Quy hoạch phát triển đàn vật nuôi và sản phẩm (phương án chọn)

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030 (Trang 59)

IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2030

2. Quy hoạch phát triển đàn vật nuôi và sản phẩm (phương án chọn)

2.1. Quy hoạch đàn trâu

2.1.1. Định hướng phát triển

- Giảm nhẹ đàn trâu, cung cấp sức kéo để phục vụ nông nghiệp kết hợp lấy thịt, về lâu dài chuyển sang nuôi lấy thịt để cung cấp thịt cho nhu cầu tiêu dùng thịt trong tỉnh và ngoài tỉnh, hướng phát triển chăn nuôi trâu thịt tập trung ở các huyện vùng núi như: Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Yên Thế,..

- Hướng giống: Tuyển chọn tại chỗ trâu cái sinh sản, tiến hành thụ tinh nhân tạo để có giống trâu có tầm vóc lớn, tăng trọng lượng xuất chuồng đạt 300- 350kg/con vào năm 2020.

2.1.2. Chỉ tiêu chính

+ Đến năm 2015 tổng đàn trâu có 65.000 con, giảm 3816 con so với năm 2012. Trọng lượng xuất chuồng bình quân đến năm 2015 đạt 280-300 kg/con; tổng số con xuất chuồng đạt 16.250 con/năm, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng năm 2015 đạt trên 4.875 tấn

+ Đến năm 2020 tổng đàn trâu có 60.000con, trọng lượng xuất chuồng đạt 300-350kg/con; tổng số con xuất chuồng 14.500con/năm; sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng năm 2020 đạt ổn định tấn. (Chi tiết xem phụ lục 50)

Bảng 15: Dự kiến số lượng, sản lượng thịt trâu tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Số lượng (con) Sản lượng (tấn)

STT Hạng mục 2012 2015 2020 ĐH 2030 2012 2015 2020 Toàn tỉnh 68.816 65.000 60.000 56.400 2.451 4.875 4.500 1 TP. Bắc Giang 411 375 335 200 25 28 25 2 H. Lục Ngạn 17.200 16.114 14.825 15.000 380 1.209 1.112 3 H. Lục Nam 12.800 12.012 11.080 10.000 309 901 831 4 H. Sơn Động 10.292 9.657 8.933 8.000 232 724 670 5 H. Yên Thế 7.292 6.979 6.456 6.000 340 523 484 6 H. Hiệp Hoà 4.284 4.007 3.707 3.500 193 301 278 7 H. Lạng Giang 8.425 8.076 7.470 7.000 553 606 560 8 H. Tân Yên 4.736 4.540 4.197 4.000 203 340 315 9 H. Việt Yên 1.920 1.840 1.702 1.500 35 138 128 10 H. Yên Dũng 1.456 1.400 1.295 1.200 181 105 97 2.2. Quy hoạch đàn bò: 2.2.1. Định hướng phát triển

Phát triển đàn bò theo hướng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, ưu tiên phát triển loại mô hình quy mô theo hướng sản xuất hàng hóa ở các địa bàn có điều kiện ở vùng đồi gò, bán sơn địa và vùng bãi ven sông, ven đê ưu tiên cho chăn nuôi bò thịt.

Phát triển chăn nuôi bò thịt cần tạo ra những vùng chuyên canh về chăn nuôi bò, vừa tận dụng được nguồn con giống, diện tích đất trồng cỏ và các nguồn thức

ăn tập trung,...

Về hướng giống: Zebu hoá đàn bò; hỗ trợ bò đực Zebu cho các hộ nông dân chăn nuôi bò theo hình thức trang trại quy mô từ 10 bò cái trở lên; lựa chọn, phát triển đàn bò cái sinh sản có tầm vóc to, khoẻ để làm giống.

2.2.2. Bố trí sản xuất

a/ Quy hoạch đàn bò:

Đến năm 2015, quy mô đàn bò toàn tỉnh là 126.000 nghìn con; đến năm 2020, quy mô đàn bò khoảng 120.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 10.260tấn.

