John Locke

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII (Trang 39)

B. NỘI DUNG

2.4. John Locke

Locke (1632- 1704) là đại biểu duy cảm điển hình của chủ nghĩa duy vật Anh. Hêghen nói: “Khoa học nói chung và nhất là các khoa học kinh nghiệm, bởi nguồn gốc của mình, phải mang ơn phương pháp của Locke” [Dẫn theo: 50, tr. 285]

Cả Bacon lẫn Hobbes đều đã thúc đẩy việc nhận thức dựa trên sự quan sát. Vì vậy, có thể gọi họ là những nhà duy kinh nghiệm. Nhưng cả Bacon lẫn

Hobbes đều không nêu lên câu hỏi quyết định nào về năng lực tri thức của con người. Mặc dù cả hai đều phát hiện và bác bỏ các kiểu thức tư duy mà họ coi là vô ích và sai lầm nhưng họ vẫn thống nhất với nhau rằng nhận thức có khả năng tạo ra tri thức chắc chắn về thiên nhiên khi nó sử dụng phương pháp thích hợp. Locke là người đầu tiên tiến hành một cuộc nghiên cứu toàn diện về phạm vi và giới hạn của nhận thức con người. Triết học của Locke chủ yếu đề cập đến những vấn đề nhận thức luận “Đối với mục đích thật sự của tôi, ông viết, chỉ cần nghiên cứu các khả năng nhận thức của con người, việc chúng được vận dụng trong nhận thức khách thể mà sự vật có liên quan là đủ” [ Dẫn theo: 50, tr. 286]

Locke mở đầu nhận thức luận của mình bằng việc phê phán học thuyết thừa nhận các tư tưởng bẩm sinh của Descartes và môn phái theo học thuyết trên. Phê phán học thuyết duy tâm trên, Locke tìm cách luận chứng cho sự vô lý của nó. Theo ông, “Để thuyết phục những độc giả không có thành kiến gì về sự giả dối của quan niệm trên, chỉ cần vạch ra tại sao mà mọi người chỉ đơn thuần dựa vào những khả năng của mình, không cần đến những ý niệm bẩm sinh, mà vẫn có thể có được toàn bộ tri thức của mình và đi đến chân lý” [Dẫn theo: 50, tr. 287]

Ông cho rằng những người ủng hộ thuyết ý niệm bẩm sinh dựa trên cơ sở là người ta nói chung chấp nhận là đúng và chắc chắn một số nguyên lý của lý trí. Trong số các nguyên lý này có nguyên lý đồng nhất “ Cái gì tồn tại thì tồn tại”, và nguyên lý về tính không mâu thuẫn “Một vật không thể vừa tồn tại vừa đồng thời không tồn tại”. Nhưng các nguyên lý này có là bẩm sinh không? Locke phản đối chúng là bẩm sinh mặc dù ông không phủ nhận sự chắc chắn của chúng. Chúng là chắc chắn không phải vì chúng là bẩm sinh mà vì trí tuệ khi suy nghĩ về các sự vật hiện thực, không cho phép chúng ta

