BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
HUTECH University LY
VUONG HAO HON
QUAN TRI RUI RO TIN DUNG
TAI NGAN HANG NONG NGHIEP VA PHAT
TRIEN NONG THON TINH AN GIANG
LUAN VAN THAC SY
Trang 2\Ị
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS TRƯƠNG QUANG DỮNG
Luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM ngày tháng 01 năm 2013 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sỹ gồm: HH Ww NY
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có):
Trang 3TP HCM, ngày 09 tháng 01 năm 2015
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: VƯƠNG HẢO HỚN Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 21/11/1973 Nơi sinh: Châu Phú, An Giang Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, MSHV: 1341820025
TÊN ĐÈ TÀI:
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG N GHIỆP VA PHAT TRIEN NONG THON TINH AN GIANG
I- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Thứ nhất, trình bày cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng
Thứ hai, phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang từ đó đưa ra các điểm tốt cũng như điểm hạn chế đang tồn tai trong hoạt động này,
Thứ ba, dựa trên thực trạng đang tổn tại, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Thứ tư, đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong môi trường luôn biến động như hiện nay
HI- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 09/01/2015
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS TRƯƠNG QUANG DUNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Họ tên và chữ ký) KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tât cả các sô liệu, tư liệu sử dụng trong luận văn này được thu thập từ nguồn thực tế và hoàn toàn trung thực
Tôi xin cam đoan răng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Trang 5LOI CAM ON
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình Xin được bày tỏ sự trân trọng và
lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ này
Lời đầu tiên xin được cảm ơn thầy cô giáo của khoa Quán trị kinh doanh trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ cho tôi trong suốt khoá học Đặc biệt, xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến TS.Trương Quang Dũng, người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn cùng khoá học và các anh chị khóa
trước đã chia sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu
Tôi cũng chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp các tài liệu q báu để tơi hồn thành luận văn và dành thời gian giúp
tôi thực hiện phiếu khảo sát
Cuối cùng, tôi xin được trân trọng cảm ơn gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ, là hậu phương vững chắc cho tôi trong những năm tháng học tập đã qua
Trang 6TOM TAT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đưa ra một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh An Giang
Mô hình nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng gồm những nội dung: 1 Nhận
diện xác định rủi ro; 2 Đo lường rủi ro; 3 Quản lý/ kiểm soát rủi ro và 4 Giảm
thiểu rủi ro Bên cạnh đó, tác giả còn đẻ cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng gồm: 1 Nguyên nhân khách quan; 2 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay
vốn; 3 Nguyên nhân từ bản thân Ngân hàng
Từ cơ sở lý thuyết, tác giả tiến hành phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại
Agribank chỉ nhánh tỉnh An Giang Kết quả cho thấy rằng Ban lãnh đạo Ngân hàng có sự
chú trọng đến việc phân tích, đánh giá và quản lý các loại rủi ro chủ yếu như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý Tuy nhiên, bên
cạnh những thành tựu đạt được, tác giả đã nêu ra những tồn tai: 1 Chua phan tich va dinh
lượng một cách đầy đủ các loại rủi ro tín dụng: 2 Chưa xây dựng một quy trình giám sát
đầy đủ; 3 Hệ thống đánh giá tín dụng còn mang tính chất cảm tính; 4 Chưa cụ thể hóa
trách nhiệm của các cá nhân đối với việc thẩm định, kiểm tra, giám sát khoản vay và quản lý tài sản đảm bảo; 5 Chưa có số liệu thống kê đầy đủ và chưa có công cụ chuyên biệt dé đánh giá xác suất rủi ro; 6 Chính sách tin dung tại ngân hàng chưa hợp lý; 7 Các công cụ sử đụng nhằm giảm tốn thất còn nghèo nàn
Từ thực trạng đang diễn ra, tác giả đã mạnh dạn đưa ra các nhóm giải pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chỉ nhánh tinh An Giang như: 1 Nhóm giải pháp nghiệp vụ quản trị rủi ro tín dụng; 2 Hoàn thiện qui trình quản trị rủi ro tín dụng; 3 Nhóm giải pháp về mô hình tổ chức - nhân lực; 4 Nhóm giải pháp về tác nghiệp
Có thể nói, quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank tỉnh An Giang là hết sức cần
thiết, nhất là trong tình hình Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới Bằng phương
pháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận, phân tích thực trạng đang diễn ra và đề ra các giải pháp thiết thực giúp doanh nghiệp cải thiện những hạn
Trang 7ABSTRACT
This study was carried out to offer some solutions of perfecting the management of credit risk for Agribank An Giang in An Giang province
Model study of credit risk management include content: 1 Identify the risks identification; 2 Risk Measurement; 3 Manage/control risk and 4 Minimize the risk Besides, author also mentions factors affecting the credit risk include: 1 objective
causes; 2 The cause of the borrowers; 3 The cause of the banks themselves
From the theoretical basis, authors conducted a situation analysis of Credit risk management in Agribank An Giang Results showed that Bank leaders have focused on the analysis, assessment and management of key risks such as credit risk, interest rate risk, liquidity risk, operational risks and legal risks However, besides achievements, author shows the exists: 1 Not yet analysis and quantitative a full range of credit risk; 2 Not yet built an adequate monitoring process; 3 Credit Evaluation System is also emotional; 4 Not yet specified the responsibilities of individual for the evaluation, testing, loan monitoring and management of collateral; 5 There are not full statistics and specialized tools to evaluate the probability of risk; 6 Credit policy in banks is not reasonable; 7 The tool used to reduce losses is still poor
From the ongoing situation, Author boldly offering solutions for credit risk management in Agribank An Giang: 1 Solutions of Credit risk management; 2 Complete the process of credit risk management; 3 Solutions of organizational models - human; 4 Solutions of operation
Trang 8
LUAN VAN THAC SY
LOI CAM DOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TOM TAT iii
ABSTRACT iv
MUCLUC v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MUC CAC BANG viii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẺ QUÁN TRỊ RỦI RO TÍN DỰNG 5
1.1 Rủi ro tín dụng 5
1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng 222+++ecverrtrtrrrkrrttrirrekerrrrirrkrtrtirre 5
1.1.2 Phân loại rủi ro tín Kung ecsesceseseccneesseeesssssnsssssssessscsssessessenscansenecsnesssereseaseensenes 7
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dựng -. -ccccrrrtrrissrrererrrrrrre 8
1.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng -neneerieiiiiarrie 14
1.2 Quản trị rủi ro tín dụng 17
1.2.2 Phương thức quản trị rủi ro tín dụng - -cssccserseriekeerierieerrrske 18 1.2.3 Quy trình quản trị rủi ro tín ụng - - series 21 1.3 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank An Giang 27 1.4 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giới 28
1.4.1 Kinh nghiệm của Mỹ -2s22tri.rrrtrrrrrrrrrirrriiiirrrrrrrrrrre 28 1.4.2 Kinh nghiệm của Thái Lan 5222222 rEEEEEriirrrtrritrirrrrrrrrrrrie 30
1.5 Tóm tắt chương 1 32
CHƯƠNG?2: 33
THUC TRANG QUAN TRI RUI RO TIN DUNG 33
TAI AGRIBANK AN GIANG 33
2.1 Téng quan vé Agribank An Giang 33
