B. NỘI DUNG
1.3. Nguyễn An Ninh: Sự nghiệ p tác phẩm
Nguyễn An Ninh sinh ngày 15 tháng 9 năm 1900, tại quê ngoại xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn. Ông sống và học tập ở quê nội, xã Trung Mỹ Tây, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (Sài Gòn). Đây là vùng đất giàu truyền thống đấu tranh có những con người nhân từ, phóng khoáng, trung thực, rất dũng cảm, kiên cường bất khuất, tiêu biểu là truyền thống oanh liệt của Mười Tám thôn vườn Trầu nổi tiếng bậc nhất cả nước từ thế kỉ XVIII. Chính vùng đất này cũng đã góp phần hun đúc tâm hồn tư tưởng yêu nước Nguyễn An Ninh.
Ông sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước có nhiều đời tham gia hoạt động cách mạng và văn hoá. Theo tài liệu lịch sử sưu tầm được thì ông thuộc dòng tộc họ Đoàn, nữ thi sĩ Đoàn Thị Điểm là bà cô bốn đời, do loạn lạc nên tổ tiên chuyển từ Bắc vào miền trong, đổi thành họ Nguyễn để mưu sinh và lập nghiệp. [47; 26]
Cha của Nguyễn An Ninh là Nguyễn An Khương, một trí thức Nho học tiến bộ, một nhà văn, nhà báo, nhà dịch sách từ chữ Hán sang chữ quốc ngữ. Ông là người đại diện tổ chức phong trào Đông du của Phan Bội Châu ở Hóc Môn, trưởng ban kinh tài của tổ chức này ở miền Nam.
Cô ruột là Nguyễn Thị Xuyên hay còn gọi là bà Chiêu Nam Lầu. Bà không lập gia đình riêng, là một phụ nữ có học thức hoạt động trong các
phong trào yêu nước của các sĩ phu Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Bà cùng vợ chồng người em - Nguyễn An Khương tổ chức và cai quản khách sạn Chiêu Nam Lầu. Đây là nơi liên lạc, đưa đón, an dưỡng học tập của các sĩ phu yêu nước đương thời và còn đưa rước thanh niên sang Nhật du học trong phong trào Đông du.
Chú là Nguyễn An Cư, một thầy thuốc nổi tiếng ở miền Nam giàu lòng thương người, ra sức cứu giúp những người nghèo bệnh tật
Nguyễn An Ninh xuất thân trong một gia đình như thế, lại ở một vùng đất giàu truyền thống đấu tranh chống áp bức xâm lược. Vì vậy ngay từ nhỏ Nguyễn An Ninh đã tiếp thu, ảnh hưởng tinh thần cách mạng của gia đình, quê hương nên sớm hình thành tư tưởng yêu nước.
Thuở thiếu thời, Nguyễn An Ninh rất thông minh, thông thạo Hán học, giỏi tiếng Pháp. Mười lăm tuổi, ông đã tập viết báo bằng tiếng Pháp.
Mới mười sáu tuổi, với bằng Brevét élémentaire loại ưu ông được tuyển thẳng vào Cao đẳng Y Hà Nội. Học y được 6 tháng, ông thấy việc chữa bệnh cho con người, phải đi từ cội gốc xã hội nên đã chuyển sang học Luật với hy vọng khi nắm vững luật pháp sẽ có thể bênh vực cho nhân dân Việt Nam. Thời gian ông học ở Hà Nội không lâu, không đầy 2 năm nhưng đã chứng kiến bộ mặt thật của thực dân Pháp ở Hà Nội, thủ phủ của cả xứ Đông Dương, cũng như thực chất của trường thuộc địa. Ông đã nhận ra chính sách nô dịch và ngu dân của chúng. Vì thế, ông tự bỏ học, tự tìm đường sang Pháp hy vọng có điều kiện học hỏi, tìm hiểu văn minh Pháp ngay tại ngọn nguồn, hy vọng tìm thấy những giá trị chân chính của cách mạng tư sản Pháp 1789. Đối với người trí thức trẻ tuổi Nguyễn An Ninh lúc đó khẩu hiệu “Tự do-Bình đẳng-Bác ái” của cách mạng Pháp 1789 mà ông được làm quen trong nhà trường thuộc địa, dù đã bị cắt xén những nội dung tích cực, lại càng kích thích ông tìm đến tận cội nguồn để hiểu thấu đáo nền văn minh nước Pháp.
