Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030 (Trang 67)

IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2030

3. Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa

hàng hóa

3.1. Quy hoạch vùng chăn nuôi gà đồi Yên Thế

3.1.1. Quan điểm và định hướng

- Chăn nuôi gà phát triển theo hướng chăn nuôi bán công nghiệp, thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh.

- Mở rộng vùng nuôi gà đồi Yên Thế sang các địa phương lân cận có tiểu khí hậu và địa hình tương tự đối với chăn nuôi gà Yên Thế;

- Áp dụng quy trình, kỹ thuật và sử dụng giống theo quy chuẩn, quy định của gà Yên Thế.

3.1.2. Mục tiêu quy hoạch a. Mục tiêu chung

đổi mới tổ chức hệ thống sản xuất chăn nuôi. Đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp gà đồi cho thị trường và các cơ sở chế biến, giết mổ.

- Kiểm soát và khống chế được dịch cúm gia cầm và các dịch bệnh nguy hiểm, nhất là các dịch bệnh có thể lây lan sang người. Đảm bảo an toàn vệ sinh sản phẩm gia cầm từ khâu nuôi dưỡng - giết mổ - chế biến - bảo quản - phân phối - tiêu thụ - bàn ăn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời bảo vệ tốt đàn gà trên địa bàn huyện.

- Khai thác triệt để các lợi thế, đất đai, lao động và các giống gia cầm phù hợp để đẩy nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi.

b) Mục tiêu giai đoạn 2013 - 2015:

- Kiểm soát và khống chế được dịch cúm gia cầm và các dịch bệnh nguy hiểm, nhất là các dịch bệnh có thể lây lan sang người. Đảm bảo an toàn vệ sinh sản phẩm gia cầm từ khâu nuôi dưỡng - giết mổ - chế biến - bảo quản - phân phối - tiêu thụ - bàn ăn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời bảo vệ tốt đàn gà trên địa bàn.

- Năm 2015: Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi gà Yên Thế hàng hóa theo hướng trang trại, gia trại, khu chăn nuôi tập trung chiếm trên 50%. Trong đó, nuôi theo hướng bán công nghiệp chiếm trên 70% tổng đàn. Đạt chỉ tiêu số lượng và sản phẩm vùng chăn nuôi gà đồi Yên Thế cụ thể như sau: Tổng đàn gà khoảng 6.725 nghìn con, số con xuất chuồng 20.175 nghìn con/năm, tổng khối lượng thịt: 32.280tấn, trọng lượng bình quân 1,6-1,7kg/con.

c) Mục tiêu đến năm 2020:

- Đến năm 2020: Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi hàng hóa theo hướng trang trại, gia trại, khu chăn nuôi tập trung chiếm trên 70%. Chỉ tiêu về số lượng và sản phẩm gia cầm như sau: Tổng đàn khoảng 7.855 nghìn con. Tổng khối lượng thịt đạt 37.704tấn, số con xuất chuồng 23.565nghìn con/năm.

3.1.3. Quy mô, phân bố

Dự kiến năm 2020 có 7.855 nghìn con, nuôi theo hình thức trang trại, gia trại để tạo ra vùng nguyên liệu ổn định cho thị trường tiêu thụ, góp phần tăng hiệu quả của ngành chăn nuôi. (chi tiết xem phụ lục 65)

a/ Huyện Yên Thế:

Phân bố ở 18 xã trên địa bàn huyện gồm: Đông Sơn, Đồng Hưu, Hương Vĩ, Đồng Kỳ, Hồng Kỳ, Tân Sỏi, Đồng Lạc, Đồng Vương, Đồng Tiến, Canh Nậu, Xuân Lương, Tam Tiến, Tam Hiệp, Phồn Xương, Tân Hiệp, An Thượng, Tiến Thắng, Đồng Tâm.

b/ Huyện Tân Yên:

Phân bố ở 9 xã trên địa bàn huyện gồm: Lan Giới, Lam Cốt, Tân Trung, Liên Sơn, An Dương, Cao Thượng, Phúc Hòa, Nhã Nam, Cao Xá.

c/ Huyện Lạng Giang:

Phân bố ở 7 xã trên địa bàn huyện gồm: Quang Thịnh, Tân Thịnh, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng, Đào Mỹ, Tiên Lục, Tân Thanh.

