quản lý nhà nước về nông thôn
Trang 1QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
NÔNG THÔN
Trang 2I- Một số khái niệm cơ bản
@- Nông thôn: là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác; phân biệt với đô thị
@- Phát triển nông thôn: là một quá trình tất yếu cải thiện một cách bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng sống của dân cư nông thôn Quá trình này, trước hết chính là do người dân nông thôn với sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức khác ( tiếp)
Trang 3Khái niệm trên chỉ ra
+ Đối tượng phát triển là cư dân nông thôn
(cá nhân, gia đình/dòng họ, cộng đồng, trong đó nông dân là chủ yếu)
+ Yếu tố/ lĩnh vực phát triển là kinh tế ( nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…), văn hóa xã hội
và môi trường.
+ Vai trò của các bên tham gia đối với sự phát triển( chủ thể cư dân nông thôn là chính, nhà nước và các tổ chức khác đóng vai trò tích cực)
Trang 4@- Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn là việc tổ chức không gian, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của điểm dân cư nông thôn.
@- Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản,buôn
… ( gọi chung là thôn) được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội,văn hóa, phong tục, tập quán và các yếu tố khác.
Trang 5• @- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn
là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỉ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp ; xây dưng kế cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội,Quy luật phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
Trang 6II- Vai trò phát triển của nông thôn đối với phát triển đất nước
Nông thôn có vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển đất nước- xuất phát từ đặc điểm của nước ta là nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu , 70% dân số sống bằng nghề nông
1/ Là địa bàn sản xuất nông sản, thực phẩm cho người tiêu dùng của toàn xã hội
Vì vậy, phát triển bền vững nông thôn sẽ đáp ứng nhu cầu lương thực và thực phẩm cho toàn
xã hội
Trang 72/ Với 70% dân số sống bằng nghề nông là địa bàn cung cấp lao động cho đô thị.
3/ Là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm của đô thị hiện đại , phát triển nông thôn sẽ góp phần phát triển, công nghiệp, dịch vụ trên phạm
vi toàn xã hội
4/ Nông thôn có rất nhiều dân tộc khác nhau chung sống. Nên mỗi sự biến động dù tích cực hay tiêu cực đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính trị, kinh tế, ANQP của cả nước.
5/ Phát triển bền vững nông thôn có ảnh hưởng to lớn đến môi trường sinh thái.
Trang 8III/ Đặc điểm của nông nghiệp, nông thôn, nông dân và những vấn đề đặt ra đối với sự QLNN
1/ Đặc điểm của nông nghiệp
- Đối tượng sản xuất NN là sinh vật
- Sản xuất nông nghiệp có tính chất thời vụ cao trong sử dụng lao động, vốn và các nguồn lực khác
- Năng suất lao động NN phụ thuộc vào năng suất sinh vật
- Trong NN đất đai là tư liệu SX chủ yếu và đặc biệt
- Sản xuất NN đươc tiến hành chủ yếu trên địa bàn nông thôn
- Sản xuất NN diễn ra trong không gian rộng lớn và thời
Trang 9@- Đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam:
- NN Việt Nam sản xất lương thực chủ yếu là cây lúa nước
- NN Việt Nam đang chuyển từ nền sản xuất nhỏ, lac hậu, phân tán sang nền sản xuất lớn tập trung trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
- Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp trong lúc đa số dân cư và lao động xã hội sống bằng nghề nông
- Việt Nam ở khu vực nhiệt đới gió mùa, có quần thể động thực vật phong phú, có tiềm năng lớn phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, có khả năng tăng vụ, quay vòng đất nhanh, có điều kiện bố trí sử dụng lao động đem lại hiệu quả cao
Trang 102/ Đặc điểm của nông thôn
- Nơi định cư của những người sống chủ yếu bằng nghề bằng nghề nông, một số ít phi nông nghiệp, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thấp,dân trí thấp hơn
đô thị
- Cộng đồng làng bản nhỏ, văn minh nông nghiệp
- Tương phản độ dân số thấp, tính nông thôn tương phản với mật độ dân số
- Di động xã hội theo lãnh thổ, theo ngành nghề không lớn
- Cộng đồng thuần nhất hơn về các đạc điểm chủng tộc tâm lý
- Tác động xã hội đến từng cá nhân thaapshown quan hệ
xã hội sơ sấp, láng giềng, huyết thống
Trang 11@- một số đặc điểm của nông thôn Việt Nam
- Ở vùng nông thôn, các cư dân chủ yếu là
nông dân, lao động và GDP nông nghiệp chiếm tỷ cao trong kinh tế nông thôn
- Đa dạng về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái bao gồm các tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng,sông suối, ao hồ, khoáng sản,
hệ động thực vật.
