực gồm: đàn lợn, đàn gia cầm, đàn trâu, bò; vật nuôi khác có kiểm soát
Trang 9- Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo hướng chuyển dần từ quy mô nhỏ, phân tán sang chăn nuôi gia trại, trang trại, chăn nuôi tập trung bán công nghiệp và công nghiệp, nâng cao năng suất-chất lượng và hiệu quả theo hướng tăng giá trị, bền vững, an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đề xuất các dự án ưu tiên để thực hiện nội dung quy hoạch cho các giai đoạn
- Xây dựng các giải pháp để phát triển chăn nuôi bền vững-hiệu quả; giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
3 Phương pháp nghiên cứu xây dựng quy hoạch
- Phương pháp thu thập tài liệu, kế thừa các nguồn thông tin, tư liệu hiện có;
- Phương pháp phân tích thống kê, phân tích hệ thống, phân tích chuỗi sản phẩm;
- Phương pháp điều tra, đánh giá, nghiên cứu ở các điểm đại diện, kết hợp phỏng vấn chuyên gia;
- Phương pháp điều tra đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA);
- Phương pháp ma trận phân tích chính sách (PAM)
IV NỘI DUNG QUY HOẠCH
2 Bản đồ hiện trạng phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang; tỷ lệ 1/100.000
3 Bản đồ quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; tỷ lệ 1/100.000
4 Bản đồ quy hoạch vùng chăn nuôi gà đồi huyện Yên Thế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; tỷ lệ 1/50.000
5 Đĩa CD ghi file báo cáo, số liệu, bản đồ
Trang 10PHẦN I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH BẮC GIANG
I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH BẮC GIANG TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
1 Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, có diện tích
tự nhiên là 3.849,71 km2, dân số trung bình năm 2012 có 1,59 triệu người, mật độ dân số 413 người/km2
Vị trí địa lý của tỉnh nằm liền kề với khu tam giác kinh tế phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), gần các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên, là điểm trung chuyển giữa thủ đô Hà Nội với cửa khẩu Lạng Sơn Mặt khác trên địa bàn tỉnh có các tuyến đường giao thông thủy, bộ và đường sắt khá thuận lợi tạo điều kiện cho việc giao lưu giữa tỉnh với vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực Cửa khẩu phía Bắc, Đông - Bắc,
1.2 Địa hình
Tỉnh Bắc Giang có 9 huyện (huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Yên Thế, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng) và một thành phố (thành phố Bắc Giang), có đặc điểm địa hình đa dạng và phức tạp, vừa có đồng bằng, trung du và miền núi
1.3 Khí hậu
Khí hậu tỉnh Bắc Giang mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông) Mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm; mùa Thu và mùa Xuân khí hậu ẩm ướt
- Nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 23-24oC, nhiệt độ thấp nhất: 4oC, nhiệt độ cao nhất 39oC
- Độ ẩm không khí trung bình 83%; các tháng về mùa khô có độ ẩm không khí thường thấp khoảng từ 70-80%
- Lượng mưa trung bình năm 1.533mm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa bình quân trong các tháng này từ 200–300 mm/tháng
- Chế độ gió cơ bản chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam về mùa hè và gió mùa Đông Bắc về mùa đông, trời khô, lạnh; ngoài ra còn xuất hiện cả gió mùa Tây Nam khô nóng
1.4 Tài nguyên thiên nhiên
a Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt ở tỉnh Bắc Giang do 3 con sông lớn (Sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương) chảy qua địa bàn tỉnh và hàng trăm hồ chứa nước lớn nhỏ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt
b Nguồn nước ngầm
Qua điều tra khảo sát cho thấy nguồn nước ngầm của tỉnh khá phong phú (ước lưu lượng đạt 0,33 tỷ m3/năm) Khảo sát các giếng khoan dùng cho sinh hoạt của dân cư cho thấy lưu lượng nước khá lớn, chất lượng nước tốt đáp ứng đủ yêu cầu sử dụng của
Trang 11các hộ gia đình và cung cấp nước cho đàn gia súc, gia cầm của tỉnh
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp cho thấy đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 6 nhóm đất chính gồm: Nhóm đất phù
sa, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất bạc màu, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn trên núi
và nhóm đất tầng mỏng (Chi tiết xem phụ lục 2)
Hiện tại, cỏ tự nhiên là nguồn thức ăn thô xanh chủ yếu để nuôi trâu, bò, dê, hầu hết các hộ nuôi đại gia súc sử dụng cỏ tự nhiên dưới hình thức chăn thả kết hợp cắt cỏ cho gia súc ăn Tuy nhiên do việc giao đất, giao rừng và nhân dân tận dụng các vạt đất trống phục vụ trồng trọt, trồng cây phân tán làm hạn chế diện tích
cỏ tự nhiên… ở một số huyện có số lượng đàn đại gia súc lớn, lượng cỏ tự nhiên cung cấp không đủ cho trâu, bò, nhất là trong mùa khô, người chăn nuôi phải tận dụng thêm phụ phẩm nông nghiệp như rơm, dây lạc, thân ngô, ngọn mía và trồng
cỏ mới đáp ứng được nhu cầu thức ăn cho vật nuôi,
2 Điều kiện kinh tế-xã hội
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế của tỉnh Bắc Giang
Bảng 1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế qua các năm
Thực hiện qua các năm Tốc độ PTBQ
hàng năm (%) Chỉ tiêu Đơn vị
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang - năm 2012
- Tổng sản phẩm nội địa của Tỉnh Bắc Giang(GDP) năm 2012 đạt 30,34
nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 0,93% tổng GDP của cả nước
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2012 là
Trang 1218,75%/năm (giá SS năm 2010) Trong đó, ngành nông lâm nghiệp thủy sản đạt
12,57%/năm; ngành dịch vụ là 18,68%/năm và ngành công nghiệp là 27,37%
- Cơ cấu kinh tế theo ngành của Bắc Giang có sự dịch chuyển khá nhanh theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 48,74% năm 2001 xuống còn 27,76% năm 2012; công nghiệp - xây dựng tăng từ 15,16% năm 2001 lên 38,66% năm 2012; ngành Thương mại dịch vụ có tỷ trọng là 31,59%
- Các thành phần kinh tế đều được tỉnh khuyến khích phát triển, năng suất lao động, năng suất cây trồng vật nuôi tăng lên trong thời gian vừa qua, góp phần quan trọng vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế và nâng cao thu nhập cho người lao động Những lĩnh vực sản xuất cải thiện năng suất nhiều phải kể đến là nông nghiệp (sản xuất lương thực, vải thiều, gà đồi Yên Thế, rau xanh,…) và công nghiệp là một số sản phẩm như đạm, điện, may, điện tử, chế biến nông sản,
Sơ đồ 1 Cơ cấu GDP Tỉnh Bắc Giang
GDP bình quân đầu người đã được cải thiện, năm 2001 đạt 2,58 triệu đồng/người, năm 2010 đạt 12,45 triệu đồng/người, năm 2012 đạt 19,1 triệu đồng/người Chênh lệch GDP bình quân đầu người của Bắc Giang so với mặt bằng
chung của cả nước được thu hẹp đáng kể (Chi tiết xem phụ lục 3)
a Dân số
Dân số trung bình năm 2012 toàn tỉnh là 1,59 triệu người (chiếm 1,79% dân
số toàn quốc- xếp thứ 1 trong vùng TDMNPB và xếp thứ 16 cả nước), trong đó dân
số đô thị là 154,34 nghìn người, dân số nông thôn là 1.434,14 nghìn người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 9,72% Tổng dân số
Tỷ suất sinh năm 2012 là 1,76%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,20% thấp
hơn năm 2001 là 1,24% (Chi tiết xem phụ lục 3)
b Lao động và việc làm
Lực lượng lao động toàn tỉnh năm 2012 là 1.259.891 người trong đó: lao động thành thị với 126.586 lao động, chiếm 10,05% so với lực lượng lao động toàn tỉnh; lao động nông thôn với 1.133.305lao động chiếm 89,95% so với lực lượng lao động toàn tỉnh (trong đó lao động nông thôn đang làm việc tại thời điểm là 909.845 người)
Trang 13Kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn những năm qua diễn ra còn chậm so với yêu cầu, chưa đều giữa các vùng và các địa phương nhưng cũng có điểm mới là xu hướng hoạt động đa dạng ngành nghề của lao động ở khu vực nông thôn ngày càng tăng
Chất lượng lao động từng bước được nâng cao đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động Tuy nhiên đào tạo còn nhiều bất cập về số lượng và cơ cấu ngành nghề, chủ yếu là đào tạo ngắn hạn, trình độ sơ cấp và lao động đơn giản; một số nghề khó tìm kiếm việc làm và không phát huy hiệu quả Năm 2012 tỷ lệ lao động khu vực nông thôn qua đào tạo đạt khoảng 28% (tỷ lệ số lao động đã qua đào tạo toàn tỉnh đạt 40,5%)
c Nguồn nhân lực cho phát triển chăn nuôi
Hiện nay, nguồn nhân lực ngành chăn nuôi chưa có sự tách bạch rõ ràng giữa lao động ngành nông, lâm, thủy sản và chưa có số liệu thống kê riêng Năm
2012 toàn tỉnh có 177.230 hộ có chăn nuôi lợn chiếm 55,3% tổng số hộ nông nghiệp trong tỉnh; 248.407 hộ có chăn nuôi gà chiếm 75% hộ nông nghiệp Nhìn chung nguồn nhân lực cho phát triển chăn nuôi của tỉnh khá phong phú, hàng năm thu nhập của người chăn nuôi ngày một tăng; chăn nuôi là biện pháp xóa đói giảm nghèo ở nông thôn
Kết quả điều tra về các trang trại chăn nuôi năm 2012 cho thấy; Trong tổng
số 1.371 lao động thường xuyên của trang trại chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo chiếm 80%, lao động qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ chiếm 3,69% Lao động qua đào tạo từ sơ cấp nghề trở lên chiếm 16,25%
Đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư cơ bản chưa qua các trường lớp đào tạo
3 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp
- Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh năm 2012 Tổng diện tích đất nông nghiệp 273.856,94 ha chiếm 71,24% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Trong đó đất sản xuất nông nghiệp 127.259,54 ha chiếm 46,46% diện tích đất nông nghiệp; đất lâm nghiệp 140.748,26 ha chiếm 36,62%; đất nuôi trồng thủy sản 5.664,68 ha chiếm 1,47% diện tích đất tự nhiên
- Đối tượng sử dụng đất chủ yếu do gia đình sử dụng chiếm trên 50% diện tích đất các loại
- Đất trồng cây hàng năm: toàn tỉnh có 78.665,41 ha chiếm 20,46% diện tích đất tự nhiên của tỉnh
- Đất trồng lúa: Toàn tỉnh diện tích đất trồng lúa hiện có là 71.625,47 ha chiếm 18,63% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi với diện tích 333,5ha chiếm 0,12% diện tích đất nông nghiệp, diện tích cỏ dùng vào chăn nuôi của tỉnh là quá ít so với số lượng đàn gia súc của tỉnh
Trang 14- Đất trồng cây lâu năm: toàn tỉnh có 48.594,13 ha chiếm 12,64% diện tích đất
tự nhiên toàn tỉnh Trong đó diện tích trồng nhãn, vải 37.443 ha chiểm 77,05% diện tích cây lâu năm toàn tỉnh Vải thiều là loại cây đặc sản của tỉnh do vậy hầu như diện tích tương đối ổn định
- Đất lâm nghiệp: toàn tỉnh có 140.748,26 ha chiếm 36,62% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Trong đó rừng sản xuất 106.297,71 ha; rừng phòng hộ 20.677,17
ha Còn lại trên 13 ngàn ha rừng đặc dụng
(Chi tiết xem phụ lục 4)
4 Sản xuất trồng trọt có liên quan đến chăn nuôi
Diện tích gieo trồng lúa cả năm 2012 là 112.155 ha, sản lượng là 629,15 nghìn tấn; trong đó, vụ Đông Xuân là 53,23 nghìn ha, sản lượng 316,04 nghìn tấn
và vụ Mùa 58,92 nghìn ha, sản lượng 313,11 nghìn tấn Diện tích đất lúa là đồng bãi chăn thả vịt, tận dụng lượng lúa rơi vãi sau khi thu hoạch, đem lại thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi thủy cầm; đồng thời, với sản lượng lúa trên 660 nghìn tấn qua xay xát có thể thu được cám là nguyên liệu để chế biến thức ăn gia súc hoặc sử dụng trực tiếp cho chăn nuôi (lợn, gà) làm giảm được giá thành sản phẩm chăn nuôi Mặt khác, đồng ruộng trồng lúa cũng cung cấp nguồn rơm sử dụng làm thức ăn thô cho trâu bò; song hiện tại lượng rơm sử dụng làm thức ăn thô cho trâu bò còn ít so chủ yếu sử dụng rơm vụ Mùa, còn phần lớn người nông dân
để lại rơm tại đồng ruộng Khi Bắc Giang phát triển mạnh đàn trâu, đàn bò, cần khuyến cáo nông dân nên tận dụng rơm phơi khô dự trữ và ủ urê để làm thức ăn, đây là nguồn cung cấp thức ăn thô rất quan trọng trong mùa đông
Ngoài ra, hàng năm có gần 10 nghìn ha ngô, trên 12 nghìn ha lạc,… có thể
sử dụng phụ phẩm như thân cây ngô, dây lạc, rơm rạ, ngọn mía làm thức ăn xanh cho chăn nuôi trâu bò Đặc biệt, hiện nay ở nhiều huyện nông dân đã tận dụng trồng cỏ xen trong vườn cây lâu năm để giải quyết một phần thức ăn thô xanh cho đàn trâu, bò
5 Điều kiện hạ tầng liên quan đến phát triển chăn nuôi
5.1 Về hệ thống giao thông
Toàn tỉnh 100% số xã có đường ôtô đến trụ sở UBND xã, 191 xã có đường đến trụ sở UBND xã được nhựa/bê tông hóa, số xã có đường xe ôtô đi được quanh năm đến trụ sở UBND xã là 206 xã, đạt 99,52% Trong số xã có đường ôtô đến trụ
sở UBND xã quanh năm có 132 xã miền núi, đạt 100%; 41 xã vùng cao, đạt 97,62%; 33 xã đồng bằng - trung du đạt 100%
Hệ thống giao thông đường trục xã, liên xã được chú trọng phát triển mạnh với 156 xã có đường trục xã, liên xã được rải nhựa/bê tông với chiều rộng mặt đường từ 3m – dưới 6m Trong đó: có 106 xã miền núi, 23 xã vùng cao, 27 xã đồng bằng – trung du; 44 xã có đường trục xã, liên xã được rải nhựa/bê tông với chiều rộng mặt đường từ 2m – dưới 3m; 85 xã có đường trục xã, liên xã được đắp đất với chiều rộng mặt đường từ 3m – dưới 6m… Với cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư mở rộng cả về chiều sâu và bề rộng
5.2 Về hệ thống điện
Toàn tỉnh 100% tổng số xã có điện, chất lượng điện ở khu vực nông thôn được nâng cao thể hiện qua tỷ lệ xã, thôn và hộ có điện lưới quốc gia Có thể nói, điện khí hóa nông thôn là điểm sáng đáng ghi nhận nhất trong bức tranh tổng quát
Trang 15về xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn của tỉnh Đó là thành tựu có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn những hạn chế cần được khắc phục Tỷ lệ thôn, bản của các xã vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc ít người của tỉnh được phủ mạng điện lưới quốc gia chỉ đạt ở mức 98,03% Nhìn chung về hệ thống điện của tỉnh đảm bảo đủ cung cấp cho các cơ sở chăn nuôi
5.3 Về hệ thống chợ
Toàn tỉnh có 105 xã có chợ, chiếm 50,72% số xã Tỷ lệ xã có chợ chênh lệch khá xa giữa các vùng kinh tế của tỉnh, như: xã miền núi chiếm 50,76%, xã vùng cao 35,71%, xã đồng bằng – trung du 69,70%
Hiện nay số chợ được xây dựng kiên cố và bán kiên cố đạt 66,6% Tỷ lệ xã
có chợ họp hàng ngày được xây dựng kiên cố, bán kiên cố cũng có sự chênh lệch giữa các vùng Cụ thể: xã miền núi 8,33%; xã vùng cao 2,38%; xã đồng bằng – trung du đạt 18,18% thấp hơn mức bình chung cả nước Số xã trong tỉnh có chợ chỉ chiếm tỷ trọng tuy chưa cao (50,72%), tuy nhiên các chợ đều có khu vực bán sản phẩm chăn nuôi riêng, ngoài ra mỗi thôn xóm đều hình thành các chợ tạm, chợ cóc, góp phần phát triển tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi
II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI CỦA TỈNH BẮC GIANG
1 Vị trí vai trò của ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Bảng 2: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2001-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Tốc độ tăng BQ (%/năm)
2001
Năm
2005
Năm
2012
2001-2005
2005-2012
2001-2012
I
Tổng GTSX (giá
2010)
5.482,87 8.108,60 13.940,12
8,14 8,05 8,09
1 Trồng trọt 3.168,86 5.604,13 7.199,27 12,08 3,64 7,08
2 Chăn nuôi 2.141,61 2.259,50 6.207,4 1,08 15,53 9,27
II
Tổng GTSX (giá
HH)
2.556,08 4.217,88 19.776,25
10,54 24,70 18,59
1 Trồng trọt 1.678,90 2.630,99 8.793,12 9,40 18,81 14,80
2 Chăn nuôi 782,12 1.456,70 10.277,41 13,24 32,20 23,94
III Cơ cấu GTSX (%) 100 100 100
1 Trồng trọt 65,68 62,38 44,46
2 Chăn nuôi 30,60 34,54 51,97
3 Dịch vụ NN 3,72 3,09 3,57
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang - năm 2012
Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá so sánh 2010) của tỉnh Bắc Giang năm
2005 đạt 8.109 tỷ đồng và đến năm 2012 đạt: 13.940 tỷ đồng (trong đó giá trị
ngành chăn nuôi đạt 6.207 tỷ đồng) Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 - 2012
Trang 16là: 8,09%/năm và giai đoạn 2005 - 2012 là: 8,05%/năm Trong đó tăng trưởng ngành chăn nuôi giai đoạn 2001-2012 là 9,72%/năm, giai đoạn 2005-2012 là 15,53%/năm
- Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá thực tế) của tỉnh Bắc Giang năm 2001 đạt 2.556 tỷ đồng, năm 2010 đạt 12.734 tỷ đồng, đến năm 2012 đạt 19.776 tỷ đồng
(trong đó giá trị ngành chăn nuôi đạt 10.277 tỷ đồng, chiếm 51,97% giá trị sản xuất nông nghiệp); Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi từ 2001 đến 2012 tăng khá,
năm 2001 chiếm 30,6% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, năm 2005 là 34,54%,
năm 2010 là 44,95% và năm 2012 là 51,97% (Chi tiết xem phụ lục 5)
Chăn nuôi ngoài đóng góp đáng kể cho kinh tế ngành nông nghiệp còn tạo ra nguồn thực phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống con người, cung cấp nguồn sức kéo và nguồn phân bón dồi dào cho sản xuất nông nghiệp Trong điều kiện đất nông nghiệp ngày một thu hẹp (do phát triển công nghiệp, dịch vụ và khu dân cư, ), khả năng tăng vụ và tăng năng suất cây trồng có giới hạn thì chăn nuôi ngày càng có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh; giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập của người dân
2 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi
2.1 Tăng trưởng GTSX ngành chăn nuôi
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2001-2012 đạt 9,27%/năm, trong đó tăng trưởng của các nhóm sản phẩm như sau:
- Chăn nuôi gia súc (lợn, trâu, bò), giai đoạn 2001-2005 đạt 2,03%/năm;
giai đoạn 2005-2012 đạt 13,25%/năm
- Chăn nuôi gia cầm giai đoạn 2001-2005 giảm 10,07%/năm, nguyên nhân giảm do từ năm 2004 sự xuất hiện của dịch cúm gia cầm đã gây tổn thất nặng nề đến chăn nuôi gia cầm; giai đoạn 2005-2012 đạt 29,14%/năm, trong đó giai đoạn 2010-2012 đạt 3,55%/năm, tổng giai đoạn 2001-2012 tốc độ tăng trưởng đàn gia cầm đạt 11,06%
Như vậy trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chăn nuôi gia cầm có ưu thế phát triển,
nhất là phát triển chăn nuôi gà đồi
2.2 Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành chăn nuôi
- Năm 2012, trong nội bộ ngành chăn nuôi, giá trị sản xuất (giá so sánh năm
2010) chăn nuôi gia súc đạt 3.897,98 tỷ đồng (trong đó: chăn nuôi trâu bò đạt 240,57 tỷ đồng, chăn nuôi lợn đạt 3657,41 tỷ đồng) chiếm 62,80% tổng giá trị sản
xuất ngành chăn nuôi, chăn nuôi gia cầm chỉ chiếm 33,92% (đạt 2105,62 tỷ đồng), chăn nuôi khác chiếm 3,28% (đạt 203,78 tỷ đồng) Các loại vật nuôi chủ lực của
