HUTECH
University
LÊ HỮU TÂM
QUY | HOACH PHAT TRIEN LUOI DIEN TINH AN GIANG DEN NAM 2020
LUAN VAN THAC SI
Trang 2Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS NGÔ CAO CƯỜNG
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM ngày 24 tháng › năm ‡@\5
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đẳng chấm bảo vệ Luận văn Thac si)
TT Họ và tên Chức danh Hội đồng
Ì |ac+e 18 Vừw tung Chỉ †iez
2 |MWTe ĐhawaThỷ Thanh bà Paw bila A
3 13% thal’ Chau Duy than Vậy2
4 | pcre Duy “teat righ Vụ vay
2 | WeTc vỡ he điệu Wy” id, That ky
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có)
Trang 3NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: LÊ HỮU TẦM -. - Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 05/11/1977 -e+-s+++ Nơi sinh: An Giang
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Điện - MSHV: 1341830027 I- Tên đề tài: QUY HOẠCH PHÁT TRIÊN LƯỚI ĐIỆN TỈNH AN GIANG
DEN NAM 2020
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nội dung
- Quy hoạch phát triển lưới điện tỉnh An Giang đến năm 2020 Phương Pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu các thuật toán dự báo phụ tải và kiểm tra tính tối ưu Kết quả đạt được
- Quy hoạch phát triển lưới điện tỉnh An Giang đến năm 2020
- Lưới điện sau khi quy hoạch được kiểm tra tính tối ưu
- Đề xuất phương án quy hoạch phát triển lưới điện tỉnh An Giang HII- Ngày giao nhiệm vụ: 18/8/2014
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: .Á5./.3./-2Ó@42 ceerreersrrrrrrrrerrree
V- Cán bộ hướng dẫn: TS NGÔ CAO CƯỜNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUAN LÝ CHUYEN NGANH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sô liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bô trong bât kỳ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng moi su giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguôn
a
góc
Trang 5LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS.NGÔ CAO CƯỜNG, người thầy đã hết lòng
chỉ báo, hướng dẫn truyền đạt những kiến thức chuyên môn cũng như những kinh
nghiệm nghiên cứu trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Cơ - Điện - Điện tử, Phòng quản lý sau đại học của Trường Đại Học Công nghệ Tp.HCM đã tạo
những điều kiện tốt nhất về vật chất lẫn tỉnh thần đề chúng tơi hồn thành tốt luận
văn này
Xin chân thành cám ơn đến tất cả Quí Thầy, Cô của Trường Đại Học Công
nghệ Tp.HCM đã giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức rất bổ ích và qui bau trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu sau này!
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là nhóm thực nghiệm chung
Trường Đại Học Công nghệ Tp.HCM dưới sự hướng dẫn của Thầy Ngô Cao Cường những người luôn giành những tình cảm sâu sắc nhất, giúp đỡ và khuyến khích tôi để cùng nhau vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình thực hiện luận văn này Xin cảm ơn Gia đình đã tạo mọi điều kiện để tôi yên tâm học tập tốt trong suốt thời gian vừa qua
Xin cảm ơn Cty Điện lực An giang và tất cả bạn bè thân thuộc đã động viên,
tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong quá trình học tập, công tác cũng như trong suốt thời gian thực hiện luận văn
(Họ và tên của Tác giả Luận văn)
J
Trang 6TOM TAT
Quy hoach phat triển lưới điện là một vẫn đề cấp bách và rất cân thiết đối với
tỉnh An Giang và các tỉnh nói chung, để cung cấp điện an toàn, liên tục, đảm bảo
chất lượng điện năng, vận hành kinh tế nhất, đồng thời đảm bảo sự hoạt động én định của toàn hệ thống điện Quốc gia
Hai mục tiêu chính của Quy hoạch phát triển lưới điện là Dự báo nhu cầu phụ
tải điện và Tối ưu hóa lưới điện:
- Dự báo nhu cầu phụ tải điện đóng một vai trỏ hết sức quang trọng trong việc
lập kế hoạch thiết kế và vận hành hệ thống điện Dự báo sẽ giúp chúng ta định
hướng được phương hướng và kế hoạch cho tương lai, chủ động trong công việc và xử lý được những biến cố xảy ra: một là chúng ta sẽ thiếu hụt năng lượng sử dụng và hai là chúng ta sẽ sản xuât ra một lượng điện năng thừa vô ích
- Tối ưu hóa lưới điện cũng là một vẫn để cần thiết hiện nay và rất cần thiết cho các năm tiếp theo, nhằm giảm tổn thất điện năng, tăng độ tin cậy cung cấp điện
tốt nhất cho khách hàng sử dụng điện, giảm chỉ phí, giảm giá bán điện như các nước
tiên tiến, phát triển hiện nay
An Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm phía Tây Nam của Tổ quốc, là tỉnh biên giới và đầu nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km, có các cửa khẩu quốc tế Do vậy Quy hoạch phát triển lưới điện đóng một vai trò hết sức quang trọng trong việc lập
kế hoạch thiết kế và vận hành hệ thống điện, giúp chúng ta định hướng được
Trang 7ABSTRACT
Development planning grid is a matter of urgency and essential for An Giang province and the province in general which provides electrical safety, continuity, power quality, economical operation, and ensure the stable operation of the national electricity system
The two main objectives of development planning grid is forecast electricity load demand and grid optimization:
- Load forecast plays a very important role in planning the design and operation of electrical systems It will help us to forecast the direction and orientation plan for the future, work actively and treat the incident Without the work of the load forecast, we can meet two cases: the power shortage and the power redundancy
- Optimized power grid is a necessary issue today and is essential for the next year, in order to reduce power losses, improve the reliability of power supply to the customer the best use of electricity, reduce costs costs, reduced electricity price as the advanced countries, the current development
An Giang Province is located to the west of the Mekong Delta between the Tien