- Dân cư nông thôn có mối quan hệ họ tộc và gia đình khá chặt chẽ với những quy định cụ thể của từng họ tộc và gia đình Những người ngoài họ tộc cùng chung sống luôn có tinh thần đòan kết giúp đỡ nhau tạo nên tình làng, nghĩa xóm lâu bền.
Trang 12- Nông thôn lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hóa quốc gia như phong tục tập quán
cổ truyền về đời sống,lễ hội, sản xuất nông nghiệp và ngành nghề truyền thống, các di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh…Đây chính là nơi chứa đựng kho tàng văn hóa dân tộc, đồng thời là khu vực giải trí và du lịch sinh thái phong phú
và hấp dẫn đối với mọi người.
Trang 133/ Đặc điểm của nông dân
- Tinh thần yêu quê hương, làng bản cao.
- Thích nhiều con và thích có con trai
- Tính tư hữu cao về tài sản
- E ngại, ít tự tin.
Trang 14IV- QUAN ĐiỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1/ Quan điểm phát triển nông nghiêp, nông thôn
@- Coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
( CNH – HĐH ) nông nhiệp và kinh tề nông thôn,đưa nông nghiệp, kinh tế nông thôn lên sản xuất hàng hóa lớn Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của cả nước về trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, củng cố liên mimh công - nông - trí thức theo định hướng XHCN.
Trang 15@- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến,ngành nghề, gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết công nông nghiệp – dịch vụ và thị trường trên địa bàn nông thôn và trên phạm vi cả nước, gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới, gắn công nghiệp hóa với dân chủ hóa và nâng cao dân trí, tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoản cách về đời sống giữa thành thị
và nông thôn, thực hiện có kết quả mục tiêu dân số
và kế hoạch hóa gia đình
Trang 16@- Phát huy lợi thế của từng vùng và cả
nước,áp dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp, hướng mạnh
ra xuất khẩu.
Trang 17@ - Phát triển nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể, HTX dần dần trở thành nền tảng, hợp tác và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng pháp luật
Trang 18@- Củng cố và đổi mới hoạt động của kinh tế nhà nước Tiếp tục phát triển nhiều hình thức kinh tế hợp tác, các loại hình HTX dịch vụ cho kinh tế
hộ gia đình, từng bước chuyển đổi và xây dựng HTX nông nghiệp kiểu mới theo luật HTX, chú trọng liên kết kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác, tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ nông dân và những người có khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp,công nghiệp,dịch vụ ở nông thôn.
Trang 19Quan điểm trong Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy BCHTW khóa X về
nông nghiệp, nông dân,nông thôn
1/ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có
vị trí chiến lược quan trọng sự nghiệp CNH,HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển KT-XH bền vững,giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Trang 202/ Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH,HĐH đất nước.
Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình xây dựng các cơ sở công nghiệp,dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản ; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.
Trang 213/ Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên
cơ chế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với từng vùng, từng lĩnh vực để giải phóng và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn;
Phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân.