Năm 1918, đến Paris (Pháp), ông tiếp tục tự học đại học ngành luật tại trường Đại học Tổng hợp Sorbonne. Hai năm sau, ông đã hoàn thành chương
trình học tập và được cấp bằng cử nhân Luật suất sắc. Cũng chính trong thời gian này, Nguyễn An Ninh bắt đầu tham gia và hoạt động trong phong trào yêu nước của người Việt Nam tại Pháp. Ông tham gia “Nhóm Ngũ long” gồm có Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn An Ninh, trong nhóm ông được Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường rất tin cậy, quý mến. Nguyễn An Ninh là bạn và là người cộng sự đắc lực của Nguyễn Ái Quốc, cùng tham gia sáng lập Hội Liên hiệp Các dân tộc thuộc địa, cùng viết bài, biên tập và quảng bá cho báo Le Paria (Người cùng khổ) do Nguyễn Ái Quốc làm chủ bút. Ngoài ra, Nguyễn An Ninh còn dành nhiều thời gian nghiên cứu các học thuyết cách mạng trên thế giới. Ông cũng kết giao rộng rãi với các nhà hoạt động cánh tả, cộng sản ở Pháp và một số nước khác ở Châu Âu.
Ngày 3-10-1923, Nguyễn An Ninh về nước, bắt đầu dấn thân vào hoạt động yêu nước và cách mạng chống lại chính quyền thực dân Pháp. Ngày 25-1- 1923, ông trình bày bài diễn thuyết bằng tiếng Pháp trước đông đảo thanh niên trí thức Sài Gòn với chủ đề “Chung đúc một nền học thức cho dân An Nam”. Tiếp đó, ngày 15-10-1923, ông diễn thuyết lần thứ hai tại Hội khuyến học Nam Kỳ với bài “ Lý tưởng của thanh niên An Nam”. Trong hai bài diễn thuyết này, Nguyễn An Ninh đã mạnh mẽ đả kích các chính sách cai trị của chính quyền thực dân, kêu gọi nhân dân, đặc biệt là là tầng lớp thanh niên hăng hái giũ bỏ những ràng buộc của hủ tục, bất chấp sự đàn áp của thực dân Pháp ra đi tìm đường cứu nước và xây dựng cho dân tộc một nền văn hoá mới tự do, hiện đại. Các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên yêu nước Nam Kỳ nhiệt liệt tán đồng các tư tưởng của Nguyễn An Ninh, nhưng nhà cầm quyền thực dân thì vô cùng tức tối. Thống đốc Nam Kỳ Cognacq và chánh mật thám Arnoux đã tập hợp ông đến dinh Thống đốc để đe doạ và tuyên bố cấm ông diễn thuyết tại các nơi công cộng.
Sự đe doạ của chính quyền thực dân không làm Nguyễn An Ninh chùn bước, mà trái lại càng làm cho ông kiên quyết trên con đường đã chọn. Ngày 10-
12-1923, ông lập ra tờ báo La Cloche Fêllé (Chuông rè) bằng tiếng Pháp, phát hành công khai ở Sài Gòn. Đây là một trong những tờ báo đầu tiên thuộc dòng báo chí công khai trực tiếp phê phán mạnh mẽ chính quyền thực dân Pháp, đồng thời giới thiệu quảng bá tư tưởng cách mạng Pháp, Ấn Độ và chủ nghĩa Mác. Nguyễn An Ninh còn đăng lại trên La Cloche Fêllé một số bài của Nguyễn Ái Quốc đã đăng trên báo Le Paria. Để đàn áp tờ báo, chính quyền thực dân đã cấm các Nhà in và Sở Bưu điện không cho họ nhận in, phát hành và vận chuyển La Cloche Fêllé. Nguyễn An Ninh liền bán gia sản để lập xưởng in báo riêng. Sau đó, ông để đầu trần, xõa tóc, mặc đồ bà ba, đi guốc gỗ, tự mình đi bán báo trên đường phố Sài Gòn. Hành động yêu nước bất khuất của ông đã được các tầng lớp nhân dân Sài Gòn và Nam Kỳ rất ngưỡng mộ, ủng hộ. Nguyễn An Ninh trở thành lãnh tụ và là thần tượng của phong trào yêu nước cấp tiến của thanh niên Nam Kỳ. Qua đó, ông đã đóng góp to lớn vào sự hình thành phát triển mạnh mẽ của cao trào đấu tranh quần chúng trong những năm 1925-1926.
Tháng 11-1924, Nguyễn An Ninh lập gia đình với bà Trương Thị Sáu. Bà là một người vợ hậu phương đảm đang giúp chồng quán xuyến mọi công việc gia đình cũng như trong hoạt động cách mạng.
Ngày 10-1-1925, Nguyễn An Ninh sang Pháp để đưa cụ Phan Châu Trinh về nước. Trong thời gian ở Pháp, ông cho xuất bản cuốn “Nước Pháp ở Đông Dương” và “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc cùng phát hành tại Paris năm 1925, là hai bản cáo trạng hùng hồn tấn công trực diện chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương. Ông còn tiếp xúc và gặp gỡ những nhà yêu nước Việt Nam tại Pháp. Ông tham gia diễn thuyết dưới sự chủ tọa của cụ Phan Châu Trinh tại hội quán Societé Savante số 8 đường Danton, nhằm lên án chính quyền thực dân đã đẩy dân tộc Việt Nam xuống thân phận nô lệ hoàn toàn. Tại đây, ông dự báo trong vòng 4 năm nữa ở Đông Dương sẽ có biến loạn lớn.