and Hau rivers and shares a 100km border with Cambodia in the north — west , with
the international borders Therefore development planning grid plays a key role in optical design planning and operating the power system, helps us orient the direction
Trang 89007 ,.09) 0 35 ii ¡6 6v .,,ÔỎ iii 70/7 (1 ÔÔỎ iv 10/9000 0 ~ 11.111) Vv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTT -¿ 55+ 2cztterrerrrrrerirrrrrrrie x DANH MỤC CÁC BẢNG c5 52tr xi DANH MỤC CÁC HÌNH 5© 5Stctrttrtrrrrrrrrrrrrrrrririie xiii F0:1019))€1/10190)(619)0/.0077 1 1h 1Ả 1 1.2 Tính cp thiét ctha d€ tis ccs eccccsseeessseeccesstesssetessssesessessessecnsnsccssnseeesnneeeonses 2 1.3 Mục tiêu của 18 , 3
1.4 Nội dung nghiên CỨU: s55 rrtre 3
1.5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: - .xseeerrrrrrrer 4
1.5.1 Phương pháp luận: -. - 5c cv set tinh 111 4
1.5.2 Phương pháp nghiên CỨU: + ++S+ Street 4
1.6 Tổng quang về quy hoạch: . -‹-¿ -+©csvecxtsrterrterrtttirtrrirrrierierie 4 1.7 Các phương pháp quy hoạch lưới điện tỉnh An Giang: .-. - 6 1.7.1 Hiện trạng nguồn và lưới điện: - -cxserrerrerterrertrrrrdrrrrrere 6
1.7.1.1 Kế hoạch xây đựng đường dây và trạm biến áp 110kV, 220kV: 6
1.7.1.2 Tính toán tổn thất điện năng và điện áp của các tuyến trục chính: 6
1.7.1.3 Suất sự cố đường đây và TBA: -.-cccccrerriitrrietriririrririrrdrie 6 1.7.1.4 Độ tin cậy lưới điện phân phối: i cssseettiireerrerrrrrrrrriee 6
1.7.2 Đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội: 7
Trang 91.7.4 Sơ đồ phát triển điện lực: . -¿+crterrrrrrrrttrrrrrrrrrrirrrrien 12 1.7.4.1 Việc thiết kế sơ đồ phát triển nguồn và lưới điện được lập trên cơ sở : 12 1.7.4.2 Thiết kế sơ đồ phát triển lưới điện tỉnh An Giang đạt các mục tiêu: 12 1.7.4.3 Tiêu chuẩn vận hành lưới điện: - +55 5cSrtsrerrerrrrerrerrrre 13
1.7.4.4 Các quan điểm và tiêu chuẩn thiết kế: . -c-c-rteerrree 13
1.7.5 Phương án cấp điện tối ưu lưới điện tỉnh An Giang: 16
In an .ố 16 1.7.5.2 Nội dung, yêu cầu: .-. -:-c.5 cccesrrrtrrrrrrtrtrrrrrrirrrrrriee 17 1.8 Những đề tài đã công bố: s22 net 17
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG NGUÒN, LƯỚI ĐIỆN VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOACH GIAI DOAN TRUOC 18
1.1 HIỆN TRẠNG NGUÔN VÀ LƯỚI ĐIỆN: - -c5scxcssrve 18
LL.D o1 18
0P co 18
BE 6 5 .Ô 19
1.1.4 Lưới phân phối: . - 2-7 cStnte tri 28
1.2 TINH HINH SAN XUAT VA TIỂU THỤ ĐIỆN: . . - 42
1.2.1 Tình hinh van hanh va co ché quan ly luéi dién cua tinh An Giang: 49
1.3 PANH GIA TINH HÌNH THUC HIEN QUY HOACH PHAT TRIEN ĐIỆN LỰC GIAI ĐOẠN 2006 — 2013: - -¿-2cse+srrrrrertrrrrrrrirrrire 50
N02 , 54
1.4.1 Hiện trạng lưới điện: -+- ch re 54
1.4.2 Nhận xét về tình hình tiêu thụ điện năng: . -++-+scsecserseee 55
1.4.3 Đánh giá hiện trang và cơ chế quản lý lưới điện của tỉnh: 36 1.4.4 Đánh giá chung về tình hình thực hiện quy hoạch giai đoạn 2006-2013: 56
CHUONG 2: DAC DIEM VA PHUONG HUONG PHAT TRIEN KINH
Trang 102.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: oo cece eeseeesseeseeesseeeeesntesseessnensy 58 2.1.2 Dân số và tổ chức hamh chinh: .cccccccsecsseseeeceeseeecseesseenreenessseesssessy 64 2.2 ĐẶC ĐIÊM KINH TẾ CỦA TỈNH: 5 -55+55SScecrertrertrrrrrrrei 64 2.2.1 Quy mô, tăng trưởng và cơ cấu kinh tẾ: + 5+ cccxsrrkeerrrererrree 64
s89: 0.1001 00 66 2.2.3 Thực trạng phát triển các ngành: - 2< ©szrserxersrrkrerrrrrrrer 67
2.3 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIÊN KINH TE-XA HOI DEN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG DEN NAM 2020 CỦA TỈNH: -5c T7 2.3.1 Các mục tiêu kinh tế xã hội: 5+ +Stntsvtkrerrierikerrrrrrrrirree 71
2.3.2 Phương hướng phát triển của các ngành kinh 7 78
2.3.3 Sự liên quan giữa phát triển kinh tế và phát triển điện lực: 95
CHƯƠNG 3: NHU CÂU ĐIỆN - Street 96
3.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CƠ SỞ DỰ BÁO NHU CÂU ĐIỆN: 97 3.1.1 Các cơ sở pháp lý xác định nhu cầu điện: -© <-ccserrree 97
3.1.2 Phương pháp dự báo nhu 0u 0 98
3.3 TINH TOAN NHU CAU BIEN: o.ecescccscsssesssessesseesseesncececereeseecurenseenseesesses 103
3.3.1 Tính toán nhu cầu điện theo phương pháp trực tiếp: .- 103
3.3.2 Kết quả dự báo phụ tải theo phương pháp đàn hồi: .- 108
3.4 NHẬN XÉT VỀ KÉT QUẢ TÍNH TỐN NHU CÂU ĐIỆN: 115 3.4.1 Nhận xét về kết quả tính toán: -âsô2ctsettetkrerkrrtrirrrerrree 115
3.4.2 Nhn xột v khả năng đáp ứng phụ tải của Tỉnh: . - 115
CHUONG 4: SO DO PHAT TRIEN ĐIỆN LỰC .-. - 117 4.1 CAC QUAN DIEM VA TIEU CHUAN THIET KE SG DO PHAT TRIEN
Trang 114.2 CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIÊN ĐIỆN LỰC: -‹ 122
4.2.1 Cân đối nguồn và phụ tải: . -:cccsccecnticrrrirerierrrirrrrirree 122 4.2.2 Các phương án phát triển điện lực: . +ccccceereeerrrierierre 123 4.3 SO DO PHAT TRIEN NGUON, LUGI ĐIỆN: -5- 123 4.3.1 Sơ đồ phát triển nguồn và lưới điện 220kV: -.crceereree 123 4.3.2 Lui 0002 126
4.4 PHÁT TRIỀN LƯỚI ĐIỆN CÁC PHƯƠNG ÁN: 132
4.4.1 Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật lưới truyền tải: -c.cce 136 4.4.2 Lựa chọn hướng tuyến đường dây và vị trí các trạm biến áp: 143
4.5 SƠ ĐÔ CAI TAO VA PHAT TRIEN LƯỚI DIEN PHAN PHOI 143
4.5.1 Thiết kế cải tạo và phát triển lưới trung áp 22kV: 150
4.5.2 Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật lưới điện trung thế: .e-ccccccccee 162 CHƯƠNG 5: PHƯƠNG ÁN CÁP ĐIỆN LƯỚI ĐIỆN TỈNH AN GIANG167 5.1 PHƯƠNG ÁN CÁP ĐIỆN TỈNH ĐÉN NĂM 2013: 167 SN v0 9))(0:6.:0/9 c9 7 167 5.1.2 TÔNG QUÁT LƯỚI ĐIỆN: -¿- 5-52 5+£5<+<2£e+eeseerersrrrrrrrree 167 SEN (009006 042000/00177 167 5.1.4 PHƯƠNG ÁN CÁP ĐIỆN TRONG TRƯỜNG HỢP BÌNH THƯỜNG \Z.€00990989/9)62)15 00077 168
5.1.5 TU DONG XA THAI PHU TAI THEO TẢN SỐ (RƠLE 81): 178
5.1.6 PHƯƠNG ÁN CÁP DIEN KHI MAT CAN DOI CUNG, CÂU: 180
Trang 13S\N
NNN
NN
NNN
