1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận về tín dụng thương mại

15 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 113 KB

Nội dung

1.3 Công cụ tín dụng thương mại Để đảm bảo người mua chịu trả nợ khi đúng hạn, bên cạnh sự tin tưởng, người bán chịu còn đòi hỏi phải có một chứng cứ pháp lý, đó chính là tờ giấy chứng n

Trang 1

1.Tín dụng thương mại

1.1 Khái niệm

Trong thực tế, do có sự khác biệt về chu kỳ sản xuất – kinh doanh giữa các doanh nghiệp, việc thừa vốn ở doanh nghiệp này và thiếu vốn ở doanh nghiệp khác là hiện tượng phổ biến và có tính tất yếu Trong điều kiện thành phẩm của doanh nghiệp thừa vốn lại là nguyên, nhiên, vật liệu của doanh nghiệp thiếu vốn, nếu quan hệ mua bán chịu được thực hiện trong một thời hạn nhất định thì cả hai đều có lợi Đó chính là

quan hệ tín dụng thương mại

1.2 Đặc điểm của tín dụng thương mại

- Chủ thể tham gia là các doanh nghiệp, thông qua việc trao đổi hàng hóa dịch vụ, thông thường không có khâu trung gian đứng giữa người sử dụng vốn và người có vốn

- Tín dụng thương mại phát triển và vận động theo chu kỳ sản xuất kinh doanh và góp phần làm phát triển sxkd do nó rút ngắn chu kỳ sxkd, giảm chi phí sxkd => quy mô bị hạn chế và thông thường là tín dụng ngắn hạn

- Tín dụng thương mại thông thường không mất chi phí sử dụng vốn (cost of capital)

do hoạt động cấp tín dụng không có lãi trong một khoảng thời gian nhất định, một số trường hợp bên nợ còn được hưởng lãi chiết khấu trả sớm

Hình thức thể hiện thông thường của tín dụng thương mại là hợp đồng trả chậm, thương phiếu (hối phiếu và lệnh phiếu) Trong đó, hối phiếu là giấy đòi tiền vô điều kiện do người bán phát hành, lệnh phiếu là giấy cam kết trả tiền vô điều kiện do người mua phát hành

1.3 Công cụ tín dụng thương mại

Để đảm bảo người mua chịu trả nợ khi đúng hạn, bên cạnh sự tin tưởng, người bán chịu còn đòi hỏi phải có một chứng cứ pháp lý, đó chính là tờ giấy chứng nhận quan hệ mua bán chịu nêu trên, tờ giấy chứng nhận này có thể do chủ nợ lập để đòi tiền, hoặc do con nợ lập để cam kết trả tiền, nó được gọi là “kỳ phiếu thương mại” hay “thương phi

Vì vậy, thương phiếu ra đời trên cơ sở quan hệ mua bán chịu giữa các chủ thể trong nền kinh tế Trong quá trình phát triển, thương phiếu dần dần biến đổi tính chất, từ một giấy chứng nhận nợ thông thường đã trở thành một công cụ lưu thông tín dụng có thể thực hiện được chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán thay thế cho tiền mặt trong nền kinh tế

Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết

thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định Thương phiếu gồm hối phiếu và lệnh phiếu

Trang 2

1.3.1 Phân loại thương phiếu

 Căn cứ vào chủ thể ký phát thương phiếu có hai loại : hối phiếu và lệnh phiếu:

Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh

toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng

Lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng

Như vậy, hối phiếu là lệnh đòi tiền do chủ nợ lập và chỉ sử dụng trong quan hệ thương mại, còn lệnh phiếu thì do người mua chịu lập, được sử dụng không chỉ trong quan hệ thương mại mà còn trong các quan hệ dân sự khác

 Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng, có thể phân chia thương phiếu thành

ba loại:

Thương phiếu vô danh: là loại thương phiếu không ghi tên người hưởng thụ Ai cầm thương phiếu một cách hợp pháp người đó là người hưởng thụ