3.1.4. Một số giải pháp chính

+ Phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ chủ yếu sử dụng giống gia cầm địa phương, sẽ tự cung cấp giống.

+ Xây dựng tại chỗ trại giống, và thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn, quy chuẩn, chủ động cung cấp giống cho vùng chăn nuôi gà đồi Yên Thế.

- Nghiên cứu áp dụng một số kiểu chuồng nuôi phù hợp nhằm dễ khống chế và kiểm soát dịch bệnh: Trên cơ sở các kiểu chuồng nuôi hiện có, cần tiếp tục cải tiến tổng kết một số mẫu chuồng phù hợp, dễ xây dựng để khuyến cáo áp dụng cho trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn, áp dụng phương pháp chăn nuôi trên đệm lót sinh thái.

- Giải quyết đủ nhu cầu thức ăn tinh cho đàn gia cầm: Bố trí lại cơ cấu cây trồng, chuyển một số diện tích trồng lúa không hiệu quả sang trồng ngô và sắn nhằm đáp ứng nguồn nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi. Khuyến khích các trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô lớn trang bị máy móc và mua nguyên liệu về tự chế biến thức ăn chăn nuôi để giảm giá thành thức ăn chăn nuôi, hoặc các trang trại chăn nuôi gia cầm hợp đồng với các nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp để bảo đảm cung cấp ổn định về số lượng và chất lượng thức ăn với giá cả hợp lý.

3.2. Quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại

3.2.1. Các tiêu chí để xác định quy hoạch

+ Đất vùng CNTT cần được bố trí tách rời khỏi khu dân cư và không ảnh hưởng xấu tới cảnh quan các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.

+ Địa điểm bố trí các vùng CNTT phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, phù hợp với quy hoạch Nông thôn mới và đúng với các quy định của nhà nước ban hành.

+ Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuận lợi, đường giao thông chính hoặc gần các đầu mối giao thông, gần nguồn cung cấp điện, thuận lợi về cấp thoát nước, các dịch vụ thông tin liên lạc, cũng như các dịch vụ sản xuất kinh doanh khác.

+ Chi phí đầu tư xây dựng mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật và giá trị đền bù thấp, hiệu quả sử dụng đất cao.

3.2.2. Mục tiêu tổng quát:

- Phát triển CNTT nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, nguồn vốn, KHKT, kinh nghiệm quản lý và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu, phân bổ lại lao động, dân cư góp phần xây dựng nông thôn mới.

- Phát huy lợi thế của từng tiểu vùng, nguồn lực và kết quả, kinh nghiệm nuôi của từng trang trại, nhu cầu thực tế của thị trường, khuyến khích phát triển chăn nuôi đa dạng hóa các loại vật nuôi.

- Chuyển đổi từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ sang nuôi trang trại tập trung theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc dưới tán rừng, phát triển kinh tế rừng.

- Phát triển CNTT đi đôi với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, sức khoẻ cộng đồng, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho người và gia súc.

- Phát triển chăn nuôi hàng hóa gắn kết chặt chẽ và đồng bộ từ khâu sản xuất - thu mua - chế biến - bảo quản - tiêu thụ trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới và công nghệ cao, đồng thời với công nghiệp hóa - hiện đại hóa toàn ngành chăn nuôi. Tiến hành xây dựng vùng chăn nuôi thâm canh kết hợp với xây dựng vùng an toàn dịch bệnh để tạo ra ngày một nhiều sản phẩm (thịt, trứng) có chất lượng cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước.