Trang 224/ Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân,
nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực vươn lên của nông dân.Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc,tạo động lự cho phát triển nông nghiệp
và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân.
Trang 232/ Mục tiêu phát triển nông thôn
@- Mục tiêu chung: Không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị, trên cơ sở phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nông thôn và phát triển hạ tầng nông thôn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất cao, hiệu quả
và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, môi trường sinh thái được bảo vệ,dân trí được nâng cao
Trang 24@- Mục tiêu đến năm 2020
- Tốc độ tăng trưởng đạt 3,5 – 4% năm; sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm và hiệu quả; duy trì diện tích sản xuất lúa đảm bảo an ninh lương thực Phát triển nông nghiệp kết hợp phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn,giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp 2,5 lần hiện nay.
- Lao động nông nghiệp còn khoản 30% lao động
xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt
Trang 25@- Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích lúa hai vụ, đảm bảo giao thông thông suốt bốn mùa đến hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản; cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao ở hầu hết các vùng nông thôn tiến gần đến mức đô thị loại trung bình.
Trang 26@- Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo; nâng cao vị thế chính trị của giai cấp nông dân, tạo điều kiện để nông dân đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình CNH-HĐH đất nước.
Trang 27@ - Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, hoàn chỉnh hệ thống đê sông, đê biển
và rừng phòng hộ ven biển, hệ thống hạ tầng cơ
sở giao thông, thủy lợi, cụm dân cư đáp ứng yêu cầu phòng chống bão, lũ, ngăn mặn và chống nước biển dâng; tạo điều kiện sống an toàn cho dân cư vùng bị bão, lũ Ngăn chặn,xử
lý tình trạng ô nhiểm môi trường,từng bước nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Trang 283/ Định hướng phát triển nông nghiệp,
nông thôn đến năm 2020
@- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
- CNH-HĐH nông thôn theo hướng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lương và sức cạnh tranh của sản phẩm.Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản phẩm trong và noài nước
- Đẩy mạnh điện khí hóa, cơ giới hóa ở nông thôn Phát triển mạnh công nghiệp chế biến,cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia công và dịch vụ
- Tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Quy hoạch khu dân cư, phát triển thị tứ Xây dựng nếp sống văn minh công bằng ,dân chủ ở nông thôn
Trang 29@- Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp
- Quy hoạch phù hợp và ổn định các vùng sản xuất lương thực, tăng năng suất đi đôi với chất lượng Bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống Nâng cao giá trị và hiệu quả xuất khẩu gạo
- Phát triển các vùng cây công nghiệp đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu như bông,café, tiêu, điều Hình thành các vùng cây ăn quả có giá trị cao…
- Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm
- Phát huy lợi thế của nghành thủy sản tạo thành nghành xuất khẩu mũi nhọn
- Phát triển tài nguyên rừng, nâng cao độ che phủ của rừng lên 43% Hoàn thành giao đất giao rừng lâu dài…ngăn chặn cho được nạn phá rừng.
Trang 30@- Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp
- công nghệ sinh học trong lai tạo, nâng cao trình độ thâm canh Đưa công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến Ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi ,trồng và chế biến rau, quả ,thực phẩm
@- Hoàn thiện hệ thống thủy lợi, thủy nông
Trang 31@- Tăng cường đầu tư, mở rộng thị trường vốn và tiêu thụ sản phẩm
- Từng bước đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, tập trung trước hết cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng( kỹ thuật và xã hội) khuyến khích nhân dân và các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực trực tiếp phụ vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- Để lại tỷ lệ thỏa đáng từ các nguồn thu thuế sử dụng đất nông nghiệp cho ngân sách huyện và nhất là xã để đầu tư lại cho nông nghiệp, nông thôn, thực hiện chính sách huy động hợp lý sự đóng góp của nhân dân vào
sự xây dựng nông thôn, xóa bỏ các loại phí, các loại đống góp tùy tiện, trái với pháp luật quy định.( tiếp)