tỉnh Bắc Giang là: lợn, gà, bò
Trang 17Bảng 3: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2001-2012 (giá ss 2010)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Tốc độ tăng BQ (%/năm)
2001
Năm
2005
Năm
2012
2001-2005
2005-2012
2001-2012
1 Chăn nuôi gia súc 1.475,29 1.631,28 3.897,98 2,03 13,25 8,43
3
Chăn nuôi khác và sản
phẩm chăn nuôi
68,65 276,73 203,78 32,15 -4,28 9,49
1 Chăn nuôi gia súc 68,89 72,20 62,80
Trâu, bò 1,45 1,61 3,88
Lợn 67,43 70,59 58,92
2 Gia cầm 27,91 15,56 33,92
3 Chăn nuôi khác và sản phẩm chăn nuôi 3,21 12,25 3,28
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2012
- Trong giai đoạn 2001-2012, cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi có sự chuyển dịch theo hướng giảm cơ cấu đàn gia súc, tăng cơ cấu đàn gia cầm, cụ thể:
- Năm 2001 cơ cấu giá trị chăn nuôi gia súc chiếm 68,89%, năm 2005 cơ cấu giá trị chăn nuôi gia súc chiếm 72,2%, đến năm 2012 chỉ tiêu này là 62,80% Trong thời gian này đa phần chăn nuôi trâu, bò giảm, do sức kéo dần được thay thế bằng cơ giới hóa, bên cạnh đó các bãi chăn thả ven rừng được người dân sử dụng trồng cây hoặc cải tạo thành đất canh tác, đồng cỏ cũng như đất đai ngày càng thu hẹp nên ảnh hưởng đến tổng đàn trâu giảm mạnh, mặt khác chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh lại tăng do chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, gia trại
- Cơ cấu giá trị đàn gia cầm năm 2001 chiếm 27,91%, năm 2005 cơ cấu giá trị đàn gia cầm đạt 15,56%, đến năm 2012 tăng lên 33,92% vào năm 2012 Giai đoạn 2001-2005 cơ cấu đàn gia cầm giảm, nguyên nhân chủ yếu là do dịch cúm gia cầm năm 2004 làm cho người dân không an tâm đầu tư và chăn nuôi gia cầm Giai đoạn 2006-2012 cơ cấu đàn gia cầm tăng, nguyên nhân trong vài năm gần đây dịch cúm gia cầm ít diễn ra trên địa bàn, phong trào chăn nuôi gà đồi phát triển, đặc biệt
là gà đồi Yên Thế, các trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô lớn ngày càng nhiều dẫn đến giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm tăng
3 Thực trạng quy mô phát triển và biến động đàn, sản lượng thịt, trứng
3.1 Chăn nuôi trâu
- Trong giai đoạn 2001-2012 đã giảm liên tục, năm 2001 có: 100.824 con, năm 2005 giảm xuống 91.991 con và năm 2012 chỉ còn: 68.816 con (bình quân giai đoạn 2001-2012 giảm 3,41%/năm)
- Sản lượng thịt giai đoạn 2001-2005 giảm từ 1.514 tấn năm 2001 xuống 1.045 tấn năm 2005, trong giai đoạn này đàn trâu chủ yếu chăn nuôi để lấy sức kéo
Trang 18phục vụ sản xuất nông nghiệp, số lượng trâu lấy thịt có xu hướng giảm (số con xuất chuồng giảm) Giai đoạn 2005-2012 sản lượng thịt tăng do: trong giai đoạn này cơ giới hóa trong nông nghiệp phát triển dẫn đến đàn trâu phát triển theo hướng lấy thịt, trong giai đoạn này có sự quan tâm trong công tác bình tuyển đàn trâu vì vậy trọng lượng xuất chuồng cũng tăng lên đáng kể (năm 2012 trọng lượng trâu xuất chuồng đạt 200-250kg/con), số con xuất chuồng năm 2012 là 12.050con, sản lượng thịt đạt 2.451 tấn
Bảng 4: Diễn biến đàn trâu tỉnh Bắc Giang từ 2001-2012
Tốc độ tăng BQ/năm (%)
Nguồn: Niên Giám thống kê, tổng hợp từ các huyện năm 2012
Sơ đồ 2 Diễn biến tổng đàn trâu và sản lượng thịt trâu của tỉnh Bắc Giang
- Cả giai đoạn 2001-2012, đa phần các huyện đều có tổng đàn giảm, huyện
có tốc độ đàn trâu giảm mạnh như Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên, Yên Thế,
* Nguyên nhân: Nhu cầu sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp giảm, đất nông nghiệp ngày bị thu hẹp bởi tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa đồng thời diện tích cỏ tự nhiên, bãi chăn thả bị thu hẹp Lao động phổ thông ở nông thôn ngày càng giảm do chuyển ra làm việc ở các khu công nghiệp, thị trấn, TP Bắc Giang,
(Chi tiết xem phụ lục 6,7)
Trang 19Nguồn: Niên Giám thống kê năm 2012 và tổng hợp từ các huyện
Đàn trâu số lượng đầu con nhiều ở các huyện miền núi như: Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Yên Thế, Lạng Giang, chiếm 81% tổng đàn của tỉnh
- Qui mô chủ yếu là nhỏ lẻ, phân tán trong các hộ gia đình
- Phương thức, thức ăn chăn nuôi 100% là tận dụng phụ phẩm nông nghiệp
và chăn thả đối với các xã trung du, miền núi
3.2 Chăn nuôi bò
- Tổng đàn bò: năm 2001 có 75,1 nghìn con; Năm 2005 tăng lên 99,8 nghìn con và năm 2012 tổng đàn bò là 132,75 nghìn con
- Sản lượng thịt bò liên tục tăng: năm 2001 sản lượng thịt hơi đạt 974 tấn đến năm 2012 sản lượng thịt hơi đạt 5.016 tấn (số con xuất chuồng năm 2012 đạt 30.773 con/năm, trọng lượng bình quân đạt 150-160kg/con)
- Trong đó giai đoạn 2005 - 2010, đàn bò tăng 51.174 con Nguyên nhân do giá bán bò sinh sản và bò thịt tăng nên nông dân chuyển dịch từ chăn nuôi lấy sức kéo sang chăn nuôi lấy thịt là chính Giai đoạn 2010-2012, đàn bò giảm 18.234 con, nguyên nhân chủ yếu do lợi nhuận chăn nuôi không cao như giai đoạn trước, đồng thời bãi chăn thả bị thu hẹp, lao động chuyển dịch mạnh sang khu vực công nghiệp Tuy nhiên xu hướng giữ ổn định về tổng đàn trong những năm tới do giá bán bò thịt hiện tại khá cao, bò ít bị mắc dịch bệnh hơn so với lợn và gia cầm, rủi
ro ít hơn
Trang 20Bảng 6: Diễn biến đàn bò giai đoạn 2001-2012
Tốc độ tăng BQ/năm (%)
Nguồn: Niên Giám thống kê 2012, tổng hợp từ các huyện
Sơ đồ 3 Diễn biến tổng đàn bò và sản lượng thịt bò của tỉnh Bắc Giang
Trong giai đoạn 2001-2010, đàn bò tăng bình quân 7,23%/năm, huyện có tốc
độ tăng cao như: Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế, Lạng Giang,
Trong giai đoạn từ 2010-2012, đàn bò giảm bình quân (4,2%/năm), huyện
có tốc độ giảm cao như: Lục Ngạn, Yên Thế, Yên Dũng, Tân Yên,…
Trang 21Đàn bò số lượng đầu con nhiều ở các huyện: Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân
Yên, Việt Yên, (Chi tiết xem phụ lục 8,9,10,11)
+ Chủ yếu hình thức nông hộ, chưa phát triển chăn nuôi trang trại
+ Chăn nuôi chủ yếu là thả rông, gia súc tự kiếm ăn, chưa chú trọng việc bổ sung thức ăn tinh, đầu tư chăm sóc;
+ Chuồng trại tạm bợ, không có mái che, vách ngăn, vì vậy những đợt rét đậm, rét hại thường bị bệnh và chết;
+ Chuồng trại thường làm trước nhà, thậm chí không làm chuồng, thả rông quanh trong sân nên gây ô nhiễm cho gia đình và cộng đồng;
3.3 Chăn nuôi lợn:
Bảng 8: Diễn biến đàn lợn và sản lượng thịt hơi giai đoạn 2001-2012
Tốc độ tăng trưởng BQ/năm (%)
Số con xuất chuồng con 880.700 1.260.462 2.179.652 7,84 8,14
SL thịt hơi tấn 52.842 81.930 150.396 9,11 9,06
Nguồn: Cục Thống kê; niên giám thống kê các huyện, báo cáo phòng NN&PTNT các huyện
(Chi tiết xem phụ lục 12,13,14,15,16)
- Năm 2012 đàn lợn của tỉnh là 1.173,12 nghìn con (tăng 392,22 nghìn con
so với năm 2001), trong đó:
Trang 22- Giai đoạn 2001-2012, tốc độ tăng trưởng đàn 3,45%/năm, tốc độ số con xuất chuồng tăng (7,84%), lợn nái tăng (2,56%/năm), lợn đực tăng (2,05%/năm)
- Sản lượng thịt hơi tăng cao 9,11%/năm, năm 2001 tổng sản lượng thịt hơi
là 52,84 nghìn tấn, đến năm 2012 chỉ tiêu này đạt 150,4 nghìn tấn
- Các huyện có tổng đàn tăng cao là: Tân Yên, Lạng Giang , Việt Yên,…
Đàn lợn của tỉnh phân bố tập trung ở các huyện: Tân Yên, Lạng Giang, Việt Yên, Lục Ngạn, Hình thức chăn nuôi trang trại phát triển mạnh, đã hình thành một số vùng chăn nuôi tập trung song hầu hết các hộ vẫn theo hình thức chăn nuôi
cá thể nên quy mô còn nhỏ lẻ và phân tán, việc đưa chăn nuôi ra ngoài khu dân cư còn gặp khó khăn
Bảng 9: Phân bố đàn lợn của tỉnh Bắc Giang năm 2012
Nguồn: Niên Giám thống kê, tổng hợp từ các huyện
- Tổng số hộ nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2012 là 177.230 hộ,
chiếm 55,3% hộ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh (Chi tiết xem phụ lục 17):
+ Số hộ nuôi từ 1-2 con chiếm tỷ lệ 50,40% tổng số hộ nuôi lợn
+ Số hộ nuôi từ 3-5 con chiếm tỷ lệ 25,46% tổng số hộ nuôi lợn
+ Số hộ nuôi từ 6 - 9 con chiếm tỷ lệ 8,7% tổng số hộ nuôi lợn
+ Số hộ nuôi từ 10-20 con chiếm tỷ lệ 12,12% tổng số hộ nuôi lợn
+ Số hộ nuôi từ 21-99 con chiếm tỷ lệ 3, 2% tổng số hộ nuôi lợn
+ Số hộ nuôi từ >100 con chiếm tỷ lệ 0,13% tổng số hộ nuôi lợn
Mặc dù các hộ chăn nuôi lợn trong khu dân cư vẫn chiếm đa số, tuy nhiên chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đã chuyển dần sang hình thức chăn nuôi thâm canh
- Về chất lượng đàn lợn: Đối với giống lợn nuôi của các liên doanh và ở các trang trại 100% là giống lợn ngoại Yorshire, Landrace, đực giống Duroc, Pietrain, , Đối với lợn nuôi trong các hộ chăn nuôi đa số là giống lợn lai, một số ít lợn nội Các trại nuôi lợn nái tập trung tại Hiệp Hòa, Việt Yên, Lục Nam, có chất lượng giống tốt, song số lượng lợn con được sản xuất ra chủ yếu phục vụ yêu cầu chăn nuôi tại trại, lượng xuất bán từ các trại còn hạn chế
Trang 23- Năng suất, sản lượng thịt: Sản lượng lợn hơi năm 2012 đạt 150,4 nghìn tấn, trọng lượng xuất chuồng bình quân tăng từ 60 kg/con năm 2005 lên đạt 70 kg/con năm 2012, số lứa đẻ đàn nái tăng từ 2 lên 2,2 lứa/năm, lợn nuôi thịt xuất chuồng bình quân 2,99 lứa/năm