Thương phiếu ký danh: là loại thương phiếu có ghi tên người hưởng thụ và người này được quyền chuyển nhượng cho người khác

Thương phiếu định danh: cũng là thương phiếu có ghi tên của người hưởng thụ nhưng khác với thương phiếu ký danh là không được chuyển nhượng cho người khác

1.3.2 Tính chất của thương phiếu

° Tính trừu tượng: Trên thương phiếu không ghi cụ thể nguyên nhân phát sinh khoản

nợ mà chỉ ghi các thông tin về số tiền phải trả, thời hạn trả tiền và người trả tiền

° Tính bắt buộc: Qui định người trả tiền phải thanh toán cho người thụ hưởng đúng

hạn, không được phép từ chối hoặc trì hoãn việc trả tiền

° Tính lưu thông: Thương phiếu được chuyển nhượng từ người thụ hưởng sang người

khác bằng phương pháp ký hậu, nó có thể chuyển hoá ra tiền khi mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố tính chất này khiến thương phiếu trở thành một loại phương tiện thanh toán thay cho tiền trong thời gian hiệu lực và mệnh giá thương phiếu

1.3.3 Ích lợi của thương phiếu

Thứ nhất, nhờ vào tính chất lưu thông, thương phiếu đã trở thành một công cụ lưu

thông tín dụng thay thế tiền mặt, tiết kiệm tiền mặt và góp phần ổn định tiền tệ

Trang 3

Thứ hai, nó còn là một cơ sở pháp lý trong quan hệ mua bán chịu, bảo vệ quyền lợi

của các chủ thể trong tín dụng thương mại, loại bỏ được tình trạng nợ nần dây dưa giữa các doanh nghiệp

Thứ ba, thương phiếu là loại tài sản đảm bảo chắc chắn khi ngân hàng nhận chiết

khấu hay nhận cho vay cầm cố Hơn thế nữa, tài sản đảm bảo này lại có tính thanh khoản cao vì ngân hàng có thể mang đi tái chiết khấu hoặc tái cầm cố tại NHNN để khôi phục nguồn vốn của mình

Thứ tư, thương phiếu bổ sung hàng hoá cho thị trường mở, tạo điều kiện cho ngân

hàng trung ương thực hiện tốt công tác điều hoà khối tiền trong lưu thông

Thứ năm, trong trường hợp người đi vay vốn ngân hàng nhận nợ bằng lệnh phiếu,

khi cần thiết, ngân hàng có thể bán khoản nợ này để thu nợ trước hạn bằng cách chuyển nhượng lệnh phiếu cho ngân hàng khác Đây là một giải pháp chứng khoán hoá các khoản cho vay của ngân hàng

Và cuối cùng, thông qua nghiệp vụ bảo lãnh và thu hộ thương phiếu, sẽ giúp ngân hàng tăng thu nhập nhưng không tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình

1.3.4 Nhược điểm của thương phiếu

Nhược điểm thứ nhất, do tính trừu tượng của thương phiếu, sẽ dẫn đến tình trạng hai

doanh nghiệp thông đồng nhau lập ra thương phiếu khống (thương phiếu không phát sinh

từ quan hệ mua bán chịu) để mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố Chính điều này đã làm cho cơ sở đảm bảo của thương phiếu là tín dụng hàng hoá không thể tồn tại,

số tiền cho vay được ngân hàng phát ra không có cơ sở đảm bảo

Nhược điểm thứ hai, với những nhược điểm sẳn có của tín dụng thương mại, khó có

thể mở rộng qui mô (khối lượng) và thời gian mua bán chịu hàng hoá trong trường hợp nhu cầu mua chịu quá lớn và thời gian quá lâu

Nhược điểm thứ ba, quan hệ mua bán chịu này chỉ có thể phát sinh giữa những

doanh nghiệp tín nhiệm, có giao dịch thường xuyên với nhau

Tuy vậy, do tín dụng thương mại tồn tại song song với tín dụng ngân hàng nên những khiếm khuyết nêu trên của tín dụng thương mại và của sự vận dụng thương phiếu sẽ giảm đến mức xem như không đáng kể