2.1.1 Gi6i thiéu chung vé Agribank Ann Giatng ccccssssssscssssscsesssscececceessenessceneesesese 33
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Agribank An Giang - 33
Trang 9
2.1.6 Hoạt động huy động vốn tại Agribank An Giang -cccccree 40 2.1.7 Hoạt động tín dụng tại Agribank An Giiang . cssssevererserrrrkee 41 2.2 Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank An Giang47
2.2.1 Chính sách quản trị rủi ro tín dụng được triển khai tại Agribank An Giang 47
2.2.2 Kết quả công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank An Giang 54 2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến rúi ro tín dụng tai Agribank An Giang 62
2.3 Tóm tắt chương 2 84
3.1 Định hướng, mục tiêu hoạt động kinh doanh của Agribank An Giang giai đoạn
2010-2015 và tầm nhìn 2020 86
3.1.1 Định hướng phát triển -+ 222222222222122/2121121727121 022121Ecrrirre 86
3.1.2 Mục tiêu cụ thể của Agribank An Giang giai đoạn 2015-2020 87 3.2 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quá quản trị rúi ro tín dụng tại Agribank
An Giang 88
3.2.1 Nhóm giải pháp nghiệp vụ quản trị rủi ro tin ụng -.ssccsscsereeee 88 3.2.2 Hoàn thiện qui trình quản trị rủi ro tín QUng, on ee sessescseesseescecsteneccsneessensescuss 9]
3.2.3 Nhóm giải pháp về mô hình tổ chức - nhân lực -ss+te 92
3.2.4 Nhóm giải pháp về tác nghiỆp -+.cc222ttti rrEEEEtrrirrrrrtrrrirrrrrirre %
3.3 Các kiến nghị 100
3.3.1 Đối với Agribank -++2222.2222222222221122122222222 2.i.-i ree 100
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước: -22.+2-222trczEErrrirrrrrrrrrrrrrirer 104
Trang 10DANH MUC CAC TU VIET TAT CBCNV CSTD DNNN DNVVN GHTD HMTD NHTM NH TMCP NQH QTRRTD TCTD TSDB XDCB DN ACB MHB Vietcombank Vietinbank VIDB Sacombank : Can bộ công nhân viên : Chính sách tín dụng : Doanh nghiệp nhà nước : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
: Giới hạn tín dụng
: Hợp đồng tín dụng
: Hạn mức tín dụng
: Ngân hàng nhà nước : Ngân hàng thương mại
: Ngân hàng thương mại cổ phần : Nợ quá hạn : Quản trị rủi ro tín dụng : Rủi ro tín dụng : Tổ chức tín dụng : Trách nhiệm hữu hạn : Tài sản đảm bảo : Xây dựng cơ bản : Khách hàng : Doanh nghiệp : Ngân hàng Á Châu : Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL
: Ngân hàng TMCP Ngoại thương (VCB) : Ngân hàng TMCP Công thương
: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín
Trang 11DANH MUC CAC BANG
Bảng 1.1: Mô hình xếp hạng của Moody°s va Standard & Poor°s: - 24
Bảng 1.2 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng 22-©CSse 22 eceEvxrrrrersred 25
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động chủ yếu từ năm 2009 đến 2013 38
Bảng 2.2: Cơ cầu nguồn tiền gửi tại Agribank An Giang -. -<v+-srres 40
Bang 2.3 : So sánh tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại Agribank An Giang 4 l
Bảng 2.4 LDR của một số NH trên địa bàn An j4 42 Bảng 2.5: Cơ cấu cho vay tại Agribank An Giang năm 201 1- 2013 44 Bảng 2.6 Tỷ lệ cho vay phân theo thời gian của một số NH ở An Giang: 45 Bảng 2.7: Tình hình tăng trưởng tín dụng và quy mô tín dụng ở Agribank AnGiang 48
Bảng 2.8 Tăng trưởng tín dụng ở một số NH tại An Giang cc-e: 47
Bảng 2.9 Phân loại nợ theo Hệ thống xếp hạng tín dung nội bộ của Agribank: 5 Ï
Bảng 2.10 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Agribank An Giang 54 Bang 2.11: Tình hình phân loại nợ của Agribank An Giang tir 2011-2013 55 Bảng 2.12: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của Agribank An Giang 55
Bang 2.13 : Tỷ lệ nợ xấu của một số NH trên địa bàn An Giang - 57
Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng -22ct222E1x<2EEE1xxE11272212112111x72221x2 2221 ee 62 Bảng 2.15: Kết quả khảo sát về nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng và đối tác khách hàng St H HH H11 12121111111111101111111101 1111 ngư, 70
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình quản trị rỦi FO - 5-5 << sntn ng H110 1 1e re 22
Hình 1.2: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank An Giang 27 Hình 2.1 Cơ cầu cán bộ viên chức Agribank An Giang . -cccccee 34
Hinh 2.2: Sơ đồ tô chức tại Agribank An Giang -c5 csecseerecerrsrree 35 Hinh 2.3 Biểu đồ tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của Agribank An Giang %6
Hình 3.1 Quy trình quản trị rủi ro tín ụng - . - các teeeeeerrrreeerrerrreree 9]
Trang 131 Sự cần thiết của đề tài
Rui ro tín dụng luôn gây tốn thất cho các NHTM Ở mức độ thấp, rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận, thậm chí còn làm giảm nguồn vốn tự có của các ngân
hàng Còn nếu rủi ro tín dụng không được kiểm soát tốt làm cho tỷ lệ các khoản cho
vay mất vốn tăng lên quá cao, các NHTM sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản Theo nghiên cứu của Corsetti (1998), một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây nên cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 là tỷ lệ nợ quá hạn tại các NHTM tăng cao Ngay trước khủng hoảng, tỷ lệ nợ quá hạn tại các NHTM Thái Lan là 13%, Indonesia là 13%, Phillipines là 14%, Malaysia là 10%
Chưa hết, rủi ro tín dụng lại một lần nữa gây nên cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ toàn cầu năm 2007-2009, với điểm xuất phát là sự sụp đô của hệ thống tài chính
Mỹ Theo công bố của cục dự trữ liên bang Mỹ, trong năm 2008 có tổng cộng 26 ngân hàng phá sản, thế nhưng năm 2009, con số này đã lên tới 140 với hàng loạt vụ phá sản
của các định chế tài chính có lịch sử lâu đời và tiềm lực tài chính bậc nhất thế giới Đến
năm 2010, theo Nhật báo Bưu điện Washington (Washington Post) đưa tin có đến tổng
số 157 ngân hàng Mỹ tuyên bố phá sản, nhiều hơn so với năm 2009 Đây là số lượng nhiều nhất kể từ năm 1992 khi cuộc khủng hoảng nợ và tiết kiệm bùng phát
Theo phân tích của các nhà nghiên cứu, trong thời gian gần đây số lượng khủng hoảng trung bình mỗi năm ngày càng tăng với hậu quá ngày càng nặng nề hơn Điều này chứng tô xu hướng kinh doanh ngân hàng đang ngày càng chứa đựng nhiều rủi ro hơn Nguyên nhân của thực tế này là do xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và
dé cao cạnh tranh ngày càng trở nên phổ biến Xu hướng này đã chứng tỏ hiệu quả
nhất định của nó trong việc thúc đây nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp phát triển và hoàn thiện, nhưng ở một khía cạnh khác, nó lại thể hiện mức độ rủi ro tăng
lên, khi mà các ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt với nhau làm cho chênh lệch lãi suất biên ngày càng giảm xuống, họ buộc phải mở rộng quy mô kinh doanh để bù đắp
Trang 14Như vậy có thể nhận thấy rủi ro tín dụng ngày càng đe dọa sự tồn tai và phát triển của các NHTM Riêng đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước đang trong quá trình chuyển đổi, môi trường kinh doanh không én định, thị trường tài
chính kém phát triển, mức độ minh bạch thông tin thấp làm gia tăng mức độ rủi ro
đổi với hoạt động ngân hàng thì nhu cầu phải quản trị rủi ro một cách hiệu quả càng trở nên cấp thiết
Hoạt động Ngân hàng ở nước ta những năm gần đây trong môi trường kinh doanh đầy rủi ro, tín dụng của nhiều ngân hàng thương mại cỗ phần tại TPHCM cũng
như tại Hà Nội có nợ xấu tăng cao nên gặp khó khăn về thanh khoản do sử dụng nhiều
vốn ngắn hạn để cho vay trung và đài hạn và đặc biệt khi nguồn vốn ngắn hạn không còn đồi đào nữa sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán tạm thời mà điển hình tại
TP.HCM là ba ngân hàng TMCP Đệ Nhất, Việt Nam Tin Nghia va Sai Gon da h gp
nhất mang tên NHTMCP Sài Gòn và đã được sự hỗ trợ thanh khoản từ Ngân hàng Nhà nước, còn tại Hà Nội NHCP nhà Hà Nội với khoản lỗ hơn 4000 tỷ đồng, trong đó hơn
3000 tỷ đồng cho Vinashin vay coi như mất vốn, đã chủ động sát nhập với NHTMCP
Sài Gòn Hà Nội mang tên hợp nhất là NHTMCP Sài Gòn Hà Nội
Tín dụng là hoạt động chính và mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM
Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng, nó mang lại thu nhập chính (80% thu nhập từ hoạt động tín dụng) cho các NHTM Tuy nhiên, hoạt động tín dụng là hoạt
Trang 15trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro pháp lý, rủi ro quy định và rủi ro danh tiếng Trong các rủi ro này thì rủi ro tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất
Vì tính chất quan trọng này nên đã có đề tài nghiên cứu về chủ đề này tại nhiều ngân hàng như: “Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cỗ phần kỹ thương Việt Nam chỉ nhánh TP.HCM” của tác giả Lê Nguyễn Phương Ngọc; “Quản trị rủi ro tin dụng tại sở giao dịch II Ngân hàng Công thương Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thu Trâm Qua các đề tài tham khảo đã giúp tác giả rất nhiều trong việc hệ thống cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng Tuy nhiên, hiện nay chưa có để tài nào nghiên cứu về Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang Do đó, để tài của tác giả không trùng lắp với các công trình nghiên
cứu đã công bó và thật sự cần thiết với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn tinh An Giang trong tình hình môi trường bất ôn như hiện nay 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, dé tài có nhiệm vụ thực hiện các nội dung nghiên cứu sau:
- Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản trị rủi ro tín dụng
- Thứ hai, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tin dung tai Ngan hang Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín
Trang 16triển nông thôn tỉnh An Giang 4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài chọn nghiên cứu là các Chuyên gia, Cán bộ tín dụng, Cán bộ quản lý và khách hàng đã sử dụng dịch vụ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang
- Thời gian: Từ năm 2009-2013 5 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp với các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tế nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu của luận văn
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng, hình vẽ và
biểu đồ, nội dung chính của luận văn được kết cầu thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng
- Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín
Trang 171.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dung
Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ-tín dụng, loại hình kinh doanh chứa đựng nguy cơ rủi ro cao, trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, kinh doanh tín dụng mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất Tuy nhiên, những rủi ro tín dụng cũng gây thiệt hại khôn lường thậm chí làm phá sản ngân hàng
Theo A.Saunders và H.Lange thì “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu
nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện
đầy đủ về số lượng và thời hạn”
Theo Peter Rose thi trong hoat động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh
doanh đem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn - có nghĩa là khách hàng khơng thanh tốn vốn gốc và lãi theo thỏa thuận
Còn với Timothy W.Koch cho rằng: “Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và giá trị của vốn xuất phát từ việc vốn vay không được thanh
toán hay thanh toán trễ hạn”
Mặt khác, theo Thomas P.Fitch thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro xây ra khi người vay khơng thanh tốn được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn
trong nghĩa vụ trả nợ Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng một trong những rủi
ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng
Theo Duffie va Singleton, rửi ro tín dụng có thể được định nghĩa là nguy cơ vỡ nợ hoặc giảm giá trị thị trường gây ra bởi những thay đổi trong chất lượng tín dụng của tổ chức phát hành hoặc khách hàng Thông thường, rủi ro tín dụng phát sinh thông qua cho vay, đầu tư cũng như các hoạt động cấp tín dụng
Trang 18Tuy có rất nhiều các khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng nhưng có thể tổng hợp
lại như sau: “Rủi ro tín dụng được định nghĩa là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi
ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng Có nghĩa là khả năng khách hàng không trả
được nợ theo hợp đồng gan liền với mỗi khoản tín dụng ngân hàng cấp cho họ Hoặc nói
một cách cụ thể hơn, thu nhập dự tính mang lại từ các tài sản có sinh lời của ngân hàng có
thể khơng được hồn trả đầy đủ xét cả về mặt giá trị và thời hạn”
Rủi ro tín dụng phát sinh khi NH cấp tín dụng cho KH bao gồm các hình thức
cấp tín dụng: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán
Từ khái niệm rủi ro tín dụng, tac gia rút ra các nội dung cơ bản của rủi ro tín
dụng như sau:
+ Rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn và/ hoặc lãi Sự sai hẹn có thể là trễ hạn hoặc không thanh toán
+ Rui ro tin dụng sẽ dẫn đến tốn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng
và giảm giá trị thị trường của vốn Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến
thua lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản
+ Đối với các nước đang phát triển (như ở Việt Nam), các NH thiếu đa
dạng trong kinh doanh các dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn,
vì vậy tín dụng được coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu và thậm chí gần như là duy nhất, đặc biệt đối với các NH nhỏ Vì vậy, rủi ro tín dụng cao hay thấp sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của NH
+ Rủi ro là một yếu tố khách quan, không thể nào loại trừ hoàn toàn được
mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như tác hại do chúng gây ra
Trang 19cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được chủ động trong phòng ngừa, trích lập dự phòng, đảm bảo chống đỡ và bù đắp tốn thất khi rủi ro xảy ra
1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Việc phân loại rủi ro tín dụng, các tác giả khác nhau thể hiện các tiêu chí đánh
giá khác nhau Ví dụ, Hennie cho rằng rủi ro tín dụng có ba loại chính: rủi ro từ
khách hàng, rủi ro từ tô chức tín dụng và rủi ro từ quốc gia hoặc chính trị
Ngoài ra, theo Horcher xác định có sáu loại rủi ro tín dụng, bao gồm: rủi ro vỡ
nợ, rủi ro trước khi thanh toán, rủi ro thanh toán, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia hoặc
chính trị và rủi ro tập trung Tuy nhiên, vì rủi ro pháp lý có nhiều khả năng được coi là độc lập hoặc thuộc về rủi ro hoạt động ngày nay (Casu, Girardone và Molyneux và rủi ro tập trung, cùng với rủi ro đạo đức được xem là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý rủi ro tín dụng chứ không phải là một loại rủi ro chính (Duffie và
Singleton) nên chỉ có bốn loại còn lại của rủi ro tín dụng sẽ được đề cập đến sau đây Thứ nhất, rủi ro vỡ nợ: Theo Horcher, dấu hiệu của rủi ro tín dụng truyền thống liên quan đến việc chậm thanh toán, đặc biệt là cho vay hoặc bán hàng Khi vỡ nợ xảy ra, rủi ro tín dụng sẽ xuất hiện và có khả năng phục hồi, tuy nhiên việc
phục hồi này còn phụ thuộc vào khả năng tài chính, tiềm lực của khách hàng
Thứ hai, rủi ro trước khi thanh toán: Rủi ro trước thanh toán xuất phát từ các hợp đồng đã được ký kết trước nhưng việc thanh tốn sẽ khơng được thực hiện
đúng hạn Rủi ro phụ thuộc lãi suất thị trường đã thay đổi bao nhiêu kế từ khi ký kết
hợp đồng, có thể được đánh giá thông qua giá trị thị trường hiện tại và giá trị thị trường tương lai Theo giải thích của Horcher, giá trị thị trường hiện tại là cách
đánh giá của tổ chức tài chính nếu đối tác mặc định về nghĩa vụ của mình theo giá
thị trường hiện tại và giá trị thị trường tương lai là khi đối tác mặc định nghĩa vụ theo các kịch bản mức giá khác nhau
Thứ ba, rủi ro thanh toán: Theo Casu, Girardone và Molyneux, rủi ro thanh
Trang 20thời và khối lượng là rất lớn" Ví dụ như ngân hàng Bankhaus Herstatt - Ngân hàng
