1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

32 447 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 142,2 KB

Nội dung

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1. Lý luận chung về công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn 5 1.1. Lý luận chungvề công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND xã Quang Thuận 5 1.1.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của công tác quản lý hộ tịch. 5 1.1.2. Yêu cầu, nội dung và tầm quan trọng của công tác quản lý đất đai 6 1.2. Khái quát về UBND xã Quang Thuận , huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. 6 1.2.1. Khái quát về UBND xã Quang Thuận , huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. 6 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của UBND xã Quang Thuận. 6 Tiểu kết: 8 Chương 2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn 9 2.1. Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND xã Quang Thuận 9 2.1.1. Đăng ký khai sinh. 9 2.1.2. Đăng ký kết hôn. 10 2.1.3. Đăng ký khai tử. 10 2.1.4. Đăng ký nuôi con nuôi. 11 2.1.5. Đăng ký giám hộ. 13 2.1.6. Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. 14 2.1.7. Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch. 15 2.2. Thực trạng quản lý công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND xã Quang Thuận. 16 2.2.1. Thực trạng về đội ngũ cán bộ tư pháp – hộ tịch xã Quang Thuận. 16 2.2.2.Về trình tự thực hiện đăng ký hộ tịch. 16 2.2.3.Thực trạng công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở xã Quang Thuận. 17 2.3. Những thành tựu và hạn chế về công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND xã Quang Thuận. 18 2.3.1. Những thành tựu đạt được: 18 2.2.2. Những hạn chế tồn tại. 19 Tiểu kết: 20 Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND xã Quang Thuận. 21 3.1. Giải pháp tổng quát. 21 3.2. Giải pháp cụ thể. 21 3.2.1. Đối với UBND xã Quang Thuận: 22 3.2.2Cán bộ công chức tư pháp – hộ tịch: 22 Tiểu kết: 23 KẾT LUẬN 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 PHỤ LỤC. 27

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, những số liệu đã được sử dụng trong bản tiểu luậnnày là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho việc bảo vệ một học vị nào

Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành tiểu luận đều đã được cảm ơn Cácthông tin, tài liệu trình bày trong tiểu luận này đã được ghi rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2016

Trang 2

Đặc biệt chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Bùi Thị ÁnhVân - giảng viên học phần phương pháp nghiên cứu khoa học đã hướng dẫn, chỉbảo, giúp đỡ Đồng thời cung cấp những kiến thức quý báu để giúp tôi hoànthành đề tài này.

Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè đã tạo điềukiện, khuyến khích, động viên giúp đỡ tôi bằng cả thời gian, vật chất và tinhthần trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm thi, xin kính chúc sứckhỏe, hạnh phúc và thành đạt

Trân trọng cảm ơn!

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Xét từ phương diện khoa học quản lý nhà nước quản lý hộ tịch có vị trítrung tâm của hoạt động quản lý dân cư Đây là một lĩnh vực quan trọng của nềnhành chính mà mọi quốc gia đương đại, không phân biệt chế độ chính trị, trình

độ phát triển, đều phải quan tâm Sự vững mạnh của một quốc gia liên quan mậtthiết với hiệu quả của hoạt động quản lý dân cư nói chung và quản lý hộ tịch nóiriêng Có thể khẳng định rằng, các vấn đề pháp lý về quản lý hộ tịch có tầmquan trọng tương tự như các vấn đề pháp lý về quốc tịch, về biên giới quốc gia,

về tổ chức bộ máy nhà nước Ở nước ta hiện nay, quản lý hộ tịch được thực hiệntheo Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về Đăng ký và quản lý hộ tịch