1.3.5 Nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu

Chiết khấu thương phiếu là một hình thức cấp tín dụng Thương phiếu là một công

cụ tài chính xuất hiện trong mua bán chịu giữa các doanh nghiệp, nếu mọi chuyện xảy ra bình thường, tức là đến ngày đáo hạn thì người thụ hưởng mang thương phiếu đến đòi con nợ (người có trách nhiệm thanh toán cho tờ thương phiếu đó) để nhận tiền, thì ngân hàng sẽ chẳng có việc gì ở đây Nhưng nếu người thụ hưởng cần tiền và muốn nhận tiền

Trang 4

trước thời hạn thì ngân hàng sẽ tham gia vào và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu bằng cách mua lại tờ thương phiếu đó với giá thấp hơn giá trị có thể nhận được từ

tờ thương phiếu (phần chênh lệch chính là tiền lãi ngân hàng thu được) Khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này mang lại một số lợi ích cơ bản như sau:

* Đối với ngân hàng:

+ Đây là một nghiệp vụ cấp tín dụng khá an toàn do:

- Tính thanh khoản của thương phiếu cao (ngắn hạn, dễ chuyển đổi), nên ngân hàng có thể chủ động sử dụng khi nắm giữ thương phiếu, không bị ứ đọng vốn lâu

- Theo luật thì ngân hàng có quyền truy đòi tất cả các đối tượng có mặt trên tấm thương phiếu (kể cả người đã chuyển nhượng thương phiếu đó)chứ không riêng gì người có trách nhiệm chi trả ghi trong thương phiếu (chiết khấu có truy đòi) Do đó rủi ro tín dụng sẽ thấp đi do có nhiếu người phải chịu trách nhiệm trả nợ hơn

+ Về mặt quản trị ngân hàng thì đây là một dạng dự trữ thứ cấp khá tốt vừa đảm bảo

thanh khoản lại vừa sinh lãi ở mức chấp nhận được

* Đối với doanh nghiệp:

+ Đảm bảo nguồn vốn kết hợp kinh doanh bình thường:

Thương phiếu không phải là tiền vì cần phải chờ tới ngày đáo hạn người thụ hưởng mới nhận được tiền, trong khi đó tiền bán chịu chính là doanh thu của doanh nghiệp cho nên

nó cần phải quay vòng nhanh để doanh nghiệp trang trải chi phí và hoạt động bình

thường Khi doanh nghiệp cần vốn mà tờ thương phiếu lại chưa đến hạn thanh toán thì doanh nghiệp có thể nhờ ngân hàng chiết khấu tờ thương phiếu đó để có tiền sử dụng vào sản xuất

+ Nghiệp vụ CKTP giúp gia tăng quan hệ tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp:

Vì giờ đây với nghiệp vụ CKTP của ngân hàng doanh nghiệp sẵn lòng bán chịu hơn do

có thể chiết khấu nhận được tiền trước ngày đáo hạn tờ thương phiếu khi cần tiền, chứ không cần giữ mãi tờ thương phiếu đó

+ Nghiệp vụ CKTP giúp gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ:

Có điều này là do khi ngân hàng chiết khấu thương phiếu thì người thanh toán thương phiếu mới chính là đối tượng chủ yếu mà ngân hàng quan tâm khi cấp tín dụng, mặc dù chính chủ nợ, hay người thụ hưởng mới là người mang thương phiếu đi chiết khấu Cho nên nếu người thanh toán là công ty lớn, hoạt động hiệu quả thì sẽ dễ dàng được ngân hàng chấp nhận chiết khấu Ví dụ như: Nếu một công ty ABC (rất nhỏ, chưa danh tiếng) bán chịu một lô hàng cho công ty lớn như công ty sữa Vinamilk và lập một hối phiếu, sau

