Một số giải pháp có tính định hướng về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 85 - 104)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. Một số giải pháp có tính định hướng về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển

nhiên trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

Những giải pháp được đề cập đến trong luận văn này xuất phát từ một thực tế là loài người, trong đó có Việt Nam, đang phải đối mặt với những thảm hoạ sinh thái “ treo lơ lửng”, đang đe doạ sự tồn tại của hành tinh - trái đất của chúng ta. Sự “gia tăng những không ổn định” của hệ thống tự nhiên đang trở thành nguyên nhân quan trọng kìm hãm sự phát triển. Vì vậy, không ngẫu nhiên việc đi tìm những giải pháp hợp lý của quan hệ con người và tự nhiên đang trở thành chủ đề bao trùm lên những thảo luận khoa học, những quan tâm chính trị quy mô quốc tế, của công việc hoạch định chính sách vĩ mô và vi mô của các quốc gia và các công ty.v.v. Nói một cách đơn giản - hệ thống sống của chúng ta đang bị phá vỡ sự cân bằng bởi hệ quả có tính lịch sử của việc con người tác động và khai thác tự nhiên. Vì vậy việc đi tìm cách nghĩ và hành động nhằm khôi phục sự cân bằng, sự tái sinh của môi trường tự nhiên trong tương quan giữa sự phát triển xã hội với hệ thống tự nhiên là trọng tâm của chủ đề được bàn đến ở đây.

Chúng tôi hình dung để đi đến những giải pháp, - dù chỉ là định hướng- nghĩa là những thiết kế cụ thể (về “kỹ thuật”) sẽ vắng bóng, thì việc đầu tiên quyết định tính khả thi của nó là phải hình dung rõ thực chất của hiện tượng được mô tả(mà ở đây là sự khủng hoảng của môi trường tự nhiên) và nguyên nhân chính dẫn đến điều đó.

Vậy bản chất của cuộc khủng hoảng của môi trường tự nhiên là gì? Với chủ đề được quan tâm nhiều và xuất phát từ nhiều lĩnh vực rất khác nhau như điều được bàn ở đây thì sự hiện diện của những khác biệt giữa các ý kiến là

điều thường thấy. Bàn về vấn đề này V.E. Đaviđôvích, - nhà triết học Nga, trên cơ sở tổng kết những tri thức lịch sử và hiện tại đã trả lời câu hỏi thực chất của cuộc khủng hoảng sinh thái, ông nói “Bản chất của nó tựu chung là: áp lực gia tăng của các yếu tố con người lên sinh quyển có thể dẫn đến sự phá vỡ nghiêm trọng các chu kỳ tái sản xuất tự nhiên của các nguồn tài nguyên sinh học, của việc tự làm sạch thổ nhưỡng, nguồn nước, khí quyển. Tất cả những cái đó sẽ tạo ra khả năng “rối loạn” - sự xấu đi đột ngột và nhanh chóng của tình trạng sinh thái, là điều có thể dẫn đến cái chết nhanh chóng của cư dân hành tinh”[14, tr. 499-500]. Nhận định này có sự tương đồng với hầu hết những kết luận căn bản của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau. Yếu tố được chỉ rõ ở đây chính là sự can thiệp bất hợp lý của con người vào quá trình tự nhiên. Vì vậy nhiệm vụ của các nghiên cứu khoa học hiện nay trong việc giải bài toán đang đặt ra chính là nhằm vào: tối ưu hoá quan hệ con người và tự nhiên, đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa chúng và “cần phải vạch rõ ranh giới của sự phát triển” để tránh những thảm hoạ. Chữ “Ranh giới”, -nếu được biểu đạt bằng từ thông dụng hiện nay của lý thuyết phát triển, là hàm nghĩa chính của thuật ngữ “bền vững” trong tư cách là tính từ của khái niệm “phát triển”.

Với cách hiểu như trên, những đề xuất giải pháp có tính định hướng về mối quan hệ con người và tự nhiên nhằm hướng đến sự phát triển bền vững ở nước ta hiện nay của chúng tôi đặt trọng tâm vào việc tìm kiếm cái khả dĩ đảm bảo “ranh giới” của sự cân bằng giữa hệ thống tự nhiên với quá trình phát triển hiện nay. Sau đây là một số những giải pháp được đề cập trong luận văn này.