- Xây dựng các vùng tập trung các trang trại chăn nuôi lợn, gà,.. Tạo ra bước đột phá về phương thức và kỹ thuật chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ. Nâng cao hiệu quả và gia tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi. Sản xuất ra sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao, giá thành hợp lý, có khả năng cạnh tranh trên thị trường và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như bảo vệ tốt môi trường sinh thái.

- Chủ động kiểm soát và khống chế được các dịch bệnh nguy hiểm, nhất là dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng, tai xanh,... giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh động vật gây ra, đảm bảo an toàn dịch, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ những hoạt động chăn nuôi, giết mổ động vật, vận chuyển và kinh doanh thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời bảo vệ tốt nhất đàn gia súc - gia cầm.

3.2.3. Nội dung quy hoạch

Trong nền kinh tế thị trường, muốn phát triển sản xuất nói chung và sản xuất chăn nuôi nói riêng, không thể sản xuất theo phương thức truyền thống, chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán như hiện nay. Phải chủ động tổ chức sản xuất tập trung để nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, đáp ứng yêu cầu của thị trường, ổn định cả về số lượng và thời gian cung cấp với chất lượng tốt và đạt tiêu chuẩn theo từng loại sản phẩm. Đồng thời sản phẩm sản xuất có giá thành hợp lý, khả năng cạnh tranh cao trong thời kỳ hội nhập và thuận lợi cho công tác phòng chống, kiểm soát được dịch bệnh, nhất là trong bối cảnh dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, dịch lợn tai xanh đang diễn biến phức tạp, cũng như góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

a. Lựa chọn các vùng dự kiến chăn nuôi tập trung:

- Phát triển chăn nuôi trang trại là nhu cầu khách quan. Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, và đô thị hóa ngày càng nhanh tại Bắc Giang; do vậy, về lâu dài việc chuyển dịch chăn nuôi đến các vùng xa khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch,v.v... là một yêu cầu cấp thiết, đồng thời tập trung đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại đi đôi với xử lý chất thải chăn nuôi và bảo vệ môi trường.

- Tuỳ theo điều kiện sinh thái và tình hình thực tiễn của các địa phương, có thể lựa chọn các hình thức chăn nuôi trang trại khác nhau. Theo đó, có các loại

hình sau:

+ Trang trại chăn nuôi hộ gia đình theo quy hoạch (chỉ một chủ trang trại đầu tư). Khuyến khích phát triển loại hình này.

+ Trang trại gắn với khu chăn nuôi tập trung (có nhiều chủ trang trại đầu tư).

b) Tiêu chí về trang trại chăn nuôi

Chăn nuôi trang trại chăn nuôi với hình thức tổ chức sản xuất được phân ra 3 loại: Trang trại quy mô nhỏ, quy mô vừa và trang trại quy mô lớn (công ty hoặc doanh nghiệp).

- Trang trại chăn nuôi phải đáp ứng được các tiêu chí sau: (1) Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò, v.v...

+ Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên + Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên

(2) Chăn nuôi gia súc: lợn, dê, v.v...

+ Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với hơn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên.

+ Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê thịt từ 200 con trở lên.

(3) Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, v.v... có thường xuyên từ 2.000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).

(4) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 1000 triệu đồng/năm trở lên.

Trên cơ sở tiêu chí trên cho thấy trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chủ yếu đang tồn tại 2 hình thức chăn nuôi trang trại là: Trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và trang trại chăn nuôi quy mô vừa.

- Trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ: Quy mô trang trại chăn nuôi trâu bò sinh sản: > 10 con thường xuyên; trâu bò thịt: 50 - < 100 con thường xuyên; lợn sinh sản: 20 - < 50 con thường xuyên và lợn thịt: 100 - < 200 con thường xuyên; gia cầm và thủy cầm: 2.000 - < 5.000 con thường xuyên.

- Trang trại chăn nuôi quy mô vừa: Quy mô trang trại chăn nuôi đối với trâu bò sinh sản: 20 - < 100 con thường xuyên, trâu bò thịt: 100 - < 200 con thường xuyên; lợn sinh sản: 50 - < 150 con thường xuyên và lợn thịt: 200 - < 1.000 con thường xuyên; gia cầm và thủy cầm: 5.000 - < 20.000 con.