Quản lý nhà nước về hộ khẩu, hộ tịch là công việc của hệ thống quản lýhành chính Nhà nước để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,đưa đất nước ta vững bước hòa nhập chung với thế giới Quang Thuận là một xã

xa trung tâm của huyện Bạch Thông Trong thời gian qua đối với xã QuangThuận về công tác quản lý hộ tịch nhìn chung đã có nhiều cố gắng, tổ chức thựchiện tốt công tác quản lý hộ tịch Vì vậy, quản lý hộ tịch đã dần đi vào nề nếp,đạt được những kết quả nhất định: số trẻ em được đăng ký khai sinh đạt tỷ lệcao, đăng ký kết hôn đúng quy định Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạtđược quản lý hộ tịch còn có nhiều hạn chế như: thủ tục quản lý hộ tịch chưakhoa học, chưa phù hợp thực tế, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về hộ tịchchưa được quan tâm đúng mức Những hạn chế này đã làm giảm đi hiệu lực,hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch

Vì vậy khi nghiên cứu về quản lý nhà nước về hộ tịch thực tế của xãNgọc Lập nhằm làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận, thực tiễn của quản lý hộ tịch, chỉ

ra những nguyên nhân của các hạn chế Trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghịgóp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch trên

địa bàn xã Quang Thuận là một điều cấp thiết hiện nay Đây là lý do để đề

tài nghiên cứu “Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND xã Quang

Trang 6

Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn” Bản thân em lựa chọn để nghiên

cứu đóng góp một phần nhỏ bé vào công tác tuyên truyền để người dân hiểu vềpháp luật, nâng cao hiểu biết cho người dân

2 Lịch sử nghiên cứu.

Vấn đề quản lý hộ tịch trên thực tế đã có nhiều tác giả nghiên cứu, thểhiện ở nhiều công trình nghiên cứu khoa học các cấp, các bài viết trên các tạpchí và hội thảo quốc gia, quốc tế, sách chuyên khảo, tham khảo Một số các côngtrình tiêu biểu sau:

- Cuốn sách “Từ quản lý đinh đến quản lý hộ tịch” của tác giả PhạmTrọng Cường- H: Tư pháp, 2007 ; - “Về quản lý hộ tịch” Sách tham khảo /Phạm Trọng Cường - H: Chính trị Quốc gia, 2004; - “Hướng dẫn đăng ký vàquản lý hộ tịch” / B.soạn: Nguyễn Quốc Cường, Lương Thị Lanh, Trần Thị ThuHằng - H: Tư pháp, 2006; - “Quy định mới về đăng ký và quản lý hộ tịch” -H: Chính trị Quốc gia, 2006; - “151 Câu Trả Lời Về Hộ Tịch, Hộ Khẩu, ChứngMinh Nhân Dân Và Công Chứng, Chứng Thực” / L.G: Trần Huyền Nga – H:NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2005; - “Hướng dẫn nghiệp vụ Đăng Ký vàQuản Lý Hộ Tịch” - H: NXB Tư Pháp, 2006; - “Nghiệp vụ đăng ký hộ tịch” –H: NXB Tư Pháp, 2007 Ngoài ra còn có các bài viết, tài liệu học tập, tài liệuhướng dẫn về quản lý hộ tịch trên những địa bàn cụ thể như: Tài liệu học tập vềcông tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu - Yên Bái: Ty công an Yên Bái, 1973; Tài liệuhướng dẫn thi hành điều lệ đăng ký quản lý hộ tịch, hộ khẩu - Hải Hưng: Tycông an Hải Hưng, 1976; Bên cạnh đó phải kể đến những tài liệu, báo cáođược gửi lên từ cấp cơ sở mang tính chất định kỳ

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 7

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về hộtịch trên địa bàn xã Quang Thuận huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Củng cố vững chắc kiến thức lý thuyết về mặt quản lý hộ tịch, các công

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu có tính khả thi cao hoàn thiện công tácquản lý nhà nước về hộ tịch ở xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh BắcKạn Và kiến nghị một số vấn đề đối với chính sách quản lý hộ tịch của Nhànước

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

* Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của chính quyền

xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

5 Phương pháp nghiên cứu.

Trong tiểu luận nghiên cứu khoa học của tôi đã sử dụng tổng hợp các loạiphương pháp như :

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp khảo sát thực tế

- Phương pháp phân tích

Trang 8

- Phương pháp logic.