nhỏ của Đức đã nhận được thanh toán từ đối tác ngoại hối nhưng vẫn chưa thực
hiện thanh toán cho các tổ chức tài chính của đối tác vào ngày hôm đó là điển hình
cho sự thất bại do rủi ro thanh toán
Cuối cùng, rủi ro quốc gia hoặc chính trị: Rủi ro quốc gia phát sinh do tác
động của suy giảm điều kiện kinh tế, điều kiện chính trị xã hội và giao dịch ở nước ngoài Rủi ro chính trị thể hiện khả năng của chính phủ có thể thay đổi lợi nhuận, lãi
suất và vốn theo một số biện pháp áp lực kinh tế hoặc chính trị (Casu, Girardone và
Molyneux) Horcher đã kết luận tương tự vì bằng chứng cho thấy nhiều quốc gia và chính phủ đã tạm thời hoặc thường xuyên áp đụng kiểm soát vốn, ngăn chặn thanh
toán cho các tô chức tài chính khi họ phát sinh nghĩa vụ cần thực hiện
1.1.3 Các yêu tỗ ảnh hưởng đến rủi ro tin dung
Để nghiên cứu rủi ro tín dụng, cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến rủi ro Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng rất đa dạng, có những nguyên nhân khách quan từ mơi trường bên ngồi và những nguyên nhân do chủ thể tham gia quan hệ tín dụng
1.1.3.1 Các yếu tổ khách quan
Các cán bộ tín dụng ngân hàng phải được đặt vào một tình trạng phân tích người vay tương lai theo các điều kiện hiện tại và quá khứ: Phân tích các kỹ năng quản lý, tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính, quá khứ của việc hoàn
trả nợ, uy tín, mức độ cạnh tranh trên thị trường và thị phần những nhân tổ ảnh
hướng đến rủi ro tín dụng Tuy nhiên tình huống ở tương lai là một điều chưa được biết, tương lai có thể mang đến các khó khăn bất ngờ, điều này sẽ dẫn đến những khả năng có thể xảy ra rủi ro tín dụng trong tương lai
Sự tác động của mơi trường bên ngồi thường khó dự đoán, vượt quá tầm kiểm
Trang 21Hoạt động của ngân hàng và khách hàng đều chịu tác động của môi trường
kinh tế - xã hội Chính sách kinh tế vĩ mô ổn định sẽ giúp cho hoạt động của khách hàng ít bị biến động, do vậy mà việc dự báo vẻ tình hình tài chính, kinh doanh của khách hàng cũng thuận lợi hơn Ngược lại, chính sách kinh tế vĩ mô không ổn định thì ngân hàng rất khó có thê phân tích, dự báo chính xác hoạt động kinh doanh, tài
chính của khách hàng trong tương lai cũng như khó có thể lường trước được những
rủi ro khách hàng phải đối mặt, do vậy mà ngân hàng không thể đánh giá đúng khả
năng trả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai, khi đó chất lượng tín dụng của ngân hàng không đạt yêu cầu
Chính sách của Chính Phủ ánh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp, qua đó tác động đến hoạt động của ngân hàng trên các phương diện sau:
Chính sách thuế: Chính sách thuế ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp Khi chính phủ có những thay đổi về chính sách thuế, hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp sẽ bị tác động và có thể ảnh hưởng đến nguồn thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến nguồn trả nợ ngân hàng
Chính sách xuất- nhập khẩu vật tư thiết bị: Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách xuất nhập khẩu vật tư thiết bị sẽ ảnh hưởng tức thời và trực tiếp đến chỉ
phí và doanh thu của doanh nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt
động sản xuất kinh doanh và làm giảm doanh thu, từ đó gây khó khăn cho việc trả nợ ngân hàng và vì vậy rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng lên
Chính sách chung về các yếu tố đầu vào: Chính sách này cũng gây tác động
trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp, có thể đây doanh nghiệp vào khó khăn và
dẫn đến mắt khả năng trả nợ ngân hàng
Thứ hai, những tác động từ môi trường tự nhiên
Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự
Trang 22Vì vậy khi có thiên tai, địch hoạ xảy ra khách hàng cùng ngân hàng sẽ có nguy cơ tốn thất lớn, phương án kinh doanh không có nguồn thu điều đó đồng nghĩa với ngân hàng phải cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng của mình Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên, đặc biệt là những thảm hoạ tự nhiên là khó dự đoán, khó phòng ngừa và khi rủi ro xảy ra
thì ngân hàng và khách hàng phải gánh chịu tốn that
Thứ ba, những tác động từ môi trường kinh tế xã hội
Môi trường kinh tế xã hội trong nước biến động chịu ảnh hưởng của những biến động
từ nền kinh tế thế giới, đó là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh doanh
của nên kinh tế, từ đó ảnh hưởng tới các inh vực của nền kinh tế trong đó ngân hàng là
ngành chứa đựng nguy cơ rủi ro lớn nhất Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến sức
mạnh tài chính của người vay và thiệt hại hay thành công của người vay Trong giai đoạn kinh tế phát triển, người vay hoạt động hiệu quả nhưng trong giai đoạn khủng hoảng khả năng trả nợ của người vay sẽ bị giảm sút Thông thường, các khoản cho vay khó được thu
hồi trong trường hợp khủng hoảng kinh tế xảy ra
Bên cạnh đó hoạt động kinh doanh tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào thói quen, truyền thống, tập quán của người dân Những yếu tố đó nhiều khi gây khó khăn và hạn chế việc mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Những tác động của mơi trường bên ngồi tới người vay làm cho họ bị tôn thất tài
chính dẫn đến việc không thực hiện được đầy đủ hoặc đúng hạn cam kết trả nợ gốc và lãi
đối với ngân hàng thậm chí là mắt khả năng thanh toán đi đến phá sản hoặc giải thể
1.1.3.2 Các yếu tố từ phía khách hàng vay vốn
Trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng, chây ỳ, là các nguyên nhân gây rủi ro tín dụng:
Thứ nhất, khách hàng vay vốn không có khả năng trả nợ ngân hàng
Trang 23hiệu quả Ngoài ra, việc yếu kém trong quản lý tài chính có thể dẫn tới trường hợp dù dự án hay quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả song nguồn trả nợ ngân hàng sẽ không được đảm bảo Như vậy doanh nghiệp không có khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng
- KH gặp rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh đoanh: Khi người vay gặp những rủi ro từ thị trường (ví dụ nhu cầu về loại sản phẩm của doanh nghiệp bất ngờ giảm sút
do một số thông tin bắt lợi), từ bạn hàng (ví dụ doanh nghiệp bị bạn hàng chiếm dụng
vốn và khơng hồn trả đúng thời hạn quy định) hoặc từ những rủi ro không dự kiến
được tác động đến nguồn thu của doanh nghiệp và khả năng trả nợ NH
Thứ hai, khách hàng chủ định lừa đảo ngân hàng
- Trường hợp này người vay kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn hoặc không muốn trả nợ ngân hàng Họ chây ỳ với hy vọng có thể quyt nợ hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt
- Rủi ro đạo đức là một vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra sau khi
cuộc giao dịch diễn ra Rủi ro đạo đức phát sinh do các hành động có tác động đến
hiệu quả nhưng lại không để dàng quan sát được và vì thế những người thực hiện các hành động này có thê chọn theo đuổi những lợi ích cá nhân của mình trên cơ Sở gay ton hại cho người khác Rủi ro đạo đức trong lĩnh vực tài chính xảy ra sau khi cấp tín dụng, những người được cấp tín dụng luôn có xu hướng muốn thực hiện các đầu tư rủi ro hơn những người cho vay mong đợi, vì chủ đầu tư sẽ có được những khoản lợi nhuận rất lớn nêu dự án thành công, trong khi những người cấp tín dụng
chỉ nhận được một khoản lợi ích cố định Ngược lại, nếu dự án thất bại thì bên cho
vay sẽ bị mất một phần hoặc toàn bộ vốn đo khơng được hồn trả đầy đủ
1.1.3.3 Các yếu tô từ bản thân ngân hàng Thứ nhất, quan điểm của lãnh đạo điều hành
Trang 24trên nhất thì co chế quản lý sẽ khuyến khích và tạo điều kiện để bộ phận có liên quan tìm kiếm, quyết định những khoản cho vay, đầu tư có thu nhập kỳ vọng cao
nhưng tiềm ẩn rủi ro lớn; đồng thời các quy định về kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt là