2.2.1. Thay đổi tư duy về phát triển - lấy con người làm trung tâm

Sự thay đổi tư duy về phát triển có tác động thế nào đối với việc giảm áp lực của sự suy thoái môi trường tự nhiên? Về mặt lý thuyết điều này trước hết liên quan đến sự thay đổi nhận thức lý luận về phát triển, từ chỗ lấy kinh tế làm mục tiêu sang lấy con người làm mục tiêu và động lực của sự phát triển. Đó là lý thuyết lấy con người làm trung tâm của sự phát triển. Về bản chất, theo lý thuyết này mục tiêu của sự phát triển là vì con người, nghĩa là

làm cho con người lành mạnh, sống lâu và hạnh phúc. Lý giải ý nghĩa quan trọng của sự chuyển hướng nhận thức này, chúng ta phải nhìn lại thực tế đầy nghịch lý của sự phát triển mà nhân loại đã trải qua trong thế kỷ XX. Đã một thời kỳ dài không ít các quốc gia vì những lý do khác nhau đã coi những thành tựu tăng trưởng về kinh tế làm mục tiêu ưu tiên hàng đầu và hy sinh các mục tiêu khác. Lý do của điều đó có thể rất khác nhau - sự khát khao lợi nhuận, áp lực của sự nghèo đói, củng cố vị trí cường quốc trên bản đồ chính trị thế giới.v.v. Những biện minh của những lựa chọn kiểu tư duy duy kinh tế trong hoạch định chính sách phát triển không phải không có sức hấp dẫn và những giá trị trong những thời điểm lịch sử nhất định. Nhưng nghịch lý là ở chỗ, ngay cả ở các nước phát triển sự thịnh vượng về kinh tế đã để lại không ít những hậu quả dẫn đến những biến dạng trên nhiều lĩnh vực về môi trường sống của con người, nó không khắc phục được tình trạng một bộ phận trở nên nghèo đói trong nền tổng thể đã trở nên giàu có hơn. Chính những nghịch lý đó đã buộc chúng ta phải có cách tư duy mới về phát triển. Lấy con người làm trung tâm (yếu tố quyết định đầu vào và đầu ra của sự phát triển) là điểm cốt lõi của tư duy phát triển bền vững hiện nay.

Trong luận văn này chúng tôi không chủ định bàn kỹ về lý thuyết này. Vấn đề là ở chỗ những chuyển dịch về tư duy phát triển sẽ hướng chúng ta đến cách nhìn mới có thể giải quyết những bất ổn của tình trạng khủng hoảng môi trường hiện nay. Khái niệm chất lượng sống trong lý thuyết phát triển hiện đại hàm chứa nhiều tiêu chí như: thu nhập, tuổi thọ, trình độ học vấn, các dịch vụ giúp giảm những lao động cực nhọc, sử dụng nước sạch, v.v. Việc đưa những tiêu chuẩn liên quan đến sự phát triển con người vào trong các chiến lược phát triển của các quốc gia, trên thực tế đã buộc các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý ở các nước phải thực hiện những biện pháp cải thiện môi trường như tăng tỷ lệ cây xanh, chống ô nhiễm nguồn nước và hạn chế tác động xấu đối với môi trường.

Cách nhìn mới về phát triển như đã nói ở trên trong những thập kỷ vừa qua đã tác động lớn đến những biến chuyển nhận thức của cộng đồng nhân loại nhờ những lợi ích thực tế thực tế mà con người được hưởng lợi từ việc

duy trì, tái sinh môi trường tự nhiên sống của hành tinh chúng ta, và nhờ quá trình toàn cầu hoá đã xác lập sự giàng buộc và chi phối lẫn nhau giữa các quốc gia, các dân tộc và các cộng đồng người trong việc bảo vệ môi trường. Ví dụ về việc người tiêu dùng ở nhiều nước tiêu thụ sản phẩm từ gỗ có sự chuyển dịch sang sử dụng sản phẩm gỗ có xuất sứ thương phẩm đã góp phần quan trọng vào việc bảo tồn nguồn tài nguyên tự nhiên vốn còn lại ít ỏi. Những tác động tích cực của chúng là điều không còn nghi ngờ.