phổ quát về các nguyên lý này hay không. Locke nói: “Hiếm thấy các nguyên lý chung này được nhắc đến trong các túp lều của thổ dân Anh điêng, càng hiếm thấy hơn trong suy nghĩ của trẻ con” [Dẫn theo 41, tr. 216]. Như vậy các nguyên lý chung không thể là bẩm sinh được vì chúng không có sẵn trong đầu óc của mọi con người ở mọi dân tộc. Nếu lý luận rằng các nguyên lý này chỉ được nhận biết sau khi trí khôn trưởng thành thì tại sao gọi chúng là bẩm sinh? Nếu là bẩm sinh thực sự thì chúng phải luôn được biết. Nhưng có nhiều trẻ em, Locke khẳng định, thậm chí có nhiều người lớn tuổi nhưng vô học đều không biết cả những điều sơ đẳng. Hơn nữa, Locke cho rằng, nếu thừa nhận các tư tưởng bẩm sinh (tức các chân lý hiển nhiên) thì như vậy toàn bộ quá trình nhận thức trở nên thừa, bởi vì điều đó chẳng khác gì khẳng định rằng nhận thức đã khám phá cho con người những điều mà anh ta đã biết từ trước rồi. Hơn nữa, toàn bộ các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đều không phải là bẩm sinh. Ngay giữa các nước, các dân tộc cũng không có các quan niệm giống nhau về các chuẩn mực trên. Trong khi đó nếu chúng là bẩm sinh thì phải như nhau đối với tất cả mọi người. Locke khẳng định: “Ngay cả tính đúng đắn và chính nghĩa cũng không phải được tất cả mọi người thừa nhận là những nguyên lý của luân lý. Có nghĩa là các nguyên tắc của luân lý cần phải được chứng minh, và do vậy chúng không phải là bẩm sinh” [ Dẫn theo 50, tr.228]. Cho nên, toàn bộ các tri thức, chân lý đều là kết quả nhận thức của con người chứ không phải là bẩm sinh. Locke cho rằng vấn đề lý thuyết các ý niệm bẩm sinh là thừa vì nó không chứa điều gì mà ông không thể cắt nghĩa bằng lối giải thích duy nghiệm về nguồn gốc các ý niệm. [Dẫn theo: 41, tr. 217]

Từ việc phê phán học thuyết thừa nhận các tư tưởng bẩm sinh, Locke kết luận “nếu như chúng ta để ý đến những đứa trẻ mới sinh, thì chúng ta sẽ có ít cơ sở để nghĩ rằng chúng mang đến cho thế gian nhiều tư tưởng. Bởi vì loại

trừ có thể có những ý niệm mơ hồ về cái đói, khát, đau đớn mà chúng có được từ trong lòng mẹ thì trong chúng không thể có biểu hiện tí nào của các ý niệm nhất định, nhất là các ý niệm tương ứng với các từ ngữ tạo nên mệnh đề mà người ta coi là những nguyên lý bẩm sinh. Chúng dần dần có được ở trong linh hồn con người nhờ kinh nghiệm, cũng như sự quan sát của con người đối với các sự vật xung quanh” [Dẫn theo: 50, tr. 288]

Như vậy với việc phê phán học thuyết thừa nhận các tưởng bẩm sinh Locke chỉ ra rằng nguồn gốc tri thức của con người không phải là bẩm sinh, tri thức không phải là sẵn có trong tâm hồn con người từ khi mới sinh ra mà theo đó nhận thức là một quá trình khám phá, phát hiện ra nó. Nguồn gốc nhận thức của con người là kinh nghiệm. Tri thức được giới hạn vào các ý niệm nhưng không phải các ý niệm hay hình thức của Platon, mà là các ý niệm được sinh ra do các sự vật chúng ta kinh nghiệm.

Đối lập với học thuyết duy tâm trên, Locke đưa ra nguyên lý tabula rasa (tấm bảng sạch): “linh hồn chúng ta khi mới sinh ra có thể nói như một tờ giấy trắng, không có một ký hiệu hay ý niệm nào cả” [Dẫn theo 50, tr. 288]

Nguyên lý này lần đầu tiên được Aristote nêu ra và được Locke phát triển. Theo cách hiểu của ông, nguyên lý này khẳng định: Thứ nhất, mọi tri thức của con người không phải là bẩm sinh mà là kết quả của nhận thức con người. Thứ hai, mọi quá trình nhận thức đều phải xuất phát từ các cơ quan cảm tính. Thứ ba, linh hồn con người không phải đơn thuần là tấm bảng sạch hoàn toàn thụ động đối với mọi hoàn cảnh xung quanh mà có vai trò tích cực nhất định. “Trong số những người được giáo dục như nhau, Locke nhận xét, tồn tại một sự bất bình đẳng rất lớn về khả năng” trí tuệ của họ. [ Dẫn theo: 50, tr. 288]