tiêu chuẩn để xem xét, đánh giá khi quyết định cho vay cũng sẽ thấp hơn trong khi tiêu chí về khả năng sinh lời rất được coi trọng Trường hợp ngược lại, nếu quan điểm kinh doanh lấy an toàn làm chính thì các quy định về cơ chế quản lý tài sản trong việc thấm định, xem xét trước khi ra quyết định cho vay, đầu tư sẽ chặt chế hơn, cụ thể hơn, các tiêu chuẩn để phục vụ cho việc ra quyết định, việc kiểm tra, giám sát cũng được đặt ở mức cao hơn các ngân hàng thương mại phải biết lượng sức mình đẻ xác định lợi nhuận hợp lý
Thứ hai, sự yêu kém về công nghệ của ngân hàng
Ngày nay trình độ công nghệ là yếu tố quan trọng trong tổ chức kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là đối với quản lý rủi ro tín dụng Vì trình độ công nghệ càng
cao càng trợ giúp cho ngân hàng sàng lọc những khách hàng, ngành nghề đang có
mức độ rủi ro cao cũng như các cơ sở dữ liệu thông tin về từng khách hàng Ở các
nước phát triển, công nghệ ngân hàng cũng rất phát triển, đặc biệt là trong điều kiện
có sự hỗ trợ hết sức hiệu quả của công nghệ thông tin như ngày nay Công nghệ ngân hàng thể hiện ở mức độ tập trung thông tin, ở khả năng phân tích, xử lý thông tin, từ đó rút các kết luận, nhận định phục vụ cho quản trị ngân hàng như các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng, tình hình phân bổ tài sản, mức độ tập trung rủi ro
công nghệ của ngân hàng còn thể hiện khả năng chỉ phối, kiểm soát đối với hoạt
động của các bộ phận tác nghiệp Ở mỗi trình độ công nghệ khác nhau đều phải đòi
hỏi một cơ chế quản lý khác nhau
Thự ba, trình độ của cán bộ ngân hàng
Chất lượng cán bộ tín dụng đóng vai trò then chốt trong việc sàng lọc được các khách hàng tốt, dự án tốt Cán bộ tín dụng phải tiếp xúc với nhiều khách hàng ở
nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nhiều vùng, lãnh thổ, thậm chí nhiều quốc gia
khác nhau, để đánh giá tốt khách hàng họ phải am hiểu khách hàng, lĩnh vực mà
Trang 25khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến khách hàng vay Như vậy, cán bộ tín
dụng phải được đào tạo và tự đào tạo kỹ lưỡng và toàn diện Khi cán bộ tín dụng
cho vay đối với khách hàng mà họ chưa đủ trình độ để hiểu kỹ lưỡng thì rủi ro tín
dụng luôn rình rập họ Nguyên nhân rủi ro từ sự yếu kém của đội ngũ nhân viên ngân hàng có thể từ việc:
+ Không phân tích đây đủ khả năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp Trong doanh nghiệp vai trò của người lãnh đạo rất quan trọng, sự thành bại trong hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào định hướng và ra quyết định của người lãnh đạo doanh nghiệp đó Nếu cho vay mà không đánh giá đúng khả năng của người quản lý
sẽ dễ dẫn đến tốn that
+ Phân tích bảo cáo tài chính không chính xác, không biết đánh giá món vay có hiệu quả thật hay sẽ có nhiều rủi ro Với doanh nghiệp nào đó dang trong tinh trạng suy thoái mà nhân viên ngân hàng yếu kém trong việc đánh giá phân tích cho vay thì món vay đó sẽ khó thu hồi được
+ Kiến thức về mặt kinh tế, xã hội, luật pháp của nhân viên ngân hàng hạn
chế, không năm vững được quy chế thể lệ tín dụng cũng dẫn đến rủi ro Khi người đi vay không lường hết rủi ro mà nhân viên ngân hàng cũng không hiểu biết để tư vấn cho khách hàng thì khi doanh nghiệp bị thua lễ sẽ không thể trả nợ ngân hàng
+ Việc định kỳ hạn trả nợ không chính xác, sau khi cho vay ngân hàng thiếu
sự giám sát theo dõi để người vay sử dụng vốn sai mục đích, không có biện pháp xử
lý kịp thời cũng dẫn đến rủi ro tín dụng
Thứ tư, đạo đức của cán bộ tín dụng
Với các khoản vay càng nhiều rủi ro và không đảm bảo những điều kiện tín
dụng đặt ra, khách hàng vay thường bỏ ra những khoản “hoa hồng” rất lớn để có thể
vay được tiền Điều này dẫn tới tình trạng một số cán bộ tín dụng cố ý làm sai quy trình tín dụng hay bỏ sót một vài bước trong quy trình để nhằm nhận được những
khoản "hoa hồng" từ khách hàng Bởi vậy, chất lượng cán bộ tín dụng bao gồm
trình độ và đạo đức nghẻ nghiệp không đảm bảo cũng sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng
Trang 26Rui ro tin dụng có thể xuất phát từ tất cả các khâu của quá trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại bao gồm: Trong giai đoạn trước khi cho vay, trong giai đoạn giải ngân và trong giai đoạn quản lý khoản vay của khách hàng
Ở giai đoạn trước khi cho vay việc không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng, điều kiện cho vay; xem xét, đánh giá khách hàng, khoản vay không kỹ, không
tốt sẽ dẫn đến khả năng xảy ra rủi ro tín dụng trong tương lai
Ở giai đoạn giải ngân và giai đoạn quản lý khoản vay: Giải ngân không tuân thủ theo điều kiện; yếu kém trong kiểm sốt, theo dõi (khơng kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, việc kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh và tình
hình tài chính của khách hàng bị buông lỏng, việc kiểm soát, theo dõi danh mục
khoản vay không được thực thi một cách có hiệu quả) sẽ dẫn đến khả năng xảy ra rủi ro tín đụng trong tương lai
1.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng
1.1.4.1 Đối với ngân hàng
Đầu tiên, rủi ro làm giảm uy tín của ngân hàng
Một khi ngân hàng có mức độ rủi ro của các tài sản có là cao thì ngân hàng đó thường đứng trước nguy cơ mất uy tín của mình trên thị trường Không một ai muốn gửi tiền vào một ngân hàng, mà ngân hàng đó có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xâu vượt quá mức cho phép, có chất lượng tín dụng không tốt và gây ra nhiều vụ thất thốt lớn Thơng tin về việc một ngân hàng có mức độ rủi ro cao thường được báo chí nêu lên và lan truyền trong dân chúng, điều này sẽ khiến cho việc huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn Bên cạnh đó, việc giảm uy tín còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng đó, càng làm cho hoạt động của ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn
Thứ hai, rủi to làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng
Trang 27do mất uy tín, người rút tiền ngày càng tăng lên, kết quả là ngân hàng gặp khó khăn trong khâu thanh toán
Thứ ba, rủi ro làm giảm lợi nhuận của ngân hàng
Rủi ro tín dụng xảy ra làm cho ngân hàng không thu được gốc và lãi theo đúng thời hạn trong hợp đồng tín dụng, thậm chí còn làm mắt vốn của ngân hàng Từ đó, rủi ro tín dụng sẽ làm giảm tốc độ quay vòng vốn của ngân hàng dẫn tới làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm khả năng thanh toán của ngân hàng Hoạt động tín dụng có liên quan mật thiết với nhiều hoạt động khác, ví dụ như các dịch vụ của ngân hàng Do đó, rủi ro tín dụng xảy ra không chỉ làm giảm thu nhập của ngân
hàng từ hoạt động tín dụng, mà còn làm giảm thu nhập từ các hoạt động khác Bên
cạnh đó, rủi ro tín dụng cao dẫn đến ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro và điều này khiến cho lợi nhuận còn lại càng thấp
Thứ tư, rủi ro có thể làm phá sản ngân hàng
Rủi ro tín dụng xảy ra thường tạo cho ngân hàng những tổn thất về tài chính, nhưng những thiệt hại về uy tín, về mất lòng tin của xã hội là những tốn thất còn lớn hơn nhiều Vấn đề giữ uy tín là điều tối quan trọng, chỉ cần mất niềm tin vào ngân
hàng thì người gửi tiền sẽ có thể kéo đến ngân hàng rút tiền Nếu rủi ro xảy ra ở
mức độ ngân hàng không có khả năng ứng phó thì sẽ gây phản ứng dây chuyền trong dân chúng, dân chúng sẽ đỗ xô đến ngân hàng rút tiền gửi Đối với những khoản cho vay dài hạn ngân hàng không thé thu hồi vốn ngay, đồng thời rủi ro tín dụng đã làm mắt một phần vốn của ngân hàng Như vậy, ngân hàng không còn khả năng thanh toán và sẽ đi đến phá sản
1.1.4.2 Đối với khách hàng
Rủi ro tín dụng không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đối với ngân hàng mà nó còn có tác động xấu đối với khách hàng
Trang 28hàng kéo đến rút tién 6 at, vi vay ngân hàng sẽ mắt khả năng thanh toán Khách hàng
cũng phải đối mặt với rủi ro là họ không thể thu hồi lại khoản tiền đã gửi ngân hàng