Tuy nhiên, đối với những nước đang phát triển như Việt Nam thì những thách thức đối với những thay đổi đó còn là không nhỏ. Những thúc bách của việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao để rút ngắn khoảng cách phát triển dẫn đến việc trong các chiến lược phát triển không thể giải quyết thoả đáng bài toán về sự cần bằng giữa nó với đảm bảo sự phát triển bền vững của tự nhiên. Đó là chưa kể những sự chuyển biến ý thức của người dân, nhất là bộ phận có thu nhập thấp trong bảo vệ các nguồn lực tự nhiên.

2.2.2. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của hệ sinh thái

Nghiên cứu về phát triển bền vững trong những thập kỷ gần đây nhấn mạnh mối quan hệ giữa bảo vệ tính đa dạng sinh học đối với sự phát triển như sau: “sự phát triển chỉ có thể thành công mỗi khi nó duy trì được sản lượng, khả năng phục hồi và đa dạng sinh học của sinh quyển”[65, tr. 28]. ý nghĩa của tính đa dạng sinh học đối với sự phát triển đã được nói đến ở phần trên. ở đây cái chúng tôi muốn nhấn mạnh là những vấn đề cần ưu tiên để ngăn chặn hoặc chí ít là giảm thiểu những tác động tiêu cực của con người làm tổn hại đến hệ sinh quyển của trái đất của chúng ta.

Thứ nhất, ngăn chặn sự ô nhiễm môi trường. Sự ô nhiễm được hiểu đó

là “quá trình chồng chất lên hệ sinh thái của trái đất những vật liệu, những thứ đã hự hỏng” và ngày nay nó đã trở thành nguy cơ đe doạ toàn cầu. Theo PGS Hồ Sỹ Quý đặc điểm của sự ô nhiễm môi trường ở nước ta là “sự đồng thời tồn tại đan xen phức tạp của những vấn đề môi trường sinh thái cổ điển và vấn đề môi trường hiện đại”( Khái niệm môi trường cổ điển được hiểu là những vấn đề sinh thái - xã hội, như nạn ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, nạn đốt rừng làm nương, v.v. đặc trưng cho các nền văn minh nông nghiệp; vấn

đề môi trường sinh thái hiện đại - ô nhiễm liên quan đến các chất thải công nghiệp) [45, tr. 500]. Đặc điểm này rõ ràng làm cho bài toán ngăn chặn nạn ô nhiễm môi trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay trở nên phức tạp hơn. Đây cũng là vấn đề của các nước đang phát triển như Việt Nam bởi vì nếu đối với các nước phát triển chủ yếu người ta phải đối phó với sự ô nhiễm do sự phát triển, thì ở Việt Nam còn là do lạc hậu.

Để đối phó với sự ô nhiễm môi trường các chương trình nghiên cứu có tính chất quốc tế về môi trường khuyến cáo: 1/ sự tham gia cương quyết của các chính phủ trong việc sử dụng những biện pháp tổng hợp giữa kinh tế và điều chỉnh, kiểm soát; 2/ sử dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong việc làm giảm tối đa những tác động có hại của các loại chất thải ra môi trường; 3/ nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường sống, v.v.

Thứ hai, kiểm soát chặt chẽ những nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà

kính. Việt Nam đã ký kết tham gia công ước KYOTO đó là cơ sở quan trọng liên quan trước hết đến hành động thực tế của chính phủ, nhất là khi nước ta tham gia vào quá trình toàn cầu hoá ngày càng sâu và đầy đủ.

Thứ ba, Ngăn chặn nạn phá rừng. Đây là vấn đề gây nhức nhối của việc

quản lý nguồn tài nguyên rừng hiện nay ở nước ta. Nguyên nhân của tình trạng này rất khác nhau, nhưng nổi lên đó là do sự đói nghèo và động cơ trục lợi của một số kẻ. Đối với nguyên nhân thứ nhất thì con đường hiệu quả là phải tạo công ăn việc làm, ổn định thu nhập cho người dân để cuộc sống của họ không còn phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng, còn loại thứ hai vấn đề quan trọng là phải tăng hiệu lực của quản lý và hiệu lực răn đe của luật pháp. Và v.v.

