Nhà tâm lý học kiệt xuất người Thụy Sỹ, G.Piagiê đã phát biểu tại Đại hội tâm lý học thế giới lần thứ 18 họp vào mùa hè năm 1966 tại Matxcơva rằng, tâm lý học sẽ giữ vị trí then chốt trong các khoa học. Lời phát biểu này thể hiện một dòng tư duy truyền thống của phương Tây là đề cao cá nhân, đề cao cái tôi một cách hơi thái quá. Tuy nhiên, lời phát biểu của G.Piagiê không phải là không có lý, bởi với những đóng góp tri thức khoa học của mình, tâm lý học thực sự là một ngành khoa học then chốt trong các khoa học, đặc biệt là trong các khoa học nghiên cứu về con người. Với vị trí trung tâm trong các khoa học nghiên cứu về con người, các thành tựu của tâm lý học, nhất là những thành tựu lý luận trong nghiên cứu về nhân cách, tính cách của con người đã cung cấp một cơ sở lý luận và phương pháp luận không thể thiếu trong nhận thức khoa học của các nhà nghiên cứu.
Tuy nhiên, tâm lý học cũng giống như triết học bao gồm rất nhiều trường phái với những quan điểm và học thuyết khác nhau, thậm chí là trái ngược và mâu thuẫn với nhau. Trong các trường phái tâm lý học, tâm lý học mácxít với các đại biểu như B.G. Ananhiép, E.A. Anyphriép, M.V. Đêmin, X.M. Kôvalép, Ph. Côngxtăngtinốp, A.N. Lêônchiép, L.X. Vưgốtxki, v.v đã có ảnh hưởng sâu sắc về mặt phương pháp luận trong nghiên cứu tâm lý người, nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của tâm lý như nhân cách, tính cách ở các nước xã hội chủ nghĩa.
Ở Việt Nam, do sự chi phối bởi hệ tư tưởng chính trị, cho nên trong các công trình tâm lý học thể hiện rất rõ dòng tư duy nhận thức của tâm lý học
27
mácxít. Thực chất thì tâm lý học mácxít không phải là một hiện tượng mới mẻ trong tiến trình hình thành và phát triển của tâm lý học với tư cách là một khoa học độc lập và cũng không phải là một trường phái tâm lý học thực sự như một số trường phái tâm lý học khác. Sự thật thì các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học mácxít về cơ bản là sự kế thừa và tiếp thu từ chính cơ sở lý luận của nó và không khác biệt gì nhiều so với các nguyên tắc của triết học mácxít, đặc biệt là triết học duy vật về lịch sử. Những nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học mácxít đóng vai trò là những nguyên tắc chung, mang tính định hướng. Đương nhiên trong nhận thức và nghiên cứu tính cách của con người nói chung và tính cách của con người Việt Nam nói riêng không thể từ bỏ cơ sở lý luận, phương pháp luận tâm lý học mácxít.
Từ trong học thuyết mácxít về hoạt động của con người, tâm lý học mácxít đã rút ra một nguyên tắc chung đóng vai trò phương pháp luận trong nhận thức tâm lý con người: tâm lý phản ánh thực tại khách quan, cuộc sống thực, hoạt động của chủ thể. Và muốn đánh giá sự phản ánh đó - đánh giá sự vận hành của tâm lý, thì hãy xem tâm lý có thực hiện được chức năng của nó đối với hoạt động hay không - hãy xem nó có đóng góp gì cho thực tiễn. Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, V.I. Lênin đã phát triển nguyên tắc thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý thành nguyên tắc cơ bản nhất trong lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác. Lý luận phản ánh của Lênin đã giúp Tâm lý học thấy hết sai lầm của tâm lý học duy tâm do Vun chủ trương, của sinh lý học duy tâm của Hemhônxơ, Mulơ, v.v… Lý luận nhận thức của Mác - Lênin hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa duy vật thô thiển coi tâm lý là sản phẩm của não tương tự như mật do gan tiết ra. Với cơ sở lý luận là lý luận phản ảnh của Lênin, tâm lý con người cần được nhìn nhận là sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua bộ não. Tâm lý là hình ảnh phản chiếu của hiện thực khách quan thông qua chủ thể mỗi người. Hình ảnh hiện thực khách quan đó thông qua mỗi người được thể hiện khác nhau do sự chi phối bởi các yếu tố chủ quan của người ấy.