Tháng 6 năm 1926, Nguyễn An Ninh về nước. Lần đầu tiên ông cho La Cloche Fêllé đăng tải Tuyên ngôn Nhân quyền, Dân quyền của cách mạng Pháp và Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của Mác-Ăngghen viết.
Như vậy, chúng ta thấy ở những năm 1923 ông chưa nêu ra đường lối cụ thể cho thế hệ thanh niên, nhưng đến đây năm 1926 đã đăng tải bản Tuyên ngôn Nhân quyền, Dân quyền và Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
Việc tuyên truyền cổ động trên báo La Cloche Fêllé là nhằm mục đích tập hợp quần chúng yêu nước và cách mạng. Sau này ông tập hợp họ lại thành một đảng cách mạng là “Đảng Thanh niên Cao Vọng” hay còn gọi là “Hội kín Nguyễn An Ninh”. Trong lúc tích cực vận động quần chúng để chuẩn bị cho sự ra đời của “Đảng Thanh niên Cao Vọng”, Nguyễn An Ninh ra sức tố cáo sự đàn áp của thực dân Pháp. Nhân dịp một nhà báo viết bài kích động dân chúng bị thực dân Pháp trục xuất khỏi Nam Kỳ, ông De Jean de la Bâtie tổ chức mít tinh để phản đối, Nguyễn An Ninh tham dự và diễn thuyết. Buổi mít tinh có khoảng 3000 người dự và đưa ra một số yêu sách. Thực dân Pháp thấy được ảnh hưởng của Nguyễn An Ninh rất lớn, lo sợ tác động từ sự kiện ông phát biểu tại “Hội khuyến học Nam Kỳ” và dự báo của ông năm 1925. Trong buổi mít tinh này, ông lại đòi bỏ chế độ thực dân bản xứ, tôn trọng quyền tự do cá nhân… vì vậy, ngày 24-3-1926, chính quyền thực dân bắt ông vì hoạt động chống nhà cầm quyền, kết án hai năm tù giam và tước bỏ quyền tuyển cử.
Tháng 1 năm 1927, được ra tù, ông bắt tay ngay vào công việc vận động tổ chức Đảng Thanh niên Cao Vọng, nhưng ở hình thức mới hơn. Ông cạo trọc đầu, sắm chuông, sắm mõ, cải trang thành nhà sư, đạp xe đến nhiều làng xã ở Nam Bộ, đi khắp Nam Kỳ, để có nhiều thời gian tuyên truyền tư tưởng cách mạng, cũng như nghiên cứu, phê phán ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đó có Phật giáo làm nhụt ý chí phản kháng của nhân dân. Vì vào thời điểm này, lợi dụng tình hình dân trí thấp kém, thực dân Pháp ra sức gieo rắc tệ mê tín, dị đoan, chúng còn lợi dụng tôn giáo để mê hoặc dân ta nhằm chống lại ảnh hưởng của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác-Lênin tại Đông Dương.
Ngày 8-8-1927, ông rời Sài Gòn đi Pháp. Tại đây, ông tham dự đại hội sinh viên An Nam. Ngày 7-12-1927, ông trở về nước.
Năm 1928, ông bắt tay vào viết vở tuồng Hai Bà Trưng, làm cương lĩnh cho Đảng Thanh niên Cao Vọng, gây tác dụng kích thích sự phản kháng của quần chúng.
Cuối năm 1928, ông bị bắt lần thứ hai. Ngày 3-10-1931, ông ra tù, khi mà tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động. Ở trong nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập ngày 3-2-1930, nhưng sau thất bại của Xô Viết- Nghệ Tĩnh đã bị thực dân Pháp khủng bố trắng. Trước tình hình như vậy, ông đứng hẳn về phía cách mạng, hăng hái tham gia các hoạt động yêu nước và cách mạng, sát cánh cùng các chiến sĩ cộng sản và những người yêu nước, đấu tranh gìn giữ, phục hồi phong trào cách mạng sau thất bại của cao trào cách mạng 1930-1931. Nhân dịp bà André Viollis trong nhóm nhà báo Pháp cánh tả sang Đông Dương điều tra tình hình đến thăm, ông tuyên bố với họ: “Chính họ (thực dân Pháp) đã làm cho tôi trở thành một người cách mạng. Mặc dầu không xuất thân từ tầng lớp vô sản. Giờ đây tôi hy vọng chủ nghĩa Cộng sản đến cứu vớt chúng tôi, những dân tộc bị nô lệ…” [47; 43].