Đối với người vay tiền: Khi ngân hàng có rủi ro tín đụng ở mức độ cao ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, người gửi tiền tới ngân hàng sẽ ít đi và ngân hàng sẽ phải trả cho họ một lãi suất cao đồng thời ngân hàng áp dụng chính sách thận trọng hơn khi cho vay Như vậy, ngân hàng sẽ hạn chế cho vay và áp dụng các điều
khoản cho vay chặt chẽ hơn, đồng thời phải áp dụng với lãi suất cao hơn để đủ bù
đắp lãi suất cao từ các khoản tiền gửi Do đó, người đi vay sẽ gặp khó khăn trong
việc huy động vốn và phải huy động vốn với lãi suất cao hơn, ảnh hưởng đến chi
phí và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với khách hàng gây ra nợ xấu, nợ quá hạn: Khách hàng sẽ bị áp dụng một mức lãi suất phạt cao hơn đồng thời cơ hội để khách hàng tìm các nguồn tài trợ sẽ giảm đi rất nhiều
1.1.4.3 Đối với nền kinh tế
Hoạt động của ngân hàng có tính chất xã hội hoá cao, nó liên quan đến nhiều ngành nghề Ngân hàng thương mại được coi là trung gian tài chính quan trọng của nên kinh tế, có quan hệ trực tiếp và thường xuyên với tất cả các tổ chức kinh tế và
mọi thành phần trong nền kinh tế Do đó, khi rủi ro tín dụng xảy ra có thể gay ton
thất lan truyền đến mọi tê chức kinh tế và cá nhân khác Người gửi tiền sẽ bị mat tiền, người vay tiền sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn dẫn tới tăng chỉ phí
huy động vốn hoặc thiếu vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh Các doanh nghiệp
làm ăn kém hiệu quả, khó có thể thanh toán nợ vay sẽ ảnh hưởng tới cả nền kinh tế
cũng như với các ngân hàng khác mà doanh nghiệp đó vay vốn Như vậy, sự đỗ vỡ của một ngân hàng có thể kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây mắt lòng tin ở dân chúng và có thể dẫn tới khủng hoảng của cả nền kinh tế Có thể thấy rủi ro tín dụng là đầu mối của nhiều cuộc khủng hoảng tài chính hoặc khủng
hoảng kinh tế- xã hội Sự tác động này không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế của các
Trang 291.2 Quản trị rủi ro tin dung
1.2.1 Các khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có
hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn that, mat mát, những ảnh hưởng bắt lợi của rủi ro
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình NH tác động đến hoạt động tín dụng
thông qua bộ máy và công cụ quản lý để phòng ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa việc không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay hoặc thu gốc và lãi không đúng hạn
Một cách tiếp cận khác, quản trị rủi ro tín dụng là việc sử dụng các biện
pháp nghiệp vụ để kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế hậu quả xấu trong hoạt
động tín dụng, giảm thiểu sự tổn thất, không để hoạt động NH lâm vào tình trạng
khó khăn đồ vỡ
Có nhiều khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng, nhưng nên hiểu quần trị rủi ro tín dụng gắn với hiệu quả kinh doanh NH Nếu chọn giải pháp an toàn, mức rủi ro tín dụng thấp thi lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận, tức là hiệu quả kinh doanh kém thì cũng không có ý nghĩa trong quản trị kinh doanh Kinh
doanh NH thực chất là kinh doanh rủi ro ở mức phù hợp và đạt được lợi nhuận
tương ứng Không bao giờ loại bỏ được hoàn toàn rủi ro tín dụng mà phải chấp
nhận nó ở một mức độ thích hợp
Lợi nhuận và rủi ro tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Trong một
biên độ nhất định nào đó thì lợi nhuận và rủi ro tỷ lệ thuận với nhau, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn và ngược lại, nhưng nếu vượt quá biên độ này thì rủi ro sẽ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, vì khi đó lợi nhuận sẽ không đủ bù đắp phần rủi ro quá lớn
Điều này tất yếu sẽ dẫn đến nguy cơ rủi ro rất cao cho hoạt động kinh doanh của NH
Vì vậy, hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM chính là lựa chọn một mức độ rủi ro tín dụng thích hợp mà ở đó lợi nhuận đạt được là tối đa
Trang 30kiểm soát của con người Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của các NH có năng lực quản trị rủi ro tín dụng là khả năng quản trị nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận
được, do nhờ xây dựng một mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động để hạn chế được những rủi ro tín dụng mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố con người và những rủi ro tín dụng khác có thể kiểm soát được
1.2.2 Phương thức quản trị rủi ro tín dụng
Có nhiều phương thức quản trị rủi ro tín dụng, nhưng phương thức quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả ngày nay là vận dụng các nguyên tắc BASEL II về quản trị rủi ro tín dụng, tuân thủ quy trình quản trị rủi ro theo ISO 31000:2009 gồm nhận dạng đo lường, quản lý, kiểm soát và báo cáo rà soát/giảm nhẹ rủi ro tín dụng, phù hợp thông lệ quốc tế được nhiều NH và các tổ chức quốc tế khuyến khích sử dụng
Các nguyên tắc BASEL II về quản trị rủi ro tín dụng:
Uỷ ban BASEL về Giám sát NH là một Uỷ ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động NH được thành lập vào năm 1975 bởi các Thống đốc NH Trung ương của nhóm G10 Uỷ ban này bao gồm đại diện cao cấp của các cơ quan giám sát nghiệp vụ NH và NH Trung ương của các nước Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật
Bản, Hà Lan, Thuy Điển, Vương quốc Anh và Mỹ Giúp việc cho Uý ban BASEL
là Ban Thư ký thường trực có trụ sở làm việc tại Washington (Mỹ) Uỷ ban tổ chức họp thường niên tại trụ sở NH Thanh toán quốc tế (BIS) tại Washington (Mỹ) hoặc
tại thành phé BASEL (Thuy Si)
Uy ban BASEL đã xây dựng và xuất ban hai ấn phẩm:
- Những nguyên tắc cơ bản cho việc giám sát hoạt động của NH một cách có
hiệu quả (hệ thống các nguyên tắc và chuẩn mực về biện pháp thận trọng); và
- Tài liệu hướng dẫn (được cập nhật định kỳ) với các khuyến nghị hiện nay
của uỷ ban BASEL, các hướng dẫn và tiêu chuẩn, hầu hết được kèm với các hướng
dẫn tham khảo trong tài liệu nguyên tắc cơ bản
Cả hai tài liệu này được coi là kim chỉ nam cho NH Trung ương các nước
trong việc ban hành các chính sách và quy chế nhằm đảm bảo an toàn và ổn định
Trang 31Nhu vay, tir ché 1a dién dan trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế về thanh tra và giám sát NH, Uỷ ban BASEL về Giám sát NH ngày nay đã trở thành cơ quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực NH được quốc tế công nhận Các tiêu chuẩn này trên thực tế đã và đang trở thành những tiêu chuẩn mang tính thông lệ quốc tế trong hệ thống NH, đóng vai trò quan trọng trong công tác giám sát hoạt động NH trên toàn thế giới
Uỷ ban BASEL đã đưa ra các nguyên tắc về quản trị rủi ro tin dung (tai an
phẩm số 75 tháng 09/2000) như sau:
)- Thiết lập môi trường rủi ro tín dụng phù hợp dựa vào các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và rà soát định kỳ
(ít nhất là hàng năm) chiến lược và chính sách về rủi ro tín dụng của NH Chiến lược này phản ánh sức chịu đựng của NH đối với rủi ro và mức độ sinh lời mà NH
dự kiến đạt được khi phải gánh chịu các loại rủi ro tín dụng
Nguyên tắc 2: Ban Điều hành phải có trách nhiệm triển khai thực hiện chiến
lược rủi ro tín dụng do Hội đồng quản trị phê duyệt, xây dựng chính sách và quy
trình để nhận dạng, đo lường, kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng Những chính
sách và quy trình này cần chỉ rõ rủi ro tín dụng trong toàn bộ hoạt động của NH ở từng khoản tín dụng cũng như ở cấp độ quản lý danh mục
Nguyên tắc 3: NH cần phải xác định và quản lý rủi ro tín đụng phát sinh trong tất cả các sản phẩm và các hoạt động NH phải đảm bảo rằng rủi ro của các sản phẩm và hoạt động mới phải được kiểm soát và thực hiện theo quy trình quản lý rủi ro thích
hợp, trước khi sản phẩm và hoạt động đó được ban hành hoặc triển khai, đồng thời
phải được phê duyệt trước bởi Hội đồng quản trị hoặc một Uỷ ban thích hợp
Các nguyên tắc này quy định NH cần phải thiết lập một môi trường rủi ro tín
