Quan niệm của triết học Mác về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 44 - 54)

8. Kết cấu của luận văn

1.3Quan niệm của triết học Mác về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển bền vững.

trong sự phát triển bền vững.

Trong những năm gần đây vấn đề quan hệ giữa con người và tự nhiên thu hút được sự chú ý hàng đầu của các nhà khoa học trên thế giới ở cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn. Điều này có lý do của nó: sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, sự đe doạ khủng hoảng sinh thái. Các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu nguồn gốc, nguyên nhân của những biến đổi đó, nhằm khắc phục và đề phòng những hậu quả xấu đối với môi trường thiên nhiên, khôi phục lại sự hài hoà, cân bằng của mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.

Có một số tài liệu cho rằng, trong khi các nhà tư tưởng tư sản đang đi tìm một nguyên nhân khác, nguyên nhân bên ngoài dẫn đến phá vỡ sự cân bằng giữa con người và tự nhiên, thì chủ nghĩa Mác có một khuyết điểm lớn là đã loại bỏ giới tự nhiên ra khỏi sự quan tâm của mình, không xem xét ở mức độ cần thiết mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, cho rằng con người trong triết học Mác tách khỏi giới tự nhiên.

Qua phân tích ở tiết 1.1 và 1.2 chúng ta thấy đó là một điều ngộ nhận về mặt khoa học bởi vì chính C. Mác đã đề cập đến mối quan hệ giữa con người - tự nhiên ngay từ đầu những năm 40 của thế kỷ XIX và luận chứng rất thuyết phục, có tính khoa học về vấn đề này. Khi nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác thấy rõ một điều là mối quan hệ giữa con người và tự nhiên đã được C.Mác và Ph. Ăngghen đề cập tương đối nhiều, mặc dù các ông không dành trọn tác phẩm nào cho chủ đề này. Rải rác trong các tác phẩm từ khi C.Mác còn là môn đệ của phái Hêgghen trẻ cho đến khi các ông chuyển hẳn sang lập trường duy vật biện chứng, các nhà kinh điển đã bàn đến vấn đề này một cách sâu sắc, không ít vấn đề môi sinh hiện đại mà chúng ta thường coi là được đặt ra do sự phát triển của xã hội công nghiệp ở thế kỷ XX lại ít nhiều đã được các ông suy ngẫm từ trước.

Nghiên cứu toàn bộ trước tác của C.Mác và Ph.Ăngghen, có thể thấy những tư tưởng về sự gắn kết đặc biệt giữa con người và tự nhiên đã được các ông trình bày rất sớm. Trong tác phẩm Bản thảo kinh tế triết học năm 1844,

C.Mác viết: “Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người... con người sống dựa vào tự nhiên. Như thế nghĩa là tự nhiên là thân thể của con người, để khỏi chết con người phải ở trong qúa trình giao dịch thường xuyên với thân thể đó”[43, tr. 135]. Như vậy, tự nhiên theo quan niệm của triết học Mác là điều kiện đầu tiên, thường xuyên và tất yếu của quá trình sản xuất ra của cải vật chất, là một trong những yếu tố cơ bản của những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Tự nhiên vừa là nhà ở, vừa là công xưởng và phòng thí nghiệm, vừa là bãi chứa chất thải khổng lồ của xã hội. Song vai trò của tự nhiên cũng có tính lịch sử cụ thể theo nghĩa là vai trò đó thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội.

