“Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của chính quyên xã ngọc lập, huyện yên lập tỉnh phú thọ

26 1.2K 13
“Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của chính quyên xã ngọc lập, huyện yên lập tỉnh phú thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

  Xét từ phương diện khoa học quản lý nhà nước quản lý hộ tịch có vị trí trung tâm của hoạt động quản lý dân cư. Đây là một lĩnh vực quan trọng của nền hành chính mà mọi quốc gia đương đại, không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển, đều phải quan tâm. Sự vững mạnh của một quốc gia liên quan mật thiết với hiệu quả của hoạt động quản lý dân cư nói chung và quản lý hộ tịch nói riêng. Có thể khẳng định rằng, các vấn đề pháp lý về quản lý hộ tịch có tầm quan trọng tương tự như các vấn đề pháp lý về quốc tịch, về biên giới quốc gia, về tổ chức bộ máy nhà nước. Ở nước ta hiện nay, quản lý hộ tịch được thực hiện theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về Đăng ký và quản lý hộ tịch. Quản lý nhà nước về hộ khẩu, hộ tịch là công việc của hệ thống quản lý hành chính Nhà nước để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước ta vững bước hòa nhập chung với thế giới. Ngọc Lập là một xã xa trung tâm của huyện Yên Lập. Trong thời gian qua đối với xã Ngọc Lập về công tác quản lý hộ tịch nhìn chung đã có nhiều cố gắng, tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý hộ tịch. Vì vậy, quản lý hộ tịch đã dần đi vào nề nếp, đạt được những kết quả nhất định: số trẻ em được đăng ký khai sinh đạt tỷ lệ cao, đăng ký kết hôn đúng quy định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được quản lý hộ tịch còn có nhiều hạn chế như: thủ tục quản lý hộ tịch chưa khoa học, chưa phù hợp thực tế, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về hộ tịch chưa được quan tâm đúng mức. Những hạn chế này đã làm giảm đi hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch. Vì vậy khi nghiên cứu về quản lý nhà nước về hộ tịch thực tế của xã Ngọc Lập nhằm làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận, thực tiễn của quản lý hộ tịch, chỉ ra những nguyên nhân của các hạn chế. Trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn xã Ngọc Lập là một điều cấp thiết hiện nay. Đây là lý do để đề tài nghiên cứu “ !"#$%&'()*+,- ./0*12+ ./03456 Bản thân em lựa chọn để nghiên cứu đóng góp một phần nhỏ bé vào công tác tuyên truyền để người dân hiểu về pháp luật, nâng cao hiểu biết cho người dân. . 78)$19$8+: Mục đích nghiên cứu: Đề tài hướng tới nghiên cứu đề xuất các kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở địa phương. Để đạt được mục đích đó đề tài hướng tới thực hiện 3 nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất: Hệ thống hoá kiến thức lý luận về hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch. Thứ hai: Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của chính quyền xã Ngọc Lập, huyện Yên lập, tỉnh Phú Thọ. Thứ ba: Xây dựng các kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hộ tịch ở địa phương. ;<9$+:= Đề tài nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của chính quyền xã Ngọc Lập , huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. >5?(+:= Đề tài nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về hộ tịch trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến nay. @"A//+:= - Phương pháp luận: Đề tài nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quản lý hộ tịch. - Phương pháp cụ thể: Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, khảo sát thực tế. BCDE'(F!.= Tiểu luận bao gồm 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung:(Gồm 3 chương), Phần kết luận G5!1(9H  - Giáo trình môn: Khoa học - Hành chính của học viện Chính trị- Hành chính quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Bộ luật dân sự năm 2005. Luật cư trú năm 2006. Nghị định 158/2005/NĐ-CP của chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. - Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2005 -2010 của Đảng bộ xã. Báo cáo tổng kết hàng năm giai đoạn 2005 - 2012 của Đảng bộ xã. Báo cáo tổng kết của ban tư pháp giai đoạn 2005- 2012. IJKLM "A=NOPQ C19%&= Quản lý dân cư là một trong những lĩnh vực trọng yếu của mọi