Bảng 16: Dự kiến số lượng, sản lượng thịt bò tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Số lượng (con) Sản lượng (tấn)

ST T Hạng mục 2012 2015 2020 ĐH 2030 2012 2015 2020 Toàn tỉnh 132.751 126.000 120.000 118.000 5016 11251 10.260 1 TP. Bắc Giang 5.220 4.547 3.660 1.500 220,0 409,0 329,0 2 H. Lục Ngạn 3.695 3.451 3.149 3.000 137,0 311,0 283,0 3 H. Lục Nam 9.653 9.253 8.559 8.500 352,0 833,0 770,0 4 H. Sơn Động 1.713 1.640 1.515 1.500 41,0 148,0 136,0 5 H. Yên Thế 3.408 3.267 3.020 3.000 182,0 294,0 272,0 6 H. Hiệp Hoà 36.257 33.676 30.023 31.000 1645,0 3038,0 2773,0 7 H. Lạng Giang 22.421 20.941 19.004 18.500 1025,0 1885,0 1710,0 8 H. Tân Yên 20.348 20.500 24.500 25.000 749,0 1747,0 1595,0 9 H. Việt Yên 21.995 21.052 19.473 19.000 48,0 1895,0 1753,0 10 H. Yên Dũng 8.041 7.673 7.097 7.000 617,0 691,0 639,0 b/ Bò sữa:

Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa theo mô hình trang trại thâm canh.

Trong những năm tới, phát triển sản xuất chăn nuôi bò sữa theo phương thức mới, áp dụng kỹ thuật công nghệ cao đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng tại một số vùng tập trung (vùng gò đồi có lợi thế của tỉnh), có nhiều tiềm năng trong phát triển chăn nuôi bò như Lục Ngạn, Yên Thế,...

Tổ chức thí điểm phát triển chăn nuôi bò sữa dự kiến ở Đèo Gia-Lục Ngạn, và Nông trường Yên Thế sau đó nhân rộng ra các vùng có lợi thế:

- Dự kiến quỹ đất cho phát triển bò sữa của tập đoàn THtrumil tại xã Đèo Gia- huyện Lục Ngạn khoảng 1.100ha, tại xã Đồng Tâm - huyện Yên Thế khoảng 400ha

Xây dựng các vùng chăn nuôi chuyên canh, phục vụ cho phát triển chăn nuôi bò thịt của tỉnh.

* Các xã nuôi bò thịt chủ yếu của các huyện

Huyện Các xã trọng điểm

H. Lục Ngạn Phong Minh, Phong Vân, Tân Sơn, Cấm Sơn, Xa Lý

H. Lục Nam Bảo Sơn, Bảo Đài, Thanh Lâm, Phương Sơn, Chu Điện, Khám Lạng, Lan

Mẫu, Bắc Lũng, Yên Sơn

H. Sơn Động Quế Sơn, Vân Sơn, Hữu Sản, Thạch Sơn, Phúc Thắng

H. Yên Thế Đông Sơn, Đồng Vương, Đồng Tiến, Canh Nậu, Tân Hiệp, An Thượng, Tiến

Thắng

H. Hiệp Hoà Ngọc Sơn, Lương Phong, Hoàng Thanh, Đức Thắng, Thường Thắng, Danh Thắng, Mai Trung, Đông Lỗ, Bắc Lý, Đoan Bái, Hương Lâm, Xuân Cẩm,

Hợp Thịnh

H. Lạng Giang Hương Lạc, Nghĩa Hòa, An Hà, Tiên Lục, Mỹ Hà, Dương Đức, Xuân

Hương, Mỹ Thái, Tân Hưng, Thái Đào

H. Tân Yên Ngọc Vân, Ngọc Thiện, Cao Xá, Việt Ngọc, Lam Cốt, An Dương, Nhã Nam,

Việt Lập, Hợp Đức, Liên Chung

H. Việt Yên Việt Tiến, Tự Lạn, Hương Mai, Trung Sơn, Ninh Sơn, Tiên Sơn, Quảng

Minh, Nghĩa Trung, Minh Đức, Thượng Lan

H. Yên Dũng Quỳnh Sơn, Hương Gián, Xuân Phú, Trí Yên, Nham Sơn, Đồng Việt, Đồng

Phúc

2.3. Quy hoạch đàn lợn

Chăn nuôi lợn Bắc Giang đã và vẫn sẽ chiếm chiếm vị trí cao trong ngành chăn nuôi. Lịch sử phát triển, vai trò vị trí chăn nuôi lợn của Bắc Giang đối với cả nước, kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất, nghề truyền thống của nông dân, mô hình sản xuất quy mô lớn đã thu được kết quả đáng khích lệ, sẽ tạo cơ sở cho quá trình phát triển đàn lợn trong những năm tới.