Tự nhiên là môi trường sống của con người và xã hội loài người, vai trò này của tự nhiên không có gì có thể thay thế được và cũng không bao giờ mất đi cho dù xã hội phát triển đến trình độ nào đi nữa. Chỉ có tự nhiên mới cung cấp được những thứ cần thiết nhất cho sự sống của con người như nước, ánh sáng, không khí, thức ăn.v.v... và những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội như các nguyên vật liệu, tài nguyên khoáng sản... Xã hội loài người gắn bó với tự nhiên nhờ có các dòng vật chất, năng lượng và thông tin, nhờ có sự kết hợp giữa lao động với thiên nhiên. Thông qua hoạt động thực tiễn, trước hết là quá trình lao động sản xuất con người đã thu được những dòng vật chất, năng lượng và thông tin từ môi trường tự nhiên, biến đổi chúng cho phù hợp với môi trường sống và phát triển của con người. Sản xuất là sự liên hệ, sự thống nhất đặc trưng giữa xã hội và tự nhiên. Lao động là ranh giới phân biệt về chất giữa con người và con vật, giữa xã hội loài người và xã hội loài vật. Song cũng chính lao động lại là yếu tố đầu tiên, cơ bản và quan trọng nhất tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa xã hội và tự nhiên, điều này đã được C. Mác viết: “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một qúa trình trong đó bằng hoạt động của chính mình con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên ”[39, tr. 206].

Khi mới thoát thai từ động vật để bước vào lịch sử xã hội, con người còn phụ thuộc gần như hoàn toàn vào tự nhiên, vào những sức mạnh của tự

nhiên “còn chịu sự tác động mù quáng của những lực lượng chưa kiểm soát được”[38, tr. 477]. Dần dần trong quá trình sản xuất xã hội, thông qua lao động con người học được cách biến đổi tự nhiên, điều khiển những quá trình tự nhiên trong phạm vi bước đầu còn nhỏ hẹp và hạn chế.

Khi tự nhiên là nguồn cung cấp các tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất cho con người và xã hội, thì con người và xã hội là người tiêu thụ, người biến đổi tự nhiên mạnh mẽ nhất, nhanh chóng nhất so với tất cả các thành phần khác của chu trình sinh học. Mắt khâu xã hội trong chu trình trao đổi chất của tự nhiên có những nét nổi bật mà không một hệ thống vật chất sống nào có thể có được.

Xã hội có thể sử dụng tất cả các nguồn vật chất vốn có của giới tự nhiên, từ động vật, thực vật đến vi sinh vật, từ những nguồn vật chất có hạn và tái tạo được đến những nguồn vật chất như ánh sáng, không khí, nước... Hoạt động của con người nhằm chinh phục tự nhiên ngày càng giảm bớt sự phụ thuộc của họ vào các thế lực không thể kiểm soát được và ngày càng tăng quyền hành của con người trước tự nhiên. Đó được coi là dấu hiệu của sự tiến bộ, sự phát triển của xã hội và của bản thân con người. ở vấn đề này C. Mác đã viết : “loài người đã có đủ khả năng hoàn thành những công việc ngày càng phức tạp hơn, có đủ khả năng để tự đề ra và đạt được những mục đích ngày càng cao hơn”[37, tr. 650], đồng thời con người làm việc đó không phải một cách ngẫu nhiên mà trái lại đó là một hành động có tính toán trước, có kế hoạch hướng vào những mục đích nhất định. “ Loài vật phá sạch thực vật trong một vùng nào đó mà không hiểu biết gì về hành động của chúng cả, còn con người khi khai phá như thế để gieo trồng ngũ cốc, trồng cây, trồng nho... thì đã biết trước rằng mùa đến các giống cây sẽ đem lại cho họ một mùa thu hoạch lớn gấp nhiều số giống mà họ đã gieo trồng lúc đầu”[37, tr. 650].Việc nắm các quy luật của tự nhiên, sự phát triển của nhu cầu ngày càng kích thích thêm những hoạt động định hướng của con người nhằm chinh phục, chế ngự các thế lực, các hiện tượng trong tự nhiên, bắt chúng phục vụ cho nhu cầu của mình. Như vậy, từ chỗ dựa vào tự nhiên một cách thụ động con người đã tiến đến chỗ biến đổi, cải tạo nó một cách chủ động, có phương pháp tuân theo