Về mặt tư tưởng, ông công khai cho xuất bản quyển “Tôn giáo” năm 1932. Trong tác phẩm này, ông nghiêng hẳn về quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Ông tập trung nghiên cứu tôn giáo là muốn gột rửa đầu óc quần chúng cho thật trong sáng để tin theo cách mạng.
Khi Đảng Cộng sản phải lui vào hoạt động bí mật, Nguyễn An Ninh đã khôn khéo, tự nguyện đứng ngoài đảng để dễ bề hoạt động công khai. Đáp lại lời mời vợ chồng ông vào Đảng của một số đồng chí, Nguyễn An Ninh đã trả lời: “Chuyện trong hay ngoài Đảng đâu có gì là quan trọng. Cái chính là làm cách nào để hoạt động có lợi nhất cho cách mạng. Nếu chỉ mang danh cộng sản thôi thì tôi đã vào Đảng từ những ngày còn ở bên Pháp…ở cái xứ thuộc địa nô lệ chứ có phải như bên Tây đâu mà Cộng sản công khai hoạt động…”[43; 247,248]. Ý kiến này đã được các đồng chí cộng sản chấp nhận.
Cuối tháng 10-1932, cùng với chiến sĩ Cộng sản Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn An Ninh đã mua lại tờ Trung lập và lập ra tờ báo công khai bằng tiếng Pháp La
Lutte (Tranh đấu), đây là tờ báo cách mạng rất có uy tín ở Sài Gòn và Nam Kỳ sau thời kỳ 1930-1931. Cùng với những người Cộng sản, Nguyễn An Ninh đã tích cực tham gia vận động trong các cuộc tranh cử vào Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ trong năm 1933. Lần đầu tiên các chiến sĩ Cộng sản và những người yêu nước tổ chức thành công các cuộc đấu tranh đòi dân sinh- dân chủ công khai sôi nổi của quần chúng. Sau cuộc bầu cử, cả tờ Trung lập và Tranh đấu đều bị đình bản.
Ngày 4/10/1934, tờ báo La Lutte (Tranh đấu) được tái bản với sự có mặt của Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Tạo, Lê Văn Thử…Trên báo La Lutte, Nguyễn An Ninh viết bài kêu gọi “Tiến tới Đại hội Đông Dương” (Số ra ngày 29-7-1936).
Vì sau khi Mặt trận Bình dân Pháp thắng lợi vang dội, tháng 6/1936 Chính phủ Bình dân được thành lập ở Paris do Léon Blum đứng đầu, tuyên bố sẽ cử phái đoàn thanh tra sang khảo sát tình hình các xứ thuộc địa của nước Pháp, trong đó có Đông Dương. Nhân cơ hội đó, một số phần tử cơ hội trong giai cấp địa chủ và tư sản Nam Kỳ định tranh thủ nhân danh “dân chúng bản xứ” trình cho Chính phủ Bình dân các yêu sách của họ. Trong khi đó, cơ sở của Đảng Cộng sản Đông Dương còn chưa kịp khôi phục và Đảng cũng chưa có chủ trương cụ thể nào về vấn đề này. Nguyễn An Ninh đã hết sức nhạy bén đứng ra phát động phong trào “Đông Dương đại hội”, một phong trào đấu tranh mang tính chất quần chúng rộng rãi. Sáng kiến của Nguyễn An Ninh nhanh chóng được Đảng Cộng sản Đông Dương ủng hộ mạnh mẽ. Chỉ trong vòng hai tuần cuối tháng 9-1936, khoảng 600 uỷ ban hành động đã được thành lập ở Sài Gòn và Nam Kỳ, phần lớn do các đảng viên Cộng sản lãnh đạo, sôi nổi vận động thu thập dân nguyện và thức tỉnh quần chúng đòi dân sinh, dân chủ.
Phong trào Đông Dương đại hội đã mở đầu cho cao trào vận động vì quyền dân sinh, dân chủ của nhân dân diễn ra sôi nổi trên toàn cõi Việt Nam từ năm 1936 đến năm 1939. Cao trào này được coi như “Cuộc tổng diễn tập lần thứ hai” cho thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám sau này. Trong suốt thời kỳ đó, Nguyễn An Ninh luôn luôn sát cánh cùng với các chiến sĩ cộng sản, lăn lộn vận động trong các phong trào đấu tranh của quần chúng, đặc biệt trên mặt trận
tư tưởng, văn hoá, báo chí và trong các cuộc vận động tranh cử đưa người của Đảng tham gia vào các hoạt động công khai hợp pháp.
Ngày 28/9/1936, Nguyễn An Ninh bị mật thám bắt lần thứ ba. Ngày