2.3.1. Định hướng phát triển

- Đẩy mạnh chương trình nạc hóa đàn lợn bằng các biện pháp cải tiến đồng bộ từ khâu giống, chuồng trại, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi đến phòng chống dịch bệnh; khuyến khích và tạo điều kiện chăn nuôi lợn nái ngoại và nái lai theo phương thức trang trại, gia trại để cung ứng con giống tại chỗ; phát triển chăn nuôi lợn thịt theo phương thức chăn nuôi công nghiệp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư thâm canh, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

- Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng nâng cao chất lượng trên cơ sở mở rộng loại hình chăn nuôi quy mô trang trại, khuyến khích tạo điều kiện hình thành cơ sở chăn nuôi lợn quy mô lớn có trình độ sản xuất tiên tiến gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển đàn lợn trên cơ sở hình thành vùng sản xuất tập trung, sản xuất hàng hoá cung cấp sản phẩm cho tỉnh và một phần cho xuất khẩu đáp ứng được yêu cầu thị trường về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo quan điểm mở

rộng quy mô sản xuất phải gắn với việc bảo vệ môi trường.

- Trong giai đoạn trước mắt vẫn ưu tiên phát triển ở những địa bàn truyền thống có lợi thế về chi phí vận chuyển, có trình độ sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật khá, đồng thời có hướng chuyển dần sang các nơi có mức độ đô thị hoá chậm xa địa bàn tiêu thụ hơn bằng các loại hình sản xuất quy mô lớn có quy trình công nghệ tiên tiến từ thịt sản xuất giống đến tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển quy mô sản xuất lợn ở cả 3 loại dạng sản phẩm lợn thịt lợn, lợn choai, lợn sữa đồng thời có hướng nâng tỷ trọng sản phẩm hàng hoá giống lợn tiêu thụ ngoài tỉnh.

2.3.2. Một số chỉ tiêu

- Tổng đàn lợn dự kiến đến năm 2015 đạt 1.250 nghìn con, đến năm 2020 đạt 1.400 nghìn con và định hướng đến năm 2030 là 1.600 nghìn con.

- Tổng sản lượng thịt hơi đến năm 2015 là 165,76 nghìn tấn, đến năm 2020 là 189,44 nghìn tấn.

- Tổng đàn lợn nái đạt 280.000 con vào năm 2020, trong đó nái ngoại chiếm 30%.

- Tỷ trọng tổng đàn lợn theo phương thức nuôi đến 2015: chăn nuôi nông hộ truyền thống chiếm 72,42%, chăn nuôi gia trại chiếm 15,0%, chăn nuôi trang trại chiếm 7,68%, chăn nuôi tại các khu chăn nuôi tập trung chiếm 4,90%.

- Tỷ trọng tổng đàn lợn theo phương thức nuôi đến 2020: chăn nuôi nông hộ truyền thống chiếm 38,40%, chăn nuôi gia trại chiếm 25,0%, chăn nuôi trang trại chiếm 21,00%, chăn nuôi tại các khu chăn nuôi tập trung chiếm 15,60%.

