1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản l‎ý nhà nước trong công tác hộ tịch, hộ khẩu, Quốc tịch”

15 784 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 85,5 KB

Nội dung

Đến tháng 7 năm 2007 khi đứa trẻ đến tuổi đến trường chị Hà đưa cháu đi học nhà trường yêu cầu phải có giấy khai sinh nhưng đứa trẻ không có giấy khai sinh nên chị Hà phải đưa con về, ch

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý trên tất cả các lĩnh vực kinh

tế, xã hội, Quốc phòng, an ninh, đối ngoại , Pháp luật dân sự là một trong những công cụ pháp lý nhằm thực hiện quản lý của nhà nước đồng thời tạo môi trường thuận lợi trong giao lưu dân sự và thúc đẩy cho việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước

Điều 29 Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định: “Cá nhân sinh ra có quyền được khai sinh”

Điều 14 Nghị định 71/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ

em năm 2004 ( thay cho Nghị định 36/NĐ-CP) đã quy định: “Cha, mẹ, người giám hộ có trách nhiệm đi khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn quy định Việc khai sinh cho trẻ em được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký

hộ tịch”; “Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo cơ quan Tư pháp phối hợp với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp tuyên truyền để cha, mẹ, người giám hộ, người hoặc tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em đi khai sinh cho trẻ em đúng quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các biện pháp để đăng

ký khai sinh cho trẻ em đúng quy định tại những khu vực có điều kiện đi lại khó khăn, người dân còn bị ảnh hưởng bởi những phong tục, tập quán lạc hậu

Điều 7 công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em quy định: “Trẻ

em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi sinh ra và có quyền ngay từ khi ra đời, có họ tên, có quốc tịch và có quyền được biết cha mẹ mình là ai và được chính cha mẹ mình chăm sóc”

Từ những quy định nêu trên cho thấy công dân từ khi sinh ra thì pháp luật đã quy định cho quyền được khai sinh và các quyền khác liên quan trong vấn đề hộ tịch Tuy nhiên trong thực tiễn không phải ai sinh ra cũng có được

Trang 2

tấm giấy khai sinh, do nhiều nguyên nhân khác nhau còn có những trường hợp việc làm khai sinh cho trẻ còn gặp nhiều trở ngại, vướng mắc

Xuất phát từ thực tế trên, thiết nghĩ việc nghiên cứu tình huống “ Quản

lý nhà nước trong công tác hộ tịch, hộ khẩu, Quốc tịch” đây là một trong

những vấn đề lớn và bức xúc của thực tiển có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay Chính vì lẽ đó, tôi quyết định chọn tình huống này để làm tiểu luận cuối khoá của mình

Trong phạm vi của tiểu luận này, tôi không có tham vọng giải quyết tất

cả những vấn đề tồn tại liên quan đến lĩnh vực hộ tịch, hộ khẩu, quốc tịch, mà chỉ mong muốn đóng góp một vài ý kiến nhỏ thông qua việc nghiên cứu làm sáng tỏ những nội dung có liên quan

Trên cơ sở xác định phạm vi nghiên cứu, tiến hành xác định mục tiêu

xử lý tình huống, chỉ ra những điểm thiếu sót, chưa cụ thể, nguyên nhân của những hạn chế Xác định phương án giải quyết và kế hoạch tổ chức cụ thể để thực hiện phương án giải quyết đã được lựa chọn Từ đó rút ra những kết luận hợp lý và xác đáng đồng thời làm cơ sở cho việc đề xuất những kiến nghị

PHẦN 1: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Chị Nguyễn Thị Thu Hà sinh năm 1980 là công dân Việt Nam, cư trú tại

xã Mỹ Hoà, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long Năm 2001, theo làn sóng những người phụ nữ Việt Nam lấy chồng người nước ngoài để mong được đổi đời thoát khỏi cảnh sống vất vả nơi thôn quê, chị Thu Hà thông qua mai mối

đã lấy được một người chồng là người Đài Loan trong khi không hề quen biết

và cũng không biết tiếng của Đài Loan Sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam, tháng 12 năm 2001 chị Thu