28
Nguyên tắc phản ánh là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của tâm lý học mácxít, được vận dụng trong nghiên cứu về nhân cách, tính cách của con người.
Với lập trường của chủ nghĩa duy tâm, triết học tư sản không thể khám phá ra bản chất thực sự của con người, ngọn nguồn và những nhân tố trong sự phát triển nhân cách của con người. Rất nhiều học thuyết và xu hướng triết học tư sản, tâm lý học tư sản có tham vọng khám phá bí mật của “tinh thần con người”, muốn đóng vai trò một lý thuyết chân chính về con người, nhưng thực ra chúng đã tách rời khỏi thực tại, và vì thế xa rời các mối quan hệ xã hội hiện thực. Sự tha hóa của các mối quan hệ giữa con người và sự vô trách nhiệm của cá nhân trong chủ nghĩa tư bản là cơ sở xã hội cho sự xa rời đó. Đồng thời do sự ra đời và ảnh hưởng của các thuyết sinh vật trong tâm lý học, mưu toan giải thích các tệ nạn xã hội và sự đánh mất nhân tính dưới chế độ tư bản chủ nghĩa bằng những thuộc tính sinh vật được đẩy mạnh trong những thập kỷ gần đây. Điều đó phản ánh sự xa rời các vấn đề xã hội trong sự phát triển của con người.
Tâm lý học mácxít về nhân cách đối lập với kiểu giải thích trừu tượng, siêu thời gian, siêu lịch sử về nhân cách, đối lập với lối quy bản chất của nhân cách vào cơ chế tâm sinh lý của nó. Đối với chủ nghĩa Mác thì các quan hệ xã hội lịch sử - cụ thể, vị trí của con người trong hệ thống các mối quan hệ xã hội, địa vị của con người trong cơ cấu xã hội, đặc trưng về các quyền con người và tự do của nó, việc đảm bảo trên thực tế các quyền và tự do đó, là cái quyết định trong nhận thức về nhân cách, về sự phát triển hiện thực và vai trò của nó trong tiến bộ lịch sử.
Nếu quan điểm mácxít cho rằng bản chất con người không phải là trừu tượng mà là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, thì bản chất nhân cách, về thực chất trùng hợp với bản chất con người (nhân cách là thước đo mặt xã hội trong sự phát triển cá thể của con người) và có thể được biểu hiện cụ thể thông qua sự thống nhất về thể chế kinh tế, chính trị, pháp luật của nó, thông
29
qua mức độ tham gia của con người vào nền văn hóa hiện tại như: giáo dục, đạo đức, nghệ thuật. Cần lưu ý rằng, nhân cách cũng như tính cách không phải là sản phẩm thụ động của các quan hệ xã hội, của nền văn hóa, mà đồng thời là chủ thể của chúng. Con người chỉ thật sự có khả năng chiếm lĩnh nền văn hóa trong quá trình sáng tạo những kinh nghiệm lịch sử của nhân loại, nghiền ngẫm một cách có phê phán những kinh nghiệm ấy, giữ gìn những gì quý giá, gạt bỏ những gì lỗi thời trên cơ sở khẳng định những hình thức mới của cuộc sống, của các mối liên hệ tập thể.