quốc gia, dù ở bất kỳ chế độ chính trị với trình độ phát triển nào cũng đều phải quan tâm. Một nhà nước muốn hoạt động có hiệu quả không thể không nắm chắc và cập nhật thường xuyên các thông tin, dữ liệu về dân cư. Một trong những phương thưca để thực hiện nhiệm vụ đó là thông qua công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Xét từ góc độ ngôn ngữ học, “hộ tịch” là một từ ghép gốc Hán chính phụ, được ghép bởi hai thành tố có nghĩa độc lập, trong đó “tịch” là thành tố chính ở mức độ chung nhất, “hộ” được hiểu là: đơn vị để quản lý dân số, gồm những người cùng ăn, cùng ở với nhau; còn “tịch” là “sổ sách” và “Hộ tịch” thường được hiểu là “việc ghi chép các sổ sách của nhà nước về dân cư theo các đơn vị hộ gia đình” Dưới góc độ pháp lý, Nghị định 158/2005/NĐ-CP, ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định: Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết”. Đây có thể xem là một khái niệm mở về hộ tịch bởi vì: Trong cuộc đời một con người từ khi sinh ra cho đến khi chết có rất nhiều sự kiên liên quan đến tình trạng thân nhân và trong tất cả các sự kiện đó không phải sự kiện nào cũng thuộc lĩnh vực hộ tịch. Chính vì vậy, Nghị định 158/2005NĐ-CP, ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch đưa ra khái niệm thứ hai để làm rõ khái niệm hộ tịch. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền: - Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi, giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; xác định lại dân tộc; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại các việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi, xác định lại giới tính. - Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch , ly hôn, việc huỷ kết hộ trái pháp luật, chấm dứt nuôi con nuôi. Như vậy, có thể thấy theo quy định của pháp lật hiện hành thì hộ tịch không phải là toàn bộ những sự kiện liên quan đến thân nhân của một con người từ khi sinh ra cho đến khi chết mà là những sự kiện “ cơ bản nhất” và những sự kiện đó là những sự kiện mà theo quy định của pháp luật phải tiến hành đăng ký và ghi vào sổ hộ tịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mặt khác cũng từ cách hiểu về hộ tịch như trong Nghị định 158 có thể thấy, hộ tịch còn là một lĩnh vực quản lý quan trọng của nhà nước. Trong đó chủ thể quản lý là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đối tượng quản lý là mọi người dân, khách thể quản lý là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của mỗi con người thuộc phạm vị đối tượng quản lý nhà nước. Do vậy,. Quản lý nhà nước về hộ tịch là lĩnh vực thể hiện sâu sắc chức năng xã hội của nhà nước xét trên 3 phương diện: Thứ nhất: Quản lý hộ tịch là cơ sở để nhà nước hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách đó. Thứ hai: Hoạt động quản lý và đăng ký hộ tịch thể hiện tập trung, sinh động nhất sự tôn trọng của nhà nước đối với việc thực hiện các quyền nhân thân cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp và Pháp luật. Thứ ba: Quản lý hộ tịch có vai trò to lớn đối với việc bảo đảm trật tự xã hội. Hệ thống sổ sách hộ tịch là cơ sở quan trọng để quản lý từng con người trong xã hội. Với vị trí, và trò đó nên trong sự phát triển của mỗi quốc gia, vấn đề xây dựng hệ thống quản lý hộ tịch và khai thác hiệu quả của nó phục vụ cho công tác quản lý nhà nước luôn là vấn đề được quan tâm. 1.2. :R019$80S9*0*+T !%& '()*E/,- Cấp xã là cấp chính quyền thấp nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp, chính quyền cấp xã có chức năng chủ yếu là đảm bảo cho các quy định của pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên được thi hành ở địa phương. Trong đó, có các quy định về đăng ký hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch. Chức năng đó được thực hiện chủ yếu bởi Uỷ ban nhân dân và cán bộ hộ tịch cấp xã. Theo điều 79 Nghị định 158/2005 quy định nhiệm vụ , quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước về hộ tịch bao gồm: - Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP; - Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch; - Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp; - Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; - Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch; - Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ 6 tháng và hàng năm; - Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền. + Thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước về hộ tịch: - Cán bộ Tư pháp hộ tịch có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải chịu trách nhiệm. UNguyên tắc đăng ký và quản lý hộ tịch: - Các sự kiện hộ tịch phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, chính xác. - Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một nơi theo đúng thẩm quyền. - Cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo đối với cơ quan quản lý hộ tịch cấp dưới; trường hợp phát hiện thấy sai phạm phải chấn chỉnh, xử lý kịp thời. - Cơ quan đăng ký hộ tịch phải niêm yết công khai, chính xác các quy định về giấy tờ mà người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình hoặc nộp khi đăng ký hộ tịch, thời hạn giải quyết và lệ phí đăng ký hộ tịch. Những nguyên tắc trên đảm bảo cho việc đăng ký, quản lý hộ tịch được chính xác, kịp thời, đầy đủ, góp phần bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Bởi vì, thực tế cho thấy, các giấy tờ về hộ tịch nếu trong quá trình thực hiện có sai sót mà không được phát hiện kịp thời sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như khắc phục, sửa chữa sai sót, và đặc biệt sẽ gây ra không ít những phiền hà cho công dân trong việc thống nhất giấy tờ quan trọng khác sau này: hồ sơ đi học, xin việc làm, xuất cảnh, thậm chí, còn liên quan đến việc xác định độ tuổi để đánh giá năng lực hành vi, năng lực chịu trách nhiệm pháp lý của từng cá nhân con người. ;% !"#$%& ;RHH(V= Đăng ký khai sinh là biện pháp đầu tiên của quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch. Thông qua quản lý hành chính trong lĩnh vực đăng ký khai sinh đã giúp cho Nhà nước theo dõi được sự biến động tự nhiên của dân số, từ đó, đề ra các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước cũng như trong từng địa phương; mặt khác đăng ký khai sinh một cách đầy đủ, chính xác là bảo vệ quyền của trẻ em được đăng ký khai sinh ngay từ khi sinh ra theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế. Thẩm quyền đăng ký khai sinh: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh: Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Giấy chứng sinh do cơ sở y tế cấp (theo mẫu quy định). Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh. Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó. ;7RHHD= Kết hôn là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Điều 9 của luật hôn nhân gia đình quy định các điều kiện kết hôn mà nam , nữ phải tuân theo khi kết hôn với nhau. Thẩm quyền đăng ký kết hôn= Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn. Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cắt hộ khẩu thường trú ở trong nước, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ. Thủ tục đăng ký kết hôn: Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình ;;(HH(W= Đăng ký khai tử là một trong những lĩnh vực quản lý của nhà nước ta về đăng ký hộ tịch nhằm theo dõi sự biến động tự nhiên dân số. Đăng ký khai tử là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận sự kiện chết của một người và ghi vào Sổ đăng ký khai tử. Trên cơ sở đó, chấm dứt quan hệ của người đó đối với gia đình, xã hội đồng thời phát sinh quyền và nghĩa vụ của thân nhân người chết. Về thẩm quyền=Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết, thì UBND cấp xã, nơi người đó chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Thời hạn đi khai tử và trách nhiệm khai tử: Thời hạn đi khai tử là 15 ngày, kể từ ngày chết. Thân nhân của người chết có trách nhiệm đi khai tử; nếu người chết không có thân nhân, thì chủ nhà hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, nơi người đó cư trú hoặc công tác trước khi chết đi khai tử. Thủ tục đăng ký khai tử: Người đi khai tử phải nộp Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai tử và Giấy chứng tử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai tử một bản chính Giấy chứng tử. Bản sao Giấy chứng tử được cấp theo yêu cầu của người đi khai tử.  