Hà làm thủ tục xuất cảnh sang Đài Loan theo chồng

Trang 3

Những tưởng cuộc sống nơi quê chồng sẽ là một cuộc sống đầy hứa hẹn những điều tốt đẹp, thế nhưng khi sang Đài Loan chị Thu Hà mới hiểu ra rằng đời thực không như những giấc mơ của chị, chồng chị là người đàn ông lớn hơn chị đến 15 tuổi, trước kia đã từng có một đời vợ nhưng do tính cách gia trưởng và bạo hành trong gia đình nên người vợ cũ phải ly hôn Sau khi kết hôn với chị Thu Hà, ông ấy đã không sửa chữa những tật xấu trước kia, đối

xử khắt khe với chị Hà và thẳng tay đánh chị mỗi khi ông ấy không hài lòng

về chị Bất đồng về ngôn ngữ, chị Hà không biết tâm sự và san sẻ cùng ai, năm 2003 chị Hà mang thai, chị hy vọng có đứa con sẽ làm cho chồng chị thay đổi tính tình, nhưng chị đã thất vọng khi tính cách chồng mình không thay đổi, ông ấy vẫn tiếp tục đánh đập chị và ngày càng nhiều hơn trước kia, cuộc sống của chị Hà như rơi vào địa ngục

Tháng 3 năm 2004 sau khi sinh con được 5 tháng chị Hà bồng con lặng

lẽ trốn về Việt Nam sống chung với mẹ ruột tại quê cũ (xã Mỹ Hoà, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long)

Khi chị Hà xuất cảnh sang Đài Loan thì đã làm thủ tục cắt hộ khẩu ở Việt Nam và đã nhập quốc tịch Đài Loan, nay chị trở về do chính quyền địa phương không quản lý chặt chẽ nên chị Hà không nhập lại hộ khẩu của chị và con của chị chưa làm giấy khai sinh

Đến tháng 7 năm 2007 khi đứa trẻ đến tuổi đến trường chị Hà đưa cháu

đi học nhà trường yêu cầu phải có giấy khai sinh nhưng đứa trẻ không có giấy khai sinh nên chị Hà phải đưa con về, chị Hà đến Ủy ban nhân dân xã yêu cầu làm khai sinh cho con chị nhưng Ủy ban nhân dân xã đã từ chối yêu cầu của chị với lý do chị đã không xuất trình được các giấy tờ, hồ sơ theo yêu cầu của

Ủy ban, cụ thể là theo quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và đăng ký hộ tịch thì khi làm giấy khai sinh cho trẻ cần xuất trình:

Trang 4

- Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp, nếu trẻ em sinh

ra ngoài cơ sở y tế thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng

- Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ của đứa trẻ

- Giấy chứng minh hoặc hộ chiếu của người đi đăng ký khai sinh

- Sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú của cha hoặc mẹ

Trường hợp của chị Hà do chị đã không còn Quốc tịch Việt Nam và đứa trẻ được sinh ra ở Đài Loan, và đến khi làm thủ tục cháu đã được 4 tuổi, nên chị không có giấy chứng sinh và cũng không có giấy xác nhận của người làm chứng nên không đủ các thủ tục theo quy định, vì vậy Ủy ban nhân dân xã đã

từ chối làm khai sinh cho con chị, từ đó dẫn đến việc con của chị không được

đi học chính thức tại các trường làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đứa trẻ Chị Hà rất muốn làm khai sinh cho con để con được đi học như bao nhiêu đứa trẻ khác nhưng chị không biết phải làm sao và chị đã làm đơn nhờ chính quyền địa phương giải quyết cho con chị có được giấy khai sinh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam

Trang 5

PHẦN 2: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

2.1 Xác định mục tiêu nghiên cứu giải quyết tình huống

Qua nội dung tình huống được mô tả nêu trên thì mục tiêu cần xử lý trong vụ việc này là :

- Làm sao có thể tiến hành làm khai sinh cho đứa trẻ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam để đảm bảo cho đứa trẻ được đến trường học tập, và đồng thời thông qua việc đăng ký khai sinh đó sẽ xác định quốc tịch của đứa trẻ để cho đứa trẻ đó các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của một công dân Việt Nam; làm sao cho chị Hà khai nhập lại quốc tịch Việt Nam

- Từ mục tiêu nêu trên cần xem xét về thực trạng quản lý nhà nước về công tác quản lý trong lĩnh vực Hộ tịch, Hộ khẩu, Quốc tịch, đảm bảo cho công dân Việt Nam được bảo vệ và hưởng các quyền lợi của công dân Việt Nam, và các sự biến động về hộ tịch hộ khẩu được nhà nước quản lý chặt chẽ hơn Đồng thời đối với công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cần được chú trọng nhiều hơn nữa nhất là các vùng sâu, vùng xa nơi trình độ dân trí còn thấp và điều kiện tiếp cận với pháp luật còn hạn chế

- Thông qua việc giải quyết tình huống này còn nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của công dân tạo sự ổn định và mở rộng dân chủ trong xã hội và khuyến khích mọi người dân sống và làm việc theo pháp luật, đồng thời cũng phát hiện kịp thời những kẻ xấu lợi dụng sự sơ hở của địa phương để chống phá Nhà nước

