Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ chăn nuôi, thu mua, giết mổ, vận chuyển và

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030 (Trang 89)

I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ chăn nuôi, thu mua, giết mổ, vận chuyển và

nuôi, thu mua, giết mổ, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

- Hệ thống cung cấp nước cho vùng phát triển chăn nuôi:

+Việc quy hoạch phải đáp ứng được yêu cầu cung cấp nước cho gia súc, gia cầm và tiêu thoát nước kịp thời khi cần thiết.

* Sử dụng nguồn nước cho gia súc, gia cầm

Kết quả phân tích nguồn nước tại các vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều ở mức cho phép. Do vậy việc sử dụng các nguồn nước (chủ yếu nước ngầm-nước giếng khoan) tại các xã vùng quy hoạch là hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu cho phát triển chăn nuôi.

Cần phải đầu tư xây mới giếng khoan, hệ thống bể lắng lọc và đường ống dẫn khép kín thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi.

- Nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống đường giao thông nối trục chính với khu chăn nuôi:

Tổ chức tốt việc huy động vốn để xây dựng các công trình giao thông, đề nghị ngân sách cấp trên hỗ trợ một phần xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn, tranh thủ các nguồn vốn, dự án ODA cho xây dựng đường giao thông trong vùng.

Để thuận lợi cho đi lại, vận chuyển vật tư và sản phẩm chăn nuôi bằng các loại xe cơ giới thì cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống đường giao thông nội đồng (đường ra khu chăn nuôi). Kết cấu đường nội đồng phù hợp nhất là đổ bê

tông tại chỗ, kích thước và quy mô tuỳ theo từng khu cụ thể.

Trong chương trình xây dựng nông thôn mới ưu tiên thực hiện trước làm đường cho các xã có quy hoạch khu chăn nuôi tập trung.

- Cải tạo và xây dựng hệ thống truyền tải điện: * Hiện trạng và yêu cầu đầu tư

Hiện tại các vùng quy hoạch hầu hết vẫn chưa có hệ thống lưới điện phục vụ sản xuất, điện mới chỉ dừng lại ở mức phục vụ cho sinh hoạt của người dân.

Để đáp ứng được yêu cầu, cần thiết phải có hệ thống điện hạ thế cho từng vùng sản xuất bao gồm: Trạm biến áp hạ thế, đường trục chính hạ thế chạy theo đường trục chính để phục vụ sản xuất.

- Phát triển đa dạng các loại hình hạ tầng thương mại:

Chú trọng thu hút đầu tư xây dựng, phát triển và từng bước hình thành các chợ bán buôn tập trung, chợ đầu mối bán buôn chuyên doanh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức, sắp xếp lại mạng lưới mua bán cố định, gắn với sản xuất chế biến, tiêu thụ theo chuỗi...

Tạo điều kiện để thương nhân thuộc các thành phần kinh tế (trước hết là các doanh nghiệp lớn) tiếp cận, chuẩn bị cơ sở vật chất - kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực nhằm từng bước tham gia vào kênh lưu thông, kinh doanh thương mại tiên tiến.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030 (Trang 89)