2.2.3. Xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm

Nghèo khổ không những là điều bất công, mà còn cản trở con người và xã hội tiến tới cuộc sống bền vững. Nghèo đói chính là nguyên nhân của mọi vấn đề về môi trường. Việt Nam với 90% số hộ đói nghèo tập trung ở nông thôn, nhất là miền núi, vùng sâu, biên giới, hải đảo, đồng bào dân tộc thiểu số. Số người nghèo đói này thường rơi vào nhóm hộ gia đình thuần nông, độc canh lúa và tự cung tự cấp. Cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào tự nhiên, khai

thác trực tiếp nguồn lợi tự nhiên. Trong khi đó khối lượng tài nguyên, khoáng sản của nước ta lại chủ yếu tập trung ở những khu vực mà họ định cư. Đó là một thách thức lớn đối với việc bảo vệ môi trường. Việt Nam hiện nay được đánh giá vẫn là nước nghèo và đang phát triển ở trình độ thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo cao. Mặt trái của cơ chế thị trường làm gay gắt thêm sự phân cực giàu, nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng và các tầng lớp dân cư. Vì vậy, xoá đói giảm nghèo là mục tiêu chiến lược của quá trình phát triển đất nước. Nó có ý nghĩa cả về kinh tế – chính trị – xã hội và cả an ninh – quốc phòng. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xoá đói giảm nghèo và tạo điều kiện để xoá đói giảm nghèo bền vững. Từ đó, phải kết hợp chương trình xoá đói giảm nghèo với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Tăng cường và đa dạng hoá nguồn lực cho xoá đói giảm nghèo, đây là giải pháp rất quan trọng ngoài sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước, việc huy động các nguồn lực tại chỗ, của các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp và cộng đồng, sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, nhóm giải pháp về nhân rộng các mô hình xoá đói giảm nghèo thành công, vận dụng kinh nghiêm của các tổ chức quốc tế đa phương, song phương, phi chính phủ như: mô hình tiết kiệm – tín dụng của Hội phụ nữ; mô hình xoá đói giảm nghèo theo hướng tự cứu ở các tỉnh miến Trung; mô hình hướng dẫn cách làm ăn cho đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi phía Bắc; mô hình khám chữa bệnh và làm nhà tình thương ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng…; mô hình tỉnh giúp tỉnh, đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp giúp xã; lồng ghép chương trình kinh tế, xã hội với chương trình xoá đói giảm nghèo, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức triển khai xoá đói giảm nghèo, nhất là ở các xã đặc biệt khó khăn, đồng thời phải kiểm tra hướng dẫn, thực hiện công khai, minh bạch các nguồn lực.

ở nước ta trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì một trong những lĩnh vực ưu tiên là phải đặc biệt chú ý đến sự phát triển bền vững ở khu vực nông nghiệp và nông thôn. Hiện nay ở nước ta gần 75% dân cư, với khoảng 30 triệu lao động sinh sống và làm việc ở nông thôn, cùng với những nguồn tài nguyên nông nghiệp mới được khai thác ở trình độ thấp đang đặt ra

những yêu cầu bức xúc trong quá tình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo hướng gắn với phát triển bền vững. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, Đảng và Nhà nước ta trong nhiều thập kỷ qua đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách lớn để thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển. Đặc biệt, từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế, ổn định xã hội, tạo những tiền đề quan trọng để thực hiện những cải cách sâu rộng cục diện kinh tế - xã hội, đưa nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, sự phát triển nông nghiệp nông thôn của nước ta đang đứng trước khó khăn, thử thách mới trên con đường phát triển. Nhiều tiềm năng to lớn trong nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được khai thác có hiệu quả. Phát triển nông nghiệp có biểu hiện phá vỡ môi trường sinh thái, ảnh hưởng phát triển bền

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 85 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)