- Qua tình huống này cho ta thấy sự quản lý nhà nước ở địa phương còn lỏng lẻo thiếu sự quan tâm sâu sát dẫn đến việc người dân ở địa phương không có hộ khẩu trong thời gian dài mà không phát hiện và có biện pháp giải quyết đến khi dân có yêu cầu thì không giải quyết được.Vì vậy khi giải quyết tình huống cần có hướng đề xuất khắc phục tình trạng này nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan nhà nước

Trang 6

2.2 Phân tích tình huống

* Tóm tắt những tình tiết nổi bật trong tình huống

Chị Thu Hà quê ở xã Mỹ Hoà, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long lấy chồng người Đài Loan qua mai mối Tháng 12/2011 chị làm thủ tục xuất cảnh sang Đài Loan, chồng chị là người lớn tuổi hơn chị 15 tuổi, đã từng có vợ và

đã ly hôn vì tính cách rất gia trưởng và bạo hành Chị Hà thường xuyên bị đánh đập, năm 2003 chị mang thai với hy vọng sẽ thay đổi tính cách của chồng nhưng người chồng không thay đổi và đánh đập chị càng nhiều hơn trước khiến cuộc sống của chị như rơi vào địa ngục Tháng 3/2004 sau khi sinh con được 5 tháng chị Hà bồng con trốn về Việt Nam sống chung với mẹ ruột tại quê nhà

Đến tuổi đến trường nhưng con chị không đi học được vì không có giấy khai sinh Chị đến Uỷ ban nhân dân xã làm khai sinh cho con thì bị từ chối vì không có đầy đủ giấy tờ

Chị Hà phải làm gì để con chị có được giấy khai sinh và được đến trường như bao đứa trẻ khác và có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân Việt Nam; làm sao chị Hà được nhập lại quốc tịch Việt Nam

* Nguyên nhân:

Đây là một hoạt động tư pháp, liên quan đến việc thực thi pháp luật, việc chấp hành pháp luật mà cụ thể là lĩnh vực hộ tịch, hộ khẩu do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện, nhưng việc giải quyết chậm trể và không dứt khoát là do các nguyên nhân sau:

- Về chính quyền địa phương mà cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp xã đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra tình hình nhân khẩu ở địa phương, việc chị Hà cắt hộ khẩu rời khỏi địa phương thì

đã làm đúng thủ tục theo quy định nhưng sau đó đã quay trở về sống cùng mẹ

Trang 7

ruột trong khoảng thời gian gần bốn năm liền mà chính quyền địa phương không phát hiện, việc này cho thấy công tác đăng ký tạm trú, hộ khẩu chưa được chú trọng

- Mặt khác các cán bộ công chức mà cụ thể là cán bộ phụ trách công tác

tư pháp xã chưa nắm rõ các quy định của pháp luật về đăng ký quản lý hộ tịch nên đã không hướng dẫn chị Hà làm đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật để chị Hà có thể làm khai sinh cho con theo đúng quy định, làm sự việc trở nên phức tạp

- Về phía chị Hà và gia đình do trình độ nhận thức về pháp luật còn hạn chế nên chị đã không làm đầy đủ các thủ tục như đăng ký tạm trú hoặc thủ tục nhập lại quốc tịch và hộ khẩu theo quy định của pháp luật và cũng do sự hạn chế về trình độ nhận thức đó mà chị đã không làm khai sinh cho con để dẫn đến việc thiệt thòi quyền lợi cho chị và cho con chị

Qua tình huống này còn cho thấy một nguyên nhân sâu xa là do không nhận thức đúng về quan hệ hôn nhân nên nhiều người còn ôm mộng đổi đời nơi xứ người mà không thấy hết được những mặt trái của nó dẫn đến việc tan

vỡ trong hôn nhân, những đứa trẻ sinh ra không được sự chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ như bao nhiêu đứa trẻ khác

* Hậu quả:

Từ những nguyên nhân nêu trên đã dẫn đến những hậu quả như sau:

- Chị Hà không được đăng ký hộ khẩu và con chị không được làm giấy khai sinh theo đúng quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ của công dân, cụ thể là Chị Hà không được thực hiện các quyền bầu

cử, ứng cử, và các chế độ khác Đứa trẻ không được đi học, không được hưởng các chính sách của Nhà nước dành cho trẻ em như các chế độ bảo hiểm

y tế, tiêm phòng ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của đứa trẻ

