Tính hai mặt trong một số tính cách tiêu biểu của con người Việt Nam

Một phần của tài liệu Tính hai mặt trong tính cách của con người Việt Nam (Trang 38)

Việt Nam

Với sự ảnh hưởng của địa lý, lịch sử và truyền thống văn hóa mà tính cách của mỗi người Việt Nam mang đậm sắc thái riêng biệt, trong đó có cả mặt tích cực và mặt hạn chế. Tuy nhiên, ẩn sâu trong tâm lý của dân tộc Việt Nam, thể hiện qua kho tàng folklore, có một thứ tâm lý nguy hiểm của người Việt Nam là tự ảo tưởng về chính mình. Tâm lý đó thể hiện qua những câu chuyện về những ông Trạng chân đất, những ông Trạng Lợn, Xiển Bột là rất rõ. Tất nhiên, tâm lý đó không phải chỉ có ở riêng người Việt Nam nhưng điều đó càng có nghĩa là chúng ta phải nhận thức lại về chính mình. Nhận thức lại về chính mình không phải để phủ nhận các giá trị tốt đẹp ẩn chứa trong tính cách của con người Việt Nam đã góp phần tạo nên những kỳ tích trong lịch sử dân tộc, mà là để nhận thức khách quan hơn, toàn diện hơn, để thấy được bên cạnh những điểm tích cực, tốt đẹp thì còn có những yếu tố xấu,

38

yếu tố tiêu cực đang ẩn chứa trong mỗi con người Việt Nam và được thể hiện ra thông qua hành vi của họ.

Nhưng từ trước đến nay, con người Việt Nam với tâm lý thích được khen và cũng hay tự khen mình quá nhiều, đến nỗi bây giờ ai có tinh thần phê phán cái xấu của dân tộc, thì gần như người đó bị cả cộng đồng đặt vào vị trí của tiếng nói đối lập, bị coi là thiếu thiện chí. Trên thực tế, việc chỉ ra những điều cần khắc phục trong tính cách của cả dân tộc luôn là điều tốt, có ý nghĩa tích cực đối với sự tiến bộ. Don Quixote của Cervantes, AQ của Lỗ Tấn là những hình tượng sâu sắc về một kiểu tính cách dân tộc, thể hiện một cái nhìn tỉnh táo, mang đậm tính chất tự phê phán, đã góp phần không nhỏ trong sự thức tỉnh ý thức dân tộc và khơi dậy nỗ lực hoàn thiện tính cách dân tộc. Nhà văn Nguyên Ngọc đã từng so sánh hoàn cảnh của Việt Nam ngày nay với một thế kỉ trước, thời điểm những phong trào Duy tân diễn ra. Ở cả hai thời điểm, Canh tân và Phục hưng dân tộc đều là những yêu cầu có tính chất sống còn. Và trong cả hai thời điểm, vấn đề tự phê phán luôn là một trong những vấn đề có tính cách xương sống. Ông cũng cho rằng cần nhất thiết phải “đánh đổ” một tâm lí coi việc nói về những nhược điểm của chính dân tộc mình như một điều cấm kị.

Tuy nhiên, sự nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam cũng cần phải vượt qua giới hạn của những nhận thức phiến diện và sự phê phán chỉ có tính phê phán. Mặc dù có thể thấy rằng, khác với phương Đông, trong lịch nhận thức của phương Tây, tư duy phê phán luôn được đề cao và điều đó đã thúc đẩy sự phát triển của nhận thức, nhưng không phải mọi sự phê phán đều dựa trên cơ sở khoa học và vì mục đích tốt đẹp của cuộc sống. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin chính là những mẫu mực của tư duy phê phán, đã vượt ra ngoài sự phê phán thuần túy có tính phê phán, làm cho học thuyết và tư tưởng của các ông có sự thống nhất chặt chẽ giữa tính khoa học và tinh thần phê phán cách mạng.