- Phương pháp tổng hợp

6 Bố cục của tiểu luận.

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo,phần tiểuluận được triển khai thành 3 chương:

+ Chương 1 Lý luận chung về công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

+ Chương 2 Thực trạng về công tác quản lý nhà nước về hộ tịch tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

+ Chương 3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở xã Quang Thuận.

Trang 9

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH CỦA UBND XÃ QUANG THUẬN, HUYỆN BẠCH THÔNG,

TỈNH BẮC KẠN 1.1 Lý luận chungvề công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND

xã Quang Thuận

1.1.1 Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của công tác quản lý hộ tịch.

*Khái niệm:

- Quản lý: là sự tác động, chỉ huy điều khiển các quá trình xã hội và hành

vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tớimục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý

- Hộ Tịch : Là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân củamộtngười từ khi sinh ra đến khi chết”

- Quản lý hộ tịch: là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với hộ tịch,

đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử hộ tịch theo quy định, kế hoạch kiểmtra, giám sát quá trình sử dụng hộ tịch

*Vai trò:

Hộ tịch có vai trò to lớn đối với xã hội Việc thực hiện tốt công tác quản lý

hộ tịch sẽ giúp cho việc ban hành các chính sách , các quy định về sử dụng hộtịch, tạo ra một hành lang pháp lý cho việc sử dụng hộ tịch Quản lý hộ tịch là

cơ sở để Nhà nước hoạch định chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, anninh quốc phòng và tổ chức thực sự có hiệu quả các chính sách đó Quản lý

hộ tịch còn có vai trò to lớn đối với việc bảo đảm trật tự xã hội Hệ thống Sổ hộtịch có thể giúp việc truy nghuyên nguồn gốc của cá nhân một cách dễ dàng Sốđăng ký hộ tịch do người có thẩm quyền lập và lưu trữ theo thủ tục chặt chẽ là

sự khẳng định chím thức về mặt Nhà nước vị trí của một cá nhân với tư cách làthành viên của gia đình và với tư cách là chủ thể xã hội

*Ý nghĩa:

Hộ tịch có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển quốc gia và thiết thựcđối với đời sống của nhân dân

Trang 10

Là phương tiện để người dân thực hiện, hưởng thụ các quyền nhân dân.

Là nơi thể hiện các dữ liệu về tình trạng nhân thân của mỗi cá nhân ( giấy khaisinh, giấy chứng nhận kết hôn ) là sự khảng định địa vị pháp lý của mỗi cánhân, thể hiện khả năng, điều kiện tham gia vào các quan hệ pháp luật

1.1.2 Yêu cầu, nội dung và tầm quan trọng của công tác quản lý đất đai

1.2 Khái quát về UBND xã Quang Thuận , huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

1.2.1 Khái quát về UBND xã Quang Thuận , huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

UBND xã Quang Thuận nằm ở km 10 của tuyến tỉnh lộ 257 QuangThuận là một xã của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam Xã có vị trí:

-Bắc giáp xã Đôn Phong, xã Dương Quang (thành phố Bắc Kạn)

-Đông giáp phường Sông Cầu và xã Nông Thượng (thành phố Bắc Kạn).-Nam giáp ba xã Thanh Vận, Thanh Mai và Mai Lạp, của huyện Chợ Mới.-Tây giáp xã Dương Phong

Xã Quang Thuận có diện tích 31,79 km², dân số khoảng 1777 người, mật

độ dân số đạt 55,9 người/km² Xã có tuyến tỉnh lộ 257 chạy qua, kết nối vớitrung tâm thị xã Bắc Kạn và huyện Chợ Đồn Sông Cầu chảy qua xã QuangThuận theo chiều tây-đông

Xã Quang Thuận được chia thành các thôn bản: Nà Đinh, Nà Chạp, NàThoi, Boóc Khún, Khuổi Pjẩu, Nà Kha, Nà Lẹng, Nà Vài, Nà Líu, Nà Hin,Phiêng An 1, Phiêng An 2