Giấy báo tử phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người chết; giờ, ngày, tháng, năm chết; địa điểm chết và nguyên nhân chết. Thẩm quyền cấp Giấy báo tử: Đối với người chết tại bệnh viện hoặc tại cơ sở y tế, thì Giám đốc bệnh viện hoặc người phụ trách cơ sở y tế đó cấp Giấy báo tử;Đối với người cư trú ở một nơi, nhưng chết ở một nơi khác, ngoài cơ sở y tế, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó chết cấp Giấy báo tử. ;>RH= Là thể hiện sự công nhận của Nhà nước đối với việc xác lập một cách tự nguyện các quan hệ pháp luật với người nhận nuôi và con nuôi. Đăng ký nuôi con nuôi là yêu cầu cần thiết để làm căn cứ pháp lý cho việc giải quyêt các vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người nuôi và con nuôi, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để Nhà nước thực hiện giám sát việc nuôi con nuôi theo đúng pháp luật. Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi: Tại Điều 25 của Nghị định 158/ NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. Trong trường hợp trẻ bị bỏ rơi được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi đăng ký việc nuôi con nuôi; nếu trẻ em đó đã được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng đăng ký việc nuôi con nuôi. Về hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi gồm có: - Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi (theo mẫu quy định). Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải do chính cha, mẹ đẻ và người nhận con nuôi lập, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đẻ đã ly hôn. Trong trường hợp một bên cha hoặc mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì chỉ cần chữ ký của người kia; nếu cả cha và mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người hoặc tổ chức giám hộ trẻ em thay cha, mẹ đẻ ký Giấy thỏa thuận. Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng mà không xác định được địa chỉ của cha, mẹ đẻ, thì người đại diện của cơ sở nuôi dưỡng ký Giấy thoả thuận. Trong trường hợp người nhận con nuôi không cư trú tại xã, phường, thị trấn, nơi đăng ký việc nuôi con nuôi nói tại khoản 2 Điều 25 của Nghị định 158 thì Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải có xác nhận của Ủy ban nhân cấp xã, nơi người nhận con nuôi cư trú về việc người đó có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. - Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi. - Biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi, nếu người được nhận làm con nuôi là trẻ bị bỏ rơi. Về trình tự đăng ký việc nuôi con nuôi: Người nhận con nuôi phải trực tiếp nộp hồ sơ nhận con nuôi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký việc nuôi con nuôi. Trước khi đăng ký việc nuôi con nuôi, cán bộ Tư pháp hộ tịch phải kiểm tra, xác minh kỹ các nội dung sau đây: - Tính tự nguyện của việc cho và nhận con nuôi; - Tư cách của người nhận con nuôi; - Mục đích nhận con nuôi. Thời hạn kiểm tra, xác minh các nội dung trên không quá 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần phải xác minh thêm, thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 5 ngày. Sau thời hạn nói trên, nếu xét thấy việc cho và nhận con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi. ;@RH9%= Theo luật dân sự Việt Nam thì sự giám hộ được quy định cụ thể như đối với người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc mất hành vi dân sự, bị hạn chế hành vi dân sự, bị tòa án hạn chế quyền làm cha, mẹ hoặc người đó do cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng. [...]... 2.2.1.1 Công tác chỉ đạo của UBND đối với công tác hộ tịch - Đối với công tác quản lý hộ tịch: Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo phòng tư pháp thường xuyên hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc đối với cấp xã, định kỳ kiểm tra công tác tư pháp xã, hướng dẫn cho tư pháp về công tác quản lý nhà nước về hộ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nhận thực về công tác hộ tịch được nng lên Ban tư pháp và cán bộ hộ tịch đã quan... cố chính quyền nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Trong những năm qua, công tác quản lý hộ tịch xã Ngọc Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đã đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó công tác đăng ký và quản lý hộ tịch