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Quy hoạch lưới điện (QHLĐ)
Trạm biến áp (TBA)
D6 tin cay (BTC)
Chi s6 MAIFI (Momentary Average Interruption Frequency Index) - chi số về số lần mắt điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối: Là chỉ số thé hiện số lần mất điện thoáng qua trung bình đối với mỗi khách hàng của đơn vị phân phối điện
Chỉ số SAIFI (System Average Interruption FYequeney Index) - chi số vỀ số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối: Là chỉ số thê hiện số lần mắt điện trung bình đối với mỗi khách hàng của đơn vị phân phối điện
Chỉ số SAIDI (Svstem Average Interruption Duration Index) - chỉ số về thời
gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối: Là chỉ số thê hiện thời gian mất điện trung bình đổi với mỗi khách hàng của đơn vị phân phối điện Nông lâm thủy (NLT)
Công nghiệp và xây dựng (CN-XD)
Thương nghiệp - nhà hàng - khách sạn (TN-NH-KS)
Quản lý và tiêu dùng dân cư (QL-TDDC)
Trang 14DANH MUC CAC BANG
Bảng I.1 Đặc điểm kỹ thuật các tuyến đường dây 220-! 10kV 24 Bảng 1-2: Các thông số kỹ thuật của các trạm 220-1 10KV (đến tháng 12/2013) 25
Bảng 1-3: Các công trình lưới truyền tải đã có kế hoạch xây đựng .- 27
Bảng 1.4.Đặc điểm kỹ thuật các tuyến trục 35 KV hiện tại - ~. <x+ 29
Bảng 1.5 Đặc điểm kỹ thuật các tuyến trục chính trung thỂ -sccccccrecrrcers 30
Bảng 1.6 Thực hiện SUAL SU 0E 34
Bảng 1.7 Tổng hợp độ tin cậy trên lưới phân phối do Điện lực An Giang thực hiện 0080208707077 = ốỐ 34
Bảng 1.8 Kết quả tính toán lưới điện trung thế trên địa ban tinh An Giang 35
Bảng 1.9 Các thông số kỹ thuật của các trạm 35/22kV -ccccsreerie 39 Bảng 1.10 Khối lượng lưới điện hiện hữu tỉnh An Giang tính đến tháng 12/2013 40 Bang 1.11 Tình hình sản xuất và tiêu thụ điện tinh An Giang (đến 12/2013) 42 Bảng 1.12.Tình hình tiêu thụ điện thương phẩm của tỉnh An Giang giai đoạn 2005-
"2DEP 43
Bảng 1.13 Tình hình thực hiện XDCB và phát triển phụ tải giai đoan 2006-2013 45 Bảng 1.14.So sánh tình hình thực hiện với quy hoạch lưới điện giai đoạn 2006-
»UE TT .Ô 51
Bảng 1.15 So sánh lưới truyền tải QH so với tình hình thực hiện giai đoạn 2006-
»/bET 52 Bang 2.1 Hién trang sir dung va tiém nang đất dai của tỉnh năm 2013 60
Bảng 2.2 Tăng trưởng kinh tế của An Giang so cả nước thời kỳ 2006-2013 65
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu hiện trạng phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang đến §:ì 02200 ẼẼ8 8 65 Bảng 2.4 Một số sản phẩm chủ yếu của tỉnh : . -c+cc+secrxerrerrrrrerrree 68
Bảng 2.5 Sản lượng cây lương thực thời kỳ 2005 — 2012 re 69
Trang 15Bảng 2.9: Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện năng, GDP và hệ số đàn hồi tỉnh An
Giang giai đoạn 2001-20 ÍẴ sec 0 H401 te 94
Bảng 3.1 Kịch bản phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020 100
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu tính toán điện sinh hoạt dân cư cho 1 hộ 102 Bang 3.3 Nhu cầu điện cho nông - lâm - thủy sản -cccereeree 103 Bảng 3.4 Nhu cầu điện cho công nghiệp - xây đựng -. -ecce- 103 Bảng 3.4A Nhu cầu điện cho các khu công nghiệp (Phương án cơ sở, theo phê duyệt thủ tướng) + cà nhHeHhnH22H2 1n H0 HH 007117171171 104 Bảng 3.4B Nhu cầu điện cho các khu công nghiệp (Phương án cao, lắp đầy đến
"0 .ố 105 Bang 3.5 Nhu cầu điện cho các Khu Kinh tế cửa khâu -+ -s 106 Bảng 3.6: Nhu cầu điện cho thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng 107
Bảng 3.7: Nhu cầu điện cho cơ quan quản ly và tiêu dùng dân cư 107 Bang 3.8: Nhu cau điện cho các hoạt động khác -c-+ceeerererirree 108
Bang 3.9: Tổng hợp kết quả dự báo phụ tải tỉnh An Giang giai đoạn 2013 - 2020 -
phương án cơ sở (PA chọn) -+css+sssenehthhhHeHh 1.1111 109
Bang 3.10: Tổng hợp kết quả đự báo phụ tải tỉnh An Giang giai đoạn 2013 - 2020 -
phương án CaO cac tàtngnH.21 421212 HH 01011111124142117T1 T111" 110 Bảng 3.11 Hệ số đàn hồi các giai đoạn quá khứ và dự báo cho các phương án Phương án Ì: ch sét HH HH 1100.211 n00110110000 111
Bảng 3.12 So sánh với tốc độ tăng điện thương phẩm theo phương pháp trực
"8 = 11, 111 Bảng 4.1: Cân đối nguồn và phụ tải toàn tỉnh .-: . ccrsreesrerrereserrrree 122
Bảng 4.2 : Cân đối nguồn và phụ tải 110kV : - -ccccctsercerrerrseririee 127
Trang 16Bảng 4.5: Kế hoạch xây dựng các đường dây 220-110kV đến năm 2020 tỉnh An 610117 137 Bảng 4.6: Kế hoạch xây dựng các trạm biến áp 220-110kV đến năm 2020 tỉnh An €0 0115 138 Bảng 4.7: Kế hoạch cải tạo và phát triển lưới điện trung thế 22kV giai đoạn 2015- » 2) 00 ẼẼẺ 143
Bảng 4.8: Kế hoạch cải tạo và phát triển kết vòng 22kV giai đoạn 2015-2020 144 Bảng 4.9 : Kết quả tính toán tổn thất trên lưới trung thế năm 2020 162
Trang 17DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH I.1 BẢN ĐỎ ĐỊA DƯ LƯỚI ĐIỆN HIỆN HỮU TINH AG NAM 2013
HINH 1.2 SƠ ĐÒ NGUYÊN LÝ LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI TỈNH AN GIANG NĂM 2013
HINH 1.3 SO DO KET DAY CO BAN LUGI DIEN TINH AG NAM 2013 HÌNH 1.4 DO TH] PHU TAI NAM 2013 CUA TINH AN GIANG
HINH 1.5 DO THI PHU TAI NGAY DIEN HINH CUA TINH AN GIANG (06/04/2013) HÌNH 1.6 DO THI PHU TAI NGAY DIEN HiNH CUA TINH AN GIANG (10/2013) HÌNH 1.7 TINH HINH TIEU THU DIEN NANG TINH AN GIANG GIAI DOAN 2005-2013
HÌNH 1.8 Biểu đồ cơ cấu tiêu thụ điện năng 2005 và 2013
HINH 2.1 BAN DO DIA DU TINH AN GIANG
HINH 3.1 NHU CAU DIEN NANG TINH AN GIANG GIAI DOAN 2005-2020
HINH 3.2 Biểu đồ cơ cấu tiêu thụ điện năng của tỉnh
HINH 4.1 BAN DO LUGI TRUYEN TAI TINH AN GIANG NAM 2015 HINH 4.2 BAN DO LUGI TRUYEN TAI TINH AN GIANG NAM 2020
Trang 181.1 Đặt vấn đề:
Quy hoạch và phát triển lưới điện là một vấn đề cấp bách và rất cần thiết đối với tỉnh An Giang và các tỉnh nói chung, để cung cấp điện an toàn, liên tục, đảm
bảo chất lượng điện năng, vận hành kinh tế, đồng thời đảm bảo sự hoạt động ổn