- Bên cạnh chăn nuôi lợn thịt, Bắc Giang đã chuyển hướng phát triển đàn lợn giống để cung cấp con giống cho thị trường, số lợn con giống hàng năm đạt trên 4 triệu con; đây là một trong những hướng phát triển chăn nuôi lợn có hiệu quả
- Sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn: Các doanh nghiệp Nhà nước, liên doanh với công ty CP và các trại chăn nuôi dùng 100% thức ăn công nghiệp hỗn hợp hoặc đậm đặc phối trộn cho ăn (Chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp); các
hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bên cạnh việc sử dụng thức ăn công nghiệp còn tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn chăn nuôi
- Tiêu thụ sản phẩm: Trên địa bàn tỉnh chưa có doanh nghiệp đầu tư tạo được chuỗi khép kín từ chăn nuôi- giết mổ- chế biến- tiêu thụ sản phẩm Đối với các trang trại việc tiêu thụ sản phẩm theo phương thức: Một số ít thực hiện việc xuất khẩu lợn có liên doanh, liên kết với các điểm giết mổ; một số sau khi giết mổ cung cấp cho siêu thị, nhà hàng, khu công nghiệp, Đối với các hộ dân việc tiêu thụ sản phẩm theo phương thức bán trực tiếp cho các tư thương, giết mổ bán nhỏ lẻ tại các chợ
3.4 Chăn nuôi gia cầm:
Bảng 10: Thực trạng tổng đàn, cơ cấu đàn gia cầm giai đoạn 2001-2012
Tốc độ tăng trưởng BQ/năm (%)
Nguồn: Niên Giám thống kê năm 2012, tổng hợp từ các huyện
Tổng đàn gia cầm có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, bình quân tăng 6,05%/năm giai đoạn 2001 - 2012 Về sản lượng thịt tăng trưởng cao hơn so với
Trang 24quy mô tăng tổng đàn trong cùng thời kỳ Đó là nhờ việc tăng cường đầu tư thâm canh chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn
Tổng đàn gia cầm của tỉnh Bắc Giang năm 2001 là 7.729,22 nghìn con, đến năm 2012 là 15.639 nghìn con, giai đoạn 2001-2012 đạt tốc độ tăng trưởng 6,05%/năm
- Năng suất, sản lượng: Hiện nay nuôi gà quay vòng nhanh 3-4 lứa/năm, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng năm 2012 là 39.209 tấn, trứng các loại: 149,64
triệu quả (Chi tiết xem phụ lục 20,21,22,23):
Sơ đồ 5 Diễn biến tổng đàn gia cầm và sản lượng thịt tỉnh Bắc Giang
+ Đàn gà: năm 2012 có 13.756 nghìn con, chiếm 87,96% tổng đàn gia cầm, trong đó gà chuyên đẻ trứng có 1.502 nghìn con Giai đoạn 2001-2012 đàn gà tăng trưởng đạt tốc độ 6,25%/năm
+ Đàn vịt, ngan, ngỗng: năm 2012 có 1.883 nghìn con, chiếm 12,04% tổng đàn gia cầm, trong đó vịt đẻ trứng 552 nghìn con Giai đoạn 2001-2012 đạt tốc độ tăng trưởng 4,74%/năm
Trang 25- Phân bố: đàn gia cầm chủ yếu tập trung ở các huyện Yên Thế, Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Đàn vịt chủ yếu phân bổ ở Lạng Giang, Hiệp Hòa, Yên Thế,
Tổng số hộ nuôi gà trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện tại là 237.387 hộ,
chiếm 87,3% hộ sản xuất nông nghiệp, 63,47% tổng số hộ nông thôn: (Chi tiết xem
+ Số hộ nuôi gà có quy mô từ 2.000- trên 5.000con/ lứa có 495 hộ ( Yên Thế
281 hộ, Tân Yên 61 hộ, Lạng Giang 60 hộ, Lục Nam 31 hộ, Hiệp Hòa 45 hộ, Việt Yên 11 hộ, )
Trang 263.5.4 Đàn Ong
Đàn ong hiện có trên địa bàn tỉnh khoảng 38.895 tổ, với sản lượng mật năm
2012 đạt 533 tấn Các huyện có phong trào nuôi ong mạnh như Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam
Các giống ong nội đang giảm dần và thay thế bởi các giống ong ngoại, chủ yếu là ong Ý
4 Về hệ thống quản lý, phương thức tổ chức chăn nuôi
4.1 Hệ thống tổ chức quản lý
a) Cấp tỉnh:
- Phòng Chăn nuôi thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT có 4 người
- Chi cục Thú y có 94 cán bộ chuyên ngành, trong đó 23 người làm việc tại văn phòng Chi cục và 73 người công tác tại 10 Trạm thú y huyện, thành phố
b) Cấp huyện: Có 9 phòng Nông nghiệp&PTNT tại 9 huyện và 01 phòng Kinh tế tại thành phố Bắc Giang
c) Cấp cơ sở: Mỗi xã, phường, thị trấn có 01 trưởng thú y, toàn tỉnh có 230 người phụ trách công tác thú y, chăn nuôi tại cơ sở
* Đánh giá chung: Hệ thống tổ chức quản lý chăn nuôi, thú y ở cấp tỉnh và cấp huyện các phòng và đơn vị chuyên môn, cấp xã chỉ có cán bộ thú y
Nhìn chung hệ thống quản lý nhà nước về chăn nuôi, thú y từ cấp tỉnh đến
cơ sở khá đồng bộ Tuy nhiên Biên chế công chức, viên chức Phòng Chăn nuôi, Chi cục Thú y (CCTY) là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp tỉnh chưa đáp ứng đủ nhân lực cho công việc, hiện còn thiếu cán bộ để bố trí thực hiện những nội dung, vị trí công việc yêu cầu là công chức như: Thanh tra chuyên ngành, kiểm dịch… Đối với cấp huyện một số Phòng còn thiếu cán bộ có chuyên môn về chăn nuôi Năng lực làm việc một số cán bộ còn hạn chế do Ngành không được trực tiếp tuyển chọn nguồn nhân lực (được tiếp nhận từ Sở Nội vụ) dẫn tới một số cán bộ kỹ thuật được tuyển chọn vào biên chế ban đầu chưa đáp ứng được yêu cầu công việc phải mất 1 đến 2 năm học việc Cấp xã có 01 cán bộ thú y, kiêm nhiệm công tác chăn nuôi, mỗi thôn bản có một thú y viên Do việc chi trả lương và phụ cấp chưa thống nhất giữa các địa phương (có huyện do Phòng Nông nghiệp và PTNT cấp, có huyện giao cho Trạm thú y chi trả, có huyện giao về xã UBND xã chi trả) chưa quy
tụ về một mối nên khó khăn cho công tác chỉ đạo phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh ở cơ sở, dịch bệnh vẫn xẩy ra lẻ tẻ gây thiệt hại cho người chăn nuôi
4.1 Quản lý nhà nước về chăn nuôi
- Kết quả quản lý Nhà nước chuyên ngành chăn nuôi, thú y
+ Quản lý về giống vật nuôi: Hàng năm các cơ sở sản xuất giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh tổ chức bình tuyển 100% đàn giống tại cơ sở Các huyện, thành phố đều tổ chức bình tuyển giám định đàn lợn đực giống, bò đực giống theo quy định đạt tỷ lệ khá cao: bò đực giống đạt 90%/tổng đàn, lợn đực giống đạt 95%/tổng đàn; Công tác thụ tinh nhân tạo được đẩy mạnh, số lượng lợn nái được thụ tinh nhân tạo trung bình từ 35 - 40%, bò cái đạt 18 - 20%
+ Quản lý về thức ăn chăn nuôi: Trên địa bàn hiện có 07 Doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi hoạt động và trên 800 cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn
Trang 27nuôi Hàng năm Sở Nông nghiệp và PTNT đều tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành do Sở chủ trì kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT, lấy mẫu phân tích đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất, lưu thông trên địa bàn đáp ứng yêu cầu quản lý đề ra
+ Quản lý công tác thú y, dịch bệnh: Trong những năm vừa qua, tình hình dịch bệnh đối với đàn gia súc gia cầm có diễn biến rất phức tạp, nhiều loại bệnh khác nhau được phát hiện và có nguy cơ bùng phát ngày càng cao
+Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, triển khai thực hiện tích cực đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả, Bắc Giang đã giảm thiểu và hạn chế tối thiểu những tổn thất xẩy ra cho người chăn nuôi, giữ ổn định quy mô chăn nuôi và đà tăng trưởng, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm cả về lượng và chất, góp phần đưa tỷ trọng chăn nuôi tăng cao trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh
4.2 Phương thức, tổ chức sản xuất chăn nuôi
a Chăn nuôi hộ gia đình
Đây là phương thức chăn nuôi có từ lâu đời và vẫn tồn tại phát triển ở hầu khắp vùng trên địa bàn tỉnh Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là đầu tư vốn ban đầu ít, đối với trâu bò thức ăn chủ yếu là cỏ tự nhiên, đối với lợn thức ăn tận dụng của gia đình là chính; chuồng trại đơn giản, thời gian nuôi kéo dài, chính
vì vậy hiệu quả kinh tế chưa cao Tuy nhiên, phương thức chăn nuôi này có những
ưu điểm nhất định như phù hợp với các giống vật nuôi địa phương, chất lượng thịt ngon, vốn đầu tư không đòi hỏi lớn, Chính vì thế mà đối với các nông hộ phương thức chăn nuôi này dễ áp dụng Mặc dù chưa đạt năng suất cao, hiệu quả kinh tế thu được còn hạn chế, song phương thức này vẫn được trên 80% số hộ chăn nuôi duy trì, sản phẩm tạo ra chiếm trên 80% về sản lượng vật nuôi xuất chuồng
b Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp
Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp khá chặt chẽ những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và kỹ thuật nuôi dưỡng tiên tiến, trong đó chế độ dinh dưỡng và quy trình phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đã được coi trọng hơn Mục tiêu của chăn nuôi mang thể hiện tính chất sản xuất hàng hóa Gia súc, gia cầm được nuôi theo lứa, có thời gian trống chuồng và vệ sinh chuồng trại
Những năm gần đây phương thức chăn nuôi này đã và đang được áp dụng rộng rãi tại tất cả các xã trên địa bàn tỉnh, phương thức chăn nuôi này trên địa bàn tỉnh ước tính chiếm trên 15% sản lượng vật nuôi sản xuất ra
c Phương thức chăn nuôi công nghiệp
Từ xây dựng chuồng trại tới thức ăn sử dụng hoàn toàn mang tính chất công nghiệp Với phương thức nuôi này có thể nuôi với số lượng vật nuôi lớn/đơn vị diện tích chuồng trại và rút ngắn thời gian nuôi Phương thức nuôi này thường được áp dụng đối với các trang trại có nguồn lực lớn, hoặc chăn nuôi gia công, liên danh, liên kết với các công ty thức ăn gia súc Phương thức chăn nuôi này chiếm khoảng 5% sản lượng vật nuôi xuất chuồng hàng năm
a Chăn nuôi hộ gia đình:
Trang 28- Chăn nuôi ở Bắc Giang vẫn phổ biến là chăn nuôi hộ gia đình, hiện trên 80% số hộ nông nghiệp tham gia chăn nuôi Chăn nuôi hộ gia đình trong những năm qua đã có những bước tiến đáng kể, cả về năng suất và quy mô, đã đóng góp phần đáng kể trong việc gia tăng sản phẩm chăn nuôi và tốc độ phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bắc Giang; các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi đã được áp dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân: giống lợn nhiều nạc, giống gia cầm siêu thịt, siêu trứng, thực hiện cải tạo đàn bò, sử dụng thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi,… Tuy nhiên, còn có những hạn chế về vốn, trình độ kỹ thuật chăn nuôi một số hộ còn thấp và nói chung còn thiếu hiểu biết về công tác nhân giống, phòng chống dịch bệnh và thị trường Đây là những trở ngại cho chăn nuôi phát triển, nhất là đối với các hộ nông dân chăn nuôi quy mô nhỏ
b Chăn nuôi trang trại
Đây là phương thức chăn nuôi đang được phát triển mạnh, chiếm khoảng 3- 5% tổng đàn Phương thức chăn nuôi này có quy mô thường xuyên trên 20 lợn nái hoặc trên 100 lợn thịt/trại trang trại, chăn nuôi gia cầm có quy đàn thường xuyên đạt trên 2000 con/lứa; thức ăn sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp; con giống chủ yếu là lợn ngoại, gà lông màu thả vườn, gà siêu thịt, siêu trứng Trên địa bàn tỉnh đã có 346 trang trại đã được cấp chứng nhận kinh tế trang trại (127 trang trại
lợn và 219 trang trại gia cầm) (Chi tiết xem phụ lục 26,27)
Nguồn vốn đầu tư cho trang trại chủ yếu là vốn tự có của gia đình, vốn vay
cá nhân, họ hàng (chiếm khoảng 70 - 80%), vốn tín dụng chiếm tỷ lệ thấp (20 - 30%) do việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng hiện vẫn gặp nhiều khó khăn về thủ tục xin vay vốn, mặc dù Nhà nước đã có nhiều văn bản chỉ đạo và chính sách hỗ trợ được ban hành
Về tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ở các trang trại hiện nay có 3 phương thức chủ yếu là: tự sản tự tiêu, tiêu thụ sản phẩm thông qua thương lái và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng chăn nuôi gia công;
Hầu hết các trang trại được đầu tư đồng bộ từ con giống, chuồng trại, thức
ăn, thú y; trang thiết bị của trang trại được quan tâm đầu tư; vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi cũng được chú trọng Quy mô sản xuất và thu nhập của các trang trại lớn hơn chăn nuôi quy mô nhỏ và trung bình của nông hộ (theo số liệu khảo sát, các trang trại chăn nuôi thường sử dụng mức lao động bình quân trên 6,5 người/trang trại, tổng vốn đầu tư: 700 - 1200 triệu đồng/trại; Tổng doanh thu hàng năm của trang trại chăn nuôi đạt trung bình 2,5 tỷ đồng/trang trại Đây là nhân tố quyết định
sự tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi và là điểm khác biệt giữa chăn nuôi trang trại với hộ gia đình
Thông qua quá trình phát triển kinh tế trang trại có thể rút ra một số nhận xét:
- Sự phát triển của trang trại chưa ổn định, có trang trại chưa được qui hoạch phù hợp với cơ sở hạ tầng của địa phương; cơ sở vật chất kỹ thuật của nhiều trang trại còn thiếu và không đồng bộ, một số trang trại nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường
Trang 29- Tỉnh đã có những chính sách cụ thể với các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đầu tư sản xuất và kinh doanh theo hướng trang trại đã góp phần tích cực thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi, nhưng nhìn chung đến nay hầu hết các trang trại gia đình đều thiếu vốn hoạt động nên không có điều kiện đầu tư theo chiều sâu
- Phần lớn các chủ trang trại thường lúng túng trước cơ chế thị trường, việc điều hành tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sự nhiệt tình của chủ trang trại, chất lượng sản xuất - kinh doanh trang trại và tính bền vững của trang trại chưa cao
- Các trang trại ở Bắc Giang cũng như các trang trại trên địa bàn cả nước cơ bản chưa được hưởng ưu đãi từ các chính sách về tài chính, tín dụng trong khi vẫn phải chịu sự điều chỉnh về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nên động lực thúc đẩy phát triển bị hạn chế
c Chăn nuôi tập trung ở một số địa phương:
Trong những năm qua, đã tự phát hình thành một số vùng chăn nuôi ở những địa phương có điều kiện thuận lợi về đất đai như các vùng bãi ven sông, Kết quả
đã hình thành một số khu chăn nuôi tập trung có quy mô tương đối lớn ngoài khu
dân cư (trong mỗi khu đã có khoảng10 hộ sản xuất chăn nuôi theo hình thức trang
trại), năm 2012 trên địa bàn tỉnh có 3 khu chăn nuôi tập trung với diện tích 39,3ha
Phân bố ở các huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên
Bảng 12: Thống kê hiện trạng các khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư
2 H Việt Yên 1 9,8 Bích Sơn (thôn Đồn Lương
9,8ha)
Nguồn: Kết quả điều tra, tổng hợp từ các huyện năm 2013
- Chăn nuôi tập trung phát huy được lợi thế tiềm năng tự nhiên từng vùng, dần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh hàng hoá có tính chuyên nghiệp bền vững, tận dụng được nguồn lao động sẵn có ở địa phương có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, tập trung được nguồn nguyên liệu để phục vụ chế biến giết mổ gia súc, gia cầm
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất để phát triển đối với các khu chăn nuôi xa khu dân cư chính là mặt bằng và khả năng tích tụ ruộng đất Hiện nay việc đưa chăn nuôi xa khu dân cư đối với nhiều huyện là bài toán chưa có lời giải thỏa đáng Nhiều nơi đất bỏ hoang hoặc thâm canh kém hiệu quả nhưng các hộ làm ăn lớn muốn thầu khoán để tổ chức sản xuất theo hướng quy mô, hiện đại thì lại hết sức
Trang 30khó khăn
d.Chăn nuôi gia công:
Các DN, HTX, hộ gia đình hợp tác chăn nuôi gia công cho các Công ty chăn nuôi theo hợp đồng; Theo hình thức các công ty cung ứng con giống, thức ăn, kỹ thuật và đảm bảo đầu ra, thu mua lại sản phẩm; Các DN, HTX, hộ gia đình có đất, tài sản, lao động và tổ chức chăn nuôi; được trả công theo sản phẩm giao nộp
Trên địa bàn tỉnh có một số Công ty triển khai theo hình thức này (Cty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, Cty cổ phần DABACO,…), số trang trại chăn nuôi theo phương thức này trên địa bàn Bắc Giang chiếm khoảng 10%
* Chăn nuôi theo phương thức gia công này có ưu điểm
- Số lượng sản phẩm lớn ổn định theo chu kỳ tuần hoàn khép kín, chất lượng sản phẩm khá đồng đều, đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu, tính thương mại cao
- Chủ cơ sở chăn nuôi trang trại gia công có thu nhập ổn định, công nhân chăn nuôi có mức lương ổn định,
Các huyện nuôi gia công nhiều là Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng,… Phương thức này tuy lãi ít hơn nhưng giúp người dân yên tâm sản xuất trong bối cảnh ít vốn, thị trường tiêu thụ khó khăn Một số hộ dân nhờ phương thức này sau thời gian nuôi đã có được trình độ, kỹ thuật chăn nuôi, đã tách ra nuôi độc lập,
mở rộng quy mô đạt hiệu quả cao
5 Về hiệu quả một số mô hình chăn nuôi
5.1 Hiệu quả kinh tế
-Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi đã xây dựng một số mô hình để phát triển chăn nuôi như: Mô hình chăn nuôi lợn ngoại tại huyện Việt Yên, Hiệp Hòa,…; mô hình chăn nuôi bò tại Hiệp Hòa, Việt Yên, Lạng Giang, ; mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học tại Yên Thế…
- Kết quả điều tra khảo sát cho thấy hiệu quả kinh tế chăn nuôi một số mô hình chăn nuôi của tỉnh như sau:
+ Chăn nuôi trâu bò: Phương thức chăn thả kết hợp với nuôi nhốt vỗ béo có
bổ sung thức ăn cho thu nhập trung bình hàng năm đạt/con/năm đối với trâu là 3,5 triệu đồng, bò là 2,8 triệu đồng Phương thức chăn thả không bổ sung thức ăn cho thu nhập hỗn hợp/con/năm đối với trâu là 2,5 triệu đồng, bò là 2,0 triệu đồng
+ Chăn lợn thịt:Thu nhập hỗn hợp/lợn thịt cao nhất ở phương thức chăn nuôi công nghiệp (680 nghìn đồng/con), tiếp theo là phương thức chăn nuôi trang trại (480 nghìn đồng/con), và thấp nhất là ở phương thức chăn nuôi hộ gia đình (380 nghìn đồng/con) Chăn nuôi công nghiệp và trang trại đã chứng tỏ là phương thức chăn nuôi
có mức thu nhập hỗn hợp/con lợn thịt cao
+ Nuôi lợn nái: số lợn con trong năm là 24 con Với mô hình này nếu tính chi phí công lao động lãi được 520.000đ/nái/năm, thu nhập bình quân/nái là 1.520.000đ/nái/năm
+ Gà thả vườn: Có hiệu quả kinh tế hơn nuôi gà thịt công nghiệp do giảm được chi phí thức ăn và giá bán thịt cao, lợi nhuận 20.000-50.000 đ/con tùy theo
Trang 31thời điểm (gà thịt công nghiệp 2.000-4.000 đ/con), tuy nhiên thời gian nuôi gà thả vườn kéo dài hơn và hệ số vòng nuôi thấp hơn (gà thịt công nghiệp có hệ số quay vòng 3 – 3,5 vòng/năm) Gà đẻ trứng thương phẩm cũng có hiệu quả kinh tế khá cao, lợi nhuận bình 195,1 đồng/con gà đẻ Đây là vật nuôi có thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là phương thức nuôi bán chăn thả (bán công nghiệp) với giống gà Ri lai, Mía Lai,…
5.2 Đánh giá chung về hiệu quả chăn nuôi
- Chăn nuôi nông hộ: chăn nuôi lợn thịt thương phẩm, chăn nuôi gia cầm có lãi không đáng kể, không khuyến được người chăn nuôi tái sản xuất, nên tỷ lệ để trống chuồng còn nhiều