dụng phù hợp hay nói cách khác là phải xác định được mức độ chấp nhận rủi ro hay khẩu vị rủi ro của NH (Risk appetite)
> Thuc hién theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý dựa vào các nguyên tic sau: Nguyên tắc 4: NH phải hoạt động trong phạm vi các tiêu chí cấp tín dụng
Trang 32ràng về thị trường mục tiêu của NH và sự hiểu biết thấu đáo của người vay vốn hay đối tác, nguồn trả nợ của KH cũng như mục đích và cơ cau tin dung
Nguyên tắc 5: NH phải xây dựng các hạn mức tín dụng tổng thể cho mỗi KH
hoặc đối tác vay vốn, hoặc nhóm KH có liên quan, được tổng hợp lại theo các loại rủi ro khác nhau, theo các phương pháp có nghĩa và có thể so sánh được cả trong số
NH và số kinh doanh, cả trong và ngoài bảng tổng kết tài sản
Nguyên tắc 6: NH cần phải có quy trình rõ ràng cho việc phê duyệt mới, sửa đổi, cấp lại hoặc tái tài trợ các khoản tín dụng hiện tại
Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng phải được thực hiện trên nguyên tắc thận trọng và khách quan Cụ thể là các khoản tín dụng cho các công ty và cá nhân có liên quan phải được giám sát, quan tâm đặc biệt, cần có những biện pháp thích hợp để kiểm soát và giảm thiểu rủi ro trong việc cho vay
> Duy tri mét quy trinh đo lường, kiểm soát và quản trị tín dụng phù hợp dựa vào các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 8: NH cần phải có một hệ thống để thực hiện quản trị và giám sát thường xuyên, liên tục danh mục các khoản cho vay có rủi ro Cần duy trì bộ phận
quản lý tín dụng Cơ cấu tổ chức của bộ phận này thay đổi tuỳ theo quy mô và mức
độ phức tạp của NH Khi cán bộ quản lý tín dụng thực hiện các chức năng nhạy cảm
như lưu trữ các hồ sơ quan trọng, chuyển tiền đi hay nhập các giới hạn vào cơ sở dữ liệu trên máy tính, họ cần báo cáo cho các nhà quản lý độc lập với chức năng tiếp
thị và phê duyệt tín dụng
Nguyên tắc 9: NH cần phải có hệ thống giám sát điều kiện của từng khoản tín
dụng, bao gồm cả việc xác định đủ mức dự phòng rủi ro tín dụng
Nguyên tắc 10: NH cần có hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng nội bộ để quản lý rủi ro tín dụng Hệ thống định hạng cần phải nhất quán với bản chất, quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động của NH
Trang 33thong tin vé co cấu của danh mục tín dụng để có thể nhận dạng các rủi ro tín dụng do tập trung vào một ngành, lĩnh vực
Nguyên tắc 12: NH phải có hệ thống giám sát cầu trúc tổng thé và chất lượng danh mục tín dụng
Nguyên tắc 13: NH cần phải đánh giá đầy đủ những biến động về điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai khi xem xét từng khoản tín dụng cũng như danh mục cho vay của mình và cần đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trong điều kiện xâu nhất (Stress testing)
Đảm bảo kiểm soát đầy đủ rúi ro tín dụng dựa vào các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 14: NH phải xây dựng hệ thống rà soát, đánh giá độc lập và liên tục quy trình quản lý rủi ro tín dụng của NH, kết quá rà soát phải được báo cáo trực
tiếp Hội đồng Quản trị và Ban điều hành
Nguyên tắc 15: NH phải đảm bảo rằng chức năng cấp tín dụng được quản lý
đúng mức và rủi ro tín dụng được kiểm soát theo các giới hạn và chuẩn mực nội bộ
NH cần thiết lập và thực thi hệ thống kiểm tra nội bộ và các thông lệ khác để đảm
bảo rằng các trường hợp ngoại lệ so với chính sách, quy trình và hạn mức được báo
cáo một các kịp thời tới cấp quản lý thích hợp để xử lý
Nguyên tắc 16: NH phải có hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản tín dụng có nguy cơ giảm sút, quản lý các khoản cho vay có vấn đề và các trường hợp
nợ xấu tương tự
Uỷ ban BASEL tin rằng các nguyên tắc về quản lý rủi ro tín đụng này là một
khuôn khổ hữu ích cho việc quản lý và giám sát rủi ro NH một cách thận trọng,
đồng thời làm cơ sở cho các NH ban hành các chính sách, thủ tục và thông lệ thực hành về quản trị rủi ro trong hoạt động NH
1.2.3 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
Trang 34Nhận diện/ Xác si : POM cre La 01010 :9)4 đáo cáo Giảm thiên Quản lý/hiêm Nerds
Nguôn: nguyén tac quan ly rai ro cla BASEL
Hình 1.1 M6 hinh quan tri rui ro
Như vậy có thể thây quy trình quản trị rủi ro gôm các nội dung: 1 Nhận diện/xác định rủi ro; 2 Đo lường rủi ro; 3 Quan lý kiểm soát rủi ro và 4 Giảm thiểu rủi ro
1.2.3.1 Nhận diện rủi ro
Để quản trị rủi ro trước hết phải nhận dạng hay nhận biết được rủi ro Nhận
dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động
kinh doanh của NH Nhận diện rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của NH, nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo
được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với NH, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp
Có nhiều phương pháp nhận biết rủi ro như: phương pháp dựa vào mục tiêu (bất kỳ những gì cản trở việc thực hiện mục tiêu được coi là rủi ro); phương pháp đưa ra tình huống (đặt giả thiết nếu một việc xảy ra thì sẽ như thế nào?); phương pháp dựa vào kinh nghiệm, tiền lệ; phương pháp hỗn hợp (kết hợp các phương pháp trên)
Một số dấu hiệu cảnh báo khoản tín dụng có vấn đề:
Trang 35- Thay đổi cơ cấu quản trị, ban lãnh đạo DN
- Sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho ngày càng tăng - Các khoản phải thu lớn, xuất hiện những khoản thu khó đòi
- Báo cáo tài chính không rõ ràng minh bạch, có nhiều báo cáo tài chính khác nhau -_ Có những thông tin xấu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN - Thường xuyên gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ
- Ban lãnh đạo DN ln lãng tránh hoặc trì hỗn trong việc thực hiện các yêu cầu của NH
1.2.3.2 Đo lưỡng rủi ro tín dụng
Trong công tác quản trị rủi ro, cần thiết phải có một hệ thống đo lường RRTD nhằm
phân loại các mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH, từ đó có biện
pháp cụ thể để quản trị tốt những rủi ro ở các mức độ khác nhau Có nhiều mô hình dé đo lường rủi ro tín dụng gồm cả định tính và định lượng, đánh giá KH và đánh giá tổng thể rủi ro của hoạt động tín dụng một NH Sau đây là một số mô hình phô biến:
Theo nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết [1], tác giả lấy
số liệu nghiên cứu từ 438 hồ sơ vay của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp tại VCB Cân Thơ Sau đó tiến hành khảo sát hồ sơ tín dụng để thu thập số liệu và thông tin
cần thiết Trong nghiên cứu mô hình xác suất probit được sử dụng để đánh giá mức
độ rủi ro tín dụng của khoản vay Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến khả năng tài
chính của khách hàng vay, sử dụng vốn vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, đa
dạng hóa hoạt động kinh doanh, kiểm tra, giám sát khoản vay là có ảnh hưởng đến
mức độ rủi ro tín dụng Điều đó chứng tỏ cả ngân hàng và khách hàng đều có ảnh hưởng đến việc thanh toán các khoản cấp tín đụng có đúng hạn hay không
a Mô hình 1: Mô hình định tính - mô hình chất lượng 6C
- Tư cách người vay (Character): Thể hiện ở tỉnh thần trách nhiệm, tính trung
thực, danh tiếng, thương hiệu, lịch sử quan hệ tín dụng, mục đích vay rõ ràng
- Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào quy định luật pháp của quốc
gia, đòi hỏi người đi vay phải có năng lực pháp luật dan sy và năng lực hành vi dân sự
Trang 36- Bao dam tién vay (Collateral): Nguén tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng thuộc sở hữu hợp pháp khách hàng hoặc người bảo lãnh như
động sản, bất động sản, giấy tờ có giá Đặc biệt, chú ý đến những yếu tố nhạy
cảm như: tuổi thọ, tính khả mại, khía cạnh công nghệ
- Các điều kiện (Condition): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng theo từng thời kỳ như xu hướng ngành, điều kiện kinh tế, chu kỳ kinh doanh
- Kiểm soát (Control): Tập trung vào những vấn đẻ như sự thay đổi của luật pháp có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của NH hay không?