định của toàn hệ thống điện Quốc gia
Hai mục tiêu chính của Quy hoạch và phát triển lưới điện là Dự báo nhu cầu
phụ tải điện và Tối ưu hóa lưới điện:
- Dự báo nhu cầu phụ tải điện đóng một vai trò hết sức quang trọng trong việc
lập kế hoạch thiết kế và vận hành hệ thống điện Dự báo sẽ giúp chúng ta định
hướng được phương hướng và kế hoạch cho tương lai, chủ động trong công việc và xử lý được những biến cô xảy ra: một là chúng ta sẽ thiếu hụt năng lượng sử dụng và hai là chúng ta sẽ sản xuất ra một lượng điện năng thừa vô ích Nếu thiếu hụt điện năng, chúng ta sẽ không có đủ điện năng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, giải trí của nhân dân và không đủ điều kiện để cung cấp điện năng cho các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, nó gây ra một hậu quả hết sức nghiêm trọng: các dây chuyển tự động, các máy móc, thiết bị sẽ ngưng hoạt động, nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng Nếu dư thừa điện năng, không giống như các loại hàng hóa khác, điện năng có tính chất rất đặc biệt đó là không thể lưu trữ hay cất vào kho khi dư thừa, do vậy chúng ta sẽ bị lãng phí một lương lớn điện năng dư thừa vô ích,
gây thiệt hại kinh tế cho đất nước Để đảm bảo lượng điện năng sản xuất ra không
dư thừa và cũng không thiếu hụt so với nhu cầu sử dụng thì bài toán dự báo phụ tải điện cần được quan tâm đúng mức Việc dự báo chính xác, góp phần cải thiện chất
lượng điện năng cũng như giảm chỉ phí sản xuất, vận hành và đảm bảo an toàn cho
hệ thống điện
- Tối ưu hóa lưới điện cũng là một vấn đề cần thiết hiện nay và rất cần thiết
Trang 19phía Tây Nam của Tổ quốc, là tỉnh biên giới và đầu nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km, có các cửa khẩu quốc tế Trong những năm qua, tỉnh An Giang đã đạt được những thành tựu đáng kế về kinh tế - xã hội, hiện An Giang có sản lượng lúa và thuỷ sản nuôi trồng cao trong nước, tốc độ
phát triển kinh tế hàng năm tương đối cao khoảng 10,7% Với vị trí khá thuận lợi,
cùng với quyết tâm cao của lãnh đạo Tỉnh, An Giang có nhiều tiềm năng và cơ hội
dé phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trong giai đoạn tới
Do phụ tải của tỉnh An Giang ngày càng tăng nhưng sự gia tăng phụ tải phải nằm trong giới hạn cho phép, trong khi đó cau trúc lưới điện không thay đổi đổi Do đó Quy hoạch và phát triển lưới điện đóng một vai trò hết sức quang trọng trong
việc lập kế hoạch thiết kế và vận hành hệ thống điện Giúp chúng ta định hướng
được phương hướng và kế hoạch cho tương lai, chủ động trong công việc và xử lý được những biên cô xảy ra
1.2 Tính cấp thiết cúa đề tài:
Tén thất điện năng: - - „ „
Năm 2013, EVN phân đâu giảm tỷ lệ tôn thât điện năng xuông còn 8,8%, trong
đó tỷ lệ tổn thất trên lưới truyền tải đạt 2,3%, trên lưới phân phối 6,5% Tuy nhiên Tỷ lệ tổn thất điện năng năm 2013 toàn hệ thống là 8,9%, cao hơn kế hoạch 0,1%
Tuy rất khó khăn về vốn để đầu tư cải tạo, phát triển lưới điện nhưng các đơn vị truyền tải và phân phối điện của EVN đã rất nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để giảm tốn thất điện năng và đạt chỉ tiêu giao về tốn thất điện năng Kế hoạch năm
2014, EVN phấn đấu giảm tỷ lệ tổn thất điện năng xuống còn 8,45% Đây là một
bài toán khó đòi hỏi toàn tập đoàn, các tổng Công ty và các Công fy phần đấu tìm ra các giải pháp tối ưu, để đạt được kế hoạch cấp trên giao
Trang 20triển khai đề án "Đổi mới, nâng cao năng lực hoạt động của các công ty điện
lực/điện lực cấp quận, huyện" Việc triển khai thành công đề án nâng cao một bước
độ tin cậy cung cấp điện trong năm 2013 Hiện nay EVN rất quan tâm đến các chỉ số độ tin cậy (ĐTC) lưới điện (SAIDI, SAIFI và MAIF]I) nhằm nâng cao khả năng cung cấp điện và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cũng như các nước tiên tiến trên
thế giới
Sự cố lưới điện: _ ;
Sự cô lưới điện vẫn còn tăng so với kê hoạch đặt ra, các loại sự cô hiện nay
như: phóng thiết bị, lỏng nóng, rắn, chim, dân thả diều, cây ngã vào đường dây do
dân tự ý chặt cây hoặc mưa bão cây ngã,
Hành lanz lưới điện: -
Hành lang an toàn lưới điện vân còn vi phạm: nhà dân ở dưới đường dây, cây trồng có khả năng ngã vào đường dây đang vận hành, đường dây và trạm biến áp (TBA) xây dựng mới rất khó khăn trong việc giải tỏa mặt bang,
1.3 Muc tiéu ctia dé tai:
Quy hoạch và phát triển lưới điện phải đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên
tục, đảm bảo chất lượng điện năng, vận hành kinh tế nhất, đồng thời đảm bảo sự
hoạt động ổn định của toàn hệ thống điện Quốc gia
Quy hoạch và phát triển lưới điện phải dự báo được nhu cầu phát triển phụ tải
điện trong tương lai, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương với
tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2015 - 2020 là 12,5%/năm
1.4 Nội dụng nghiên cứu:
Để giải quyết mục tiêu của đề tài cần thực hiện:
- PHAN TICH HIEN TRANG NGUON, LUGI ĐIỆN - DAC DIEM VA KINH TE - XÃ HỘI
Trang 211.5 Phương pháp luân và phương pháp nghiên cứu:
1.5.1 Phương pháp luân:
Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa
học nhăm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học
Điều này có nghĩa răng, các nghiên cứu khoa học cân phải có những nguyên tắc và
phương pháp cụ thể, mà dựa theo các vẫn đề sẽ được giải quyết
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu dựa vào các nghiên cứu đã chứng minh, áp dụng vào thực tế để tính toán cụ thể
- Quy hoạch lưới điện căn cứ vào luật điện lực và các quyết định của bộ công
thương như:
+ Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;
+ Căn cứ Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực;
+ Căn cứ Quyết định số 42/2005/QĐ-BCN ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Bộ
Trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập
và thẩm định quy hoạch phát triển điện lực;
+ Quyết định của Bộ Công Nghiệp - quy định kỹ thuật điện nông thôn 2006
+ Áp dụng các phương pháp tính toán trực tiếp, so sánh đối chiếu với các phương pháp chuyên gia
+ Tính toán tổn thất điện năng, điện áp, bằng phần mềm PSS/ ADEPT + Độ tin cậy, sự cố, hành lang lưới điện bằng cách thống kê so sánh,
1.6 Téng quan vé quy hoach:
Quy hoạch và phát triển lưới điện là một vấn đề cấp bách và rất cần thiết đối với tỉnh An Giang và các tỉnh nói chung, đề cung câp điện an toàn, liên tục, đảm
Trang 22thuộc của các đại lượng cần dự báo với các yếu tô khác, hay chính bản thân nó
Nhiệm vụ chính của dự báo phụ tải là việc xác định các tham số mồ hình, về mặt lý
luận thì các tính chất của mô hình dự báo được nghiên cứu trên cơ sở giả định rằng nó được ứng dụng để dự báo một quá trình nào đó được sinh ra từ một mô hình giải tích Hiện nay có nhiều phương pháp luận cho hoạt động dự báo phụ tải mà hầu hết các phương pháp ấy đều mang tính chất kinh nghiệm thuần túy Vận dụng cách giải quyết theo kinh nghiệm vào dự báo phụ tải là không đầy đủ vì cách làm ấy chỉ hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm của các giai đoạn quá khứ và không phải lúc nào cũng có thể vận dụng vào hoàn cảnh hiện tại đã thay đổi so với trước Do đó cần phải hoàn
thiện về mặt lý thuyết các vấn đề dự báo phụ tải Sự hoàn thiện ay cho phép ching
ta có thêm cơ sở tiếp cận với việc lựa chọn các phương pháp dự báo phụ tải, đánh giá mức độ chính xác của dự báo phụ tải đồng thời xác định khoảng thời gian lớn nhất có thể dùng cho dự báo phụ tải
Từ những yêu cầu cụ thể mà ta lựa chọn tầm dự báo Nếu để phục vụ công việc vận hành ta tiến hành dự báo ngắn hạn Ta có các tầm dự báo: Dự báo trung
hạn - thời gian dự báo theo năm, khoảng từ 5 - 7 năm theo hệ số đàn hồi
- Tối ưu hóa lưới điện nhằm giảm tổn thất điện năng, tăng độ tin cậy, giảm sự
cố, cung cấp điện tốt nhất cho khách hàng sử dụng điện, giảm chỉ phí, giảm giá
bán điện, Do phụ tải ngày càng tăng nhưng sự gia tăng phụ tải phải nam trong
giới hạn cho phép, trong khi đó cấu trúc lưới điện không thay đổi Tối ưu hóa lưới
điện ta dùng các phương pháp:
+ Áp dụng các phương pháp tính toán trực tiếp
+ Tính toán tổn thất điện áp, điện năng, lắp tụ bù, bằng phần mềm PSS/
ADEPT
Trang 23Công ty Điện lực An Giang và Chi nhánh điện cao thé tỉnh An giang 1.7.1.1 Kế hoạch xây dựng đường dây và trạm biến áp 110kV, 220kV:
Kế hoạch xây dựng đường dây và trạm biến áp 110kV, 220kV lấy số liệu từ
quyết định số 5146/QĐ-BCT ngày 07 tháng 10 năm 2011 của Bộ công thương phê
duyệt “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh An giang giai đoạn 2011-2015 có xét
đến 2020
1.7.1.2 Tính toán tốn thất điện năng và điện áp của các tuyến trục chính:
Tính toán tổn thất điện năng và điện áp của các phát tuyến trục chính bằng chương trình PSS/ADEPT với đường dây và trạm biến áp đúng thực tế, lựa chọn
công suất của một ngày không có cắt điện (công suất của 02 giờ 00; 10 giờ 00 và 19 giờ 00 lần lượt là công suất thấp điểm, trung bình và cao điểm) lưu vào chương trình, chạy chương trình cho ra kết quả tốn thất công suất trên đường dây và TBA,
tốn thất điện áp cuối đường dây
1.7.1.3 Suất sự có đường dây và TBA :
Chỉ tiêu suất sự cố và tần suất sự có lưới điện phân phối năm 2013
Loại sự cố Đơn vị tính Mùa khơ Mùa mưa Thống qua đường dây | Vụ/100km/tháng 0,3248 0,5419 Vĩnh cửu đường dây Vụ/100km/tháng 0,1056 0,1755
Trạm biến áp Vụ/100TBA/tháng 0,0410 0,0677
1.7.1.4 Độ tin cây lưới điện phân phối:
Có 03 chỉ số độ tin cậy, mà các Công ty Điện lực thực hiện ngày càng tốt hơn dé phuc vu cung cap điện liên tục cho Khách hàng sử dụng điện
Trang 24số lần mắt điện trung bình của lưới điện phân phối: Là chỉ số thể hiện số lần mất
điện trung bình đối với mỗi khách hàng của đơn vị phân phối điện
3 Chỉ số SAIDI (System Average Interruption Duration Index) - chỉ số về
thời gian mắt điện trung bình của lưới điện phân phối: Là chỉ số thể hiện thời gian
mắt điện trung bình đối với mỗi khách hàng của đơn vị phân phối điện
Định mức độ tin cậy lưới điện phân phối cho Công ty Điện lực An Giang
thực hiện năm 2013 như sau:
Độ tin cậy Định mức năm 2013
Mỗi năm Khách hàng mất điện thoáng qua =< 5 phút tôi đa 2,36
lan
SAIFI | Mỗi năm Khach hang mat dién >Sphut t6i da 22 lan
SAIDI | Mỗi năm Khách hàng mất điện tối đa 4200 phút (70giờ) MAIFI
1.7.2 Đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội:
Số liệu về đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An
glang:
- Theo quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 27 tháng 06 năm 2012 của Thủ tướng phê duyệt “Quy hoạch tổng thé phat triển kinh tế - xã hội tỉnh An giang đến
năm 2020”
- Theo quyết định số 72/BC-SKHDT ngày 27 tháng 02 năm 2014 cla UBND
tỉnh An giang về việc “Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-
2015 và phương hướng phát triển 5 năm 2016-2020 - Theo ““Niên giám thống kê tỉnh An giang 2013” - Một số tài liệu khác và các trang web trên mạng
1.7.3 Dư báo phu tải điện đến năm 2020:
Trang 25Tăng trưởng bình quân/năm (3%) Sự Thành phân phụ tải 2011-2015 2016-2020
1 Công nghiệp - xây dựng 19,8 16,4
2 Nông - lâm - thủy 13,6 10,4
Dịch vụ - thương mại - Nhà 23,4 21,3
3 Hang Khach San
4 Quán lý tiêu dùng và dân cư 10,3 9,2
5 Hoạt động khác 16,9 16,2
6 Tổng thương phẩm 15,1 13,6
1.7.3.1 Phương pháp dự báo nhu cầu điện:
Sử dụng hai phương pháp tính toán dự báo nhu cầu phụ tải điện :
- Phương pháp tính trực tiếp: nhu cầu phụ tải được dự báo theo cách phân tích nhu cầu sử dụng điện hiện tại cũng như trong quá khứ của các thành
phần kinh tế, cụ thể là các hộ tiêu thụ của từng ngành kinh tế khác nhau, kết
hợp với dự kiến phát triển trong tương lai của các ngành đó