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của UBND xã Quang Thuận

*Chức năng:

UBND xã là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hànhchính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hộiđồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên

Là cấp chính quyền thấp nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp, chínhquyền cấp xã có chức năng chủ yếu là đảm bảo cho các quy định của pháp luật,

Trang 11

các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên được thi hành ở địa phương Trong

đó, có các quy định về đăng ký hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch Chứcnăng đó được thực hiện chủ yếu bởi Uỷ ban nhân dân và cán bộ hộ tịch cấp xã

Có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức,biên chế và công tác, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của UBNDhuyện Bạch Thông

*Nhiệm vụ, quyền hạn:

Theo điều 79 Nghị định 158/2005 quy định nhiệm vụ , quyền hạn của

Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước về hộ tịch bao gồm:

- Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhândân cấp xã theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP;

- Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định củapháp luật về hộ tịch;

- Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của

Trang 12

- Phó chủ tịch UBND ( phụ trách VH-XH ): Phòng Lao động TBXH, trẻ em; Vănhóa thông tin thể dục thể thao; Tư pháp – hộ tịch; Dân số kế hoạch hóa gia đình;Giáo dục đào tạo

- Phó chủ tịch UBND ( phụ trách kinh tế - đô thị ): Đô thị, xây dựng , môi trường;Công thương nghiệp

*Tiểu kết:

Ở chương 1, tôi đã trình bày lý luận chung về công tác quản nhà nước về

hộ tịch cũng như khái quát về UBND xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnhBắc Kạn Những nội dung chương 1 đã tạo cho tôi cơ sở lý thuyết và thực tiễn

để tiến hành đề tài thuận lợi hơn.

Trang 13

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH CỦA UBND XÃ QUANG THUẬN, HUYỆN BẠCH THÔNG,

TỈNH BẮC KẠN 2.1 Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND

xã Quang Thuận

2.1.1 Đăng ký khai sinh.

Đăng ký khai sinh là biện pháp đầu tiên của quản lý hành chính nhà nướctrong lĩnh vực đăng ký hộ tịch Thông qua quản lý hành chính trong lĩnh vựcđăng ký khai sinh đã giúp cho Nhà nước theo dõi được sự biến động tự nhiêncủa dân số, từ đó, đề ra các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi cảnước cũng như trong từng địa phương; mặt khác đăng ký khai sinh một cách đầy

đủ, chính xác là bảo vệ quyền của trẻ em được đăng ký khai sinh ngay từ khisinh ra theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế

Thẩm quyền đăng ký khai sinh: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sauđây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng

ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khaisinh Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và ngườicha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thựchiện việc đăng ký khai sinh

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đikhai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc nhữngngười thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em

Thủ tục đăng ký khai sinh: Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Giấychứng sinh do cơ sở y tế cấp (theo mẫu quy định)

Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổđăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh Bản sao Giấykhai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh

Trang 14

Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báongay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị

bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó

2.1.2 Đăng ký kết hôn.

Kết hôn là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định củapháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn Điều 9 của luật hôn nhân giađình quy định các điều kiện kết hôn mà nam , nữ phải tuân theo khi kết hôn vớinhau

Thẩm quyền đăng ký kết hôn: Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú củabên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn

Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trongthời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đãcắt hộ khẩu thường trú ở trong nước, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bênnam, nữ

Thủ tục đăng ký kết hôn: Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp

Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân

Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấyhai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và giađình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ

Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt Đại diện Ủy ban nhândân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng

ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứngnhận kết hôn Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng kýkết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng mộtbản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụcủa vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình

2.1.3 Đăng ký khai tử.

Đăng ký khai tử là một trong những lĩnh vực quản lý của nhà nước ta vềđăng ký hộ tịch nhằm theo dõi sự biến động tự nhiên dân số Đăng ký khai tử là

Trang 15

việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận sự kiện chết của một người vàghi vào Sổ đăng ký khai tử Trên cơ sở đó, chấm dứt quan hệ của người đó đốivới gia đình, xã hội đồng thời phát sinh quyền và nghĩa vụ của thân nhân ngườichết.