39

Sự nhận thức khách quan và toàn diện về tính cách của con người Việt Nam luôn là một yêu cầu quan trọng đối với nhận thức khoa học. Với quan điểm mâu thuẫn, ở mỗi con người về phương diện tính cách đều có sự thống nhất giữa mặt tích cực và mặt tiêu cực, giữa mặt tốt và mặt xấu. Ở mỗi vùng miền cũng như ở mỗi hoàn cảnh, con người lại bộc lộ nhiều hay ít những điểm tích cực hay những điểm tiêu cực, có tác động xấu đến xã hội ở mức độ khác nhau. Cổ nhân có câu: “Bách nhân, bách tính”, nghĩa là tính cách của con người không ai giống ai. Vì vậy, khi nghiên cứu tính hai mặt trong tính cách của con người Việt Nam, tôi không nhằm ám chỉ ai và cũng không có ý cho rằng tất cả con người Việt Nam đều có những đặc điểm tính cách này. Hơn nữa, đối với tư duy biện chứng thì nhận thức về cái phổ biến không hề loại trừ cái đặc thù, cái đơn nhất. Với tư duy và cách tiếp cận như vậy, nên nội dung được nghiên cứu dưới đây, trước hết là sự tổng hợp một cách khách quan những quan điểm của các nhà nghiên cứu tiêu biểu về tính hai mặt trong tính cách của con người Việt Nam.

Tính hai mặt trong tính cách của con người Việt Nam đã được đa số các học giả thừa nhận và khẳng định trong các công trình nghiên cứu về tâm lý, văn hóa và lịch sử dân tộc. Trong tác phẩm “Việt Nam văn hóa sử cương”, giáo sư Đào Duy Anh đã đưa ra những nhận xét khái quát như sau: “Về tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít có người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý. Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phụ họa hơn thực học, thích thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hòa hoãn bớt, cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, mà phán đoán thường có vẻ thiết thực lắm. Cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn, cực khổ hay nhẫn nhục. Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh. Thường thì nhút nhát và chuộng hòa bình, song ngộ sự thì cũng biết hy sinh vì đại nghĩa. Não sáng

40

tác thì ít nhưng mà bắt chước, thích ứng và dung hóa thì rất tài. Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế nhạo. Đó là lược kể những tính chất tinh thần phổ thông nhất của người Việt Nam, cũng có tính nguyên lai từ thời thượng cổ mà có thay đổi chút ít, cũng có tính do lịch sử và trạng thái xã hội hun đúc dần thành, cho nên ta đừng xem những tính chất ấy là bất di bất dịch” [1, tr.24]. Như vậy, tác giả Đào Duy Anh đã dùng từ “tính chất tinh thần” và “tính” có thể hiểu theo thuật ngữ khoa học ngày nay là “tính cách” và “đức tính” hoặc “nét tính cách” - thường được dùng trong tâm lý học hiện đại. Sau khi giáo sư Đào Duy Anh đưa ra những nhận xét mang tích chất khái quát về những mặt tích cực và tiêu cực trong tính cách của con người Việt Nam được nêu như trên thì gần như chưa có ai bác bỏ điều này và theo nhà nghiên cứu Phạm Minh Hạc thì các nhận xét này đều có thực và có thể dùng để so sánh với tâm lý qua các công trình nghiên cứu về con người Việt Nam và nguồn nhân lực từ góc độ tâm lý học phục vụ cho công cuộc xây dựng con người mới đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Có thể nói, Đào Duy Anh là người sớm tiếp cận với cách xem xét của nhân học tổng hợp. Trước khi nhận xét về tính cách của con người Việt Nam, ông đã có những nhận định về đặc điểm thể chất và nghề nghiệp cơ bản của người Việt Nam. Giá trị khoa học trong nhận xét của Đào Duy Anh còn thể hiện ở chỗ ông nhận định về con người Việt Nam nói chung, trên số đông, theo kiểu tiếp cận xã hội học, dựa theo thống kê học, chứ không căn cứ vào những vị danh nhân, những người nổi tiếng rồi ngoại suy ra số đông. Mặt khác, ông phân biệt mức độ thể hiện những thuộc tính ấy, chẳng hạn như “nhiều”; “ít”; “hay”; “cũng có”; “hơi”; “đại khái”, tức là ít nhiều đã có sự định hướng.