Với quan niệm như vậy về nhân cách sẽ dẫn đến cách đặt vấn đề theo nguyên tắc quyết định luận trong tâm lý học mácxít, tính quyết định xã hội đối với nhân cách. Vấn đề này không chỉ bao hàm sự phân tích tác động của toàn bộ các nhân tố sản xuất vật chất, kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội, văn hóa - xã hội và các nhân tố khác đến việc hình thành nhân cách, tính cách, mà phân tích cả thành phần không thể tách rời của nó - đó là tính tích cực của chủ thể hành động. Như vậy, hai loại nhân tố quyết định - bên trong và bên ngoài - được xem xét trong sự tác động qua lại chặt chẽ với nhau, có xét đến tính quy định về mặt xã hội của cơ chế tâm lý “bên trong” đối với nhân cách (đó là những định hướng giá trị, mục đích, lợi ích, nhu cầu, hệ thống các thuộc tính của nhân cách). Cơ sở của sự xem xét đó là quan niệm coi nhân cách như con người hoạt động tích cực. Quan niệm đó cho phép khám phá tính tích cực không phải với tư cách là một trong những thuộc tính của nhân cách, mà với tư cách là một phẩm chất bản chất của con người. Quan niệm đó cũng đồng thời cho phép nêu ra những luận cứ có sức thuyết phục nhằm bác bỏ thuyết quyết định máy móc trong lý thuyết về nhân cách của chủ nghĩa hành vi mới. Sự đối lập giữa hai quan điểm về tính quyết định đối với nhân cách gây ra sự đối lập cả về phương pháp giáo dục, đào tạo con người lẫn việc quản lý hành vi con người. Chống lại quan điểm cho rằng việc đào tạo, giáo dục cá nhân, việc điều khiển hành vi của con người đều diễn ra một cách máy móc như việc huấn luyện thú vật, các nhà tâm lý học mácxít coi việc đào tạo và giáo
30
dục đó như là sự lĩnh hội có ý thức của con người những chân lý khoa học và những tư tưởng tiến bộ. Những cái đó trở thành cơ sở lý tính điều khiển hành vi của con người.
Tính quyết định xã hội đối với nhân cách, gắn liền trực tiếp với quan niệm khoa học về bản chất nhân cách, đồng thời cũng là cơ sở phương pháp luận để giải quyết hàng loạt những vấn đề xã hội quan trọng nhất trong sự phát triển của nhân cách. Trong nghiên cứu tâm lý con người cũng như nghiên cứu tính cách - một thuộc tính tâm lý của nhân cách cần vận dụng nguyên tắc quyết định luận.
Việc vận dụng nguyên tắc quyết định luận thể hiện lập trường duy vật trong nghiên cứu, thừa nhận tồn tại có trước, ý thức có sau; tồn tại quyết định ý thức. Vì vậy, muốn nghiên cứu tâm lý, tính cách con người phải nghiên cứu tồn tại người, hoàn cảnh con người sống và hoạt động. Muốn hiểu được tâm lý người, trước hết phải có quan niệm đúng về con người. Đó là quan niệm coi con người là tồn tại người, tồn tại xã hội, tồn tại lịch sử, tồn tại ý thức, tồn tại lao động, tồn tại có tình cảm. Chính L.X. Vưgốtxki đã chỉ ra rằng, muốn có nền tâm lý học mácxít, tức là tâm lý học khách quan thực sự, phải cứu khoa học ấy khỏi ngục tù sinh vật học mà bấy lâu nay vẫn giam cầm các nhà tâm lý học, hết thế hệ này sang thế hệ khác. Theo lý thuyết sinh vật hóa, con người nói chung, tâm lý con người nói riêng có thể giải thích tương tự như những điều quan sát hay nghiên cứu thấy ở cỏ cây, hoa lá, chim muông, thú vật. Người ta đinh ninh rằng cơ thể người lớn dần và năng lực tăng theo, tất cả đều vốn có, cứ “mọc” dần ra để chịu đựng sự tác động của mọi hoàn cảnh, như cây cối trước nắng mưa, gió bão hay như cá dưới biển sâu, thú trong rừng rậm. Con người được giáo dục đi chăng nữa, theo thuyết sinh vật hóa tâm lý người, thì giỏi lắm cũng chỉ có thể làm cho cái tự nhiên trong con người “mọc” sớm lên một chút. Theo quan niệm con người là tồn tại xã hội, lịch sử, lý trí, lao động, tình cảm; tâm lý người được giải thích bằng nội dung của cả lịch sử loài người từ khi hình thành loài người, qua các hình thái kinh tế - xã
