PHẦN MỞ ĐẦU Quản lý hành chính – tư pháp ở cơ sở có một vai trò rất quan trọng trong giai đoạn đổi mới hiện nay đặc biệt là công tác hộ tịch và đăng ký hộ tịch nhằm xác định tình trạng n
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
Chương 1 Cơ sở lý luận về công tác quản lý hộ tịch 5
1.1 Những vấn đề chung 5
1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch 6
1.1.3 Thẩm quyền quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND cấp xã 7
1.2 Quan điểm của Đảng và pháp luật của nhà nước 8
1.2.1 Quan điểm của Đảng 8
1.2.2 Cơ sở pháp lý 9
Chương 2 Thực trạng về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch của UBND Đa Phước, huyện An Phú 11
2.1 Đ c điểm t nh h nh 11
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 11
2.1.2 Đặc điểm xã hội 11
2.2 Thực trạng công tác đăng ký quản lý hộ tịch của Ủy ban nhân dân Đa Phước trong thời gian qua: 12
2.2.1 Tổ chức biên chế 12
2.2.2 Về trình tự thực hiện đăng ký hộ tịch 12
2.2.3 Trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật 13
2.2.4 Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch 13
2.3 Kết quả thực hiện về công tác quản lý hộ tịch 14
2.3.1 Những mặt đạt được và nguyên nhân 14
2.3.2 Những mặt chưa được và nguyên nhân 16
2.4 Những kinh nghiệm từ công tác quản lý hộ tịch 17
Chương 3: Mục tiêu, giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở Đa Phước 19
Mục tiêu 19
2 iải pháp 20
3.3 Một s giải pháp cụ thể 22
Trang 2PHẦN KIẾN N HỊ VÀ KẾT LUẬN:
* Kiến nghị: 25
* Kết luận: 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 29
Trang 3
PHẦN MỞ ĐẦU
Quản lý hành chính – tư pháp ở cơ sở có một vai trò rất quan trọng
trong giai đoạn đổi mới hiện nay đặc biệt là công tác hộ tịch và đăng ký hộ
tịch nhằm xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi
chết Bản chất con người là trung tâm của mối quan hệ xã hội, là chủ thể quan
trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của loài người Chính vì vậy từ khi xã
hội loài người bắt đầu có sự phân chia giai cấp thì một trong những vần đề
đầu tiên giai cấp thống trị đặt ra là phải quản lý con người Qua nghiên cứu
lịch sử, cũng như trong thực tiễn hiện nay có thể khẳng định rằng: Quản lý về
hộ tịch là yêu cầu khách quan và mang tính đặc thù của bất kỳ quốc gia nào
trên thế giới, do vậy lịch sử hình thành và phát triển của công tác hộ tịch cũng
gắn liền với chế định và phát triển của nhà nước
Vì vậy trong công cuộc cải cách nền hành chính hiện nay ở nước ta nói
chung và ngành tư pháp được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm Nghị quyết
số 08-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trung
tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới đã chỉ ra các nhiệm vụ cụ thể
trong các hoạt động bổ trợ tư pháp Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 định
hướng nhiệm vụ và hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp
Một trong những nội dung liên quan đến hoạt động quản lý con người
là công tác hộ tịch Nghị định số 158/2005/NĐ-CP đã cụ thể hóa thẩm quyền
và quy trình thực hiện công tác hộ tịch; và Nghị định số 06/2012/NĐ-CP đã
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và
quản lý hộ tịch Công tác hộ tịch là một phần không thể thiếu trong hoạt động
và điều hành của UBND vì hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình
trạng nhân thân của một người từ sinh ra đến khi chết
Như vậy đăng ký và quản lý hộ tịch nói chung, đăng ký và quản lý hộ
tịch có yếu tố nước ngoài nói riêng là công việc thường xuyên của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thực hiện để theo dõi thực trạng và biến động về hộ
tịch, nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức tạo cơ sở xây
Trang 4dựng, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và chính sách dân số -
kế hoạch hoá gia đình
Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch là một tất yếu khách quan mang đặc thù không thể thiếu được của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới Nó có ý nghĩa quan trọng đối với yêu cầu của quản lý nhà nước nói chung, đồng thời còn có ý nghĩa đối với từng cá nhân, đặc biệt đối với nước ta trong giai đoạn đổi mới hiện nay lại càng trở nên bức xúc Vì vậy, đòi hỏi cán bộ quản lý Tư pháp - hộ tịch phải luôn luôn học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tu dưỡng đạo đức, phải có bản lĩnh chính trị vững vàng để thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới đạt được kết quả cao
Qua thời gian học tập ở trường và đi thực tế, thực tập ở UBND xã Đa Phước đã giúp em nhận thức được những nhiệm vụ, hoạt động của UBND xã Nhưng điều em tâm đắc nhất là công tác hộ tịch vì công tác này giúp em củng
cố thêm phần kiến thức, có nhiều kinh nghiệm và áp dụng lý thuyết đã học vào thực tế, hiểu rõ hơn về bài học và thấy được những thiếu sót trong quá trình công tác nhằm hoàn thành tốt công việc được giao Để đánh giá đúng thực trạng tình hình và đề ra những giải pháp phù hợp, vì vậy em chọn đề tài
“ Công tác quản lý nhà nước về Hộ tịch ở xã Đa Phước, huyện An Phú hiện nay – Th c trạng và giải pháp” để làm tiểu luận tốt nghiệp cuối khoá
Tiểu luận nêu ra thực trạng với những mặt làm được, chưa được để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hộ tịch của xã góp phần thực hiện tốt hơn trong thời gian tới ở xã nhà
Em xin chân thành cám ơn toàn thể giáo viên trường Chính trị Tôn Đức Thắng đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian qua và tập thể cán
bộ Ủy ban nhân dân xã Đa Phước tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này
Với một kiến thức còn hạn chế và khoảng thời gian có hạn chắc chắn bài viết không tránh khỏi sai sót kính mong quý thầy cô nhiệt tình giúp đỡ và nhiệt tình đóng góp để đề tài được hoàn chỉnh hơn, Em xin chân thành biết
ơn
Trân trọng kính chào !
Trang 5tử quá hạn; đăng ký lại các sự việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi; ly hôn; xác định lại cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch; mất tích; mất năng lực hành vi dân sự; hủy việc kết hôn trái pháp luật, hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; những sự kiện khác do pháp luật quy định
Giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch: giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về hộ tịch là căn
cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó; giấy khai sinh là giấy tờ
hộ tịch gốc của mỗi cá nhân Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi
về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó
Với mỗi vấn đề hộ tịch thì có giấy tờ về vấn đề đó, gọi là vấn đề hộ tịch Đó là cơ sở pháp lý chứng minh các quyền và nghĩa vụ của công dân phát sinh từ sự kiện hộ tịch Do tính chất quan trọng như vậy của các giấy tờ
về hộ tịch cho nên pháp luật cần có quy định rất chặt chẽ, cụ thể các nguyên tắc, thủ tục trình tự đăng ký và cấp các loại giấy tờ về hộ tịch Giấy khai sinh
là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi một cá nhân Do vậy, tất cả các loại giấy tờ về
hộ tịch đều phải thống nhất với giấy khai sinh của cá nhân người đó Chính vì vậy, đăng ký hộ tịch là hành vi bắt buộc không chỉ đối với công dân mà còn đối với cả các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Việc đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài việc thực hiện theo quy định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia
Trang 6Quản lý nhà nước về hộ tịch là một trong những vấn đề rất quan trọng trong quản lý nhà nước về hành chính tư pháp Thông qua quản lý nhà nước
về hộ tịch, nhà nước thực hiện quản lý đối với dân cư của mình Mặt khác, thông qua quản lý nhà nước về hộ tịch, nhà nước theo dõi thực trạng và những biến động của dân cư như: sinh, tử, kết hôn, ly hôn… Trên cơ sở đó nhà nước xây dựng các chính sách kinh tế - xã hội, chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình cho phù hợp với thực tế khách quan
Trong quản lý nhà nước về hộ tịch, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện những hoạt động như: ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch; hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn về hộ tịch; ban hành quản lý hướng dẫn việc sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu hộ tịch; tổ chức tuyên truyền phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch; tổ chức việc đăng ký hộ tịch; giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch; hợp tác quốc tế về hộ tịch
1.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch:
Thứ nhất: Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về hộ tịch Để có cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước về
hộ tịch đòi hỏi phải có các quy phạm pháp luật về hộ tịch Vì vậy, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch là nội dung hàng đầu trong các nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch Trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch đã được ban hành, công việc tiếp theo hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản đó
Thứ hai: Hướng dẫn chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên
môn hộ tịch
Thứ ba: Ban hành, quản lý hướng dẫn việc sử dụng thống nhất các loại
sổ sách, biểu mẫu hộ tịch
Thứ tư: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành
các quy định của pháp luật về hộ tịch
Thứ năm: Đăng ký hộ tịch
Thứ sáu: Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch gốc
Thứ bảy: Lưu trữ sổ sách, hồ sơ hộ tịch
Trang 7Thứ tám: Thống kê hộ tịch
Thứ chín: Thanh tra, kiểm tra về đăng ký và quản lý hộ tịch
Thứ mười: Giải quyết khiếu nại tố cáo về hộ tịch
Thứ mười một: Hợp tác quốc tế về hộ tịch
1.1.3 Thẩm quyền quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND cấp :
Thẩm quyền của UBND cấp xã trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch như sau:
Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã (đăng ký khai sinh; đăng ký kết hôn; đăng ký khai tử; đăng ký việc nuôi con nuôi; đăng ký việc nhận cha, mẹ, con; giải quyết thay đổi, cải chính
hộ tịch, xác định lại giới tính cho người dưới 14 tuổi; làm thủ tục hướng dẫn
bổ sung; điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi)
Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và đăng ký hộ tịch;
Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ tư pháp;
Thứ nhất, thụ lý hồ sơ, kiểm tra, xác minh và đề xuất với Chủ tịch ủy
ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định việc đăng ký hộ tịch;
Thứ hai, thường xuyên kiểm tra và vận động nhân dân đi đăng ký kịp
thời các sự kiện hộ tịch Đối với những khu vực người dân bị chi phối bởi phong tục, tập quán hoặc điều kiện đi lại khó khăn, cán bộ Tư pháp – Hộ tịch
Trang 8phải có lịch định kỳ đến tận nhà dân để đăng ký những sự kiện hộ tịch đã phát sinh
Thứ ba, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã về những sự
kiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn xã, mà không được đăng ký hoặc đăng ký không đúng sự thật, sai sự thật
Thứ tư, giữ gìn, bảo quản, lưu trữ sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch; khi thôi
giữ nhiệm vụ phải bàn giao đầy đủ cho người kế nhiệm
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm về tình hình đăng ký
và quản lý hộ tịch của địa phương Trong trường hợp do buông lỏng quản lý
mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì chủ tịch UBND cấp xã đó
phải chịu trách nhiệm
1.2 Quan điểm của Đảng và pháp luật của nhà nước:
1.2 Quan điểm của Đảng:
Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/01/2002 về một số
nhiệm vụ trung tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới đã xác định: “
Nghiên cứu việc xã hội hóa một số hoạt động bổ trợ tư pháp ”
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 định hướng nhiệm vụ hoàn thiện các chế
định bổ trợ tư pháp: “ Xây d ng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân
chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng s Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu l c cao”
Trang 91.2.2 Cơ sở pháp lý:
Điều 11 Luật tổ chức chính phủ năm 2011 quy định: “Chính phủ
thống nhất quản lý các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại của nhà nước; bảo đảm hiệu l c của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; … bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân”
Khoản 4 Điều 18 Luật tổ chức chính phủ năm 2001 quy định thẩm
quyền trong lĩnh vực hành chính tư pháp của chính phủ: “… thống nhất
quản lý công tác hành chính tư pháp, các hoạt động về luật sư, giảm định
tư pháp, công chứng và bổ trợ tư pháp; tổ chức và quản lý công tác thi hành án, quốc tịch, hộ khẩu, hộ tịch”
Ngoài các văn bản trên, việc đăng ký và quản lý hộ tịch còn một số văn bản như sau:
- Nghị định số: 04/NĐ-CP ngày 16/01/1961 về ban hành Điều lệ đăng
ký hộ tịch
- Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch thay Nghị định 04/CP ngày 16/01/1961 Tiếp tục thực hiện công tác hoàn thiện pháp luật về quản lý hộ tịch ngày 27/12/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số: 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch Theo Nghị định này, thủ tục đăng ký hộ tịch đã giảm đi rất nhiều, đồng thời phân cấp nhiều hơn cho UBND cấp xã, UBND cấp huyện trong việc đăng ký, quản lý hộ tịch
- Nghị định: 62/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ tư pháp
- Thông tư: 01/2008/TT-BTP ngày 02/06/2008 của Bộ tư pháp về hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính Phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch
- Nghị định số: 93/2008/NĐ-CP ngày 22/08/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ tư pháp;
- Thông tư liên tịch: 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/04/2009 về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở tư pháp
Trang 10thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng tư pháp thuộc UBND cấp huyện và công tác tư pháp thuộc UBND cấp cơ sở
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch
- Những văn bản của UBND tỉnh An Giang:
+ Quyết định số 1556/QĐ – UBND ngày 21/07/2009 của UBND tỉnh
An Giang về công bố bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp xã trên địa bàn tỉnh An Giang
- Công văn liên tịch số 201/LT – TP – CA, của sở Tư Pháp – Công An Tỉnh An Giang
Trang 11CHƯƠN 2 THỰC TRẠN VỀ CÔN TÁC ĐĂN KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ
TỊCH Ở XÃ ĐA PHƯỚC, HUYỆN AN PHÚ 2.1 Đ c điểm t nh h nh:
2.1.1 Đ c điểm tự nhiên:
Xã Đa Phước là một xã ven biên giới, địa bàn rộng, dân cư đông, kinh
tế xã hội chưa cao, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật còn thấp, nhiều năm liền chịu ảnh hưởng lũ lớn nên đời sống và điều kiện đi lại của người dân còn gặp nhiều khó khăn, từ đó đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội ở địa phương
Xã Đa Phước gồm 04 ấp: Hà Bao 1, Hà Bao 2, Phước Thọ, Phước Quản, nằm dọc theo quốc lộ 91C và tỉnh lộ 957 với chiều dài 10 km Đông giáp sông Hậu; Tây giáp sông Châu Đốc; Nam giáp thị xã Châu Đốc; Bắc giáp thị trấn An Phú Diện tích tự nhiên 1.577, đất nông nghiệp 1.119 ha Dân số toàn xã có 23.101 nhân khẩu gồm 5.615 hộ
Về tôn giáo, tại xã Đa Phước đa số người dân theo Đạo Phật 6.059 chiếm 26,23%, Hoà hảo 5.702 chiếm 24,68%, Hồi giáo 2.213 chiếm 9,58%, Cao đài 806 chiếm 3,49%, Công giáo 42 chiếm 0,18%, khác 2.256 chiếm 9,77%, còn lại không theo đạo Hiện nay vẫn còn một số tập tục lạc hậu trên địa bàn
Về nghề nghiệp, đa số người dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi thủy sản chiếm 75%; còn lại tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ lẽ và làm thuê Hộ nghèo của xã 381 hộ chiếm 8,13% Do vậy,
ý thức đăng ký về hộ tịch của người dân rất hạn chế
Trang 12Về kết cấu hạ tầng, hiện nay đã phát triển tương đối khá như: có 4.681
hộ sử dụng điện thường xuyên, đạt 101,33%, đường giao thông thuỷ, bộ đi lại thuận tiện đến tận các xã vùng sâu Trong xã có 03 trường tiểu học và 01 trường trung học cơ sở, có 01 trường mẫu giáo, 01 trường mẫu giáo tư thục
Có 01 trạm y tế kiên cố đảm bảo cho yêu cầu phục vụ sức khoẻ người dân Hệ thống loa truyền thanh phủ giáp 04 ấp cặp theo lộ 91C và cụm tuyến dân cư
ấp Phước Quản
Trong những năm qua công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ngày càng được sự quan tâm chỉ đạo của địa phương Vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nhà nước với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị của địa phương, nên công tác quản lý và đăng ký hộ tịch từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả đáp ứng nhu cầu phục vụ tốt cho nhân dân và địa phương
2.2 Thực trạng công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở Đa Phước trong thời gian qua:
2.2 T ch c biên chế:
Theo quy định biên chế hiện nay ở UBND xã Đa Phước có 02 công chức trong biên chế và được phân công phụ trách công tác Tư pháp - Hộ tịch như sau:
- Phụ trách lĩnh vực Tư pháp 01 cán bộ công chức tuổi đời 30 tuổi;
- Phụ trách lĩnh vực Hộ tịch 01 cán bộ công chức tuổi đời 27 tuổi;
Trang 13- Đăng ký khai tử: từ 01 đến 03 ngày làm việc; nếu cần xác minh thì không quá thêm 03 ngày làm việc
- Đăng ký nuôi con nuôi: từ 01 đến 05 ngày làm việc; nếu cần xác minh thì không quá thêm 05 ngày làm việc
- Giám hộ: từ 01 đến 02 ngày làm việc; nếu cần xác minh thì không quá thêm 02 ngày làm việc
- Nhận cha, mẹ, con: từ 01 dến 03 ngày làm việc; nếu cần xác minh thì không quá thêm 05 ngày làm việc
- Xác nhận tình trạng hôn nhân trong nước: từ 01 đến 03 ngày làm việc; nếu cần xác minh thì không quá thêm 05 ngày làm việc
- Xác nhận tình trạng hôn nhân có yếu tố nước ngoài: từ 01 đến 05 ngày làm việc; nếu cần xác minh thì không quá thêm 05 ngày làm việc
2.2 Trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật:
Ủy ban nhân dân xã đã bố trí cán bộ phụ trách công tác hộ tịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại làm việc của cán bộ và để nhân dân dễ dàng khi liên hệ
Cán bộ phụ trách công tác Tư pháp - Hộ tịch được trang bị 02 bàn làm việc, 01 kệ đựng hồ sơ và 01 máy vi tính
2.2.4 Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch:
Nghị định 04/NĐ-CP ngày 16/01/1961 và Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch về ban hành điều lệ đăng ký hộ tịch, nhưng đến nay các Nghị định này bộc lộ nhiều điểm bất cập, không phù hợp với điều kiện hiện nay do sự đa dạng của các sự kiện về hộ tịch, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đăng ký hộ tịch trong thời gian qua chưa thực hiện đầy đủ và thống nhất Từ khi có Nghị định 158/NĐ-CP thì công tác hộ tịch của xã có tiến bộ hơn trước, việc quản lý cũng đã đi vào nề nếp Về công tác thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, xác định lại dân tộc, giới tính đã được đơn giản hóa, công khai hóa, thông thoáng hơn so với trước
Trang 142.3 Kết quả thực hiện quản lý nhà nước về công tác hộ tịch:
Cán bộ Hộ tịch có tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên nghiên cứu tìm hiểu, tiếp thu ý kiến lãnh đạo địa phương và nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn để làm tốt nhiệm vụ phân công, từng bước đưa công tác hộ tịch
đi vào nề nếp, đáp ứng ngày càng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước ở địa phương