những quy luật vốn có của tự nhiên, từ chỗ thuần tuý “ bóc lột” tự nhiên, con người đã biết từ bỏ phương thức “kinh tế cướp đoạt” theo kiểu con vật, biết cách làm giàu cho tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cho những mục đích lớn lao của mình: “Thắng lợi đó của con người phải được coi là thắng lợi hết sức vĩ đại, thắng lợi của nền văn minh nhân loại. Đó cũng chính là chỗ khác, chỗ phân biệt chủ yếu và cuối cùng giữa con người và con vật”[37, tr. 648]. Như vậy, con người có vai trò rất lớn trong quá trình chinh phục và cải biến tự nhiên, trong tiến trình sản xuất xã hội. Từ đó ta thấy được tính chất của sự tác động chủ động, có ý thức của con người lên giới tự nhiên chứ không phải chỉ có xem xét sức mạnh của tự nhiên chi phối con người. C.Mác và Ph.Ăngghen đã phê phán quan niệm: “chỉ coi tự nhiên mới tác động đến con người, chỉ có điều kiện tự nhiên mới quyết định ở khắp mọi nơi sự phát triển lịch sử của con người, quan niệm ấy là phiến diện, nó quên rằng con người cũng tác động trở lại tự nhiên, cải biến tự nhiên”[37, tr.720]. Nhưng cũng chính ở đây Ph. Ănghen đã chỉ ra một nghịch lý: “Trong giới tự nhiên không có cái gì xảy ra một cách đơn độc cả. Hiện tượng này tác động lên hiện tượng khác và ngược lại”[37, tr. 652] và cảnh báo rất sâu sắc rằng: “chúng ta cũng không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì mỗi lần ta đạt được một thắng lợi là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta. Thật thế mỗi một thắng lợi, trước hết là đem lại cho chúng ta kết quả mà chúng ta hằng mong muốn nhưng đến lượt thứ hai, thứ ba thì nó lại gây ra những tác dụng hoàn toàn khác hẳn, không lường trước được, những tác dụng thường hay phá huỷ tất cả những kết quả đầu tiên của nó ”[37, tr. 654].

Lịch sử xã hội là sự tiếp tục của lịch sử tự nhiên. Từ khi xuất hiện con người và xã hội loài người, lịch sử của tự nhiên không chỉ phụ thuộc vào sự tác động của các yếu tố tự nhiên mà còn chịu sự chi phối của các yếu tố xã hội ngày càng mạnh mẽ. Ngược lại, sự phát triển lịch sử xã hội không thể tách rời các yếu tố tự nhiên, bởi vì chỉ có trong mối quan hệ với tự nhiên và quan hệ với nhau, con người mới làm nên lịch sử của mình. Điều đó có nghĩa là có sự tiếp tục gắn bó và quy định lẫn nhau giữa lịch sử xã hội và lịch sử tự nhiên : “Có thể xem xét lịch sử dưới hai mặt, có thể chia lịch sử ra thành lịch sử tự

nhiên và lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, hai mặt đó không tách rời nhau. chừng nào mà loài người còn tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn nhau”[32, tr. 25]. Sự gắn bó quy định lẫn nhau giữa lịch sử xã hội và lịch sử tự nhiên biểu hiện thông qua mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Mối liên hệ đó luôn luôn biến đổi theo quá trình lịch sử, được thực hiện và thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội cụ thể. Nền sản xuất xã hội là phương thức trao đổi chất giữa xã hội và tự nhiên, trong phạm vi trao đổi chất với tự nhiên xét về mặt xã hội đó đồng thời là quá trình con người đồng hoá các đối tượng của tự nhiên trong phạm vi một hình thái kinh tế - xã hội xác định. Sự đồng hoá biến đổi các đối tượng tự nhiên này đạt đến mức độ nào thì trước hết phụ thuộc vào công cụ lao động, vào trình độ hiểu biết của con người tức là phụ thuộc trực tiếp vào lực lượng sản xuất đã đạt được. Tính chất của mối quan hệ giữa con người và tự nhiên được quy định bởi phương thức sản xuất, trước hết là lực lượng sản xuất và phù hợp với nó là quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội nói chung. Đúng như Ph.Ăngghen viết: “Những quan hệ nhất định đó với giới tự nhiên là do hình thức xã hội(quan hệ sản xuất) quyết định và ngược lại” [32, tr 44]. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên được thực hiện thông qua lực lượng sản xuất hay lực lượng sản xuất là sự biểu hiện sự chinh phục tự nhiên của con người. Trong khi đó lực lượng sản xuất luôn vận động biến đổi và trong bản thân nó diễn ra cuộc cách mạng to lớn quyết định các bước chuyển vĩ đại về chất của xã hội loài người.