Với những nhận xét của tác giả Đào Duy Anh có thể chia thành hai nhóm thể hiện như hai mặt đối lập trong tính cách của con người Việt Nam. Đó là những tính cách tích cực như thông minh, sức ký ức phát đạt, giàu trí nghệ thuật, giàu trực giác, ham học, thích văn chương, phù hoa, phán đoán,

41

thiết thực, giỏi chịu đau đớn, cực khổ, chuộng hòa bình, biết hy sinh về đại nghĩa, giỏi bắt chước, thích ứng và dung hòa, trọng lễ giáo. Và những tính cách tiêu cực như chậm chạp, hay nhẫn nhục, tính khí nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang, ưa hư danh, thích cờ bạc, hay bài bác chế nhạo. Tất nhiên, sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối, bởi mặt tích cực trong tính cách của con người Việt Nam cũng chứa đựng ở trong nó những yếu tố tiêu cực và ngược lại.

Bên cạnh những phác thảo chân dung tâm lý người Việt Nam, giới nghiên cứu còn được tiếp cận với một ý nghĩa khác về tính cách của con người Việt Nam, thực chất là người nông dân Việt Nam của học giả Nguyễn Văn Huyên. Trong tác phẩm “Văn minh Việt Nam”, ông đã nhấn mạnh những đức tính quý báu như cần cù nhẫn nại, khả năng chịu đựng cao, đầu óc thực tế, nếp nghĩ thiên về tình cảm, có chất nghệ sỹ, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp lớn, tế nhị, hài hước, thông minh linh hoạt, hiền lành, phục thiện. Điều đáng chú ý là Nguyễn Văn Huyên đã nêu bật và đề cao những đức tính của con người Việt Nam như: yêu chuộng độc lập tự do, ý thức dân tộc, ý thức thống nhất mạnh mẽ… Điều này đã được lịch sử, nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc ta trong thế kỷ XX chứng minh và không ai có thể phủ nhận. Ngoài ra, Nguyễn Văn Huyên cũng nêu ra một số mặt tiêu cực cần phải thay đổi trong tính cách của con người Việt Nam như tính tự ái, bệnh sĩ diện, lối học nhồi nhét kiến thức “học nhiều kinh sách đầy trí nhớ” thui chột khả năng tư duy sáng tạo, đa số các trí thức nghĩ rằng nghề làm quan là con đường vạch sẵn, không đòi hỏi nhiều cố gắng mà lại đem đến nhiều vinh hiển nhất.

Tính cách con người Việt Nam luôn ẩn chứa nhiều điều thú vị và có phần khó suy đoán. Học giả Trần Trọng Kim trong cuốn “Việt Nam sử lược” đã viết: “Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt có cả các tính tốt và các tính xấu. Ðại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quí sự lễ phép,

42

mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác chế nhạo. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn có sự hòa bình, nhưng mà đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật” [40, tr.18].