- Định hướng đến năm 2030: tổng đàn lợn là 1.600 nghìn con; ổn định sản lượng thịt hơi trên 200 nghìn tấn. Tăng tỷ trọng sản xuất chăn nuôi lợn hàng hoá theo hướng gia trại, trang trại, khu chăn nuôi tập trung chiếm trên 70%; cơ bản không còn chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư. (Chi tiết xem phụ lục 49)

2.3.3. Nội dung phát triển:

- Chăn nuôi quy mô hộ gia đình (quy mô dưới 30 con lợn): Từng bước giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ hiện nay (chiếm 90,0% đầu con của tỉnh), đến năm 2015 xuống 72,42%, đến năm 2020 chiếm 38,40%; chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Giống (thương phẩm): Sử dụng con lai F2, các hộ tự nhân giống sản xuất “khép kín” hoặc mua giống ở trong tỉnh. Thức ăn: Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp và sản phẩm nghề phụ, nhưng phải được chế biến đảm bảo hợp vệ sinh. Chăn nuôi truyền thống phải có chuồng trại hợp vệ sinh qua biogas hoặc nuôi trên đệm lót sinh thái, có bể chứa và tiến hành ủ phân trước khi bón ruộng.

- Chăn nuôi theo phương thức quy mô gia trại (Gia trại là hộ chăn nuôi lợn chưa đạt tiêu chí trang trại song có nuôi thường xuyên từ 30 con lợn trở lên): Tăng hợp lý số lượng gia trại chăn nuôi, theo hướng phải đảm bảo hiệu quả, có quy trình chăn nuôi chặt chẽ, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Chăn nuôi theo hướng trang trại yêu cầu chuồng trại phù hợp và đảm bảo vệ sinh thú y, có hệ thống xử lý

chất thải bằng hầm Biogas. Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ chăn nuôi gia trại chiếm 15,0%, năm 2020 là hơn 25,0%. Sử dụng giống lợn ngoại lai 3 máu, hoặc 3/4 máu ngoại; các xã có mật độ đàn lợn lớn, đặc biệt tiến hành xây dựng các vùng giống nhân dân nhằm chủ động con giống đảm bảo chất lượng và an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi. Hình thức tổ chức sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo hướng Tổ hợp tác, Hợp tác xã, xây dựng thương hiệu sản phẩm.

- Chăn nuôi lợn quy mô trang trại: Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững mô hình chăn nuôi trang trại an toàn dịch bệnh và bảo đảm môi trường sinh thái, phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ chăn nuôi trang trại chiếm 7,68%, năm 2020 là 21,00%. Phát triển chăn nuôi trang trại trong vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung hoặc ở các vùng đồi núi, vùng đất trồng trọt kém hiệu quả, đất hoang hóa… dễ thực hiện việc giao đất, thuê đất, thuận lợi cho xử lý môi trường. Sử dụng thức ăn hoàn toàn công nghiệp, thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi. Tổ chức sản xuất theo hướng liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp; khuyến khích thành lập các hiệp hội chăn nuôi trang trại, hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi, doanh nghiệp chăn nuôi.

- Chăn nuôi lợn tại các khu chăn nuôi tập trung (khu chăn nuôi tập trung có tối thiểu từ 10 hộ trở lên, quy mô lợn nái 20 con trở lên, lợn thịt 100 con trở lên): Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ chăn nuôi lợn tại các khu chăn nuôi tập trung chiếm 4,90% tổng đàn, năm 2020 là 15,60% tổng đàn. Sử dụng thức ăn hoàn toàn công nghiệp, thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi, xây dựng hệ thống xử lý môi trường theo đúng quy định.

2.3.4. Quy mô, phân bố

- Đàn lợn phân bố tập trung ở các huyện Tân Yên, Lạng Giang, Hiệp Hòa,...

Bảng 17: Dự kiến số lượng, sản lượng thịt lợn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Số lượng (1000 con) Sản lượng (1000tấn)

STT Hạng mục 2012 2015 2020 ĐH 2030 2012 2015 2020 Toàn tỉnh 1.173,1 1.250 1.400 1.600 150,40 165,76 189,44 1 TP. Bắc Giang 50,5 40,0 30,0 25,0 6,46 5,37 4,03 2 H. Lục Ngạn 135,0 150,0 170,0 170,0 16,99 19,13 22,14 3 H. Lục Nam 115,6 130,0 140,0 180,0 11,78 16,39 18,94 4 H. Sơn Động 58,6 65,0 80,0 85,0 5,30 8,33 9,71 5 H. Yên Thế 86,1 75,0 85,0 110,0 13,21 11,69 13,14 6 H. Hiệp Hoà 125,6 145,0 170,0 180,0 15,63 18,04 20,84 7 H. Lạng Giang 186,5 200,0 225,0 250,0 21,14 26,87 31,14 8 H. Tân Yên 202,7 210,0 235,0 300,0 28,66 29,36 34,10 9 H. Việt Yên 141,4 150,0 170,0 190,0 21,26 20,36 23,56 10 H. Yên Dũng 71,0 85,0 95,0 110,0 9,98 10,24 11,84