Trang 5

đó Vinamilk ký bảo đảm lên hối phiếu đó Thì khi công ty ABC mang hối phiếu đó đến ngân hàng để chiết khấu, có thể dựa vào danh tiếng, năng lực hoạt động tốt của Vinamilk thì ngân hàng dễ chấp nhận tờ hối phiếu đó hơn Và nhờ đó ABC dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn lý tưởng bậc nhất trong nền kinh tế là từ ngân hàng mà không tốn quá nhiều chi phí và thời gian ( còn tại sao nói nguồn vốn ngân hàng là nguồn vốn lý tưởng trong nền kinh tế thì chắc là các bạn biết rồi)

* Đối với nền kinh tế:

+ Cấp tín dụng bằng CKTP là một hình thức cấp tín dụng an toàn cho nền kinh tế vì khi

cấp tín dụng bằng chiết khấu thương phiếu sẽ đảm bảo nguyên tắc hàng - tiền do khi tiền tung ra từ ngân hàng thì trong nền kinh tế cũng đã có sẵn một lượng hàng hoá tương ứng đang luân chuyển, do đó giảm thiểu áp lực lạm phát Cũng cần chú ý rằng hàng hoá mua chịu của doanh nghiệp chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cho nên, cấp tín dụng bằng hình thức CKTP tạo điều kiện tốt cho sản xuất phát triển gia tăng hàng hoá cho nền kinh tế

1.4 Vai trò của tín dụng thương mại trong nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường hiện tượng thừa thiếu vốn ở các doanh nghiệp thường xuyên xảy ra, vì vậy hoạt động của tín dụng thương mại một mặt đáp ứng được nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tạm thời thiếu đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá của mình Mặt khác sự tồn tại của hình thức tín dụng này giúp cho các doanh nghiệp khai thác được vốn nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh

1.5 Hạn chế của tín dụng thương mại

- Hạn chế về quy mô tín dụng: Tín dụng thương mại là do các nhà doanh nghiệp

cung cấp và họ chỉ cung cấp với khả năng giới hạn của họ Nếu người đi vay có nhu cầu cao hơn thì người cho vay không thể đáp ứng được

- Hạn chế về thời hạn cho vay: Điều kiện kinh doanh và chu kỳ sản xuất của một

doanh nghiệp có thể không phù hợp với nhau, vì vậy mà khi thời hạn mà người cho vay muốn cung cấp và người đi vay có nhu cầu không phù hợp nhau thì tín dụng này không thể xảy ra Nhưng nhờ phương pháp cấp tín dụng của ngân hàng dưới hình thức chiết khấu đã giải quyết được một phần hạn chế này

- Hạn chế về phương hướng: Tín dụng thương mại được cung cấp dưới hình thức

hàng hoá, vì vậy mà doanh nghiệp chỉ cung cấp được tín dụng cho một số doanh nghiệp nhất định - những doanh nghiệp cần hàng hoá đó để sử dụng cho sản xuất hoặc dự trữ để bán ra

Trang 6

Ngoài ra việc cấp tín dụng thương mại chỉ được thực hiện trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau

2 Tín dụng thương mại ở Việt Nam

2.1 Thực trạng

2.1.1 Khó khăn

- Các doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh hiểu biết còn rất ít hoặc còn hiểu

mơ hồ về công cụ chuyển nhượng

- Các chủ thể tham gia vào nghiệp vụ thương phiếu (Người bán chịu hàng hoá, người được chuyển nhượng thương phiếu, ngân hàng bảo lãnh…) chưa thật sự có lòng tin đối với thương phiếu và khả năng chuyển hoá ra tiền của thương phiếu khi đến hạn

- Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có những thông tư hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thương phiếu, chưa ban hành mẫu biểu cụ thể cho thương phiếu để nó có thể trở thành một công cụ lưu thông tín dụng pháp định có thể thay thế cho tiền mặt trong lưu thông

- Pháp lệnh thương phiếu vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng nên tính khả thi vẫn còn kém