Về thẩm quyền: Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú cuối cùng của ngườichết thực hiện việc đăng ký khai tử

Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của ngườichết, thì UBND cấp xã, nơi người đó chết thực hiện việc đăng ký khai tử

Thời hạn đi khai tử và trách nhiệm khai tử: Thời hạn đi khai tử là 15ngày, kể từ ngày chết

Thân nhân của người chết có trách nhiệm đi khai tử; nếu người chếtkhông có thân nhân, thì chủ nhà hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị,

tổ chức, nơi người đó cư trú hoặc công tác trước khi chết đi khai tử

Thủ tục đăng ký khai tử: Người đi khai tử phải nộp Giấy báo tử hoặcgiấy tờ thay cho Giấy báo tử

Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổđăng ký khai tử và Giấy chứng tử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấpcho người đi khai tử một bản chính Giấy chứng tử Bản sao Giấy chứng tử đượccấp theo yêu cầu của người đi khai tử

Giấy báo tử phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người chết; giờ, ngày, tháng,năm chết; địa điểm chết và nguyên nhân chết

Thẩm quyền cấp Giấy báo tử: Đối với người chết tại bệnh viện hoặc tại

cơ sở y tế, thì Giám đốc bệnh viện hoặc người phụ trách cơ sở y tế đó cấp Giấybáo tử; Đối với người cư trú ở một nơi, nhưng chết ở một nơi khác, ngoài cơ sở

y tế, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó chết cấp Giấy báo tử

2.1.4 Đăng ký nuôi con nuôi.

Là thể hiện sự công nhận của Nhà nước đối với việc xác lập một cách tựnguyện các quan hệ pháp luật với người nhận nuôi và con nuôi Đăng ký nuôicon nuôi là yêu cầu cần thiết để làm căn cứ pháp lý cho việc giải quyêt các vấn

đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người nuôi và con nuôi, đồng thời

Trang 16

cũng là căn cứ pháp lý để Nhà nước thực hiện giám sát việc nuôi con nuôi theođúng pháp luật.

Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi: Tại Điều 25 của Nghị định 158/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận con nuôi thựchiện đăng ký việc nuôi con nuôi

Trong trường hợp trẻ bị bỏ rơi được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhândân cấp xã, nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi đăng ký việc nuôicon nuôi; nếu trẻ em đó đã được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng, thì Ủy ban nhân dâncấp xã, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng đăng ký việc nuôi con nuôi

Về hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi gồm có:

- Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi (theo mẫu quy định) Giấythỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải do chính cha, mẹ đẻ và người nhậncon nuôi lập, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đẻ đã ly hôn Trong trường hợpmột bên cha hoặc mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế nănglực hành vi dân sự, thì chỉ cần chữ ký của người kia; nếu cả cha và mẹ đẻ đãchết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thìngười hoặc tổ chức giám hộ trẻ em thay cha, mẹ đẻ ký Giấy thỏa thuận Đối vớitrẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng mà không xác định được địa chỉ của cha,

mẹ đẻ, thì người đại diện của cơ sở nuôi dưỡng ký Giấy thoả thuận

Trong trường hợp người nhận con nuôi không cư trú tại xã, phường, thịtrấn, nơi đăng ký việc nuôi con nuôi nói tại khoản 2 Điều 25 của Nghị định 158thì Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải có xác nhận của Ủy bannhân cấp xã, nơi người nhận con nuôi cư trú về việc người đó có đủ điều kiệnnuôi con nuôi theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình

- Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi

- Biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi, nếu người được nhận làm connuôi là trẻ bị bỏ rơi

Về trình tự đăng ký việc nuôi con nuôi:

Người nhận con nuôi phải trực tiếp nộp hồ sơ nhận con nuôi cho Ủy bannhân dân cấp xã, nơi đăng ký việc nuôi con nuôi

Ngày đăng: 28/01/2018, 15:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w