Định hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030 (Trang 45)

I. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI CỦA TỈNH

3. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang

3.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GDP

Tăng trưởng bình quân cả thời kỳ 2011-2020 bằng 9,5-10,5%/năm; giai đoạn 2011-2015 đạt 9,0-10,0%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 10,0-11,0%/năm.

Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Khu vực công nghiệp và xây dựng khoảng 45,3-46,0%, khu vực nông nghiệp khoảng 19,7-18,2% và khu vực dịch vụ khoảng 35,0-35,8%.

GDP bình quân/người thuộc nhóm 5 tỉnh đứng đầu vùng núi trung du Bắc bộ đến năm 2015 đạt 1.570-1.640USD/người và tới năm 2020 đạt 2.900 - 3.300USD/người.

Đưa tỷ trọng GDP của tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc từ 13,1% năm 2012 lên khoảng 17-18% vào năm 2020.

Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 2,5 tỷ USD và duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 15-17% và là tỉnh đứng đầu khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.

3.2. Dự báo về nguồn vốn đầu tư:

- Theo đánh giá về nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn 2005-2012 của Bắc Giang, tỷ lệ đầu tư trên GDP của tỉnh đạt 27,7% năm 2005; 2010 đạt 49,57% và 2012 đạt 58,2 %, dự báo tỷ lệ này vẫn duy trì trong giai đoạn tới và đây là hoàn toàn khả thi. Xét về cơ cấu, đầu tư tư nhân ngày càng tăng mạnh. Sau khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi, vốn đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp) sẽ đổ vào nhiều hơn.

- Đối với đầu tư từ Ngân sách cũng sẽ gia tăng do việc gia tăng và đa dạng hóa các nguồn thu của ngân sách địa phương để đầu tư lại phục vụ cho các nhu cầu cấp bách của tỉnh về phát triển hạ tầng và phát triển con người. Trong các nguồn vốn, chỉ có DNNN là giảm xuống, tuy nhiên, phần giảm này sẽ được bù đắp bằng sự gia tăng nhanh chóng các nguồn đầu tư khác (đầu tư tư nhân tăng mạnh). Nhìn tổng thể, khả năng đầu tư phát triển của tỉnh sẽ tiếp tục tăng, trong đó phát triển sản xuất nông nghiệp cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của Bắc Giang.

3.3. Cơ hội phát triển

Chăn nuôi Bắc Giang sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong thời kỳ tới do: - Đối với tỉnh Bắc Giang, thị trường các sản phẩm chăn nuôi còn rất nhiều tiềm năng, nhu cầu thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong nước tăng mạnh, dự kiến bình quân thời kỳ 2010-2020 tăng khoảng 7 - 8%/năm; sẽ là cơ hội mở rộng thị trường chăn nuôi của tỉnh;

- Phát triển chăn nuôi (nhất là chăn nuôi tập trung công nghiệp ngoài khu dân cư) là chủ trương được tỉnh quan tâm;

- Điều kiện tự nhiên, đất đai và môi trường sinh thái của các huyện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo hướng công nghiệp tập trung;

- Tiềm năng về lao động lớn, nguồn nguyên liệu của Bắc Giang có thể tự túc được phần lớn nguyên liệu cho ngành chăn nuôi...

- Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội 60km có các Viện nghiên cứu, các Trung tâm giống gia súc, gia cầm của Trung ương và các doanh nghiệp lớn của nước ngoài đầu tư và sản xuất thức ăn, sản xuất con giống (Bò, lợn, gia cầm, thủy cầm).

- Song song với quy hoạch đất, cần quy hoạch nhà máy chế biến, giết mổ gia súc và gia cầm tập trung ... bảo đảm chủ động kiểm soát và khống chế được các dịch bệnh nguy hiểm, nhất là cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng… khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển và kinh doanh gia súc, gia cầm.

3.4. Lao động, việc làm

- Dự báo tỷ lệ phát triển dân số các giai đoạn là: giai đoạn 2011- 2015 là 1,04%/năm và giai đoạn 2016- 2020 là 1,01%/năm. Quy mô dân số toàn tỉnh sẽ có đến 2015 là 1.650,7 nghìn người, đến năm 2020 sẽ có 1.735,8 nghìn người. Tỷ lệ dân số đô thị tăng từ 15,03% năm 2012 lên 30,4% năm 2020.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu Quốc gia về giải quyết việc làm gắn với nâng cao chất lượng nguồn lao động trên địa bàn. Phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm cho từ 1,8 đến 2 vạn lao động, trong đó xuất khẩu 3 - 4 nghìn lao động.(Chi tiết xem phụ lục 39)

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)