Khi phân loại tính xấu, tính tốt từ những nhận xét của các học giả trên đây có những điểm khác với ý nghĩa đạo đức truyền thống. Nói cách khác, chúng tôi dựa theo quan điểm giá trị học, tức là những đặc điểm, đặc tính phù hợp và hỗ trợ sự tiến bộ và phát triển của con người và xã hội. Tuy nhiên, cũng có những tính cách, phẩm chất khó có thể phân loại một cách rõ ràng tốt hay xấu, ví dụ như những phẩm chất trọng lễ giáo. Nếu theo cách hiểu là lễ giáo phong kiến thì không còn nghi ngờ gì, đó là tính xấu. Nhưng nếu là lễ nghi, quy phạm trong đời sống cộng đồng, thì khó có thể nói như vậy. Điều quan trọng là phải nhìn nhận trong sự tương quan so sánh và hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Tính cách của con người Việt Nam cũng đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các học giả nước ngoài như Piere Gourou, Paul Mus và nhà văn Pháp Boissière. Đặc biệt là Viện Nghiên cứu xã hội Mỹ đã nghiên cứu về con người Việt Nam và đưa ra những nhận xét mang tính gợi mở cho việc nghiên cứu tính hai mặt trong tính cách con người Việt Nam như: “Người Việt Nam cần cù lao động, song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng; thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động; khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít khi quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm); vừa thực tế, vừa mơ mộng, nhưng không có ý thức nâng lên thành lý luận; ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, nhưng ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không còn là mục tiêu tự thân của nhiều người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn học vì sỹ diện, để kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí đam mê); xởi lởi chiều khách song không bền; tiết kiệm, nhưng cũng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sỹ diện, khoe khoang, thích hơn

43

đời…); có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này ít khi xuất hiện; yêu hòa bình, nhẫn nhịn, nhưng nhiều khi hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ti lặt vặt, đánh mất đại cục; thích tụ tập nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo thành sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)” [Dẫn theo 70, tr.112-113]. Như vậy, có thể thấy rằng, đây là những nhận định tương đối khách quan mang tính khái quát của người nước ngoài về tính hai mặt trong tính cách của con người Việt Nam và có nhiều điểm tương đồng so với các học giả trong nước, đáng để chúng ta quan tâm nghiên cứu và làm rõ.

Mặc dù các học giả Việt Nam và nước ngoài đã đưa ra gần như một bảng tổng hợp về những tính cách của con người Việt Nam một cách tương đối toàn diện, đầy đủ và xác thực. Sự định khuôn về tính cách con người Việt Nam của Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên và Trần Trọng Kim tuy mới chỉ là những nhận xét định tính, nhưng đã chỉ ra được những nét điển hình cả tích cực lẫn tiêu cực ở con người Việt Nam, thực chất là người nông dân Việt Nam. Với những nhận định khái quát của các học giả trên về tính hai mặt trong tính cách của con người Việt Nam cho ta thấy sự khách quan trong nghiên cứu. Tuy nhiên, những nhận định trên chỉ mang tính khái quát, mang tính định hướng chung với những hình dung ban đầu về tính cách con người Việt Nam. Việc nghiên cứu tính hai mặt trong tính cách của con người Việt Nam cần phải được nâng lên thành tầm lý luận, tính tương tác, tính mâu thuẫn nội tại của mỗi đức tính cần phải được chú ý hơn.

Với quan điểm biện chứng, trong tính cách của con người Việt Nam có cả những mặt tích cực và tiêu cực. Nhưng ngay trong mặt tính cực hay tiêu cực đó cũng phải hiểu thật biện chứng, tức là trong mặt tốt cũng có những cái chưa tốt, hoặc tốt lúc này, xấu lúc khác và ngược lại. Thậm chí những tính cách của con người Việt Nam đã trở thành truyền thống đạo đức cũng có cả

44

mặt tích cực và mặt tiêu cực tồn tại trong sự vận động và chuyển hóa lẫn nhau. Tại thời điểm lịch sử này, những nét tâm lý, tính cách truyền thống nào đó được xem là tính cực, nhưng sang giai đoạn lịch sử khác có thể bị xem là tiêu cực và ngược lại. Với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dưới khẩu hiệu “kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa kháng chiến” do Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên ta thấy rõ người nông dân Việt Nam đã được

Một phần của tài liệu Tính hai mặt trong tính cách của con người Việt Nam (Trang 38)