C. Mác đã nhận định sự phát triển đó là sự kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hội, mà mỗi một hình thái kinh tế - xã hội sau là một bậc cao hơn trong sự phát triển xã hội. Mỗi một hình thái kinh tế- xã hội đều được đặc trưng bởi trình độ phát triển của công cụ sản xuất nhất định. Điều này nói lên rằng, sự phát triển của lực lượng sản xuất trước hết là công cụ sản xuất là nhân tố năng động và cốt lõi quyết định trình độ phát triển của xã hội, nó quy định nội dung sự phát triển của phương thức sản xuất.

Công cụ sản xuất biến đổi và phát triển tức là sức chinh phục tự nhiên của con người tăng lên, điều đó làm thay đổi tính chất của mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Tuy nhiên, xã hội đối xử với giới tự nhiên ra sao là tuỳ

thuộc vào bản chất chế độ xã hội, vào quan hệ sản xuất thống trị. Nghĩa là con người và xã hội đối xử với giới tự nhiên ra sao là tuỳ thuộc vào khả năng điều tiết và chiến lược phát triển của chế độ xã hội. Do vậy cùng với việc sử dụng công cụ sản xuất bằng kim loại từ thủ công cho đến máy móc cơ giới mà đỉnh cao là nền đại công nghiệp tự động hóa làm cho sự khác biệt giữa con người và tự nhiên ngày càng tăng lên và cuối cùng dẫn tới mâu thuẫn, đối lập gay gắt trong hệ thống tự nhiên- xã hội dưới chủ nghĩa tư bản. Trong chế độ xã hội này con người không chỉ coi tự nhiên như môi trường sống, như kho tài nguyên mà chủ yếu coi như đối tượng để khai thác, vơ vét nhằm thu lợi nhuận tối đa. Ph.Ăngghen đã phê phán rằng: “tất cả các phương thức sản xuất đã có từ trước đến nay chỉ nhằm đạt được những hiệu quả có ích gần nhất và trực tiếp nhất của lao động. Còn đối với những hậu quả xa xôi, sau này mới xuất hiện và chỉ có tác dụng khi nó tái diễn nhiều lần và tích tụ thêm lên mãi, thì người ta hoàn toàn không chú ý tới”[37, tr. 657]. Từ đó ông cũng chỉ ra rằng: “Khi đốt rừng trên các triền núi và lấy số phân tro đủ để bón cho một đời cây cà phê đem lại một số thu hoạch rất lớn thì những người chủ đồn điền Tây Ba Nha ở CuBa có cần gì phải nghĩ rằng sau này, những trận mưa rào ở vùng nhiệt đới sẽ cuốn sạch lớp đất bên trên không có gì che chở và chỉ để lại những lớp đất đá trơ trụi”[37, tr. 658]. Như vậy, nguồn gốc sâu xa của những hành động phá hoại tự nhiên theo Ph.Ăngghen là thái độ đối với lợi nhuận. Lợi nhuận trong đa số trường hợp trở thành động lực duy nhất thúc đẩy các nhà tư bản hành động bất chấp quy luật tự nhiên, bất chấp sự trả thù của tự nhiên. Có thể nói quy luật của lợi nhuận nó đã thâm nhập vào từng ngõ ngách của giới tự nhiên, phá vỡ và huỷ diệt sự phát triển bình thường của giới tự nhiên. Chúng ta còn thấy điều này ở mức độ ghê gớm hơn, tinh vi hơn trong thế kỷ XX.

Những việc đó nhắc nhở chúng ta rằng “chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài giới tự nhiên, mà trái lại bản thân chúng ta với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc chúng ta là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên”[37, tr.655]. Quyền hành và sự thống trị của con

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 44 - 54)