1.400con. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2015 dự kiến đạt 165,76 nghìn tấn (tăng bình quân 3,3%/năm). Đến năm 2020 sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt trên 189,44 nghìn tấn (tăng bình quân 2,7%/năm). Các huyện có tốc độ phát triển đàn lợn cao gồm: Tân Yên, Lạng Giang, Hiệp Hòa,...( Chi tiết xem phụ lục 49)

2.3.5. Quy hoạch các xã chăn nuôi lợn trọng điểm

Huyện, TP Các xã trọng điểm

TP. Bắc Giang Song Mai, Đồng Sơn

H. Lục Ngạn Quý Sơn, Trù Hựu, Thanh Hải, Mỹ An, Phượng Sơn

H. Lục Nam Khám Lạng, Bảo Sơn, Bảo Đài, Đông Phú, Huyền Sơn, Nghĩa Phương, Yên

Sơn

H. Sơn Động An Lạc, Lệ Viễn, An Lập, An Châu, An Bá, Tuấn Đạo, Giáo Liêm, Quế Sơn

H. Yên Thế Bố Hạ, Đông Sơn, Hương Vĩ, Đồng Kỳ, Canh Nậu, Xuân Lương, Tam Tiến

H. Hiệp Hoà Ngọc Sơn, Lương Phong, Đức Thắng, Danh Thắng, Mai Trung, Bắc Lý,

Đoan Bái, Hương Lâm, Xuân Cẩm

H. Lạng Giang Hương Sơn, Hương Lạc, An Hà, Tiên Lục, Xuân Hương, Mỹ Thái, Xương

Lâm, Tân Hưng, Tân Dĩnh

H. Tân Yên Song Vân, Ngọc Châu, Ngọc Lý, Ngọc Vân, Ngọc Thiện, Cao Xá, Việt

Ngọc, Lam Cốt, Tân Trung, An Dương, Việt Lập, Quế Nham, Liên Chung

H. Việt Yên Tự Lạn, Thượng Lan, Việt Tiến, Minh Đức, Nghĩa Trung, Hồng Thái, Quang

Châu, Tiên Sơn, Trung Sơn

H. Yên Dũng Yên Lư, Tiến Dũng, Đức Giang, Tiền Phong, Xuân Phú, Lão Hộ, Hương

Gián

2.4. Quy hoạch đàn gia cầm:

2.4.1. Định hướng phát triển:

- Phát huy tối đa các lợi thế phát triển chăn nuôi gà đồi, chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, lẻ sang sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp trên cơ sở có quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung. Phát triển chăn nuôi gia cầm gắn kết chặt chẽ vào ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thú y, quy trình nuôi dưỡng để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

- Tiến hành xây dựng vùng chăn nuôi thâm canh kết hợp với xây dựng vùng an toàn dịch bệnh để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm (thịt, trứng) có chất lượng cao, khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng đồng đều, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong huyện, trong tỉnh và các tỉnh lân cận, nhất là thành phố Hà Nội và hướng đến thị trường xuất khẩu.

- Tạo môi trường thuận lợi cho chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định và bền vững với cơ chế chính sách phù hợp, xây dựng cơ sở giết mổ chế biến thịt gia cầm, cơ sở sản xuất thức ăn gia cầm,… Đồng thời, tăng cường hệ thống quản lý nhà

nước và hệ thống giám định sản phẩm về chăn nuôi gia cầm và thú y.

2.4.2. Các chỉ tiêu chính

- Đến năm 2015, tổng đàn gia cầm của tỉnh Bắc Giang có 17.000 nghìn con và đến năm 2020 chỉ tiêu này là 18.000 nghìn con. Trong đó đàn gà đến năm 2015

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)