Chính vì những khó khăn trên mà trong thời gian qua, thương phiếu và các nghiệp vụ liên quan đến thương phiếu vẫn chưa đi vào đời sống kinh tế ở Việt Nam

2.1.2 Thuận lợi

- Do đặc điểm tình hình kinh tế,số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam tăng mở rộng qui mô

- Gia nhập ASIAN,AFTA,APEC,WTO…mở rộng quan hệ gia lưu thương mại

- Đòi hỏi doanh nghiệp tìm hiểu,sử dụng các phương thức,phương tiện thanh toan phổ biến trong quan hệ thương mại quốc tế,tín dụng thương mại quốc tế như séc,hối phiếu đòi nơ…

- Đảng Nhà nước quan tâm và có nhiều giải pháp để phát triển hoạt động TDTM

- Việc ban hành luật mới vế công cụ chuyển nhượng ở Việt Nam tạo cơ sở pháp lí cho hoạt động TDTM Thúc đẩy giao lưu thương mại thông qua công cụ thanh toán,tín dụng mới cho nền kinh tế tăng khả năng lưu thông của các công cụ chuyển nhượng

2.2 Các giải pháp khắc phục khó khăn

Trang 7

- Nhanh chóng tạo dựng một hành lang pháp lý cho sự tồn tại và cho việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thương phiếu được an toàn và thuận lợi Mặc dù Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh thương phiếu có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2000 và Chính Phủ đã ban hành nghị định 32/2001/NĐ -CP ngày 5.7.2001 hướng dẫn thi hành pháp lệnh trên nhưng vẫn còn nhiều bất cập như chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế…

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, thảo luận về thương phiếu và ích lợi của thương phiếu đến các doanh nghiệp, là những chủ thể chủ yếu trong quan hệ thương phiếu

- Nâng cao hiệu lực hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) dể có thể cung cấp chính xác và kịp thời năng lực chi trả, uy tín của các doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán thương phiếu, đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng

- Trong thời gian đầu Nhà nước cần có những ưu đãi hợp lý cho các doanh nghiệp cũng như các Tổ chức tín dụng có tham gia vào quan hệ thương phiếu

Và cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước phải gấp rút ban hành các thông tư hướng dẫn

để các ngân hàng có thể mạnh dạn thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thương phiếu như bảo lãnh, chiết khấu và cầm cố thương phiếu ngân hàng Nhà nước cũng phải nhanh chóng ban hành mẫu biểu cho thương phiếu, ban hành Luật về các công cụ chuyển

nhượng…

3 Các quy định pháp luật về tín dụng thương mại

3.1 Sự cần thiết ban hành luật các công cụ chuyển nhượng

Một là xuất phát từ định hướng của Đảng và Nhà nước trong việc hoàn thiện pháp luật về tài chính- ngân hàng.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định chủ trương

“hình thành môi trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳng cho hoạt động tiền tệ-ngân hàng” và “hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ-ngân hàng” Đường lối của Đảng đặt ra yêu cầu hoàn chỉnh hệ thống pháp luật thông qua việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng như ban hành mới, sửa đổi và bổ sung các đạo luật và Pháp lệnh để hình thành một khuôn khổ pháp lý đồng bộ Như vậy, việc xây dựng luật về công cụ chuyển nhượng để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của cuộc sống, là bước đi cần thiết để thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng trong thời kỳ mới Việc ra đời Luật Các công cụ chuyển nhượng còn đóng vai trò bảo hộ, khuyến khích cho việc hình thành, phát triển và sử dụng các công cụ chuyển nhượng trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước

Trang 8

Hai là xuất phát từ sự cần thiết khách quan của việc hoàn thiện các quy định pháp luật về công cụ chuyển nhượng.

