Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030 (Trang 42)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI

2.Hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chăn nuôi đang bộc lộ những tồn tại hạn chế:

- Phát triển chăn nuôi thiếu qui hoạch chi tiết trên phạm vi toàn tỉnh, qui hoạch của từng địa phương không gắn kết được để phát triển thành vùng tập trung.

- Cơ sở hạ tầng cho sản xuất giống vật nuôi và phát triển chăn nuôi theo vùng tập trung chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng; các cơ sở sản xuất giống vật nuôi, của cả Nhà nước quản lý và của hộ tư nhân đều đang xuống cấp và lạc hậu.

- Giá thành sản xuất cao, do đó cạnh tranh sản phẩm trên thị trường ngày càng khó khăn, đã làm giảm thị trường tiêu thụ của sản phẩm.

- Tốc độ tăng trưởng của chăn nuôi đang có biểu hiện chững lại và giảm; nguy cơ dịch bệnh, rủi ro ngày càng lớn; không an toàn dịch bệnh.

- Chưa xây dựng được chuỗi sản xuất theo nhóm sản phẩm như thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm từ sản xuất, liên kết sản xuất của các hộ, trang trại đến tiêu thụ sản phẩm, vì thế sản phẩm chăn nuôi chưa được đảm bảo ATTP còn chiếm tỷ lệ cao, chưa xây dựng được thương hiệu.

- Môi trường chăn nuôi tự ô nhiễm và gây ô nhiễm môi trường ngày càng tăng.

- Chế biến để tạo đa dạng sản phẩm; hệ thống tiêu thụ sản phẩm chưa hình thành, chủ yếu do thương lái quyết định giá cả sản phẩm chăn nuôi.

b. Nguyên nhân hạn chế

1) Nguyên nhân khách quan

- Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, chưa có diện tích dành cho chăn nuôi được qui hoạch cụ thể.

- Dịch bệnh trong chăn nuôi luôn tiềm ẩn, nguy cơ cao, đã tác động trực tiếp, hạn chế đến việc đầu tư vào phát triển sản xuất của doanh nghiệp, các trang trại, hộ nông dân và khó khăn cho tiêu thụ sản phẩm (khi có dịch thì bị khoanh vùng cấm tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi).

- Tác động trực tiếp nhất là giá vật tư đầu vào cho chăn nuôi, trong đó thức ăn chiếm trên 70% giá thành sản xuất, giá liên tục tăng, làm giá thành sản phẩm chăn nuôi bấp bênh, không ổn định khiến cho người dân không chủ động trong quá trình chăn nuôi, chi phí đầu tư lớn, nguồn cung cấp con giống chưa ổn định và chưa đảm bảo; thiếu vốn đầu tư, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm và giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Tình hình buôn lậu gia súc, gia cầm và các sản phẩm của gia súc, gia cầm chưa được ngăn chặn kịp thời và kiểm soát, xử lý triệt để dẫn đến khó khăn cho phát triển chăn nuôi.

2) Nguyên nhân chủ quan

- Hệ thống quản lý, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng chưa thống nhất và đồng bộ. Công tác quản lý nhà nước và hướng dẫn, chỉ đạo sản xuất của cấp cơ sở chưa được quan tâm thỏa đáng.

- Một số cơ chế, chính sách của Trung ương ban hành (đất, vốn vay,..) còn bất cập, khó áp dụng và vận dụng ở địa phương nên chưa phát huy được hiệu quả.

- Cơ sở sản xuất giống vật nuôi, trang trại chăn nuôi do các hộ nông dân tự xây dựng và thực hiện chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư.

- Chưa có cơ chế, chính sách riêng cho phát triển chăn nuôi, đầu tư hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cho phát triển chăn nuôi quá thấp.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030 (Trang 42)