- Chăn nuôi ở các trang trại, HTX và hộ liên doanh có qui mô lớn, chấp hành tốt vệ sinh phòng dịch, rủi ro thấp, hiệu quả chăn nuôi cao, có lãi Chăn nuôi ở các trang trại có hiệu quả hơn chăn nuôi nhở lẻ 10 - 20%, rủi ro thấp so với chăn nuôi nhỏ lẻ;
6 Về giống vật nuôi
6.1 Số lượng và phân bố các cơ sở chăn nuôi lợn giống gốc, đàn bò hạt nhân trên địa bàn cả nước
a/ Các cơ sở chăn nuôi giống gốc do Bộ quản lý
Theo báo cáo dự án “Quy hoạch hệ thống sản xuất giống một số vật nuôi chính đến năm 2020, tầm nhìn 2030” Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; hiện
có 31 cơ sở chăn nuôi giống gốc (lợn, gia cầm, bò) của Trung ương do 3 đơn vị
trực tiếp quản lý là Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam (Chi tiết xem phụ lục 29)
b/ Các cơ sở chăn nuôi giống gốc ở các địa phương
Theo báo cáo, hiện nay có 208 cơ sở chăn nuôi giống gốc (lợn, gia cầm), đàn hạt nhân; Gắn liền với phát triển chăn nuôi thì số lượng cơ sở chăn nuôi giống gốc cũng thường xuyên biến động
(Chi tiết xem phụ lục 30,31,32,33)
6.2 Sản xuất, quản lý giống vật nuôi Tỉnh Bắc Giang
Giống trâu: Được nuôi hiện nay chủ yếu là giống trâu địa phương có tầm
vóc nhỏ, năng suất thấp, hiện tượng giao phối cận và đồng huyết đã làm giảm chất lượng đàn trâu
Giống bò: Do đã thực hiện tốt công tác cải tạo giống bò trong những năm
qua, nên hiện nay trên địa bàn chủ yếu là giống bò lai ZêBu đã cải tạo được tầm vóc, năm 2012 tổng đàn ZêBu là 87.309 con, đạt 66% tổng đàn (năm 2005 đạt 20%) Tuy nhiên chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng còn đơn giản, chăn nuôi bò dựa vào đồng cỏ tự nhiên, tác động của khoa học kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến còn nhiều hạn chế nên năng suất thấp
a/ Sản xuất giống lợn
- Sản xuất giống và các hoạt động phối giống hầu hết đã được xã hội hóa, trên địa bàn tỉnh có một trại lợn giống ông bà Hiện nay, đàn giống gốc của trại với quy
Trang 32mô nhỏ khoảng 150-200 con chưa đáp ứng được nhu cầu về nhân giống, chọn lọc
và lai tạo giống tại chỗ để cung ứng kịp thời cho người chăn nuôi Trong thời gian tới cần được nâng cấp, mở rộng quy mô, để trợ giúp một phần cho người chăn nuôi, đảm bảo đàn giống của tỉnh phát triển bền vững
- Các hoạt động sản xuất giống thương phẩm phần lớn do hộ gia đình đảm nhận, quy mô phổ biến từ 5 - 10 nái cơ bản, một số hộ ở huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, nuôi quy mô từ 20 - 30 nái cơ bản Năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
có 196.855 con nái, tỷ lệ nái ngoại chiếm khoảng 15%, năm 2012 sản xuất trên 4 triệu con giống
- Nuôi đực giống: trên địa bàn tỉnh có 1.370 con lợn đực do tư nhân nuôi đực cho nhảy trực tiếp
b/ Chất lượng giống:
Hiện nay trên địa bàn có nhiều giống lợn ngoại được nuôi như Yorshire, Landrace và một số giống lợn cao sản như Pietrain, Duroc tỷ lệ sử dụng giống lợn ngoại thuần còn thấp mới chỉ đạt 15% (đàn lợn nái ngoại có 30.000 con) chủ yếu nuôi trong các trang trại và các cơ sở chăn nuôi lớn Đối với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ sử dụng giống lợn lai là chủ yếu
- Các trại liên doanh nước ngoài chất lượng giống tốt, sản xuất giống theo trình nghiêm ngặt, có các trại chăn nuôi nái ông bà, sản xuất giống hậu bị bổ xung cho đàn bố mẹ, sản xuất giống thương phẩm
- Các trang trại thì chỉ có một số trại lớn có nuôi đàn giống ông bà bổ xung thay thế, nhưng việc cải thiện chất lượng đàn giống năng suất, chất lượng cao còn
6.4 Đánh giá chung
- Trên địa bàn Bắc Giang đã hình thành các các cơ sở sản xuất giống Thực hiện cải tiến nâng cao chất lượng giống bò thịt Đào tạo nguồn nhân lực từ tỉnh đến
cơ sở Bình tuyển bò đực, bò sinh sản; bình tuyển lợn đực giống, Kiểm tra các cơ
sở sản xuất tinh dịch lợn, cơ sở ấp nở sản xuất con giống Hình thành một số trại sản xuất con giống, chăn nuôi lớn
- Tồn tại, khó khăn: Chưa xác định vùng phát triển sản xuất giống tập trung Chưa đào tạo chuyên sâu về chuyên môn cho các cơ sở sản xuất giống và cán bộ làm công tác quản lý giống Sản xuất giống nhỏ lẻ, phân tán, khó quản lý dịch
Trang 33bệnh, quản lý vệ sinh môi trường, giá thành sản xuất cao, chưa đáp ứng nhu cầu, còn nhập nhiều; chất lượng giống chưa cao Cơ sở sản xuất giống gia súc, gia cầm chất lượng cao còn ít Sử dụng giống năng suất cao còn hạn chế Chưa hình thành
hệ thống cung ứng giống đảm bảo chất lượng Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo thấp, phối trực tiếp chiếm đa số
7 Cơ sở hạ tầng trong chăn nuôi
7.1 Các cơ sở sản xuất giống
- Giống gia cầm: chưa có cơ sở thuộc Nhà nước và Công ty nước ngoài nào hoạt động trên địa bàn
- Giống lợn: Trại lợn giống ông bà tại Hồng Thái-Việt Yên, hạ tầng đáp ứng được yêu cầu sản xuất
- Cơ sở hạ tầng của hộ chăn nuôi, sản xuất giống gia cầm với 289 cơ sở ấp
nở sản xuất giống gia cầm, tập trung ở một số huyện như Tân Yên 78 cơ sở, Hiệp Hòa 70 cơ sở, Lạng Giang 46 cơ sở, Phần lới các cơ sở ấp nở vẫn bố trí trong khu dân cư, chưa đáp ứng các yêu cầu điều kiện đảm bảo an toàn dịch bệnh Trang trại; sản xuất giống lợn qui mô lợn nái từ 20 con trở lên có gần 50 trang trại, chủ yếu là tận dụng, cơi nới, chưa đầu tư hạ tầng đạt tiêu chuẩn cơ sở sản xuất giống
7.2 Cơ sở hạ tầng chăn nuôi
Các trang trại, gia trại và chăn nuôi nông hộ chủ yếu do các hộ tự đầu tư, xây dựng chắp vá, cơi nới tùy khả năng đầu tư theo từng năm Không có thiết kế, kiểu chuồng, thiết bị đồng bộ cho từng đối tượng vật nuôi
* Đánh giá hiện trạng về cơ sở hạ tầng chăn nuôi:
- Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chắp vá (trừ cơ sở do Công ty quản lý) Hạ tầng mới chỉ được đầu tư chuồng trại, thiết bị ở trang trại qui mô lớn nhưng số lượng rất ít
- Rất ít cơ sở, trang trại chăn nuôi có hạ tầng đồng bộ từ sản xuất đến xử lý môi trường
8 Về công tác thú y và phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi
8.1 Hệ thống tổ chức ngành Thú y tỉnh Bắc Giang
Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về thú y ở Bắc Giang gồm: Chi cục thú
y tỉnh và 10 trạm thú y huyện, thành phố, 02 trạm kiểm dịch đầu mối giao thông, với 94 cán bộ thú y tỉnh, huyện, 230 Trưởng thú y xã, phường, thị trấn và có trên 2.400 thú y viên ở các thôn Với đội ngũ cán bộ thú y ở tuyến tỉnh và huyện có trình độ chuyên môn cao là lực lượng chuyên trách nên công tác quản lý nhà nước
về công tác thú y như: tổ chức phòng, chống dịch bệnh vật nuôi, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y…được triển khai thực hiện khá tốt và hiệu quả
8.2 Tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh
Trong những năm qua, trước những diễn biến phức tạp về tình hình dịch bệnh của đàn vật nuôi trên thế giới cũng như trong nước, Bắc Giang cũng không tránh khỏi sự xuất hiện của những loại dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng gia súc, lợn tai xanh, cúm gia cầm,
Trang 34Bệnh LMLM xuất hiện lần đầu tiên tại Bắc Giang vào năm 2004, đến năm
2006 dịch bùng phát mạnh ở 4 huyện, 14 xã, 24 thôn và 237 hộ, số gia súc chết và tiêu hủy là 156/626 con gia súc mắc bệnh Trước những lỗ lực của chính quyền địa phương và ngành thú y năm 2007 và 2008 dịch LMLM đã được khống chế Đầu năm 2009 tại ổ dịch cũ thuộc xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa dịch LMLM lại xuất hiện, từ năm 2009 đến nay trên địa bàn đã không xuất hiện dịch LMLM
Dịch bệnh lợn tai xanh năm 2007 đã xảy ra trên địa bàn 8 huyện 64 xã phường với 287 hộ phát hiện dịch trên 10.500 con gia súc, tiêu hủy gần 2500 con, năm 2008 trên địa bàn không có dịch năm 2009 phát hiện trên 600 con, tiêu hủy
110 con Năm 2010 trên địa bàn bùng phát ảnh hưởng tới 4 huyện số lợn bị mắc bệnh gần 4000 con, tiêu hủy trên 1600 con
Năm 2004 dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở hầu hết các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, tổng số xã mắc dịch là 91 xã, 813 hộ, số gia cầm được tiêu hủy đúng quy định là 245.038 con Cuối năm 2005 dịch cúm gia cầm lại bùng phát ở 3 xã thuộc huyện Việt Yên, Yên Dũng phải tiêu hủy gần 135.000 con Năm 2007 tổng
số gia cầm mắc bệnh là 37.199 con Cho đến năm 2012 lại xảy ra ổ dịch thôn Hồng Lĩnh xã An Thượng, huyện Yên Thế số gia cầm tiêu hủy trên 1000 con Chi cục thú y đã tham mưu cho UBND huyện các biện pháp phòng chống dịch như tiêu hủy, tiêu độc khử trùng thường xuyên, tiêm phòng bao vây ổ dịch,…Kết quả dịch bệnh đã bị khống chế, không phát sinh lây lan
Tuy nhiên do làm tốt công tác phòng dịch, công tác thú y trên địa bàn (tổ chức tiêm phòng, tiêu huỷ kịp thời khi phát hiện bệnh, vận động người chăn nuôi thực hiện chăn nuôi an toàn, chấp hành tốt pháp lệnh thú y, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc sản phẩm…), nên đã khống chế được sự bùng phát của dịch, Hầu hết các trang trại đều tự giác tiêm chủng các loại vacxine và khi nghi có dịch đều báo cáo
cho cán bộ thú y, trạm thú y để xử lý (Chi tiết xem phụ lục 34)
*Đánh giá chung
- Những kết quả đạt được:
+ Đã thực hiện tốt và có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về công tác thú