31
hội, cũng như trong điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể mà con người đang sống trong đó. Muốn hiểu được con người và tâm lý con người cần phải thoát ra ngoài các mối quan hệ cơ thể người với môi trường tự nhiên bảo đảm cho sự tồn tại của cơ thể. Thoát ra khỏi vòng cương tỏa của sinh vật học, tâm lý học phải chuyển sang vương quốc của tâm lý học lịch sử người. Đối với tâm lý người, quan hệ cơ thể và môi trường là quá chật hẹp. Vấn đề cơ thể và môi trường trong tâm lý học mácxít trở thành vấn đề con người và xã hội, lịch sử và tâm lý, con người và thế giới xung quanh, trong đó thế giới do lao động của con người tạo ra, quan hệ giữa người này với người khác, và cuối cùng là quan hệ của con người với chính bản thân nó. Trong “Luận cương về Phoiơbắc”, C. Mác đã khẳng định: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” [55, tr.11]. Muốn hiểu được bộ mặt tâm lý người tức là cái tính người thực, là người trong con người, phải xuất phát từ con người xã hội, chứ không phải từ con người cơ thể đối lập với xã hội, nghĩ về cuộc sống để đối chọi với cuộc đời, bo bo với sự tồn tại một cách cô lập mà khinh rẻ cuộc đời, sợ hãi cái chết, băn khoăn, dằn vặt về sự tồn tại của cơ thể, phủ định bản chất của con người.
Với cơ sở lý luận là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về ý thức và hoạt động của con người, X.L. Rubinstêin đã phát triển thành nguyên tắc thống nhất ý thức và hoạt động, hoạt động và nhân cách, chủ quan và khách quan, giữa xã hội và cá nhân. Hoạt động là bản thể của tâm lý, ý thức, tức là tâm lý, ý thức nảy sinh bởi hoạt động và sự phản ánh tâm lý không tách rời hoạt động. L.X. Vưgốtxki đã biểu đạt tư tưởng đó bằng khái niệm “kinh nghiệm kép”. “Kép” có nghĩa là cái xảy ra trong công cụ và đối tượng lao động được lặp lại cái được tạo ra trong biểu tượng về sản phẩm lao động ở trong đầu người lao động. Và ngược lại, biểu tượng về sản phẩm lao động là sự chuyển hóa quá trình sản xuất ra sản phẩm ấy vào đầu người lao động, và đó chính là hình ảnh về sản phẩm. Tất cả các chức năng tâm sinh lý, các quá trình và thuộc tính tâm lý trong đó có cả ý thức và nhân cách nói chung, đều
32
được nghiên cứu như là các hoạt động, tức là đặt hiện tượng được nghiên cứu vào cấu trúc tâm lý vĩ mô của hoạt động.
Tóm lại, trên đây là một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của tâm lý học mácxít được tác giả vận dụng trong nghiên cứu tính hai mặt trong tính cách của con người Việt Nam. Việc nghiên cứu tính cách với tư cách là một thuộc tính tâm lý của nhân cách thì không thể xa rời những khía cạnh phương pháp luận tâm lý học mácxít.
***
Việc nghiên cứu tính hai mặt trong tính cách của con người Việt Nam là một công việc khó khăn và phức tạp. Những khó khăn trong nghiên cứu thể hiện ngay từ đầu trong việc lựa chọn cơ sở lý luận và cách tiếp cận. Sự thật thì chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là cơ sở lý luận duy nhất cho việc nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam, bởi những hạt nhân hợp lý của những lý thuyết khác như thuyết hành vi, thuyết phân tâm học, cũng có thể là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam, nhất là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam ở tầm lý luận dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận triết học Mác - Lênin và tâm lý học mácxít vẫn là một sự lựa chọn nghiêm túc và khoa học. Chính vì vậy, trong chương 1 của luận văn, tác giả đã xác định và làm rõ cơ sở lý luận và phương pháp luận của việc nghiên cứu tính hai mặt