Nguyên tắc đi từ hiện tượng đến bản chất

Một phần của tài liệu Những nguyên tắc của triết học Mác- Lênin về xây dựng phạm trù và ảnh hưởng của những nguyên tắc đó trong công cuộc đổi mới tư duy lý luận ở nước ta (Trang 54)

Triết học Mác – Lênin khẳng định rằng “bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, nhữg mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy đínhự vận động và phát triển của sự vật đó Còn hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ ấy ra bên ngoài” [31,275]. Bản chất chính là mặt bên trong tương đối ổn định của hệ thực khách quan, nó ẩn dấu đằng sau cái vẻ bề ngoài của hiện tượng và hiện tượng và biểu lộ qua những hiện tượng đó. Còn hiện tượng là cái bên ngoài, mặt di động và biến đổi hơn của hiện thực khách quan. Nó là hình thức biểu hiện của cái bản chất.

Với tư cách là một hình thức phản ánh thế giới hiện thực khách quan, các phạm trù triết học đống vai trò như là cái chung, cái bản chất, chúng phản ánh những đặc tính tất yếu khách quan của cả một lớp các sự vật, hiện tượng. Còn hiện tượng chính là các sự vật cảm tính đơn lẻ, phản ánh từng khía cạnh, từng đặc điểm riêng biệt của bản chất.

Các nhà kinh điển Mác – Lênin không ít lần nhắc nhở rằng, quan hệ giữa bản chất và hiện tượng mà mối quan hệ vừa mang tính thông nhất và bao hàm sự mâu thuẫn. Mác nhận xét “nếu hình thái biểu hiện và bản chất của sự vật trực tiếp đồng nhất với nhau thì mọi khoa học sẽ trở nên thừa” [66,540].

Lời nhận xét đó của Mác chứng tỏ rằng nhận thức là một quá trình đầy mâu thuẫn và phức tạp, đòi hỏi tư duy con người phải năng động, mền dẻo.

Nhờ vận dụng một cách linh hoạt nguyên tắc đi từ hiện tượng đến bản chất mà Mác đã phát hiện ra một loạt các quy luật và phạm trù kinh tế trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, điều mà các nhà kinh tế chính trị Anh trước đó như Ricardo, Adam Smith phải bó tay. Theo Mác, giá t rị của hàng hoá do lượng lao động xã hội cần thiết đã chi phí để sản xuất ra nó quyết định, trong khi đó, nhìn theo những hiện tượng bề ngoài thì hình như nó lại do quan hệ cung cầu quyết định. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, quan hệ giữa nhà tư bản và công nhân nhìn bề ngoài là một quan hệ rất sòng phẳng giữa một bên mua sức lao động bằng hình thức trả lương. Còn bên kia bán sức lao động bằng hình thức nhận lương trên nguyên tắc làm công ăn lương. Trong khi đó, thực tế là nhà tư bản đã mua sức lao động của người công nhân dưới dạng một hàng hoá, rồi dùng sức lao động với tính các là một hàng hoá đó để sản xuất ra những hàng hoá (vật phẩm) khác nhằm mục đích kiếm lời trên nguyên tắc T-H-T (với điều kiện T>T gấp nhiều lần). Khi đánh giá ý nghĩa các phát hiện này của Mác, Lênin viết “phàm ở chỗ nào các nhà kinh tế tư sản nhìn thấy quan hệ giữa vật với vật (hàng hoá này đổi lấy hàng hoá khác) thì ở chỗ đó, Mác đã tìm thấy quan hệ giữa người với người. Sự trao đổi hàng hoá thể hiện mối liên hệgiữa người sản xuất riêng lẻ với nhau, do thị trường làm trung gian. Tiền tệ nói lên rằng, mối liên hệ ấy ngày càng thêm chặt chẽ, gắn bó khăng khít toàn boọ sinh hoạt kinh tế của những người sản xuất riêng lẻ thành một chỉnh thể duy nhất. Tư bản nói lên mối liên hệ ấy tiếp tục phát triển lên nữa. Sức lao động của con người trở thành hàng hoá” [53,137].

Khi nghiên cứu sự vận động và phát triển của lịch sử các dân tộc, các thời đại, những nhà tư tưởng trước Mác chỉ dừng lại ở hiện tượng bề ngoài, ngẫu nhiên do vậy họ đi đến kết luận rằng, lịch sử bị quyết định bởi các vĩ

nhân, các anh hùng hào kiệt hay bởi mệnh trời. Khác với họ, Mác đã có một cái nhìn xuyên suốt lịch sử, tổng kết các hiện tượng ngẫu nhiên bề ngoài đó để đi đến việc phát hiện bản chất sâu kín bên trong của vấn đề và phát hiện ra rằng, quần chúng nhân dân là những người chân chính sáng tạo nên lịch sử. Phát hiện đó có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng cho Đảng cộng sản Việt Nam trong việc đưa ra bài học lấy dân làm gốc của nước(dĩ dân vi bang bản).

Tiếp thu những tư tưởng cơ bản của Mác trong nguyên tắc đi từ hiện tượng đến bản chất, Lênin cho rằng “tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một, nếu có thể nói như vậy, đến bản chất cấp hai, v.v, cứ như thế mãi” [56,268]. Vận dụng nguyên tắc đó vào việc nhận thức thế giới, đặc biệt là nhận thức lịch sử xã hội đương thời, Lênin đã xây dựng nên nội hàm của một số phạm tù như “chủ nghĩa đế quốc”, “chủ nghĩa cộng sản thời chiến”, “cách mạng tư sản kiểu mới”, v.v. Theo Lênin, khi chủ nghĩa tư bản (capilism) chuyển sang chủ nghĩa đế quốc (imperalism) thì bản chất của nó có thay đổi ít nhiều. Nếu trong giai đoạn trước độc quyền, tự do cạnh tranh và xuất khẩu hàng hoá chếm địa vị thống trị thì trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa tư bản độc quyền đã thay thế tự do cạnh tranh, quy luật lợi nhuận bình quân, xuất khẩu hàng hóa bị chèn ép và xuất khẩu tư bản chiếm địa vị thống trị, v.v. Mặc dù vậy, về căn bản, bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn không hề thay đổi, vẫn ở giai đoạn một cùng của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa tức là chủ nghĩa đế quốc.

Như vậy, đi từ hiện tượng đến bản chất là một trong những nguyên tắc không kém phần quan trọng của triết học Mác – Lênin trong việc xây dựng các phạm trù triết học, nhờ quán triệt nguyên tắc này mà các nhà kinh điển Mác – Lênin đã thiết lập được một số phạm trù trong hệ thống triết học duy vật biện chứng của mình.

Một phần của tài liệu Những nguyên tắc của triết học Mác- Lênin về xây dựng phạm trù và ảnh hưởng của những nguyên tắc đó trong công cuộc đổi mới tư duy lý luận ở nước ta (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)