- Phương pháp hệ số đàn hồi: nhu cầu năng lượng được dự báo dựa trên hệ số đàn hồi biểu hiện mối tương quan giữa năng lượng tiêu thụ và tổng sản
phẩm xã hội (GDP)
Trong tính toán dự báo nhu cầu phụ tải của tỉnh, sử dụng phương pháp tính
trực tiếp làm cơ sở tính toán nhu cầu điện, dựa trên các số liệu điều tra thực
Trang 26Dựa vào tình hình kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển thực tế tại địa phương
Có hai phương án cần xem xét như sau :
Phương án 1: là phương án cơ sở trong điều kiện điện lực có thể đáp ứng
nhu cầu tối đa cho phụ tải các khu dân cư, các lĩnh vực khác và chỉ các khu, cụm công nghiệp có tính khả thi cao với tỉ lệ diện tích lấp day thấp hơn và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 12,5% (2011-2015) và 12,5% (2016-2020)
Phương án 2: là phương án cao trong điều kiện tất cả các khu, cụm công
nghiệp dự kiến trên địa bàn được đầu tư xây dựng không bị hạn chế về vốn
đầu tư với tỉ lệ điện tích KCN lấp đầy cao, nền kinh tế phát triển theo chiều
hướng khả quan cao, điện lực đáp ứng phụ tải tối đa cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, với tốc độ tăng trưởng kinh tế theo phương án cao 14% giai đoạn 2011-2015 và 12,5% giai đoạn 2016-2020 Hai phương án phụ tải có các đặc điểm sau:
- Cả 2 phương án đều phải đáp ứng đủ nhu cầu điện cho khu vực dân cư, sản xuất nông nghiệp, các lĩnh vực thương mại, dịch vụ và các hoạt động kinh tế-
xã hội khác
- Do nhu cầu điện các thành phần nông lâm thủy sản và hoạt động khác của tỉnh An Giang không lớn, không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng điện năng của tỉnh và thành phần tiêu đùng dân cư không biến động nhiều nên dự báo nhu cầu điện cho các thành phần này được tính giống nhau cho cả 2 phương án
- Riêng thành phần điện công nghiệp là thành phần chiếm tỉ trọng khá lớn
Trang 27khác biệt giữa hai phương án phát triển phụ tải cũng hướng đến mục tiêu phát triển các khu công nghiệp và kinh tế cửa khẩu này tới năm 2020
Hai phương án trên tương ứng với 2 kịch bản phát triển các khu công nghiệp của tỉnh như sau :
Kịch bản 1: các khu công nghiệp và dịch vụ sẽ được đầu tư với tỉ lệ điện tích lắp đầy vừa phải (phương án 1)
Kich ban 2: các khu công nghiệp sẽ được đầu tư với tỉ lệ diện tích lấp đầy
(phương án 2)
1.7.3.1.1 Phương pháp dự báo các thành phân phụ tải điện theo phương pháp trực tiếp:
Phụ tải điện được phân loại theo đặc trưng tiêu thụ điện bao gồm 5 thành phân phụ tải theo qui định của Tổng Cục Thống Kê như sau:
- Nông lâm thủy (NLT)
- Công nghiệp và xây dựng (CN-XD)
- Thương nghiệp - nhà hàng - khách sạn (TN-NH-KS) - Quản lý và tiêu dùng dân cư (QL-TDDC)
- Các hoạt động khác (HĐK)
(U Phụ tải nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản:
Đối với tỉnh An Giang, phụ tải này chủ yếu là nhu cầu điện phục vụ bơm
tưới tiêu thủy lợi, và bơm tưới gia đình Điện năng tiêu thụ hoặc công suất sử dụng được tính dựa trên qui mô diện tích tưới tiêu và định mức tiêu hao điện trên một đơn vị diện tích
(2) Phụ tải công nghiệp và xây dựng:
Trang 28Đối với khu công nghiệp tập trung: phụ tải điện được tính chung cho cả khu Đối với các cụm công nghiệp và các khu sản xuất công nghiệp sẽ được tính
vào nhu cầu điện của các huyện thị thành
Định mức tiêu thụ điện trong các KCN được xác định dựa trên diện tích ha đất sử dụng, phụ tải công nghiệp An Giang được tính từ 0,15-0,25 MW/ha
Quy hoạch đến năm 2020, tỉnh An Giang sẽ có 5 khu công nghiệp tập trung trong đó có 2 KCN là Bình Hòa - huyện Châu Thành và Bình Long huyện Châu Phú đang hoạt động sản xuất, KCN Vàm cổng điều chỉnh mở rộng, KCN Xuân Tô (Tịnh Biên) và Hội An huyện Chợ Mới bổ sung quy hoạch (3) Phụ tải thương nghiệp, khách sạn và nhà hàng:
Được tính toán theo chỉ tiêu sử dụng điện thực tế thu thập được và theo chỉ tiêu tính trên mỗi đơn vị qui mô sử dụng của các đơn vị hoạt động thương mại, cửa hàng, chợ, khách sạn, nhà nghỉ,
Quy hoạch đến năm 2020, tỉnh An Giang sẽ có 4 khu kinh tế cửa khâu, trong đó khu kinh tế cửa khẩu Xuân Tô đã đi vào hoạt động Điện năng sử dụng
hoặc công suất yêu cầu được xác định dựa trên diện tích ha đất sử dụng từ
0,1 - 0,15 MW/ha
(4) Phụ tải cơ quan quản lý và tiêu dùng dân cư:
Bao gồm 2 thành phần riêng biệt:
- Phụ tải cơ quan quản lý: Được tính toán theo chỉ tiêu sử dụng điện thực tế
thu thập được hoặc theo chỉ tiêu điển hình tính trên mỗi đơn vị của qui mô sử
dụng
- Phụ tải tiêu đùng dân cư: nhu cầu điện cho phụ tải này được tính theo định mức sử dụng điện kWh/hộ/tháng đến giai đoạn quy hoạch theo các khu vực điển hình khác nhau đặc trưng cho mức độ sử dụng điện
- Dựa vào tính chất và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng khu vực
(thị xã, thị trấn, huyện) để lựa chọn các chỉ tiêu sử dụng điện và mức độ điện
khí hóa thích hợp
Trang 29Được tính tốn theo qui mơ các công trình công cộng như: bệnh viện, trường
học, văn hóa-thể thao, chiếu sáng đèn đường, quảng cáo và các chỉ tiêu sử
dụng điện thực tế hoặc theo chỉ tiêu điển hình
1.7.3.1.2 Phương pháp dự báo nhu cầu điện theo phương pháp hệ số đàn hồi:
Mỗi tương quan giữa điện năng tiêu thụ và tổng sản phẩm xã hội (GDP)
được biểu thị theo biểu thức sau :
Kdh = AA/ AY
Trong đó : Kđh : hệ số đàn hỏi
AA : tốc độ tăng trưởng điện năng
AY : tốc độ tăng trưởng GDP
Các hệ số đàn hồi được phân tích dựa theo chuỗi số liệu trong quá khứ 1.7.4 Sơ đồ phát triển điện lực:
1.7.4.1 Việc thiết kế sợ đồ phát triển nguồn và lưới điện của tỉnh An Giang
giai đoan 2013-2020 được lập trên các cơ sở sau:
- Quyết định của Bộ Công Nghiệp - quy định kỹ thuật điện nông thôn 2006 -Căn cứ vào dự báo nhu cầu điện và phụ tải của tỉnh An Giang giai đoạn 2013-2020 đã nêu ở chương 3
-Căn cứ vào tình hình nguồn và lưới điện hiện có trên địa bản tỉnh và khả