- Năm 1999, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Thương phiếu, tuy nhiên, cho đến năm 2005, Pháp lệnh này vẫn chưa đi vào cuộc sống Việc triển khai chậm Pháp lệnh Thương phiếu năm 1999 là một thực tế rõ ràng, do những nguyên nhân chủ quan

và cả những nguyên nhân khách quan Bên cạnh những nguyên nhân về hướng dẫn triển khai thực hiện, còn có nguyên nhân từ chính những bất cập trong Pháp lệnh Những quy định trong Pháp lệnh về cơ bản chứa đựng hầu hết các quy tắc chính của Luật thống nhất về hối phiếu theo Công ước Giơnevơ năm 1930, song vẫn còn những quy định làm hạn chế các hoạt động của thương phiếu và tạo rủi ro cho ngân hàng (như hoạt động thương phiếu phải gắn với tín dụng ngân hàng)

- Trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh tín dụng ngân hàng, còn xuất hiện và phát triển hình thức tín dụng thương mại Để giúp tín dụng thương mại thực hiện được, đã xuất hiện những công cụ giúp doanh nghiệp đòi nợ hoặc nhận nợ, phục vụ cho các doanh nghiệp thanh toán, đòi tiền lẫn nhau Những công cụ này gồm có hối phiếu đòi nợ (bill of exchange), hối phiếu nhận nợ (promisory note), séc (cheque),… Vì những công cụ này có thể chuyển nhượng được nên người ta gọi chung là công cụ chuyển nhượng Trên thực tế, quan hệ tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp, tiểu thương đã tồn tại như một thực

tế khách quan trong nền kinh tế Việt Nam Ở Việt Nam, hiện nay, các doanh nghiệp và các ngân hàng đã sử dụng hối phiếu trong thanh toán quốc tế theo thông lệ quốc tế Trong thanh toán nội địa, đặc biệt là ở các chợ đầu mối, việc mua bán chịu đã xuất hiện những

“giấy nhận nợ” hay “giấy đòi nợ” do người bán hàng hoặc người thanh toán phát hành để mua-bán chịu lẫn nhau nhưng chưa được Pháp lệnh điều chỉnh Bộ luật Dân sự và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế cũng chỉ có một số nội dung điều chỉnh đối với thương phiếu; Luật Thương mại (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 đã bỏ chương về thương phiếu Vì vậy, nhu cầu hình thành một hệ thống các quy định của pháp luật để bảo

vệ có hiệu quả quyền của chủ nợ đã trở nên bức xúc Mặt khác, trong điều kiện hầu hết các doanh nghiệp nước ta có quy mô sản xuất nhỏ bé, thiếu vốn kinh doanh, việc đưa thương phiếu vào sử dụng là cần thiết nhằm tạo thêm kênh huy động vốn, tiệp cận tín dụng thương mại cho các doanh nghiệp Điều này cho thấy việc thể chế hoá các quan hệ tín dụng thương mại bằng các quy định của Luật Các công cụ chuyển nhượng nói chung

và pháp luật về thương phiếu nói riêng là một đòi hỏi tất yếu khách quan của nền kinh tế

Ba là, yêu cầu tạo thêm kênh cấp tín dụng cho ngân hàng và tạo thêm công cụ cho thị trường tiền tệ đã trở nên cấp thiết

Trang 9

Luật các tổ chức tín dụng đã cho phép các tổ chức tín dụng được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu Nhưng hoạt động chiết khấu thương phiếu vẫn chưa trở thành kênh cấp tín dụng của các tổ chức này, vì các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu chưa được ban hành và thương phiếu cũng chưa được sử dụng trên thực

tế Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động của thị trường tiền tệ còn hạn chế là do thiếu các công cụ của thị trường Việc thiếu công cụ này xuất phát từ bất cập của quy định pháp luật về thương phiếu Thực tế này đòi hỏi phải nhanh chóng hoàn thiện các quy định pháp luật về các công cụ chuyển nhượng để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng và tạo thêm công cụ cho thị trường tiền tệ