được đảm bảo, ý thức của người dân được nâng lên rõ rệt nhờ làm tốt công tác tuyên truyền về hộ tịch Hoạt động thanh tra, kiểm tra hàng năm được coi trọng; công tác thống kê,... sách địa phương hạn chế Công tác tài chính hàng năm phải có sự hỗ trợ của nguồn ngân sách nhà nước, - Địa bàn rộng, dân số ít việc quản lý vận động tuyên truyền của đội ngũ cán bộ và trưởng khu gặp nhiều khó khăn - Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ hạn chế 2.2 Kết quả công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của xã Ngọc lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2005 đến nay... mới Thứ ba, về lưu trữ sổ sách hộ tịch chưa khoa học Thứ tư, Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về hộ tịch còn hạn chế, chính sách đãi ngộ cho cán bộ làm công tác hộ tịch chưa thỏa đáng, công tác tuyên truyền phổ biến cho nhân dân về đăng ký hộ tịch ở xã chưa thường xuyên Sự phối hợp với Đảng ủy chính quyền, các đoàn thể chính trị ở một số khu dân cư chưa kịp thời 2.2.3 Nguyên nhân 2.2.3.1... đến công tác hộ tịch so với trước - Công tác quản lý sổ sách biểu mẫu Giấy tờ hộ tịch tất cả các xã sử dụng sổ mới và biểu mẫu mới theo mẫu của Bộ tư pháp, không chỉ Ban hành các văn bản quản lý nhà nước đối với hộ tịch sử dụng giấy tờ hộ tịch ngoài luồng, sổ được quản lý tại UBND xã, ở cơ sở đã có tủ riêng cho ban tư pháp và tủ sách pháp luật đã góp phần quản lý sách, biểu mẫu giấy tờ hộ tịch tương... giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã Với những giải pháp đó tôi tin rằng hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của xã Ngọc Lập sẽ ngày càng được nâng cao, góp phần không nhỏ đưa quê hương giàu truyền thống cách mạng, một đơn vị trung tâm cụm xã - cửa ngõ phía nam của huyện phát triển mạnh mẽ, xứng đáng với danh hiệu vẻ vang mà Đảng và Nhà nước trao tặng “Đơn vị anh... do vậy các sự kiện về hộ tịch được thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ những yếu kém, bất cập cần khắc phục Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và qua thực tế công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở xã Ngọc Lập, huyện Yên Lập; tiểu luận đã đề... canh tác, thay đổi về nhận thức Cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở đã triển khai kịp thời có hiệu qura chủ trương đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của nhà nước, các nghị quyêt, chỉ thị của cấp trên, tập trung chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn về kinh tế xã hội một cách kịp thời có hiệu quả Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đã mang lại cho quá trình quản lý nhà nước về hộ tịch. .. ở xã Ngọc Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2005 – 2012” Bân thân em mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau: * Đối với cấp trên - Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm công tác quản lý hộ tịch - Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề để cập nhật các kiến thức, thông tin mới về văn bản quy phạm pháp luật, về công tác. .. chính quyền xã cần quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa trong công tác chỉ đạo thực hiện các chỉ thị, nghị quyết từ Trung ương đến địa phương trên lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch - Tăng cường cơ sở vật chất cho cán bộ hộ tịch như phòng làm việc đủ diện tích, tủ đựng hồ sơ, bàn ghế, kinh phí đầu tư để mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác quản lý hộ tịch C KẾT LUẬN Quản lý nhà nước về hộ . lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch. Vì vậy khi nghiên cứu về quản lý nhà nước về hộ tịch thực tế của xã Ngọc Lập nhằm làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận, thực tiễn của quản lý hộ tịch, chỉ ra. pháp lý về quốc tịch, về biên giới quốc gia, về tổ chức bộ máy nhà nước. Ở nước ta hiện nay, quản lý hộ tịch được thực hiện theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về Đăng ký và quản lý hộ tịch. Quản. tác quản lý nhà nước về hộ tịch. Ủy ban nhân dân cấp xã nhận thực về công tác hộ tịch được nng lên. Ban tư pháp và cán bộ hộ tịch đã quan tâm nhiều đến công tác hộ tịch so với trước. - Công tác

Ngày đăng: 08/05/2015, 18:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan