Nguyên tắc đi từ cái riêng đến cái chung

Một phần của tài liệu Những nguyên tắc của triết học Mác- Lênin về xây dựng phạm trù và ảnh hưởng của những nguyên tắc đó trong công cuộc đổi mới tư duy lý luận ở nước ta (Trang 51)

Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, cái riêng là phạm trù dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định. Còn cái chung là phạm trù để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.

Vấn đề mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung là một trong những vấn đề quan trọng nhất và không kém phần khó khăn của lịch sử triết học và lịch sử nhận thức nhân loại. Trong quá trình tìm cách giải quyết vấn đề này đã hình thành hai phái rõ rệt.

Phái duy thực (relism) cho rằng, cái chung là cái vĩnh cửu, bất biến, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào cái riêng. Còn cái riêng chỉ là cái nhất thời, khả biến. Đại biểu điển hình cho khuynh hướng này thời cổ đại là Platon. Theo ông, thế giới nói chung được phân đôi thành hai nửa: thế giới ý niemẹ (thế giới giới của cái chung) và thế giới của các sự vật riêng lẻ (cái riêng). Thế giới ý niệm là nguyên mẫu, là vĩnh hằng. Còn thế giới các sự vật riêng lẻ chỉ là cái bóng của thế giới ý niệm đó.

Phái duy danh (nominalism), thì có quan điểm ngược lại. Theo phái này, chỉ có cái riêng mới tồn tại thực sự, còn cái chung là những tên gọi do lý trí con người đặt ra. Đại biểu điển hình cho quan điểm của phái duy danh trong triết học hiện đại là phái ngữ nghĩa luận. Thêo quan điểm của trường phái này thì tỏng hiện thực không thể có cái chung, cái khái niệm chung (đặc biệt là cái khái niệm phản ánh đời sống và lịch sử xã hội) dường như chỉ làm cho con người ta lầm lẫn, bưỏi con người tưởng rằng, sau các khái niệm ấy là những sự vật, hiện tượng thực thể nào đó có ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta. Do đó, họ đề nghị gạt bỏ những khái niệm thuộc lĩnh vực đời sống

xã hội phương tây hiện dại như “chủ nghĩa tư bản”. “chủ nghĩa đế quốc”, “mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp”, giá trị thặng dư”, v.v.

Nếu xuất phát từ quan điểm của phái duy thực và suy danh về mối quan hệ giữa cái riêng (sự vật cảm tính) và cái chung (khái niệm, phạm trù) thì chúng ta không thể nào tìm ra được những phương pháp khoa học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn. Vì theo quan điểm của phái duy thực thì cái khái niệm, phạm trù (tức là cái chung) tồn tại trước và độc lập với các sự vật, hiện tượng mà chúng phản ánh (cái riêng). Ngược lại, phái duy danh lại coi các khái niệm, phạm trù như là những hình thức tư duy trống rỗng không hàm chứa bất cứ một nội hàm nào. Cả hai cách tiếp cận kể trên về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung đều tỏ ra sai lầm xét cả về phương diện bản thể luận lẫn nhận thức luận.

Xuất phát từ phương pháp luận duy vật – khoa học, triết học Mác – Lênin đã giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung và xem xét mối quan hệ đó với quá trình nhận thức của con người.

“Mọi nhận thức thực sự chỉ là ở chỗ – Enghen viết – trong tư duy, chúng ta nâng cái đơn nhất từ tính đơn nhất đến tính đặc thù lên tính phổ biến, là ở chỗ, chúng ta tìm ra và xác định cái vô hạn trong cái hữu hạn, cái vĩnh viễn trong cái tạm thời” [65,724]. phải đi từ cái cá biệt đến cái phổ biến, bởi vì trong thực tế, một số sự vật, hiện tượng riêng biệt nào đó không thể đem lại cho con người sự hiểu biết về bản chất và quy luật của sự vật đó cũng như của thế giới, các hình thức vận động cơ bản của vật chất, mâu thuẫn biện chứng, số lượng, không gian và thời gian, phủ định biện chứng,v.v Ví dụ: Xuất phát từ việc nghiên cứu các dạng vật thể khác nhau từ thế giới vi mô đến thế giới vĩ mô, từ giới vô cơ đến giới hữu cơ, từ tự nhiên cho đến xã hội mà Enghen đã đi đến kết luận cho rằng “tính thống nhất vật chất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó, mặc dù tồn tại là tiền đề tính thống nhất của nó, vì trước