năng phát triển nguồn lưới điện quốc gia trong khu vực theo “Quy hoạch phát triển
điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 đã được Chính phủ
phê duyệt
1.7.4.2 Thiết kế sơ đồ phát triển lưới điện tỉnh An Giang giai đoan 2013-2020
nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu về điện hiện nay và phát triển lưới điện đáp ứng cho nhu cầu phụ tải trong giai đoạn quy hoạch
- Từng bước xoá bỏ lưới điện có cấp điện áp trung gian như hiện nay là 35kV
- Cải tạo và phát triển lưới điện từ cấp 22kV đến 110kV nhằm nâng cao độ tin cậy
Trang 30- Đảm bảo nhu cầu công suất của tỉnh kế hoạch là 394,6 MW vào năm 2015 va 6896 MW vào năm 2020 Công suất Pmax tỉnh An Giang 2013 là
288/326(TH/KH), bằng 88% KH
1.7.4.3 Tiêu chuẩn vận hành lưới điện:
Tiêu chuẩn vận hành lưới điện truyền tải từ 110kV đến 500kV được áp dụng theo Thông tư số 12/2010/TT-BCT ngày 15/4/2010 cua Bộ Công Thương
quy định hệ thống điện truyền tải
Tiêu chuẩn vận hành lưới điện phân phối từ 0,4kV đến 110kV được áp dụng
theo Thông tư số 32/2010/TT-BCT ngày 30/7/2010 của Bộ Công Thương quy định
hệ thống điện phân phối
Quyết định của Bộ Công Nghiệp - quy định kỹ thuật điện nông thôn 2006
1.7.4.4 Các quan điểm và tiêu chuẩn thiết kế:
1.7.4.4.1 Hệ thống truyền tải cao thế:
- Cấu trúc lưới điện: Lưới điện 110kV được thiết kế đảm bảo có độ dự
phòng cho phát triển ở giai đoạn quy hoạch kế tiếp
- Tiêu chuẩn về điện áp:
+ Trên lưới 110kV: Trong trường hợp vận hành bình thường dao động trong khoảng 104 - 121kV; trong trường hợp sự cố một phần tử dao động trong khoảng 99 - 121kV
Tuyến đường dây:
- Dây dẫn đường dây 110kV: đối với khu vực có mật độ phụ tải cao chọn dây dẫn có tiết điện = 400mm’
- Để giảm thiểu diện tích chiếm đất, ưu tiên chọn các tuyến đường dây
nhiều mạch đi chung cột, có thể kết hợp các đường dây có cùng điện áp (như
Trang 31hợp có khó khăn về đền bù, giải tỏa, nếu đường dây xây dựng mới đi song song với tuyến đường dây hiện hữu có thê tận dụng hành lang tuyến cũ để xây dựng lại, kết
hợp tuyến hiện hữu và dự kiến trên cùng hàng trụ
- Sự hỗ trợ giữa các các trạm 110kV được thực hiện băng các mạch vòng 22kV
Trạm biến ap:
- Mai tram bién 4p 220kV va 110kV dược thiết kế để nhận điện từ hai
nguồn cung cấp, liên kết hỗ trợ qua lại trong trường hợp sự cố một phía
- Gam máy biến áp: sử dụng các máy biến áp công suất 250MVA cho lưới
220kV, các máy biến áp công suất chủ yếu từ 40- 63MVA cho lưới 110kV, phù
hợp với nhu cầu công suất của từng trạm biến áp, đảm bảo tải bình thường ở mức
70-80% công suất đặt Việc bố trí các trạm có độ dự phòng vừa phải để tránh dự trù đầu tư lưới nhiều, gây lãng phí, không thực tế và không thực hiện được
- VỊ trí trạm được lựa chọn thuận tiện cho việc đấu nối vào đường dây 220kV, 110kV dễ dàng trong việc bố trí các lộ ra 110kV, 22kV cấp điện cho lưới điện của khu vực, đồng thời có dự kiến đến khả năng phát triển, nâng công suất cho trạm khi phụ tải khu vực tăng cao Trạm cũng nên nằm gần hệ thông đường giao thông thủy, bộ; thuận tiện cho công tác thi công xây dựng trạm, vận chuyền
thiết bị, vật liệu cũng như công tác quản lý vận hành trạm sau này 1.7.4.4.2 Hệ thống điện trung thế:
Việc tính toán, lựa chọn thiết bị trên lưới trung thế, dựa trên cơ sở bảo đảm
cung cấp điện cho từng phụ tải trong và sau giai đoạn quy hoạch, ít nhất là 10 năm
1.7.4.4.3 Cấu trúc lưới điện:
Trung thế: kết cầu đường dây nỗi lưới 22kV 3 pha 4 dây, trung tính trực tiếp
nối đất
- Đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu đô thị và hộ phụ tải quan trọng được thiết kế mạch vòng, vận hành hở Đối với lưới khu vực nông thôn được
thiết kế hình tia
Trang 32thi tran, các khu đô thị mới ở chế độ làm việc bình thường chỉ mang tải từ 60-70%
công suất so với công suất mang tải cực đại cho phép, để đảm bảo an toàn cấp điện
khi sự cố
- Đường dây trung thế 3 pha: được xây dựng đến trung tâm các khu dân cư lớn để tạo điều kiện cho việc phát triển tiểu thủ công nghiệp và những phụ tải khác cần đến điện áp 3 pha Đồng thời việc xây dựng đường dây 3 pha còn có ý nghĩa về việc cân băng phụ tải giữa các pha của hệ thống
- Đường dây trung thế 1 pha: được xây dựng đến những phụ tải xa của các cụm dân cư không cần đến điện áp 3 pha (chủ yếu là ánh sáng sinh hoạt) Đường dây 1 pha được xây dựng nhàm mục đích giảm vốn đầu tư ban đầu của công trình và đảm bảo câp điện cho người dân trong vùng
- Sử dụng đạng đường dây hỗn hợp trung thế và hạ thế xen kẽ dọc theo các tuyến đường có dân cư sinh sống nhằm giảm hành lang tuyến và vốn đầu tư
- Đối với các khu vực nội ô thành phố, thị xã, thị trấn, khu vực đông dân cư,
các nhánh rẽ trung áp cấp điện cho các trạm biến áp chuyên dùng của khách hàng sử dụng cáp ngầm hoặc cáp bọc cách điện để đảm bảo an toàn điện và mỹ quan đô
thị
- Cáp ngầm quy hoạch ở khu vực đông dân cư, đi trong nội ô thành phó, thị xã và trong những điều kiện không thể đi được bằng đường dây nổi Tuy nhiên, quy hoạch cáp ngầm hạn chế do chỉ phí đầu tư cao và điều kiện thi công vận hành
phức tạp, chỉ thực hiện khi cần thiết Đối với tỉnh An Giang, quy hoạch định hướng
cáp ngầm tại khu vực trung tâm thành phố các đường chính như Nguyễn Huệ,
Hùng Vương, Nguyễn Trãi và các lộ ra 110kV 1.7.4.4.4 Tiết diện day dẫn:
Khu vực nội thành, nội thị, khu đô thị mới, khu du lịch, khu công nghiệp:
Đường trục: Sử dụng cáp ngầm, dây đồng, tiết diện >240mm? hoặc đường dây nổi, tiết điện >AC-185mmỶ
Trang 33Khu vực ngoại thành và các huyện:
Đường trục, các nhánh có chiều dài lớn: sử dụng lưới 22kV (3 pha, 4 dây), các nhánh nhỏ dùng lưới 1 pha (12,7kV)
Dây dẫn dùng dây nhôm lõi thép, tiết diện đường trục > 95mm’, tiét dién
nhánh rẽ > 50mm”
1.7.4.4.5 Gam máy biến áp phân phối:
Khu vực thị xã, đô thị sử dụng các máy biến áp 3 pha công suất từ 100-