như sau: “Giả sử chúng ta coi trí khôn giống như một tờ giấy trắng, không in chữ nào cả, không có ý niệm nào cả. Làm thế nào nó được chứa đầy? Do đâu nó có tất cả các chất liệu của lý trí và tri thức? Tôi trả lời bằng một từ kinh nghiệm “mọi tri thức đều dựa trên kinh nghiệm và suy cho cùng đều xuất phát từ đó. Sự quan sát của chúng ta hướng tới các sự vật bên ngoài hoặc là hướng vào chính hoạt động của linh hồn. Đó là nguồn gốc chính mà từ đó xuất phát mọi ý niệm” [Dẫn theo 50, tr. 289]

Quá trình nhận thức được ông miêu tả như sau: Tri thức chân chính phải bắt nguồn từ các cảm giác khác nhau do giác quan đưa lại. Khi sinh ra tâm trí con người giống như một tabula rasa, tức là một tấm bảng sạch, trên đó chưa hề viết sẵn điều gì. Chúng ta bắt đầu nhận thức thế giới bên ngoài nhờ thị giác, khứu giác, vị giác… Hoạt động nhận thức này làm xuất hiện theo cách gọi của Locke, những “ý niệm đơn giản”, tức là những cảm giác khác nhau. Thí dụ khi ăn một quả cam, ta cảm nhận được một loạt những cảm giác khác nhau chồng chất lên nhau: mắt ta thấy màu vàng, mũi ta ngửi thấy mùi đặc trưng của cam, lưỡi ta cảm được vị ngọt pha lẫn chua... Nhưng Locke cũng nhấn mạnh rằng, đó mới chỉ là những ấn tượng, hình ảnh đơn giản, chưa hoàn toàn đã là những tri thức rõ ràng, đầy đủ về đối tượng. Ý thức ta không chấp nhận những cảm giác đó một cách thụ động, mà xếp đặt, đối chiếu, so sánh chúng với nhau, hoài nghi, cân nhắc chúng, đặt chúng vào những lập luận khác nhau. Sau khi đã nhiều lần ăn cam, so sánh, liên hệ những lần ấy với nhau và với những lúc ăn các trái khác, ta mới kết luận rành mạch, rằng ta ăn một trái cam chứ không phải một quả khác hay một cái gì khác. Trái cam lúc đó mới được ta nhận biết như một sự vật xác định, hoàn chỉnh. Hơn nữa, theo Locke, các cảm giác không hoàn toàn cung cấp cho con người những biểu tượng khách quan về sự vật, cho nên ý thức còn phải chọn lọc chúng, gạn lấy những gì chắc chắn là thuộc về sự vật bên ngoài. Locke gọi hoạt động này của

ý thức là phản tỉnh. Và những cái có được nhờ sự phản tỉnh này được Locke gọi là những “ý niệm phức tạp”, phân biệt với những hoạt động tri giác và những cảm giác đơn giản.

Tuy nhiên sự đánh giá của ông về những ý niệm phức tạp do hoạt động của ý thức tạo ra lại không rõ ràng. Một mặt, ông thừa nhận giá trị của chúng khi chúng được tạo ra trên cơ sở cảm giác. Nhưng mặt khác ông lại cho rằng những hiểu biết đó, đặc biệt là những khái niệm trừu tượng, khái quát là mang tính chủ quan, là sản phẩm riêng của ý thức con người mà không phản ánh đặc tính tự thân nào của sự vật. Ở đây có thể thấy sự lúng túng của Locke khi ông phân tích mối quan hệ giữa hoạt động của ý thức và hoạt động của tri giác cảm tính. Nếu như trước khi tri giác thế giới, ý thức con người chỉ là một tấm bảng sạch, không có sẵn một quan niệm suy nghĩ nào cả, thì sau khi cảm nhận sự vật con người lấy đâu ra năng lực sắp đặt, chọn lọc các cảm giác để có thể xây dựng các tri thức phức tạp về đối tượng? Còn nếu như thừa nhận một khả năng suy nghĩ tích cực nào đó của ý thức cùng với năng lực tri giác của giác quan thì cũng phải thừa nhận rằng thuyết ý tưởng bẩm sinh của Descartes không phải không có lý. Chính là do lúng túng như vậy nên sự phản bác của Locke đối với Descartes bị mất đi phần nào sức nặng. Trên thực tế ông đã chịu ảnh hưởng của Descartes khi cho rằng trí tuệ có thể quan niệm được một số thuộc tính của không gian hay lý tính con người mang trong nó ý tưởng về Thượng đế [ Xem 7, tr. 21]