Trang 8

- Từ việc ảnh hưởng đến các quyền lợi cá nhân của mẹ con chị Hà thì hoạt động quản lý nhà nước cũng bị ảnh hưởng, không đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nhà nước không quản lý được công dân của mình, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào hoạt động quản lý của nhà nước, tạo tiền

lệ không tốt cho ở nhân dân trong việc chấp hành luật pháp, vì họ cho rằng có

hộ khẩu hay không cũng không sao nên không tuân thủ đúng các quy định của pháp luật

Chính từ sự việc này chúng ta thấy rằng có sự yếu kém và thiếu trách nhiệm, tắc trách trong việc giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, chưa tâm huyết và phát huy khả năng cũng như thực hiện nhiệm

vụ, quyền hạn của mình đã được nhà nước và pháp luật quy định

- Và cuối cùng là giảm sút lòng tin của nhân dân

2.3 Cơ sở pháp lý của tình huống

Việc giải quyết tình huống trước hết phải dựa vào các văn bản quy định của pháp luật trong công tác hộ tịch, hộ khẩu, quốc tịch:

- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2002

- Luật cư trú năm 2006

- Luật Quốc tịch năm 2008

- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch

- Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 về sửa đổi,

bổ sung một số điều về các nghị định đăng ký quản lý hộ tịch

- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 07 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân

và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Trang 9

- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tư pháp Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/ND-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch

2.4 Xử lý tình huống

Qua nội dung sự việc, cũng như qua phân tích những nguyên nhân và hậu quả của tình huống để lại Để giải quyết cụ thể và dứt điểm tình huống này căn cứ vào các quy định của pháp luật Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin được đề xuất các phương án giải quyết như sau:

Phương án thứ 1:

Ủy ban nhân dân xã mời chị Hà đến động viên, yêu cầu chị Hà đưa con chị trở về Đài Loan để làm khai sinh theo quy định của nước sở tại, nếu chị

Hà muốn đưa con về Việt Nam sinh sống thì chị Hà phải làm đầy đủ các quy định theo luật pháp của hai nước về việc cho thôi, cho nhập Quốc tịch và các thủ tục liên quan về Hộ khẩu, Hộ tịch

Ưu điểm của phương án:

Theo đề xuất của phương án này thì đảm bảo tuân thủ triệt để và nghiêm minh các quy định của pháp luật về Quốc tịch, Hộ khẩu, Hộ tịch, đảm bảo đúng quy trình thủ tục về việc cho thôi, cho nhập quốc tịch và các thủ tục khác có liên quan về hộ khẩu, hộ tịch, đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đi vào nề nếp ổn định

Nhược điểm của phương án:

Phương án này khó được thực hiện trong thực tế mặc dù tính hợp pháp cao nhưng không thỏa mãn tính hợp lý bởi vì trong thực tiễn chị Hà đã về Việt Nam từ tháng 3 năm 2004 và đã sinh sống ổn định tại Việt Nam thời gian gần 4 năm Mặt khác lý do rời khỏi Đài Loan của chị là do mâu thuẩn gia

Trang 10

đình với chồng, chị không có ai thân thuộc ở Đài Loan nên việc động viên chị

Hà trở lại Đài Loan để làm các thủ tục theo đúng trình tự là rất khó khăn, có thể dẫn đến việc chị Hà tiếp tục vi phạm không chịu thực hiện các thủ tục, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chị và con chị và đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước

Do vậy không thể lựa chọn phương án này là phương án giải quyết hữu hiệu cho tình huống

Phương án thứ 2:

Ủy ban nhân dân xã đề nghị Bộ Công an ra quyết định trục xuất chị Hà

về Đài Loan do vi phạm về việc không đăng ký tạm trú theo quy định vì chị

Hà đã mang Quốc tịch Đài Loan không còn là công dân Việt Nam, nếu chị Hà muốn đưa con về Việt Nam sinh sống thì chị Hà phải làm đầy đủ các quy định theo luật pháp của hai nước về việc cho thôi, cho nhập Quốc tịch và các thủ tục liên quan về hộ khẩu, hộ tịch

Ưu điểm của phương án:

Theo đề xuất của phương án này thì xử lý được hành vi vi phạm của chị

Hà trong việc không tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu Đảm bảo tuân thủ triệt

để và nghiêm minh các quy định của pháp luật, thể hiện quyền lực của nhà nước và đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đi vào nề nếp

ổn định Đồng thời thông qua việc giải quyết này sẽ là một bài học nhắc nhở các công dân khác phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật

Nhược điểm của phương án:

So với phương án nêu trên thì phương án này cũng khó được thực hiện trong thực tế mặc dù tính hợp pháp cao nhưng cũng chưa thỏa mãn tính hợp

lý bởi vì ngoài những nhược điểm nêu trong phương án 1 thì còn có thể dẫn

Ngày đăng: 22/04/2015, 21:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w