630kVA, vùng nông thôn sử dụng máy biến áp 1 pha công suất 25; 37,5; 50KVA
và máy 3 pha công suất 75-250kVA Các trạm chuyên dùng của khách hàng theo quy mô phụ tải sẽ được thiết kế với gam máy thích hợp
1.7.4.4.6 Tổn thất điện áp lưới trung thế:
Trong chế độ vận hành bình thường điện áp vận hành cho phép tại điểm đấu nỗi được phép dao động so với điện áp danh định như sau:
- Tại điểm đấu nối với khách hàng sử dụng điện là +5%;
- Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là +10% và -5%
Trong chế độ sự cố đơn lẻ hoặc trong quá trình khôi phục vận hành ôn định
sau sự cố, cho phép mức dao động điện áp tại điểm đấu nối với khách hàng sử
dụng điện bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố trong khoảng +5% và -10% so với điện áp danh định
Trong chế độ sự cô nghiêm trọng hệ thống truyền tải hoặc khôi phục sự cố,
cho phép mức dao động điện áp trong khoảng +10% so với điện áp danh định
1.7.5 Phương án cấp điện tối ưu lưới điện tỉnh An Giang:
1.7.5.1 Mục dich:
Đảm bảo cung cấp điện én định, an toàn, tin cậy, đáp ứng nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt thiết yếu của nhân dân tỉnh An Giang
Đảm bảo cấp điện liên tục cho các ngày lễ, tết trong năm như: tết Nguyên
đán, lễ 30/4, 01/5, 02/0, lễ Noel; các sự kiện chính trị, các kỳ họp HĐND, các địa điểm tổ chức lễ hội tại địa phương
Trang 341.7.5.2 Nội dung, yêu cầu:
Phương án cấp điện trong trường hợp kết dây vận hành bình thường, trường
hợp sự cố lưới điện mắt điện kéo dài, thực hiện thay đổi kết dây, chuyển tải lưới
điện
Trường hợp mất cân đối cung cầu hệ thống điện: thực hiện điều hòa cung ửng điện trên địa bàn hợp lý, thực hiện cắt tải theo phương án của UBND tỉnh phê duyệt
Trường hợp hệ thống điện rã lưới toàn miền Nam: thực hiện khôi phục hệ thống điện phân phối thuộc quyền điều khiển lưới điện khu vực tỉnh An Giang
Trường hợp thiếu nguồn đột xuất, tự động xa thải phụ tải của các phát tuyến 22kV (rơle 81), tinh toan theo phê duyệt của trung tâm Điều độ Miền Nam
Xử lý sự cố các phát tuyến trung áp: thực hiện theo quy trình vận hành & xử ly sự cố đường đây trung áp hiện hành
Xử lý sự cố các trạm biến áp phân phối: chuẩn bị đầy đủ các MBA dự phòng tại kho Vàm Cống và tại các kho Điện lực, sẵn sàng thay thế ngay khi sự cố
1.8 Những đề tài đã công bố:
“Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015” Do Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 3 thực hiện và ban hành ngày
Trang 35CHUONG 1
PHAN TÍCH HIỆN TRẠNG NGUÒN, LƯỚI ĐIỆN VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN TRƯỚC
1.1 HIẾN TRANG NGUÒN VÀ LƯỚI ĐIỆN: 1.1.1 Nguồn điện:
Tinh An Giang hiện được cập điện chủ yêu từ nhà máy điện cân Thơ với tổng công suất là 200 MW, liên kết lưới truyền tải 220 kV với nguồn Phú
Mỹ và trạm 500 kV Phú Lâm
Nguồn điện diesel tại chỗ của ngành điện trên địa bàn tỉnh có tông công suất thiết kế là 4.800 kW và tổng công suất khả dụng là 180 kW Hầu như chỉ còn 01 cụm máy di động có công suất khả dung 180kW đặt tại văn phòng Điện
lực để dự phòng cho các phụ tải đặc biệt, lễ hội khi có sự cố mắt điện lưới Tổng công suất thiết kế các máy phát điện của khách hàng tự trang bị dự
phòng khi mắt điện lưới là 26.450 kW
1.1.2 Lưới 220kV:
Tỉnh An Giang được cấp điện từ hệ thống điện quốc gia qua 3 trạm biến áp
220kV, trong đó trạm Châu Đốc 2 là nguồn điện chính cấp điện cho tỉnh, các trạm biến áp 220kV gồm có:
- Trạm Châu Đốc 2: đặt tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, trạm
gồm có 2 máy biến áp ATI: 220/110 kV — Ix125 MVA, AT2: 220/110 kV -
Ix125 MVA
- Trạm Thét Nét 2: dat tai huyén Thốt Nốt thuộc thành phố Cần Thơ,
trạm gồm có 2 máy biến áp ATI: 220/110 kV — Ix125 MVA, AT2: 220/110
kV - Ix125 MVA
-Trạm Rạch Giá 2: gồm 2 máy biến áp IT: 220/110 kV - Ix250 MVA, 2T: 220/110 kV - 125 MVA, đặt tại thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên
Trang 36Các đường đây 220kV trên dia bàn tỉnh An Giang gồm có:
- Đường dây 220 kV Châu Đốc 2 - Thốt Nết 2 mạch kép dây dẫn ACSR- 795MCM/2x69,6km
- Đường dây 220kV Châu Đốc 2 - Kiên Bình mạch đơn dây dẫn ACSR-
400/71,12km
- Đường đây Châu Đốc 2 - Tà Keo 2 mạch, chiều dài 76,94 km, dây dẫn
ACSR-795MCM (đoạn đi qua địa bàn tỉnh An Giang dài 26,5km) 1.1.3 Lưới 110kV:
Tỉnh An Giang được cấp điện từ hệ thống điện Miền Nam qua 7 trạm biến áp 110kV với tổng dung lượng là 355 MVA, bao gồm các trạm sau:
-Trạm Long Xuyên : TỊ - 110/22)15 kV - 40 MVA T2 - 110/22 kV- 40 MVA
+ Số lộ ra 22 kV : 11 lộ (trong đó có 2 lộ dự phòng)
+ Cấp điện cho khu vực thành phố Long Xuyên, một phần huyện
Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang - Trạm Châu Đốc : TI - 110/35/22 kV - 40 MVA T2 - 110/35-22 kV-25 MVA + Số lộ ra 22 kV : 4 lộ + $6 16 ra 35 kV : 06 16 (3 lộ dự phòng) + Cap điện cho khu vực TP Châu Đốc, TX Tân Châu, huyện An Phú, Tịnh Biên + Các lộ ra 35 kV gồm:
+ 372 Châu Đốc-An Phú: đi đến trạm 35 kV An Phú, cấp điện cho
khu vực huyện An Phú (Trạm 110kV AP đưa vào vận hành ngày 24 tháng 4 năm 2014)
+ 373 Châu Đốc-Tân Châu: đến trạm 35kV Tân Châu, cấp điện cho
khu vực 1% Tân Châu
+ 374 Châu Đốc - Tịnh Biên: đến các trạm 35kV Tịnh Biên, cấp điện
Trang 37- Tram Cai Dau : TI - 110/35/22 kV - 25 MVA T2 - 110/22 kV - 25 MVA + Số lộ ra 22 kV : 8 lộ (1 lộ đự phòng) + Số lộ ra 35 kV : 03 lộ dự phòng + Cấp điện cho huyện Châu Phú - Trạm Phú Tân : TI - 110/22 kV - 40 MVA + Số lộ ra 22 kV : 6 lộ + Cấp điện cho huyện Phú Tân và một phần huyện Chợ Mới và một phần TX Tân Châu - Trạm Tri Tôn : TI - 110/22 kV - 40 MVA + Số lộ ra 22 kV : 6 lộ
+ Cấp điện cho huyện Tri Tôn và một phần huyện Châu phú, Châu Thành, Thoại Sơn và Tịnh Biên
Tháp
- Trạm An Châu : TI - 110/22 kV - 40 MVA + Số lộ ra 22 kV : 6 lộ (1 lộ dự phòng)
+ Cấp điện cho huyện Châu Thành, và một phân huyện Châu Phú