khi thế giới có thể là một thể thông nhất thì trước hết giới phải tồn tại đã. Tồn tại nói chung là một vấn đề còn bỏ ngỏ, kể từ giới hạn mà tầm nhìn của chúng ta chấm rứt. Tính thống nhất sự của thế giới là ở tình vật chất của nó, và tính vật chất này được chứng minh không phải bằng ba lời khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà bằng một sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên” [65,67]. Và cũng xuất phát từ việc khảo sát sự vận động của mọi dạng vật chất thuộc lĩnh vực tồn tại khác nhau của thế giới như đã nói trên mà Enghen đã đi đến những hình thức chung của vận động: Vận động cơ học, vận động vật lý, hoá học, sinh học, xã hội.

Như chúng ta đã nói, kết quả của qúa trình tư duy đi từ cái riêng đến cái chúng giúp con người có thể rút ra những đặc tính chung của một lớp sự vật, qua đó đúc kết thành khái niệm, phạm trù. Mác là một nhà biện chứng thiên tài sau Heghen đã vận dụng đặc điểm này của nhận thức để nghiên cứu lịch sử phát triển xã hội loài người. Qua sự khảo sát tiến trình vận động, phát triển lịch sử của từng dân tộc (quốc gia) riêng biệt, từng thời đại riêng biệt, Mác đã đi tới việc thiết lập một hệ thống và phạm trù kinh tế - xã hội như: Phương thưc sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, hình thái kinh tế xã hội, Nhà nước, cách mạng xã hội; giai cấp và đấu tranh giai cấp, v.v. Dựa trên hệ thống các phạm trù đó Mác đã xây dựng học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội, học thuyết giai cấo và đấu tranh giai cấp. Trong các học thuyết này chứa đựng những phạm trù, nguyên lý, quy luật chung là cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc nghiên cứu lịch sử của từng dân tộc riêng biệt.

Trong “Bút ký triết học”, Lênin cũng đã đề cập đến vấn đề quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung. Theo Lênin, dù người ta bắt đầu bằng bất cứ mệnh đề nào, chẳng hạn bắt đầu bằng mệnh đề đơn giản nhất, quen thuộc nhất như “Ivan là một người”, “Giutsơka là con chó”,v.v, thì ngay ở đó người ta đã thấy có phép biện chứng rồi, phép biện chứng đó thể hiện ở chỗ

“cái riêng là cái chung” và “bất cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng nghìn sự chuyển hoá mà liên hệ với những cái riêng khác, thuộc loại khác” [56,381].

Những phân tích trên cho chúng ta thấy tầm quan trọng đặc biệt của nguyên tắc đi từ cái riêng đến cái chung trong việc xây dnựg các khai niệm, phạm trù của triết học Mác – Lênin. Nhờ tuân thủ nhất quan theo nguyên tắc đó trong nhận thức luận mà các nhà kinh điển Mác – Lênin đã sáng tạo nên được một hệ thống các khái niệm, phạm trù nền tảng cho hệ thống triết học của mình như vật chất – ý thức, vận động, cái riêng – cái chung, bản chất – hiện tượng, v.v.

Một phần của tài liệu Những nguyên tắc của triết học Mác- Lênin về xây dựng phạm trù và ảnh hưởng của những nguyên tắc đó trong công cuộc đổi mới tư duy lý luận ở nước ta (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)