Ưu điểm: Mô hình tương đối đơn giản
Nhược điểm: Mô hình phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chính xác của nguồn
thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá chủ
quan của CBTD (Nguyễn Đăng Dờn [7])
b Mô hình 2: Mô hình xếp hạng của Moody°s và Standard & Poor”s
Rủi ro tín dụng thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và các khoan cho vay Moody’s va Standard & Poor’s 1a nhitng dich vụ xếp hạng tốt nhất
Bang 1.1: Mô hình xếp hang cia Moody’s va Standard & Poor’s:
Moody%s |Standard & Poor?s Tinh trang
AAA Aaa Chat lượng cao nhất, rủi ro thập nhất
AA Aa Chất lượng cao
A A Chất lượng trên trung bình
BBB Baa Chất lượng trung bình
BB Ba Chất lượng trung bình mang yếu tổ đầu cơ
B B Chất lượng dưới trung bình CCC Caa Chất lượng kém
CC Ca Mang tinh dau cơ, có thể vỡ nợ
Cc C Chat lượng kém nhất, triển vọng xâu
Trang 37
c Mô hình 3: Mô hình điểm số tin dụng tiêu dùng
Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc,
sở hữu nhà, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác Tổng số
điểm tín dụng tiêu dùng theo 8 tiêu chí trên là 43 điểm (Max), thấp nhất là 9 điểm (Min) Giả sử ngân hàng xác định mức 28 điểm là ở mức rủi ro khá cao, cần từ chối
cho vay, còn lại trên 28 điểm, được chia ra 6 bậc theo khung chính sách tín dụng
với hạn mức cho vay tối đa (Nguyễn Đăng Dờn) như sau:
Bảng 1.2 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng Tổng số điểm của KH Hạn mức tín dụng Từ 28 điểm trở xuống Tir chéi tin dung
29-30 diém 500 USD (10 trigu VND)
31-33 diém 1.000 USD (20 triệu VND)
34-36 điểm 2.500 USD (50 triệu VND) 37-38 điểm 3.500 USD (70 triệu VND)
39-40 điểm 5.000 USD (100 triệu VND)
41-43 điểm 10.000 USD (200 triệu VND)
Nguồn: Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự 1.2.3.3 Quản lý/ kiểm soát rủi ro tín dụng
Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng cụ thể có thể khác nhau giữa các NH tuỳ theo khả năng nhận thức cũng như bản chất và mức độ phức tạp của hoạt động tín dụng Các biện pháp quản lý rủi ro toàn diện sẽ tuân thủ các nguyên tắc quản lý rủi ro can trong, dé là các nguyên tắc quản lý rủi ro của BASEL và các thông lệ tốt nhất Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng như:
- Xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược chính sách, quy trình quản lý RRTD
- Xác lập các giới hạn, hạn mức theo ngành nghề, KH, loại tiền, sản phẩm, khu vực địa lý
- Xây dựng mô hình phù hợp để kiếm soát rủi ro (tách bạch 3 khâu: Đề xuất, thâm
Trang 38- Tuan thu chinh sach, quy trinh tín dụng một cách thận trọng
- Nâng cao chất lượng công tác phân tích và thẩm định tín dụng - Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng, hệ thống chấm điểm tín dụng - Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng
1.2.3.4 Giảm nhẹ rủi ro
Là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro Căn cứ vào mức độ rủi ro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài chính, và khả năng chấp nhận rủi ro mà có
những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm làm giảm mức độ thiệt hại:
- Nâng cao tỷ trọng và chất lượng tài sản bảo đảm; Phân loại nợ và xử lý nợ xấu
- Trích dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng: Chia sẻ rủi ro (đồng tải trợ, bán nợ )
- Sử dụng một số công cụ tài chính để bán hay phân tán rủi ro như:
+ Các công cụ tài chính phái sinh như kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi :
Như đã đề cập phần trên, khi DN vay bằng ngoại tệ và trả bằng VND thì sẽ
gặp rủi ro tỷ giá, cụ thể là DN sẽ bị thiệt hại nếu tỷ giá tăng và NH sẽ thiệt hại nếu
tỷ giá giảm Để phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, có thể sử dụng các kỹ thuật bảo hiểm rủi ro ty giá như hợp đồng kỳ hạn (forwawd), quyền chọn (Option), hoán đổi ngoại tệ (swap), hợp đồng tương lai (Future) Đây là những công cụ phòng ngừa rủi ro
hiệu quả cho cả DN và NH khi tỷ giá biến động, đảm bảo khả năng trả nợ của DN
và do đó sẽ giảm được rủi ro tín dụng cho NH
+ Hoán đổi lãi suất: NH sử dụng các nghiệp vụ như hoán đổi lãi suất một
đồng tiền (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ), giữa hai đồng tiền, hoán đổi lãi suất tiền
tệ chéo, hoán đổi lãi suất bắt đầu trong tương lai, hoán đổi lãi suất cộng dồn nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro do biến động lãi suất trên thị trường, vừa đa dạng dịch
vụ cho KH, vừa kiếm thêm lợi nhuận
+ Bảo hiểm tin dụng :
Người mua bảo hiểm là NH hoặc KH khi KH không có khả năng trả nợ thì
Công ty bảo hiểm (bên bán bảo hiểm) sẽ chịu trách nhiệm trả nợ Đây là biện pháp
Trang 39Ngoài các công cụ trên đã bước đầu được sử dụng khá hiệu quả ở Việt Nam, còn
một số công cụ khác để phòng ngừa RRTD như: chứng khoán hoá bảng tổng kết tài sản
của NH, sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh như: hợp đồng trao đổi TD, hợp đồng quyền TD (Credit options) Đây là các hợp đồng tài chính bảo vệ NH trong trường hợp
các khoản nợ khơng thể thanh tốn được, có thể được sử dụng hiệu quả trong việc giám rủi
ro phát sinh nợ xấu của NH Tuy nhiên, các công cụ này khá phức tạp và mới mẻ, đòi hỏi
một môi trường đồng bộ mà Việt Nam hiện nay chưa có cơ chế thực hiện
1.3 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank An Giang
Dựa trên những cơ sở lý thuyết về rủi ro tin dung va quan trị rủi ro tín dụng, tác giả tiến hành xây dựng quy trình quan trj tin dung bằng việc phỏng vấn các chuyên gia về tài chính trong ngành
Qua thảo luận, các chuyên gia đã thống nhất mô hình quản trị rủi ro tin dung tại Agribank An Giang là sự phối hợp nhịp nhàng của cả bốn quá trình: Nhán
dién/xac định rủi ro, đo lường rủi ro, quản lÿ/ kiểm soát rủi ro, và giảm thiểu rủi ro
Điều này thể hiện qua hình sau: NA ỐC eee Pe TT | RR Bao cas Giam thiểu TOIT ASAD tril
Nguồn: Tác giả và phỏng vấn chuyên gia
Hình 1.2: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank An Giang
Trang 401.4 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giới
1.4.1 Kinh nghiệm của Mỹ
Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Mỹ cho thấy, để việc kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả cần:
Thứ nhất, nuôi đưỡng một mối quan hệ lâu dài và tông hợp với bên đi vay và phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của họ Kết quả là những người cho vay sẽ hiểu nhiều hơn vẻ tình hình tài chính của khách hàng và có được lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính đa dạng, trong khi đó bên vay sẽ có được một nguồn hễ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng
Thứ hai, nhẫn mạnh việc thâm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thấm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu
Hơn nữa, cần đánh giá đúng tình trạng của từng bên vay hơn là câu nệ vào các phương pháp và công thức tự động, ví dụ như chấm điểm tín dụng Chấm điểm tín dụng, căn cứ vào công thức có sẵn để đo lường và tiên đoán về mức độ rủi ro của các khách hàng tiềm năng, được thiết kế để cải tạo quy trình thâm định khoản vay Mặc dù chấm điểm tín dụng theo cách truyền thống thường được sử dụng cho vay tiêu dùng, khi dựa vào đó để duyệt khoản tín dụng thẻ hoặc tín dụng để mua ô tô, họ là khách hàng tiềm năng trong một chuỗi khách hàng 8/9 đơn vị cho vay được nghiên cứu, tuy nhiên, lại không sử dụng chấm điểm tín đụng cho khách hàng nhỏ, chủ yêu vì họ cho rằng không có nhiều tương quan giữa quá khứ tín dụng của bên
vay, như được đo lường trong hệ số tín nhiệm, với hoạt động của khách hàng này
trong tương lai Mặc dù có một số đơn vị cho vay sử dụng chấm điểm tín đụng cho tin dung tiêu ding, họ tin rằng cho vay doanh nghiệp nhỏ có quá nhiều những đặc
tính riêng rất khó được phân tích thông qua một hệ thống tự động Hơn thế nữa,
chấm điểm tín dụng có thể loại trừ mắt các khách hàng tiềm năng tốt, những khách
hàng không có đủ số lượng năm có lãi, số năm có lãi tối thiểu là một tiêu chí để xác
định dự án khả thi trong tương lai