y, đặc biệt đã để xuất kịp thời với các cấp, ngành về công tác phòng chống dịch + Quản lý, giám sát dịch bệnh chặt chẽ từ cấp cơ sở đến chi cục Phát hiện, xử
lý các ổ dịch gia súc, gia cầm kịp thời, khoanh vùng dập tắt dịch bệnh có hiệu quả, không để phát sinh thành dịch, lây lan ra diện rộng, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra
+ Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành hữu quan của trung ương, tỉnh trong công tác quản lý nhà nước về thú y và tiếp nhận các chương trình dự án, nâng cao năng lực hệ thống ngành
Trang 359 Về sản xuất và cung cấp thức ăn chăn nuôi
9.1 Thức ăn thô xanh:
Trên địa bàn tỉnh diện tích đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi với 333,5ha (số liệu thống kê của Sở tài nguyên và Môi trường năm 2012), với năng suất khoảng
150 tấn cỏ/ha: sản lượng cỏ là khoảng 50.000 tấn, mới đáp ứng được 2,3% nhu cầu thức ăn thô xanh cho đại gia súc của tỉnh Ngoài ra với diện tích cỏ tự nhiên (cỏ ven đê, bờ ruộng, thảm cỏ tự nhiên ven rừng, dưới tán rừng, các bãi đất trống, ) dưới hình thức chăn thả hoặc cắt cỏ cho trâu, bò ăn đã đáp ứng được gần 70% nhu cầu thức ăn thô xanh cho đại gia súc, 30% nhu cầu thức ăn thô xanh thiếu chủ yếu vào các tháng mùa Đông (nhu cầu thức ăn thô xanh cho đại gia súc của tỉnh năm
2012 là trên 2 triệu tấn cỏ)
9.2 Thức ăn tận dụng:
Chủ yếu là các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, thân ngô, Ở một số huyện có số lượng đàn trâu, bò lớn như Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân Yên, Việt Yên, lượng cỏ tự nhiên cung cấp không đủ cho trâu, bò, người chăn nuôi phải tận
dụng thêm rơm, thân ngô, (Chi tiết xem phụ lục 35)
9.3 Chế biến thức ăn quy mô hộ gia đình:
Hiện nay trên địa bàn có 4.686 máy xay sát chế biến lương thực quy mô hộ,
06 máy chế biến lương thực quy mô trang trại và gần 2.550 máy chế biến thức ăn gia súc Thực trạng cơ sở chế biến chưa được phổ biến rộng, các cơ sở, hộ chế biến
ở địa phương đều tự phát, quy mô nhỏ nên máy móc thiết bị phục vụ cho chế biến còn thô sơ, lao động phục vụ trong loại hình này chủ yếu là lao động gia đình, chưa qua đào tạo, nên hiệu quả của khâu chế biến và bảo quản thấp Các loại mô hình chế biến và bảo quản theo hình thức hộ chế biến thức ăn gia súc, gia cầm trên địa bàn nhìn chung đều có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động thường xuyên Tuy nhiên dây chuyền chế biến đã cũ và nguồn nhân lực chưa được đào tạo
9.4 Thức ăn công nghiệp:
Chủ yếu cho đàn lợn và đàn gia cầm, trên địa bàn tỉnh hiện có 7 nhà máy biến thức ăn công nghiệp với công suất thiết kế trên 100 nghìn tấn, trong năm 2012 và trên 800 cửa hàng thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, hiện nay thức ăn công nghiệp chiếm trên 60% nhu cầu
Công tác kiểm tra cơ sở sản xuất và chất lượng thức ăn được thực hiện thường xuyên tại các cơ sở sản xuất và cửa hàng kinh doanh, năm 2012 đã kiểm tra 62 mẫu thức ăn, trong đó 91,8 % mẫu đạt tiêu chuẩn chất lượng, số còn lại chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng như công bố, đã góp phần giữ ổn định chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi và thực hiện tốt điều kiện vệ sinh nơi sản xuất đảm bảo yêu cầu
về vệ sinh thú y, chất lượng thức ăn đạt tiêu chuẩn công bố của doanh nghiệp, không chứa các chất độc hại nguy hiểm đến người dùng
9.5 Công tác quản lý sản xuất thức ăn chăn nuôi:
Công tác kiểm tra cơ sở sản xuất và chất lượng thức ăn được thực hiện thường xuyên tại các cơ sở sản xuất và cửa hàng kinh doanh, năm 2012 đã kiểm tra 62 mẫu thức ăn, trong đó 91,8 % mẫu đạt tiêu chuẩn chất lượng, số còn lại chưa đạt
Trang 36tiêu chuẩn chất lượng như công bố, đã góp phần giữ ổn định chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi và thực hiện tốt điều kiện vệ sinh nơi sản xuất đảm bảo yêu cầu
về vệ sinh thú y, chất lượng thức ăn đạt tiêu chuẩn công bố của doanh nghiệp, không chứa các chất độc hại nguy hiểm đến người dùng
10 Về thu mua, tiêu thụ và chế biến sản phẩm chăn nuôi
10.1 Về thu mua tiêu thụ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Thu mua tiêu thụ gia súc, gia cầm trên địa bàn chủ yếu thông qua tư thương
và lái buôn Các thành phần này tự phát, chưa hình thành hệ thống, chưa có tổ chức
cụ thể Người sản xuất thường bán sản phẩm chưa qua giết mổ (sống) qua tư thương, ngay ở tại gia đình chiếm 90%, một số ít bán lẻ (10%)
- Tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm nội tỉnh chiếm 37,9% sản lượng thịt hơi toàn tỉnh, đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu thụ của người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Tiêu thụ thị trường ngoài tỉnhchiếm 62,1% sản lượng thịt hơi toàn tỉnh Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của tỉnh là: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Lạng Sơn, Đây là thị trường đầy tiềm năng và tương đối
ổn định, đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng trên địa bàn
- Hệ thống tiêu thụ sản phẩm con giống gia cầm của hầu hết các cơ sở sản xuất từ trước đến nay vẫn còn đang trong tình trạng bị động ngoại trừ một số doanh nghiệp lớn như CP Group chủ động tiêu thụ sản phẩm giống thông qua mạng lưới chăn nuôi gia công
10.2 Về giết mổ gia súc, gia cầm
a/ Giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp:
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang mới có 03 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bao gồm:
- Doanh nghiệp (HTX Bình Minh) giết mổ gia súc (lợn) tại xã Hồng Thái huyện Việt Yên: Công suất giết mổ là: 200 con /ngày, trước đây sản phẩm của cơ
sở chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường cửa khẩu tiểu ngạch, một lượng nhỏ cung cấp cho công ty Vi San Hiện nay chủ yếu cung cấp cho khu công nghiệp tại tỉnh và một phần nhỏ ra địa bàn ngoài tỉnh
- Công ty Cổ phần Giang Sơn (giết mổ gia cầm), tại thôn Liên Cơ xã Đồng Tâm-huyện Yên Thế Công suất giết mổ <2.000con/ngày, nguồn nguyên liệu chủ yếu gà đồi tại huyện, thị trường tiêu thụ qua chế biến với tổng Công ty thương mại
Hà Nội, công ty TNHH Sài Gòn coop Hà Nội, công ty phát triển cộng đồng VINA
Hà Nội,…và một số cơ sở khác theo đơn đặt hàng
- Công ty Trường Anh tại xã Đồng Tâm-huyện Yên Thế, công suất giết mổ 800-1000 con/giờ, với dây truyền của Đức
Theo kết quả điều tra và báo cáo của phòng nông nghiệp Yên Thế và Việt Yên (đơn vị có cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn) sản lượng thịt qua các cơ sở giết mổ tập trung chiếm thị phần rất thấp khoảng 0,3% tổng sản lượng thịt hơi các loại của tỉnh
b/ Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ phân tán trên địa bàn tỉnh
Trang 37Các hộ giết mổ nhỏ lẻ (giết mổ tại nhà ở của hộ dân) hoạt động theo 2 hình thức: Mua gia súc, gia cầm về giết mổ tại nhà mình hoặc giết mổ ngay tại hộ bán
gia súc, gia cầm (thường áp dụng đối với lợn)
Theo kết quả điều tra trên địa bàn tỉnh có 1.583 hộ tham gia giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó có 1.251 hộ tham gia giết mổ lợn, 65hộ giết mổ trâu, bò, ngựa và
267 hộ giết mổ gia cầm (Chi tiết xem phụ lục 36)
Sản lượng thịt qua các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ năm 2011 là 75.885 tấn, chiếm thị phần tương đối cao 41,12% tổng sản lượng thịt gia súc, gia cầm các loại toàn tỉnh, trong đó cung cấp cho tiêu dùng nội tỉnh là 69.359 tấn
chiếm 91,63% sản lượng giết mổ nhỏ lẻ (Chi tiết xem phụ lục 35)
10.3 Về chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Thực trạng chế biến tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang: Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến nay chưa có cơ sở chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm tập trung nào hoạt động Trong tương lai, phát huy lợi thế của tỉnh tập trung đầu tư xây dựng cơ
sở chế biến sản phẩm chăn nuôi của tỉnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân về sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực trạng chế biến nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang:Trên địa bàn đến nay chỉ có các cơ sở chế biến gia súc, gia cầm nhỏ lẻ như chế biến giò chả, vịt quay, sơ chế lợn,…quy mô hộ gia đình phân bố phân tán ở các thôn Đây là nơi cung cấp ra thị trường một khối lượng lớn sản phẩm thịt và chế biến từ thịt cho nhu cầu người tiêu dùng
Tóm lại:
Sản phẩm gia súc, gia cầm tiêu thụ chủ yếu là tươi sống, một phần nhỏ qua giết mổ bán công nghiệp, công nghiệp có đóng gói, bảo quản; chế biến gia súc, gia cầm tập trung chậm phát triển, còn nhiều cơ sở chế biến, bảo quản thực phẩm không đủ tiêu chuẩn về VSATTP; các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung còn
ít, tình trạng giết mổ tại các hộ gia đình là chủ yếu, gây mất VSATTP, ô nhiễm môi trường và khó khăn trong khâu kiểm soát và vệ sinh thú y
11 Một số chính sách của Trung Ương và của tỉnh liên quan đến phát triển chăn nuôi
11.1 Một số chính sách của Trung Ương
Để phát triển chăn nuôi trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi và tập trung vào 4 lĩnh vực chính đó là:
Chính sách phát triển giống cây trồng, vật nuôi và giống cây lâm nghiệp thời
kỳ 2000-2010 (Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 1999 và Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2006)
Chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu (Quyết định TTg ngày 26 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)
166/2001/QĐ-Chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt nam giai đoạn 2001-2010 (Quyết định 167/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)
Trang 38Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp (Quyết định 394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
Như vậy, chính sách trong giai đoạn của Việt nam tập trung vào giải quyết
cả 3 lĩnh vực chính đó là: i) sản xuất (giống, chăn nuôi bò sữa, quy hoạch chăn nuôi tập trung…), ii) thị trường (chính sách hỗ trợ xuất khẩu lợn) và iii) chế biến Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, với những bối cảnh mới về sản xuất, thị trường
đã dẫn đến những chính sách hiện có không còn phù hợp, cần có những sự thay đổi, đó là:
Đối với chính sách khuyến khích chăn nuôi lợn xuất khẩu: những tác động của các yếu tố khách quan về sự thay đổi thị trường thịt lợn của các nước thuộc Liên Xô cũ, vấn đề dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm trong nước và trên thế giới diễn biến phức tạp…dẫn đến những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu không thể đi vào thực tiễn Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất vẫn là xuất phát điểm của ngành chăn nuôi nước ta nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng còn thấp, chúng ta chưa thực sự có được một ngành chăn nuôi lợn mang tính chuyên nghiệp cao, chăn nuôi nhỏ phân tán chiếm tỷ trọng lớn, chăn nuôi trang trại mới được hình thành phần nhiều mang tính tự phát, thiếu quy hoạch; các chính sách chưa đủ mạnh và đồng
bộ, nhất là đất đai, tín dụng và thị trường; năng suất chăn nuôi thấp, giá thành cao, quản lý chất lượng và ATVSTP kém
Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp đã được triển khai đạt kết quả khả quan: hình thành một số mô hình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm theo phương thức công nghiệp đảm bảo chất lượng và ATVSTP; góp phần phát triển hệ thống chăn nuôi gia cầm trang trại, khôi phục nhanh đàn gia cầm chăn nuôi theo hướng công nghiệp Tuy nhiên hiệu quả của chính sách này cũng còn hạn chế, do: đối tượng và lĩnh vực đề cập trong chính sách chỉ giới hạn chủ yếu là chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung, công nghiệp; thời gian của các chính sách hỗ trợ như hỗ trợ tín dụng 2 năm đối với các cơ sở giết mổ tập trung công nghiệp là quá ngắn trong khi thói quen tiêu dùng thực phẩm của người dân đối với những sản phẩm qua giết mổ, chế biến công nghiệp chưa có sự thay đổi đáng kể Quyết định này đến nay không còn hiệu lực
Chính sách phát triển giống cây trồng, vật nuôi và giống cây lâm nghiệp thời
kỳ 2000-2010: chương trình này đã mang lại những kết quả rất tốt về công tác giống vật nuôi, chúng ta đã duy trì được nhiều loại giống gốc vật nuôi có giá trị phục vụ công tác cải tạo và nhân giống phục vụ sản xuất, nhất là thời kỳ chuyển từ nền kinh tế tập trung sang kinh thế thị trường; hệ thống các cơ sở giống vật nuôi cũng nhờ đó mà còn duy trì và phát triển đến ngày nay
11.2 Một số chính sách của tỉnh
Tỉnh Bắc Giang trong những năm qua thực hiện tốt các chính sách phát triển chăn nuôi của nhà nước và đã đạt được nhiều kết quả Ngoài các chính sách nêu trên HĐND và UBND tỉnh đã ban hành những chính sách cụ thể phát triển chăn
Trang 39nuôi của tỉnh như:
- Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 9/12/2011 về quy định mức hỗ trợ đầu
tư phát triển chăn nuôi thú y trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012-2015 Tập trung vào các lĩnh vực:
+ Hỗ trợ sản xuất và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi;
+ Hỗ trợ chương trình nạc hoá đàn lợn;
+ Hỗ trợ chương trình Zêbu hóa đàn bò;
+ Hỗ trợ trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung;
+ Hỗ trợ cho công tác tiêm phòng hàng năm
+ Hỗ trợ kinh phí khi có dịch bệnh xẩy ra
Bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên mức hỗ trợ cho phát triển chăn nuôi còn khiêm tốn Đề nghị tỉnh có chính sách cụ thể về đất đai, tín dụng, thuế, xúc tiến thương mại, chính sách Sắp xếp và nâng cao hiệu quả của chăn nuôi nông hộ,… cụ thể trong thời gian tới, để tạo cú hích cho chăn nuôi của Bắc Giang phát triển
12 Thực trạng môi trường trong chăn nuôi
Tiến hành điều tra tình hình ô nhiễm môi trường và biện pháp xử lý chất thải trong cơ sở chăn nuôi lợn, trâu, bò trên 10 huyện, TP trong tỉnh Kết quả cho thấy chất thải từ chăn nuôi lợn, trâu bò ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, tuy nhiên do điều kiện về đất đai còn hạn chế, công nghệ xử lý còn nghèo nàn, nguồn vốn để xây dựng các công trình xử lý chất thải còn hạn hẹp… nên vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi vẫn rất phức tạp
Theo báo cáo của Cục chăn nuôi về kết quả kiểm tra ô nhiễm không khí trong khu chuồng nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cho thấy: lượng vi sinh vật hiếu khí tổng số trong 1m3 không khí rất cao, hầu hết đều vượt tiêu chuẩn cho phép là
106VK/m3 Tất cả các mẫu kiểm tra tại cơ sở chăn nuôi lợn, các mẫu kiểm tra tại
cơ sở chăn nuôi bò đều vượt xa tiêu chuẩn cho phép Trong không khí chuồng nuôi
còn chứa vi khuẩn Staphylococcus và E coli là hai loại vi khuẩn gây bệnh tiêu
chảy và viêm đường hô hấp cho gia súc với lượng vượt tiêu chuẩn cho phép
12.1 Thực trạng môi trường chăn nuôi nông hộ
Theo kết quả điều tra, năm 2012, trên địa bàn toàn tỉnh có 177.230 hộ chăn nuôi gia súc (lợn); số hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh là khoảng 71.000 hộ chiếm 40%, trong đó có khoảng 20% hộ có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas, số hộ không có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi chiếm trên 80%
12.1 Thực trạng môi trường chăn nuôi các gia trại, trang trại
Kết quả phân tích 50 mẫu nước thải chăn nuôi đã qua xử lý cho thấy, các chỉ đánh giá sự ô nhiễm vi sinh vật trong nước thải tại các cơ sở chăn nuôi hầu hết đều vượt tiêu chuẩn cho phép, các chỉ tiêu hóa tính dưới ngưỡng cho phép Có thể thấy với chất lượng nước thải đã qua xử lý như vậy, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đã được giảm bớt, song nguy cơ lây lan các vi khuẩn gây bệnh vẫn khá cao
Về thực trạng xử lý chất thải trong các cơ sở chăn nuôi: kết quả điều tra cho thấy các công nghệ xử lý chất thải các cơ sở đang áp dụng gồm: hầm khí sinh học
Trang 40(53,9% số cơ sở áp dụng), bể lắng (23,8%), ủ nhiệt (18,9%), dùng hoá chất (12,7%) Ngoài ra, còn một số công nghệ khác như chế biến thành phân hữu cơ (4,7%), hồ sinh học (0,5% cơ sở áp dụng), thùng sục khí (0,2%) Những cơ sở áp dụng hệ thống xử lý chất thải hoàn thiện bao gồm bể lắng, bể biogas, hệ thống ao
hồ sinh học là không nhiều (khoảng 0,5% số cơ sở điều tra)
Xử lý chất thải khí đã được 46,7% số cơ sở chăn nuôi áp dụng thường xuyên
để giảm mùi hôi (trong đó có 55,4% cơ sở chăn nuôi lợn và 38% cơ sở chăn nuôi bò) Chủ yếu là các trang trại chăn nuôi áp dụng biện pháp này (78,0% số trang trại điều tra)
Các biện pháp xử lý chất thải lỏng gồm: công trình khí sinh học (53,9%), thải xuống bể chứa để tưới cây (21,4%), thải xuống ao hồ (15,6%), thải xuống hệ thống xử lý tập trung (12,7%) Còn khoảng 20% số cơ sở chăn nuôi xả trực tiếp nước thải ra môi trường thông qua cống rãnh có nắp đậy hoặc không có nắp đậy và chủ yếu là những hộ chăn nuôi nhỏ
Các biện pháp xử lý chất thải rắn gồm: công trình khí sinh học (53,9%), ủ phân trong chuồng trại (20,8%), ủ phân ngoài trời (20,1%), cho cá (thuỷ sản) ăn trực tiếp (13,0%) Còn khoảng 9,3% số cơ sở chăn nuôi không xử lý hết lượng chất thải rắn mà thải trực tiếp ra cống rãnh, mương máng hoặc bán, cho chất thải rắn
* Đánh giá thực trạng về môi trường:
Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng Nguyên nhân chính là do tính tự phát của sản xuất không gắn với sự phát triển chung của nhiều ngành; với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Nhận thức chung
về bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, chưa có sự đầu tư rõ và hiệu quả cho việc xử lý và ngăn chặn các tác động ô nhiễm do sản xuất chăn nuôi gây ra
III ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
1 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội:
- Bắc Giang có lợi thế trong tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ, thành tựu khoa học công nghệ trong chăn nuôi, đồng thời là một đầu mối quan trọng để tác động, phổ biến, liên kết ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, hàng hóa đối với các địa bàn lân cận
- Đặc điểm địa hình Bắc Giang đa dạng: vùng núi, vùng đồi gò, đồng bằng, bãi ven sông.Tài nguyên đất đai đa dạng, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển đồng cỏ và các loại vật nuôi đa dạng, phong phú