- Trang trại chăn nuôi quy mô lớn: Quy mô trang trại chăn nuôi đối với trâu bò sinh sản: > 100 con thường xuyên, trâu bò thịt: > 200 con thường xuyên; lợn sinh sản: >150 con thường xuyên và lợn thịt: >1.000 con thường xuyên; chăn nuôi gia cầm và thủy cầm: >20.000 con thường xuyên.

c) Tiêu chí về khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư

Khu chăn nuôi tập trung: là nơi tập trung chăn nuôi của nhiều hộ (trong đó mỗi hộ đảm bảo đáp ứng điều kiện là một trang trại chăn nuôi), có diện tích và quy mô đầu con tương đối lớn; có các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất khá đầy đủ.

khu dân cư, tỉnh lộ, quốc lộ, các trung tâm văn hóa xã hội, trung tâm công nghiệp tối thiểu 500m, các khu chăn nuôi này phải phù hợp với quy hoạch phát triển của từng địa phương, thuận tiện cho đi lại và vận chuyển.

Từ các tiêu chí trang trại nêu trên, dự án đã tham khảo các văn bản về chăn nuôi tập trung (thông tư số 42/TT-BNN ngày 1/6/2006 hướng dẫn thực hiện một số điều Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp được hỗ trợ đầu tư), các quy hoạch, cũng như các chính sách phát triển chăn nuôi của nhiều tỉnh đã dự kiến đưa ra điều kiện để xác định khu chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang như sau:

- Các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư phải nằm trong quy hoạch phát triển nông nghiệp ổn định của các huyện, TP và phù hợp với quy hoạch của tỉnh.

- Khoảng cách đến trường học, bệnh viện, dân cư tập trung, trung tâm văn hóa xã hội, trung tâm công nghiệp tối thiểu là 500m.

- Diện tích tối thiểu là 5 ha/khu, diện tích của một hộ chăn nuôi tối thiểu 1.000m2/hộ. (Diện tích đất xây dựng các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung tham khảo quy định trong TCVN 4454-1987)

- Số lượng vật nuôi chủ yếu/hộ chăn nuôi tối thiểu phải đạt theo tiêu chí trang trại quy mô nhỏ.

- Diện tích xây dựng, kiến trúc công trình:

+ Diện tích xây dựng chuồng trại chăn nuôi: tối đa là 40% tổng diện tích khu chăn nuôi và kết cấu chuồng trại phù hợp với từng loại vật nuôi.

+ Công trình phụ trợ: được phép xây nhà cấp 4, để làm nhà kho, hộ chăn nuôi được sử dụng 30m2/hộ để xây dựng nhà bảo vệ, nhà kho.

d) Phương thức chăn nuôi

- Theo mô hình phát triển của Gillespies và một số tác giả khác, sự phát triển ngành chăn nuôi của các nước chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Bắt đầu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, hình thức chăn nuôi tận dụng và bán hàng hóa chiếm đa số; Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển chăn nuôi hàng hóa với các đặc điểm là dịch chuyển địa bàn sản xuất, giảm số cơ sở chăn nuôi, tăng quy mô đàn/cơ sở và ngày càng có tính liên kết cao; Giai đoạn 3: Phát triển công nghiệp chăn nuôi; Giai đoạn 4: Liên kết theo chiều dọc (sản xuất - chế biến - tiêu thụ).

- Như vậy, ngành chăn nuôi Bắc Giang từ nay đến năm 2020 cũng sẽ phát triển theo các giai đoạn kể trên; song tùy theo từng vùng và loại vật nuôi sẽ có bước phát triển khác nhau.

- Hiện tại, ngành chăn nuôi Bắc Giang đang ở giai đoạn 1 của quá trình phát triển chăn nuôi, phương thức chăn nuôi chủ yếu là quảng canh, tận dụng. Trong

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)