Bốn là, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế

Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam cũng đặt ra yêu cầu hoàn thiện cũng như xây dựng mới các văn bản pháp luật trong nước nhằm tạo nên một cơ chế pháp

lý đồng bộ, phù hợp với thực tiễn của nước ta, yêu cầu của pháp luật và thông lệ quốc tế Trong những năm gần đây, cùng với việc nước ta gia nhập ASEAN, AFTA, APEC, ký Hiệp định song phương Việt Nam - Hoa Kỳ và việc đàm phán gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ta ngày càng mở rộng quan hệ giao lưu thương mại, đầu tư với các nước trong khu vực và trên thế giới Quá trình hội nhập và tăng cường giao lưu thương mại này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu và sử dụng các phương thức, phương tiện thanh toán phổ biến trong quan hệ thương mại quốc tế, quan hệ tín dụng quốc tế như thư tín dụng, séc, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, Mặt khác, quá trình hội nhập cũng đòi hỏi nước ta phải thay đổi, ban hành mới một số văn bản quy phạm pháp luật mới để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước phù hợp hơn với thể chế, chuẩn mực và thông lệ quốc tế, trong đó có cam kết của Việt Nam với Ngân hàng Phát triển Châu Á về việc ban hành Luật các công cụ chuyển nhượng

Việc đưa các loại công cụ chuyển nhượng với tư cách là phương tiện thanh toán, công cụ tín dụng phổ biến trong nền kinh tế thị trường vào nền kinh tế nước ta đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ cho các hoạt động có liên quan đến công cụ chuyển nhượng Trong đó việc ban hành Luật các công cụ chuyển nhượng sẽ bảo đảm cho việc hình thành khung pháp lý cần thiết về công cụ chuyển nhượng và làm cơ sở pháp lý cho việc phát hành, sử dụng các loại công cụ chuyển nhượng trên thực tế

Từ các lý do đã phân tích ở trên, cho thấy, việc ban hành Luật Các công cụ chuyển nhượng là cần thiết, không chỉ đáp ứng các yêu cầu khách quan của nền kinh tế mà còn thể chế hoá đường lối của Đảng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đáp ứng nhu cầu hội

Trang 10

nhập, hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến công cụ chuyển nhượng

Luật Các công cụ chuyển nhượng đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 Ngày 09 tháng 12 năm 2005, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 22/2005/L/CTN công bố ban hành Luật

có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006

3.2 Nội dung cơ bản của luật các công cụ chuyển nhượng

3.2.1 Bố cục

Luật các công cụ chuyển nhượng gồm 6 chương, 83 điều, với các nội dung cơ bản như sau:

Chương I quy định những vấn đề chung (từ Điều 1 đến Điều 15);

Chương II quy định về hối phiếu đòi nợ (từ Điều 16 đến Điều 52) Chương này có 7 mục:

- Mục 1: Phát hành hối phiếu đòi nợ;

- Mục 2: Chấp nhận hối phiếu đòi nợ;

- Mục 3: Bảo lãnh hối phiếu đòi nợ;

- Mục 4: Chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ;

- Mục 5: Chuyển giao để cầm cố và chuyển gíao để nhờ thu hối phiếu đòi nợ;

- Mục 6: Thanh toán hối phiếu đòi nợ;

- Mục 7: Truy đòi do hối phiếu đòi nợ không được chấp nhận hoặc không được thanh toán

Chương III quy định về hối phiếu nhận nợ (từ Điều 53 đến Điều 57);

Chương IV quy định về séc (từ Điều 58 đến Điều 75), gồm 5 mục:

- Mục 1: Các nội dung của séc và ký phát séc;

- Mục 2: Cung ứng séc;

- Mục 3: Chuyển nhượng, nhờ thu séc ;

- Mục 4: Bảo đảm thanh toán séc ;

- Mục 5: Xuất trình và thanh toán séc;

Chương V quy định về khởi kiện, thanh tra và xử lý vi phạm (từ Điều 76 đến Điều 81);

Ngày đăng: 15/03/2015, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w