Đặc biệt học thuyết của Locke về cảm giác đã phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa ông và Descartes. Locke chia cảm giác thành “chất có trước” và “chất có sau”. “Chất có trước” là những cảm giác về những thuộc tính số lượng của sự vật như khối lượng, sức nặng, hình dạng, vận động. Các thuộc tính này đều là khách quan, vốn có của đối tượng. “Chất có sau” là những

xanh, đỏ… Những cảm giác này không phản ánh thuộc tính khách quan của đối tượng mà chỉ thể hiện những hiệu quả xảy ra trên giác quan con người. Sự phân biệt “chất có trước” và “chất có sau” của Locke làm nhớ lại những luận giải của Descartes về thực thể quảng tính. Descartes chia hiểu biết của con người về thực thể này thành hai loại: những quan niệm của tư duy về tính chất chiếm không gian của vật thể và những cảm giác của giác quan về phẩm tính của vật thể như màu sắc, mùi vị. Quan niệm (của tư duy) về quảng tính của vật thể thì rõ ràng, tất yếu, do đó là những tri thức chân thực; còn những cảm giác của giác quan về các phẩm tính của sự vật thì không minh bạch, chỉ cho biết những điều lợi hại đối với sự sinh tồn của ta, cho nên chúng không phải là những tri thức đúng đắn về bản chất của vật thể. Rõ ràng, Locke đối lập với Descartes khi cho rằng những tri thức về số lượng của sự vật không phải là những quan niệm bẩm sinh, mà bắt nguồn từ cảm giác nhưng đồng thời ông lại chịu ảnh hưởng của Descartes khi nhận định rằng những cảm giác về phẩm tính của sự vật (“chất có sau”) chỉ là chủ quan, là kết quả hoạt động của riêng lý tính, không phản ánh cái vốn có của đối tượng.

Như vậy, có thể nói Locke là đại biểu điển hình đầu tiên của chủ nghĩa duy kinh nghiệm trong thời kì Cận đại. C. Mác và Ph. Ănghen đánh giá: “Trong quyển Bàn về nguồn gốc của lý tính con người, Locke đã mang lại cơ sở cho nguyên tắc của Bacon và Hobbes” [Dẫn theo: 7, tr. 15]. Chính sự phê phán trực tiếp của ông đối với học thuyết về những tư tưởng bẩm sinh của Descartes đã mở đầu cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy kinh nghiệm ở thời kỳ này. Nhấn mạnh mối liên hệ giữa cảm giác, kinh nghiệm và những tri thức lý tính, Locke đã bác bỏ tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy lý, cho rằng tri giác cảm tính là hình thức cơ bản của nhận thức, rằng mọi tri thức đều bắt nguồn từ các cảm giác do các giác quan đưa lại. Nhưng ông đã không giũ bỏ hoàn toàn được ảnh hưởng của lập trường duy lý,

do vậy sự phê phán của ông chưa thể đánh bật được gốc rễ của chủ nghĩa duy lý. Học thuyết của Locke về nhận thức cũng mở đầu các khuynh hướng đối lập nhau sau này trong chủ nghĩa duy kinh nghiệm thế kỷ XVII – XVIII.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)